Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao lãnh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM TẠ. ii

NHẬN XÉT CỦA CƠQUAN THỰC TẬP. iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN. v

DANH MỤC BIỂU BẢNG .x

DANH MỤC HÌNH. xi

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT. xii

CHƯƠNG 1. 1

GIỚI THIỆU. 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .1

1.1.1 Sựcần thiết nghiên cứu .1

1.1.2 Căn cứkhoa học và thực tiễn .2

1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

1.2.1 Mục tiêu chung .2

1.2.2 Mục tiêu cụthể.2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu .3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

1.4.1 Phạm vi vềthời gian thực hiện đềtài .3

1.4.2 Phạm vi vềkhông gian .3

1.4.3 Phạm vi vềnội dung .3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .4

CHƯƠNG 2. 5

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5

2.1.1 Các khái niệm vềhoạt động tín dụng .5

2.1.2 Các nguyên tắc của tín dụng.6

2.1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc của tín dụng .6

2.1.4 Chức năng của tín dụng.6

2.1.5 Vai trò của tín dụng .7

2.1.6 Phân loại tín dụng.7

2.1.7 Các hình thức huy động vốn.8

2.1.8. Một sốvấn đềchung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.8

2.1.9. Các giảthuyết nghiên cứu 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11

2.2.1 Phương pháp thu thập và phân tích sốliệu thứcấp.11

2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích sốliệu sơcấp .11

2.2.3 Áp dụng một vài chỉtiêu trong phân tích.14

CHƯƠNG 3. 16

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP- PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN CAO LÃNH

. 16

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN CAO LÃNH .16

3.1.1 Vịtrí địa lý.16

3.1.2 Dân số, lao động và việc làm.16

3.1.3 Đặc điểm kinh tế.17

3.2 KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH .18

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàngnông nghiệp và

phát triển nông thôn huyện cao lãnh .18

3.2.2 Cơcấu tổchức bộmáy quản lí của Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn huyện Cao lãnh .18

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban .19

CHƯƠNG 4. 21

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, NHU CẦU VAY CỦA NÔNG HỘ

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN,

DOANH SỐCHO VAY CỦA NGÂN HÀNG, LƯỢNG VAY CỦA NÔNG

HỘ. 21

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH .21

4.1.1 Các mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng .21

4.1.2 Doanh sốhuy động vốn của Ngân hàng.21

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH QUA 3

NĂM 25

4.2.1 Doanh sốcho vay theo địa bàn.25

4.2.2 Doanh sốcho vay theo ngành kinh tế.28

4.3 PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬDỤNG VỐN CỦA NÔNG HỘ.31

4.3.1 Các đối tượng sản xuất của nông hộ.31

4.3.2 Cơcấu vốn vềnguồn vốn. .32

4.3.3 Chi phí sản xuất và thu nhập cho các đối tượng.33

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢHOẠT

ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

LƯỢNG VAY. .35

4.4.1 Tình hình thu nợcho vay theo từng địa bàn.36

4.4.2 Phân tích tình hình dưnợtheo từng địa bàn.37

4.4.3 Phân tích nợxấu theo từng địa bàn .40

4.4.4 Đánh giá hiệu quảtín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông nghiệp huyện Cao Lãnh .41

4.4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay.44

4.4.6 Kiểm định các giảthuyết trong mô hình hồi quy .50

CHƯƠNG 5. 54

MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG. 54

5.1 ĐÁNH GIÁ VỀHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .54

5.1.1 Điểm mạnh .54

5.1.2 Điểm yếu .54

5.1.3 Cơhội .55

5.1.4 Thách thức .55

5.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG .55

5.2.1Vềcông tác huy động vốn .55

5.2.2 Vềcông tác cho vay .56

5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ.57

5.3 MỘT SỐGIẢI PHÁP CHO NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘNÔNG

DÂN. 57

5.3.1 Đối với hộnông dân .57

5.3.2 Đối với Ngân hàng.58

CHƯƠNG 6. 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 60

6.1 KẾT LUẬN.60

6.2 KIẾN NGHỊ.61

6.2.1 Đối với chính phủvà cấp chính quyền địa phương.61

6.2.2 Đối với NHNN & PTNT huyện Cao lãnh- Đồng Tháp.62

pdf92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao lãnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. + Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. + Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lí do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. + Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Công thức tính: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 15 + Doanh số cho vay trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy động đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong doanh số cho vay tại ngân hàng. Nếu vốn huy động chiếm tỷ trọng càng lớn dùng để cho vay thì thể hiện tính tự chủ cao của ngân hàng trong việc sử dụng vốn. + Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. + Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính: Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ 2 Vòng quay vốn tín dụng (lần) = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP- PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU HUYỆN CAO LÃNH 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN CAO LÃNH 3.1.1 Vị trí địa lý Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, cách trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp 8 km theo hướng Đông-Nam, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp sông Tiền (thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò). Cao Lãnh có diện tích là 491 km2. Nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thuỷ dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong-Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; đường bộ dài 464 km, trong đó có 70 km tuyến đường chính, gồm 3 tuyến Tỉnh lộ ĐT 844, ĐT 846, ĐT 847, đặc biệt có 36 km đường Quốc lộ 30- là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Trên địa bàn huyện có di tích lịch sử cấp quốc gia là Khu di tích Xẻo Quít và 3 di tích lịch sử-văn hoá cấp tỉnh (căn cứ của Huyện ủy Cao Lãnh, Sự kiện chống lấn chiếm Vàm Xáng Mỹ Thọ và chùa cổ Bửu Lâm). Trực thuộc Cao Lãnh gồm 18 đơn vị hành chính (17 xã và 1 thị trấn): 3.1.2 Dân số, lao động và việc làm Dân số khoảng 221.000 người (năm 2007). Hệ thống trường lớp được đầu tư, nâng cấp; chất lượng đội ngũ nhà giáo và học sinh nâng lên. Bệnh viện Huyện, trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, hàng năm hoàn thành tốt các chương trình y tế Quốc gia. Với 21 cụm, tuyến dân cư được xây dựng, các hộ dân vùng ngập sâu, sạt lỡ đã có nơi ở ổn định. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người đạt 439 USD (theo giá cố định 1994), tỷ lệ hộ nghèo còn 9,8%. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 17 Trên cơ sở các lợi thế sẵn có về giao thông thuỷ, bộ; tiếp giáp với thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc cùng với định hướng của Trung ương và tỉnh phát triển kết cấu trên địa bàn (nối dài tuyến quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh và nút giao thông ở cầu Rạch Dầu (An Bình); nối dài tuyến ĐT 846 từ Phương Trà đến Phong Mỹ và giáp với Quốc lộ 30; xây dựng mới đường ĐT 850 từ bến đò Miễu Trắng (Bình Thạnh)- Vườn Hồng (Sa Đéc) vào Quốc lộ 30, đến Khu di tích Xẻo Quít và xã Láng Biển (Tháp Mười); xây mới đường Quảng Khánh (thành phố Cao Lãnh)- Phương Trà; nạo vét sông Cần Lố để khai thác hết năng lực của kênh Nguyễn Văn Tiếp A liền kề), huyện Cao Lãnh đề ra mục tiêu tổng quát và những mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 3.1.3 Đặc điểm kinh tế Huyện Cao Lãnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Ngoài cây lúa với diện tích 66.300 ha, sản lượng năm 2006 đạt 347.000 tấn, còn có 4.950 ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có múi, sản lượng 21.700 tấn; hơn 4.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 1.600 ha rừng; diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 1.082 ha (cá tra, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh…), sản lượng 22.200 tấn; đàn gia súc 35.000 con {báo cáo của UBND huyện Cao Lãnh năm 2006}. Diện tích vườn cây ăn trái và phần lớn diện tích lúa được bờ bao bảo vệ khi lũ về. Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng, Huyện có các làng nghề truyền thống (dệt chiếu, thảm lục bình, làm bột, bánh tráng), các cơ sở chế biến lương thực, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 248.239 triệu đồng; cụm công nghiệp Cần Lố và Phong Mỹ đã bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp; cầu Sông Cái Nhỏ (Bình Thạnh) đầu tư theo phương thức BOT đang gấp rút hoàn thành; mặt đường giao thông nông thôn hầu hết đã được trãi nhựa hoặc làm bằng bê tông cốt thép, xe 4 bánh về đến trung tâm các xã, xe 2 bánh về đến ấp. Lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch phát triển nhanh và đa dạng. Hệ thống chợ từ Huyện đến xã được đầu tư, nâng cấp. Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp đặt tại xã Mỹ Hiệp đang mở rộng, thu hút lượng trái cây bình quân 150 tấn/ngày từ các nơi trong và ngoài Tỉnh. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã An Bình bảo đảm đáp ứng nhu cầu của chợ Cao Lãnh và các chợ lân cận. Khu di tích Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 18 lịch sử Xẻo Quít, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng và Chùa cổ Bửu Lâm hàng năm thu hút gần 100.000 lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch. 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cao lãnh NHNN& PTNT huyện Cao Lãnh là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNN & PTNT Tỉnh Đồng Tháp, hoạch toán độc lập và thực hiện chế độ báo cáo kế toán. Nhưng trước năm 1988 NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh là một bộ phận của Ngân hàng nhà nước Tỉnh Đồng Tháp, hoạt động hoàn toàn mang tính bao cấp. Đến khoảng năm 1988- 1990 với nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng đã tách hệ thống Ngân hàng một cấp thành hai cấp là Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Kinh doanh nên Ngân hàng Nhà nước huyện Cao Lãnh trở thành Ngân hàng phát triển huyện Cao Lãnh vào năm 1988. Năm 1990 chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh được chính thức thành lập, cùng với việc ban hành pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, hàng loạt nghị định, quy định, quyết định của chính phủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nhà Nước là doanh nghiệp Nhà Nước dạng đặc biệt. Đến 11/7/1999 Ngân hàng được đổi tên thành NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh là chi nhánh thành viên của NHNN & PTNT Tỉnh Đồng Tháp. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao lãnh Hình 2: Sơ đồ tổ chức. Ban Giám Đốc Phòng kế toán- ngân quỹ Phòng tổ chức hành chánh Phòng tín dụng Phòng giao dịch Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 19 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.3.1. Ban giám đốc (2 người) - Trực tiếp điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng. - Ký các văn bản thoả ước, hợp đồng chứng từ, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền. - Đại diện cho Ngân hàng trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý…. 3.2.3.2. Phòng tín dụng (11 người). - Thống kê tổng hợp phân tích số liệu đề xuất chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Xây dựng thẩm định dự án đầu tư. - Theo dõi thu thập và cung cấp thông tin về phòng ngừa rủi ro. - Cho vay các thành phần kinh tế. - Thực hiện theo dõi nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. 3.2.3.3. Phòng kế toán ngân quỹ( 13 người) * Tổ kế toán (10 người) - Tổ chức công tác thanh toán với khách hàng, thanh toán liên hàng nội ngoại tỉnh. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và phân tích tài chính. - Thu thập, tổng hợp lưu trữ thông tin. - Tham gia cùng phòng tổ chức hành chánh quản lí các tài sản, công trình xây dựng cơ bản. * Tổ ngân quỹ (3 người) - Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển, bảo quản tiền. - Làm công tác thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, bảo quản các loại giấy tờ có giá, giấy tờ in quan trọng. - Tổng hợp các báo cáo thu chi tiền mặt. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 20 3.2.3.4. Phòng giao dịch (8 người): Tổ tín dụng 4 người, tổ kế toán 2 người, tổ ngân quỹ 2 người. Phòng giao dịch là một chi nhánh trực thuộc NHN0 & PTNT huyện Cao Lãnh, được thành lập nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân ở những vùng sâu thuộc huyện Cao Lãnh như Ba sao, Phương trà, Phương thịnh, Gáo giồng, Phong mỹ, Tân nghĩa. Phòng giao dịch có trụ sở đặt tại xã Phương Trà huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, hoạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào NHN0 & PTNT huyện Cao Lãnh. 3.2.3.5. Phòng tổ chức hành chính (4 người) - Xây dựng quy chế, lề lối giờ giấc làm việc. - Sắp xếp, bố trí lao động, học tập, đào tạo. - Theo dõi quản lí lao động, quyết toán lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên. - Cùng phòng kế toán tham gia quản lí tài sản và các công trình xây dựng cơ bản. - Thực hiện công tác hậu cần. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, NHU CẦU VAY CỦA NÔNG HỘ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN, DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG, LƯỢNG VAY CỦA NÔNG HỘ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH 4.1.1 Các mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Những năm gần đây, các mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng luôn thay đổi theo lãi suất cho vay, có thể thay đổi nhiều lần trong năm nên khó có thể xác định các mức lãi suất theo từng năm. Sau đây là các mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng cuối năm 2007 như sau: Bảng 1: CÁC MỨC LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN Đvt: % Loại tiền gởi Mức lãi suất 1. Tiền gởi không kỳ hạn 0,45 2. Tiền gởi có kỳ hạn + Tiền gởi 1-3 tháng 0,65 + Tiền gởi 3-6 tháng 0,78 + Tiền gởi 6-9 tháng 0,8 + Tiền gởi dưới12 tháng 0,83 + Tiền gởi dưới 24 tháng 0,83 + Tiền gởi trên 24 tháng 0,84 Nguồn:Phòng Tín dụng 4.1.2 Doanh số huy động vốn của Ngân hàng NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn bằng 2 nguồn vốn sau: - Nguồn vốn huy động trên địa bàn gồm có tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn. Lãi suất huy động theo cơ chế thị trường. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 22 - Nguồn vốn do Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh điều hoà nguồn vốn này trả lãi suất tương đương với lãi suất thị trường. Vì thực tế nguồn này do các Ngân hàng địa phương khác huy động sử dụng không hết Ngân hàng Tỉnh tập trung lại để chuyển cho đơn vị có nhu cầu. - Tuỳ theo lãi suất thị trường, lãi suất điều hoà cũng như khối lượng vốn Ngân hàng Tỉnh có khả năng đáp ứng như thế nào, NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh sẽ vận dụng một cách linh hoạt các hình thức huy động vốn (mức lãi suất, thời hạn, phương pháp trả lãi…) thích hợp để có hiệu quả. - Trong những năm qua NHNN & PTNT đã không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn, nhiều loại lãi suất và phương pháp trả lãi khác nhau đáp ứng nhu cầu tiền gởi của mọi khách hàng. Nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT qua 3 năm như sau: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 23 Bảng 2: DOANH SỐ HUY ĐỘNG VỐN Đvt: Triệu đồng Nguồn: Phòng Tín dụng ¾ Về tiền gởi không kỳ hạn: Năm 2005 tiền gởi không kỳ hạn tại Ngân hàng là 28.644 triệu đồng so với năm 2006 là 32.683 triệu đồng tăng 4.039 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 là 35.830 triệu đồng tăng 3.147 triệu đồng so với năm 2006. Thực tế cho thấy, ý thức của người dân ngày càng được nâng lên, vì nguồn vốn tạm thời để phục vụ cho nhu cầu sản suất kinh doanh trong thời gian gần nhất khi chưa sử dụng thay vì để tại nhà phải bảo quản, họ sẽ mang gởi vào Ngân hàng để hạn chế rủi ro, đồng thời mang lại lợi nhuận. Vì vậy, tiền gởi không kỳ hạn năm 2006 tăng cao chiếm đến 14,1% so với năm 2005, trong khi năm 2007 cũng tăng nhưng tăng chậm hơn chỉ chiếm 9,6% so với năm 2006, do tình hình giá vàng biến động tăng liên tục nên có nhiều cư dân mua vàng có lời hơn gởi tiết kiệm. Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gởi không kỳ hạn 28.644 32.683 35.830 4.039 14,1 3.147 9,6 Từ dân cư 9.357 12.474 10.144 3.117 33,3 -2.330 -18,7 Từ các tổ chức kinh tế 19.287 20.209 25.686 922 4,8 5.477 27,1 2.Tiền gởi có kỳ hạn 21.723 31.663 31.899 9.940 45,8 236 0,7 Kỳ hạn dưới 12 tháng 12.765 13.117 14.663 352 2,8 1.546 11,8 Kỳ hạn trên 12 tháng 8.958 18.546 17.236 9.588 107,0 -1310 -7,1 Tổng vốn huy động 50.367 64.346 67.729 13.979 27,8 3.383 5,3 Tổng vốn điều hoà 208.833 230.052 252.358 21.219 10,2 22.306 9,7 Tổng vốn ngân hàng 259.200 294.398 320.087 35.198 13,6 25.689 8,7 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 24 ¾ Về tiền gởi có kỳ hạn: Năm 2004 tiền gởi có kỳ hạn tại Ngân hàng là 21.723 triệu đồng so với năm 2006 là 31.663 triệu đồng tăng 9.940 triệu đồng chiếm 45,8%, nhưng đến năm 2007 là 31.899 chỉ tăng 236 triệu đồng chiếm 0,7%. Nhìn chung thì tiền gởi có kỳ hạn của ngân hàng năm 2006 tăng rất mạnh nhưng đến năm 2007 lại giảm đáng kể. Bởi lẽ sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong cùng địa bàn ngày càng gay gắt, Ngân hàng nào có mức lãi suất hấp dẫn hơn thì khách hàng sẽ chuyển sang gởi tiền vào đơn vị đó, vì ngày nay khách hàng rất nhạy cảm với mức lãi suất. Qua bảng ta thấy rằng, tuy bản thân Ngân hàng đã có nhiều cố gắng, song nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn rất hạn chế so với nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế địa phương. Hằng năm nguồn vốn huy động tham gia vào việc cho vay chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể năm 2005 chiếm 19,4% so với tổng nguồn vốn, năm 2006 chiếm 21,9%, năm 2007 chiếm 21,2%. Chính vì thế việc cho vay của Ngân hàng phần lớn phải nhờ vào nguồn vốn điều hoà từ NHNN & PTNT Tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể nguồn vốn vay Ngân hàng trung ương tăng qua các năm 2005 là 208.833 triệu đồng, năm 2006 là 230.052 triệu đồng, năm 2007 là 252.358 triệu đồng. Như vậy là tỉ lệ tăng giữa năm 2006/2005 là 21.219 triệu đồng chiếm 10,2%, năm 2007/2006 tăng 22.306 triệu đồng chiếm 9,7%. Mặc dù đây là vấn đề khó khăn của Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn cho vay vì chi phí sử dụng vốn điều hòa thường cao hơn so với lãi suất huy động, điều đó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng mà nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ cho nên việc vay vốn từ Ngân hàng Tỉnh là điều phải làm đối với Ngân hàng. Trên thực tế nguồn vốn huy động và vốn vay của Ngân hàng qua các năm điều tăng dẫn đến tổng nguồn vốn cũng tăng lên. Năm 2005 tổng nguồn vốn Ngân hàng đạt được là 259.200 triệu đồng, năm 2006 là 294.398 triệu đồng tăng 35.198 triệu đồng so với năm 2005 hay chiếm 13,6%, năm 2007 là 320.087 triệu đồng tăng 25.689 triệu đồng so với năm 2006 hay chiếm 8,7%. Tổng nguồn vốn tăng cao nhưng nguồn vốn huy động chỉ một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vì thế ngân hàng cần phát huy hơn nữa, tận dụng hết khả năng của mình và có Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 25 những biện pháp tích cực để thu hút lượng vốn còn nhàn rỗi của cư dân còn tiềm ẩn để đáp ứng tốt hơn cho những hộ thiếu vốn phát triển sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Tổng vốn huy động Tổng vốn điều hòa Tổng nguồn vốn Hình 3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM 4.2.1 Doanh số cho vay theo địa bàn Khi phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng ta cần phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn xã, thị trấn từ đó mới biết được qui mô của từng xã, thị trấn trong huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lí nhất. Mỗi xã đều có dân số, mức độ sản xuất và nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Cụ thể nhu cầu về vốn của người dân trong huyện Cao Lãnh như sau: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 26 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN Đvt: Triệu đồng Nguồn: Phòng Tín dụng * Thị trấn Mỹ Thọ: người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề mua bán kinh doanh nên nhu cầu về vốn cao năm 2005 chiếm 5,8%, năm 2006 chiếm 6,1%, năm 2007 chiếm 5,9% trong tổng doanh số cho vay toàn huyện. Nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc để sản xuất, nguyên vật liệu dự trữ để phục vụ cho sản xuất. Doanh số cho vay năm 2005 là 14.103 triệu đồng, năm 2006 là 17.135 triệu đồng tăng 3.032 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 21,5%, năm 2007 là 18.084 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 949 triệu đồng chiếm 5,5%. Doanh số cho vay tăng liên tục cho thấy trong những năm gần đây người dân có xu hướng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Địa bàn 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TT Mỹ Thọ 14.103 17.135 18.084 3.032 21,5 949 5,5 Bình Thạnh 25.294 27.346 26.012 2.052 8,1 -1.334 -4,9 Mỹ Hiệp 18.138 21.521 22.246 3.383 18,7 725 3,4 Bình Tây 16.753 18.218 19.484 1.465 8,7 1.266 6,9 Bình Trung 17.846 19.492 21.527 1.646 9,2 2.035 10,4 Mỹ Xương 20.359 22.513 22.509 1.154 5,4 -4 0 Mỹ Hội 17.114 17.268 20.870 154 0,9 3.602 20,9 Mỹ Long 15.901 18.371 19.352 2.470 15,5 981 5,3 An Bình 11.763 12.508 15.818 745 -1,9 2.310 17,1 Nhị mỹ 14.542 15.672 18.096 1.130 7,77 2.424 15,5 Mỹ Thọ 12.024 16.367 17.205 4.343 36,1 838 5,1 Tân Hội Trung 10.609 14.196 19.385 2.587 22,3 5.189 36,6 Phòng giao dịch 49.564 61.487 64.412 11.923 24,1 2.925 4,8 Tổng cộng 244.010 282.094 305.000 38.084 15,6 22.906 8,1 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 27 mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh. Đó cũng là một phần đóng góp của Ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn cho các hộ kinh doanh kịp thời. * Xã Bình Thạnh: Đây là một xã được bao quanh là sông nước (còn gọi là cồn) người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng cói, làm vườn nhưng những năm gần đây do giá cả cói, vườn cây ăn trái luôn bị rớt giá biến động liên tục nên người dân ở đây đã chuyển sang hướng nuôi trồng thuỷ sản vừa tận dụng mặt nước, lại có thu nhập cao do dịch cúm gia cầm nên giá cá luôn tăng. Vì thế, nhu cầu về vốn ở đây rất cao năm 2005 là 25.294 triệu đồng chiếm 10,4%, năm 2006 là 27.346 triệu đồng chiếm 9,7%, năm 2007 là 26.012 triệu đồng chiếm 8,5% trong tổng doanh số cho vay của huyện. Nguồn vốn vay của hộ ở đây chủ yếu là đóng bè, mua cá giống, thức ăn để nuôi cá điêu hồng bè và đào ao nuôi cá tra. Lượng vốn vay của xã cụ thể như sau: Năm 2005 là 25.294 triệu đồng, năm 2006 là 27.346 triệu đồng tăng 2.052 triệu đồng so với năm 2005 hay chiếm 8,1%, năm 2007 là 26.012 triệu đồng giảm 1.334 triệu đồng hay giảm 4,9% so với năm 2006. Doanh số cho vay của xã năm 2007 có xu hướng giảm do nhu cầu vay vốn của hộ giảm do giá cá luôn tăng nên lợi nhuận họ cũng tăng đáng kể nên đồng vốn vay chỉ là tạm thời có thể nói là không cần thiết nữa đối với những hộ vay cũ đã có đủ tài chính để sản xuất, chỉ có những hộ mới bắt đầu nuôi mới còn khó khăn về tài chính. * Xã Mỹ Hiệp: Doanh số của xã năm 2005 chiếm 7,4%, năm 2006 chiếm 7,6%, năm 2007 chiếm 7,3% tổng doanh số cho vay của huyện. Nhu cầu vay vốn của xã tăng không đáng kể qua các năm, do nông hộ ở đây sản xuất chủ yếu là lúa, vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây thì Nhà nước mở một chợ đầu mối trái cây tại xã Mỹ Hiệp nên nhu cầu về vốn cho hộ mua bán tăng nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số cho vay của xã. Cụ thể năm 2005 là 18.138 triệu đồng, năm 2006 là 21.521 triệu đồng tăng 3.383 triệu đồng chiếm 18,7% so với năm 2005, năm 2007 là 22.246 triệu đồng tăng 725 triệu đồng chiếm 3,4% so với năm 2006. * Xã Mỹ Xương: Doanh số cho vay cao của xã Mỹ xương cao đứng thứ 2 sau Bình Thạnh năm 2005 là 20.359 triệu đồng, năm 2006 là 22.513 triệu đồng Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 28 tăng 1.154 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 5,4%, năm 2007 là 22.509 triệu đồng tăng 3.602 triệu đồng chiếm 20,9% so với năm 2006. Xã Mỹ Xương tương đối phát triển đặc biệt là chợ Mỹ Xương mới được thành lập, địa bàn tương đối thuận lợi cho việc buôn bán và mở nhiều trường dạy trẻ lại nằm cạnh UBND xã, nằm cạnh quốc lộ nên có nhiều hộ có nhu cầu ra chợ họ đã vay thêm vốn để kinh doanh, buôn bán tại chợ. Ngoài ra còn những hộ vay khác có nhu cầu vay để chăm sóc vườn, chăn nuôi nhỏ lẽ hay nuôi cá … 4.2.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Cao lãnh với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy, Ngân hàng xác định khách hàng chủ yếu là hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, các đối tượng vay khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Để thấy rõ hơn chúng ta đi và phân tích bảng sau: Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Ngành 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 132.522 135.204 130.152 2.682 2,0 -5.052 -3,7 KD-TMDV 14.485 25.363 27.315 10.878 75,1 1.952 7,7 Thuỷ sản 71.122 90.742 111.933 19.620 27,6 21.191 23,4 Ngành khác 25.881 30.785 35.600 4.904 18,9 4.815 15,6 Tổng cộng 244.010 282.094 30.5000 38.084 15,6 22.906 8,1 Nguồn: Phòng Tín dụng * Nông nghiệp: là lĩnh vực ngân hàng chú trọng đầu tư nhằm cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn. Trong lĩnh vực này, Ngân hàng chỉ đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất, mua vật tư nông nghiệp… Năm 2005 doanh số cho đạt là 132.522 triệu đồng, năm 2006 là 135.204 triệu đồng tăng 2.682 triệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 29 đồng hay tăng 2% so với năm 2005, năm 2007 là 130.152 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 5.502 triệu đồng hay giảm 3,7% . Qua bảng cho thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm 54,3% năm 2005, năm 2006 chiếm 47,9%, năm 2007 chiếm 42,7% tổng doanh số cho vay của ngành. Trong những năm gần đây, thường xảy ra dịch bệnh trên cây lúa như bệnh rầy nâu, vàng lùn xoắn lá…, giá trái cây lại hay rớt giá nên người nông dân có xu hướng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn như nuôi cá điêu hồng, cá tra, cá lóc, cá rô. Vì vậy, nhu vay cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp giảm. * Kinh doanh-Thương mại-Dịch vụ: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cả nước, người dân tỉnh Đồng tháp nói chung và người dân huyện Cao Lãnh nói riêng ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực kinh doanh, buôn bán để góp phần tăng tỷ trọng thương mại-dịch vụ lên so với nông nghiệp. Từ đó hình thành nhiều doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, để mở rộng hoạt động của mình các doanh nghiệp tư nhân cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh mới có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, họ đã tìm đến Ngân hàng xin vay vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại NHNN & PTNT huyện Cao lãnh.pdf
Tài liệu liên quan