Danh mục ký hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
MỞ ĐẦU 2
1 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ 4
1.1 ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.1 Một số ma trận cơ bản, tích trong và tích Hadamard . . 4
1.1.2 Chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.3 Ma trận không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 LÝ THUYẾT TỐI ƯU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.1 Tập lồi và hàm lồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.2 Điều kiện tối ưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.3 Điều kiện Kuhn-Tucker . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2 PHÂN TÍCH KHÔNG ÂM CỦA MA TRẬN 15
2.1 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.2 ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU . . . . . . . . . 17
2.2.1 Xử lý ảnh - Trích xuất đặc điểm khuôn mặt . . . . . . . 18
2.2.2 Khai thác văn bản - Khôi phục chủ đề và tài liệu . . . . 19
2.3 ĐIỀU KIỆN CẦN TỐI ƯU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.3.1 Hàm Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.3.2 Điều kiện cần tối ưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.3.3 Đặc trưng của cực tiểu địa phương . . . . . . . . . . . 23
47 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích không âm của ma trận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 6= j.
Với x = (x1, x2, ..., xn) ∈ Rn , Dx là ma trận đường chéo với các phần tử trên
đường chéo là x1, x2, ..., xn.
Ma trận A vuông cấp n được gọi là nửa xác định dương nếu xTAx ≥ 0
∀x ∈ Rn.A được gọi là xác định dương nếu xTAx > 0 với mọi x ∈ Rn, x 6= 0.
Nếu A đối xứng và nửa xác định dương thì tất cả các giá trị riêng của A đều
không âm.
5Vector hóa của ma trận A ∈ Rm×n là:
vec(A) =
A:1
...
A:n
∈ Rmn.
Ví dụ 1.1.1. Cho ma trận A =
(
a b
c d
)
.
Vector hóa ma trận A là: vec(A) =
a
c
b
d
.
Bằng cách vector hóa ma trận, ta có thể xem một ma trận tổng quát A cỡ
m × n như một vector: vec(A) với m × n thành phần và có thể xác định tích
trong của hai ma trận thực cùng cỡ như sau:
〈A,B〉 = vec(A)Tvec(B) =
∑
ij
aijbij = trace
(
ATB
)
.
Ở đó, vết của ma trận vuôngA (được kí hiệu trace(A)) là tổng của tất cả các
phần tử đường chéo của ma trận A. Điều này suy ra một mối quan hệ mà chúng
ta sẽ dùng ở chương sau:
Mệnh đề 1.1.1.
〈I, ABC〉 = 〈AT , BC〉 = 〈BTAT , C〉 = 〈CTBTAT , I〉 = trace (ABC) .
Chứng minh. Ta có:
〈I, ABC〉 = vec(I)Tvec(ABC) = trace (IABC) = trace (ABC) . (1.1)〈
AT , BC
〉
= vec
(
AT
)T
vec(BC) = trace (ABC) . (1.2)〈
BTAT , C
〉
= vec
(
BTAT
)T
vec(C) = trace
(
(BTAT )TC
)
6= trace
(
(AT )T (BT )TC
)
= trace (ABC) . (1.3)〈
CTBTAT , I
〉
= vec
(
CTBTAT
)T
vec(I)
= trace
(
(CTBTAT )T I
)
= trace
(
(AT )T (CTBT )T I
)
= trace
(
A(BT )T (CT )T
)
= trace (ABC) . (1.4)
Vậy từ (1.1),(1.2),(1.3),(1.4) ta có điều phải chứng minh.
Tích Hadamard của hai ma trận A và B cùng cỡ m × n (kí hiệu A ◦ B ) là
một ma trận cùng cỡ C với cij = aijbij .
Ví dụ 1.1.2. Cho hai ma trận A =
1 2 3
4 3 0
2 1 5
và B =
4 1 1
5 4 3
0 1 2
.
Ta có: A ◦B =
4 2 3
20 12 0
0 1 10
.
Mệnh đề 1.1.2. Với A,B,C là các ma trận cỡm× n, ta có:
(i) A ◦B = B ◦ A ;
(ii) A ◦ (B ◦ C) = (A ◦B) ◦ C;
(iii) A ◦ (B + C) = (A ◦B) + (A ◦ C);
(iv) AT ◦BT = (A ◦B)T .
Chứng minh.
(i) A ◦B = (aijbij)m×n = (bijaij)m×n = B ◦ A.
(ii) A ◦ (B ◦ C) = (aij(bijcij))m×n = ((aijbij)cij)m×n = (A ◦B) ◦ C.
(iii) A ◦ (B + C) = (aij(bij + cij))m×n = (aijbij)m×n + (aijcij)m×n
= (A ◦B) + (A ◦ C).
(iv) AT ◦BT = (ajibji)m×n = (aijbij)Tm×n = (A ◦B)T .
71.1.2 Chuẩn
Định nghĩa 1.1.1. Một chuẩn vector trên Rn là một hàm f : Rn → R thỏa mãn
các tính chất sau:
(i) f(x) ≥ 0, ∀x ∈ Rn;
f(x) = 0⇔ x = 0;
(ii) f(x+ y) ≤ f(x) + f(y), ∀x, y ∈ Rn;
(iii) f(αx) = |α| f(x), ∀α ∈ R,∀x ∈ Rn.
Chuẩn của x thường được ký hiệu là ‖x‖
Cho vector x = (x1, x2, ..., xn)
T , một số chuẩn vector thông dụng là:
• Chuẩn p (p ≥ 1)
‖x‖p = (|x1|p + ...+ |xn|p)
1
p .
• Chuẩn 1 (p = 1)
‖x‖1 = |x1|+ ...+ |xn|.
• Chuẩn 2 (p = 2) hay gọi là chuẩn Euclide
‖x‖ =
(
|x1|2 + ...+ |xn|2
) 1
2
=
(
xTx
) 1
2 .
• Chuẩn∞ (p =∞)
‖x‖∞ = max (|x1| , |x2| , ..., |xn|) .
Ví dụ 1.1.3. Cho vector x = (1, 2, 4)T .
Chuẩn 1 của vector x là: ‖x‖1 = 1 + 2 + 4 = 7.
Chuẩn Euclide của vector x là: ‖x‖ = (12 + 22 + 42) 12 = √21.
Chuẩn∞ của vector x là: ‖x‖∞ = max (1, 2, 4) = 4.
Định nghĩa 1.1.2. Chuẩn ma trận trên Rm×n là hàm số f : Rm×n → R thỏa
mãn các tính chất sau:
(i) f(A) ≥ 0, ∀A ∈ Rm×n;
f(A) = 0⇔ A = 0.
8(ii) f(A+B) ≤ f(A) + f(B), ∀A,B ∈ Rm×n;
(iii) f(αA) = |α| f(A), ∀α ∈ R,∀A ∈ Rm×n.
Kí hiệu: f(A) = ‖A‖ .
Cho ma trận A = (aij)m×n , một số chuẩn ma trận thông dụng là:
• Chuẩn 1 (chuẩn cực đại theo cột)
‖A‖1 = max1≤j≤n
m∑
i=1
|aij|.
• Chuẩn Frobenius. Kí hiệu:‖A‖F
‖A‖F =
√√√√ m∑
i=1
n∑
j=1
|aij|2.
• Chuẩn∞ (chuẩn cực đại theo hàng)
‖A‖∞ = max1≤i≤m
n∑
j=1
|aij|.
Ví dụ 1.1.4. Cho ma trận
A =
4 2 3
−1 3 −2
0 1 5
a) Chuẩn 1 của ma trận A là:
‖A‖1 = max1≤j≤3
3∑
i=1
|aij| = max
1≤j≤3
(|a1j|+ |a2j|+ |a3j|)
= max (|a11|+ |a21|+ |a31| ; |a12|+ |a22|+ |a32| ; |a13|+ |a23|+ |a33| )
= max (4 + 1 + 0; 2 + 3 + 1; 3 + 2 + 5)
= max(5; 6; 10) = 10.
b) Chuẩn Frobenius của ma trận A là:
‖A‖F =
√
3∑
i=1
3∑
j=1
|aij|2
=
(
|4|2 + |2|2 + |3|2 + |−1|2 + |3|2 + |−2|2 + |0|2 + |1|2 + |5|2
) 1
2
=
√
69.
9c) Chuẩn∞ của ma trận A là:
‖A‖∞ = max1≤i≤3
3∑
j=1
|aij| = max
1≤i≤3
(|ai1|+ |ai2|+ |ai3|)
= max (|a11|+ |a12|+ |a13| ; |a21|+ |a22|+ |a23| ; |a31|+ |a32|+ |a33| )
= max (4 + 2 + 3; 1 + 3 + 2; 0 + 1 + 5)
= max(9; 6; 6) = 9.
1.1.3 Ma trận không âm
Định nghĩa 1.1.3. Ma trận A có tất cả các phần tử không âm được gọi là ma
trận không âm. Kí hiệu: A ≥ 0. Rm×n+ là tập hợp các ma trận không âm cỡ
m× n.
Chúng ta viết: A ≥ 0 nếu aij ≥ 0 ∀ i, j; A > 0 nếu aij > 0 ∀ i, j.
Một ma trận không âm gọi là chấp nhận được theo hàng nếu nó không có hàng
bằng không. Tương tự, một ma trận không âm gọi là chấp nhận được theo cột
nếu nó không có cột bằng không. Một ma trận không âm gọi là ngẫu nhiên cột
(hàng) nếu tất cả các tổng cột (hàng) bằng một.
Một trong những kết quả quan trọng liên quan đến ma trận không âm được
trình bày sau đây:
Định lý 1.1.1. Cho A là một ma trận vuông, không âm. Giá trị riêng lớn nhất
của A là không âm và tồn tại một vector riêng không âm tương ứng với nó.
Vector này thường gọi là vector Perron của ma trận không âm.
Cho một tập con V ⊂ Rm×n và ma trận A ∈ Rm×n, phần tử gần nhất của
V đến A (tương ứng với khoảng cách) được gọi là hình chiếu của A trên V , kí
hiệu bởi PV (A). Nếu ta xét V là tập các ma trận không âm và khoảng cách xem
xét là khoảng cách Euclide (chuẩn Frobenius), hình chiếu của A được kí hiệu là
[A]+ và được cho bởi:
[
[A]+
]
ij
=
{
aij khi aij > 0
0 khi aij ≤ 0
= max(0, aij).
10
Ví dụ 1.1.5. Cho ma trận A =
(
1 0
−2 3
)
.
Hình chiếu của ma trận A lên R2×2+ là: [A]+ =
(
1 0
0 3
)
.
1.2 LÝ THUYẾT TỐI ƯU
1.2.1 Tập lồi và hàm lồi
Định nghĩa 1.2.1. Một tập con C ⊂ Rn được gọi là tập lồi nếu ∀x1, x2 ∈
C; ∀λ ∈ [0, 1] ta có:
λx1 + (1− λ)x2 ∈ C.
Ví dụ 1.2.1. Các nửa không gian là các tập lồi. Các tam giác và các hình tròn
trong mặt phẳng là tập lồi. Tập hợp các ma trận không âm cỡm× n ( Rm×n+ )
cũng là một tập lồi.
Tập Rm×n+ là một trong những đối tượng chính được sử dụng trong luận văn
này.
Định nghĩa 1.2.2. Một tập C ⊂ Rn được gọi là nón lồi nếu nó đóng với phép
cộng và phép nhân với một số không âm.
u, v ∈ C ⇒ u+ v ∈ C,
u ∈ C, α ≥ 0⇒ αu ∈ C.
Ví dụ 1.2.2. Rn+ là nón lồi.
Định nghĩa 1.2.3. Một nón đa diện là một nón lồi được sinh bởi một tập các
vector V = {v1, v2, ..., vk} ∈ Rn tức là:
C =
{
k∑
i=1
αivi |αi ∈ R+
}
.
11
Định nghĩa 1.2.4. Giả sử tập C ⊂ Rn là tập lồi. Hàm số f : C → R. Hàm f
được gọi là hàm lồi trên C nếu ∀x1, x2 ∈ C; ∀λ ∈ [0, 1] ta có:
f (λx1 + (1− λ)x2) ≤ λf(x1) + (1− λ) f (x2).
Hàm f được gọi là hàm lồi chặt trên C nếu ∀λ ∈ (0, 1); ∀x1 6= x2 ∈ C ta có:
f (λx1 + (1− λ)x2) < λf(x1) + (1− λ) f (x2).
Mệnh đề 1.2.1. Cho ‖ . ‖ là một chuẩn tương ứng với tích vô hướng 〈., .〉 trên
Rn. Khi đó:
(i) ‖ . ‖ là hàm lồi trên Rn.
(ii) ‖ . ‖2 là hàm lồi trên Rn.
Chứng minh.
(i) Với mọi x, y ∈ Rn, λ ∈ [0, 1], ta có:
‖λx+ (1− λ)y‖ ≤ ‖λx‖+ ‖(1− λ)y‖ = λ ‖x‖+ (1− λ) ‖y‖ .
(ii) Với mọi x, y ∈ Rn, λ ∈ [0, 1], ta có:
‖λx+ (1− λ)y‖2 = 〈λx+ (1− λ)y, λx+ (1− λ)y 〉
= λ2‖x‖2 + 2λ(1− λ) 〈x, y〉+ (1− λ)2‖y‖2
= λ‖x‖2 + (1− λ)‖y‖2 + (λ2 − λ)‖x‖2 +
(
(1− λ)2 − (1− λ)
)
‖y‖2
+ 2λ(1− λ) 〈x, y〉
Khai triển và giản ước ta được kết quả sau:
λ‖x‖2 + (1− λ)‖y‖2 + λ(λ− 1)‖x‖2 + λ(λ− 1)‖y‖2 − 2λ(λ− 1) 〈x, y〉
= λ‖x‖2 + (1− λ)‖y‖2 + λ(λ− 1)‖x− y‖2
≤ λ‖x‖2 + (1− λ)‖y‖2.
1.2.2 Điều kiện tối ưu
Xét bài toán:
min
x∈C
f(x) (1.5)
với C ⊂ Rn, f : C → R.
12
Định nghĩa 1.2.5. Điểm x∗ ∈ C được gọi là cực tiểu địa phương của bài
toán (1.5) nếu ∃ε > 0 sao cho ∀x ∈ C ∩ B(x∗, ε) ta có: f(x) ≥ f(x∗).
Điểm x∗ ∈ C được gọi là cực tiểu địa phương ngặt của bài toán (1.5) nếu
∀x ∈ C ∩B(x∗, ε) và x 6= x∗ ta có: f(x) > f(x∗).
Định nghĩa 1.2.6. Điểm x∗ ∈ C được gọi là cực tiểu toàn cục của bài toán
(1.5) nếu ∀x ∈ C ta có: f(x) ≥ f(x∗). Điểm x∗ ∈ C được gọi là cực tiểu toàn
cục ngặt của bài toán (1.5) nếu ∀x ∈ C, x 6= x∗ ta có: f(x) > f(x∗).
Tập các hướng chấp nhận được tại x∗ ∈ C là:
Z(x∗) = {d ∈ Rn |∃λ∗ > 0 : x∗ + λd ∈ C, ∀ 0 ≤ λ ≤ λ∗} .
Định lý 1.2.1. Giả sử tập C ⊂ Rn và f là một hàm khả vi trên C. Nếu x∗ là
cực tiểu địa phương của f trên C thì:
dT∇f(x∗) ≥ 0, ∀d ∈ Z(x∗).
Chứng minh. Lấy d ∈ Z(x∗) . Khi đó, tồn tại λ∗ sao cho ∀λ : 0 ≤ λ ≤ λ∗ thì
x∗ + λd ∈ C.
x∗ là cực tiểu địa phương có nghĩa là tồn tại ε > 0 sao cho: ∀x ∈ C ∩B(x∗, ε)
thì f(x) ≥ f(x∗).
Lấy λ1 = min
(
λ∗, ε‖d‖
)
Khi đó, ∀ 0 ≤ λ ≤ λ1 ta có:{
x∗ + λd ∈ C
x∗ + λd ∈ B(x∗, ε).
Nên
f (x∗ + λd) ≥ f(x∗),∀0 ≤ λ ≤ λ1 (1.6)
Ta lại có: dT∇f(x∗) = lim
t→0+
f(x∗+td)−f(x∗)
t ≥ 0 (do (1.6)).
Định nghĩa 1.2.7. Điểm x∗ ∈ C thỏa mãn: dT∇f(x∗) ≥ 0, ∀d ∈ Z(x∗) được
gọi là điểm dừng của bài toán (1.5).
13
Mệnh đề 1.2.2. Giả sử x∗ ∈ int(C) và x∗ là điểm dừng của bài toán (1.5). Khi
đó: Z(x∗) = Rn và∇f(x∗) = 0.
Chứng minh. Mệnh đề này được suy ra trực tiếp từ Định lý 1.2.1.
Định lý 1.2.2. Giả sử C ⊂ Rn là tập lồi và f là hàm lồi. Khi đó, mọi cực tiểu
địa phương của bài toán (1.5) cũng là cực tiểu toàn cục.
Chứng minh. Giả sử x∗ ∈ C là cực tiểu địa phương của bài toán (1.5).
Theo định nghĩa, tồn tại ε > 0 sao cho với mọi y ∈ B(x∗, ε) ∩ C ta có:
f(y) ≥ f(x∗).
Với mọi x ∈ C, đặt d = x − x∗. Khi đó tồn tại λ ∈ [0, 1] sao cho x∗ + λd ∈
B(x∗, ε) ∩ C. Nên f(x∗ + λd) ≥ f(x∗).
Lại có x∗ + λd = x∗ + λ(x− x∗) = λx+ (1− λ)x∗.
Do f lồi trênC nên f(x∗+λd) = f(λx+(1−λ)x∗) ≤ λf(x)+(1−λ)f(x∗).
Mà f(x∗+λd) ≥ f(x∗) nên f(x∗) ≤ λf(x)+(1−λ)f(x∗)⇔ f(x∗) ≤ f(x).
Điều này đúng với mọi x ∈ C.
Vậy x∗ là cực tiểu toàn cục của bài toán (1.5).
1.2.3 Điều kiện Kuhn-Tucker
Xét bài toán tối ưu
min
x∈C
f(x) (1.7)
với C = {x : hi(x) = 0, gj(x) ≤ 0}. Trong đó: hi(x) = 0 (i = 1, 2, ..., k) là
k ràng buộc đẳng thức và gj(x) ≤ 0 (j = 1, 2, ...,m) là m ràng buộc bất đẳng
thức. Ràng buộc của bài toán này được viết trong hàm Lagrange như sau:
L(x, µ1, ..., µk, λ1, ..., λm) = f(x) +
k∑
i=1
µihi(x) +
m∑
j=1
λjgj(x)
Trong đó µi (i = 1, ..., k) và λj ≥ 0 (j = 1, ...,m) gọi là nhân tử Lagrange.
Định lý 1.2.3. Cho x∗ là cực tiểu địa phương của bài toán (1.7). Giả sử rằng
f, hi, gj : Rn → R là các hàm khả vi liên tục; ∇hi(x∗) và ∇gj(x∗) là độc lập
14
tuyến tính. Khi đó tồn tại µi(i = 1, ..., k) và λj(j = 1, ...,m) thỏa mãn các
điều kiện sau:
(i)∇f(x∗) +
k∑
i=1
µi∇hi(x∗) +
m∑
j=1
λj∇gj(x∗) = 0,
(ii) λj ≥ 0 (j = 1, ...,m),
(iii) λjgj(x
∗) = 0 (j = 1, ...,m).
Các điều kiện (i) − (iii) được gọi là điều kiện Kuhn - Tucker (KT) của bài
toán (1.7).
15
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KHÔNG ÂM CỦAMA TRẬN
Trong chương này chúng tôi trình bày bài toán phân tích không âm của ma
trận, điều kiện cần tối ưu và đồng thời nêu các ứng dụng trong phân tích dữ liệu.
Nội dung của chương được tham khảo từ các tài liệu [3], [4], [5].
2.1 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
Phân tích không âm của ma trận được giới thiệu lần đầu tiên bởi Paatero và
Tapper [5]. Nhưng nó đã trở nên nổi tiếng nhờ công trình của Lee và Seung [6].
Họ cho rằng tính không âm là rất quan trọng trong nhận thức của con người và
cũng đưa ra hai thuật toán đơn giản để tìm một biểu diễn không âm cho dữ liệu.
Bài toán phân tích không âm của ma trận có thể được “phát biểu” như sau:
Cho một ma trận không âm A cỡ m × n (tức là aij ≥ 0) và hạng r (r ≤
min(m,n)). Tìm hai ma trận không âm U ∈ Rm×r+ và V ∈ Rn×r+ sao cho “xấp
xỉ” A, tức là:
A ≈ UV T .
Chúng ta sẽ làm rõ khái niệm “xấp xỉ” ở phần sau của mục này.
Gọi U:j là các cột của ma trận U và A:i là các cột của ma trận A.
Khi đó, ta có:
A:i ≈
r∑
j=1
vijU:j.
Tức là các cột của ma trận A được xấp xỉ bởi một tổ hợp dạng nón (các hệ số
vij > 0) của các vector cột của U .
16
Nếu ta ký hiệu X =
{
r∑
j=1
λjU:j, λj > 0
}
là nón dương sinh bởi các cột U:j
của ma trận U , khi đó mỗi cột của ma trận A được xấp xỉ bởi một phần tử trong
nón X . Phần tử đó chính là phần tử gần nhất với cột A:i trong nón X . Bằng
cách đổi vai trò của U, V ta có thể chỉ ra rằng mỗi hàng của A được xấp xỉ bởi
một phần tử của nón dương sinh bởi các cột của V .
Người ta có thể dùng nhiều cách để xác định sự khác nhau giữa ma trận dữ
liệu A và ma trận mô hình UV T . Nhưng phương pháp được dùng nhiều nhất là
chuẩn Frobenius:
∥∥A− UV T∥∥2
F
=
m∑
i=1
n∑
j=1
(
aij − [UVT]ij
)2
còn được gọi là khoảng cách Euclide.
Đặt F (U, V ) =
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
.
Mệnh đề 2.1.1.
(i) Với mỗi U cố định, hàm F là lồi theo V .
(ii) Với mỗi V cố định, hàm F là lồi theo U .
Chứng minh.
(i) Với U cố định, ta có:
F (U, λV1 + (1− λ)V2) = 1
2
∥∥A− λUV T1 − (1− λ)UV T2 ∥∥2F
=
1
2
∥∥λA+ (1− λ)A− λUV T1 − (1− λ)UV T2 ∥∥2F
=
1
2
∥∥λ(A− UV T1 ) + (1− λ)(A− UV T2 )∥∥2F .
Theo Mệnh đề 1.2.1, ‖ . ‖2F là hàm lồi trên Rm×n, do đó:
1
2
∥∥λ(A− UV T1 ) + (1− λ)(A− UV T2 )∥∥2F
≤ λ1
2
∥∥A− UV T1 ∥∥2F + (1− λ)12∥∥A− UV T2 ∥∥2F
= λF (U, V1) + (1− λ)F (U, V2).
Suy ra hàm F là lồi theo V .
17
(ii) Với V cố định, ta có:
F (λU1 + (1− λ)U2, V ) = 1
2
∥∥A− λU1V T − (1− λ)U2V T∥∥2F
=
1
2
∥∥λA+ (1− λ)A− λU1V T − (1− λ)U2V T∥∥2F
=
1
2
∥∥λ(A− U1V T ) + (1− λ)(A− U2V T )∥∥2F
Theo Mệnh đề 1.2.1, ‖ . ‖2F là hàm lồi trên Rm×n, do đó:
1
2
∥∥λ(A− U1V T ) + (1− λ)(A− U2V T )∥∥2F
≤ λ1
2
∥∥A− U1V T∥∥2F + (1− λ)12∥∥A− U2V T∥∥2F
= λF (U1, V ) + (1− λ)F (U2, V ).
Suy ra hàm F là lồi theo U .
Trong suốt luận văn này, chúng ta sẽ xét bài toán phân tích không âm của ma
trận với chuẩn Frobenius. Bài toán chính được phát biểu như sau:
Bài toán 2.1.1. (Phân tích không âm của ma trận - NMF). Cho một ma trận
không âm A cỡm× n và một số nguyên r < min(m,n), giải bài toán
min
U∈Rm×r+ V ∈Rn×r+
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
Khi đó r được gọi là hạng giảm. Từ giờ trở đi, m và n sẽ được sử dụng để
biểu thị cỡ của ma trận A và r là hạng giảm của một phân tích.
Nhận xét 2.1.1. Với mỗi U cố định, hàm F (U, V ) là lồi theo V và với mỗi V
cố định ,hàm F (U, V ) là lồi theo U . Nhưng hàm F (U, V ) không lồi theo cả
hai biến vì vậy bài toán 2.1.1 là bài toán tối ưu không lồi. Về mặt lý thuyết, có
nhiều thuật toán để tìm cực tiểu toàn cục của một bài toán tối ưu không lồi. Tuy
nhiên, trong thực tế khi giải bài toán NMF, người ta thường chỉ đi tìm cực tiểu
địa phương thay vì cực tiểu toàn cục.
2.2 ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Lý do tại sao NMF trở nên phổ biến là vì nó có khả năng tự động trích xuất
các yếu tố thưa thớt và dễ hiểu. Trong phần này, chúng tôi minh họa tính chất
18
này của NMF thông qua các ứng dụng, trong quá trình xử lý ảnh, khai thác văn
bản. Ngoài ra NMF còn có các ứng dụng khác bao gồm ảnh siêu phổ, kiểm soát
khí thải, sinh học tính toán, tách nguồn mù, tách nguồn đơn kênh, phân cụm,
phân tích nhạc.
2.2.1 Xử lý ảnh - Trích xuất đặc điểm khuôn mặt
Mỗi bức ảnh đen trắng của một khuôn mặt được lưu trữ dưới dạng một ma
trận mà các phần tử của ma trận tương ứng với độ xám hay cường độ tại mỗi
điểm ảnh. Mỗi cột của ma trận dữ liệu A ∈ Rp×n+ tương ứng với vector hóa của
hình ảnh một khuôn mặt. Ở đó, A(i, j) là cường độ của điểm ảnh thứ i trong
khuôn mặt thứ j. NMF sinh ra hai thừa số (U, V ) sao cho mỗi hình ảnh A(:, j)
được xấp xỉ bằng cách sử dụng sự tổ hợp tuyến tính của các cột của U . Điều này
được minh họa bởi công thức và hình ảnh dưới đây:
A(:, j) ≈
r∑
k=1
U(:, k) V (j, k) = UV (:, j)
Hình 2.1: Phân tích cơ sở dữ liệu CBCL [Nguồn: [3]].
trong đó: A(:, j): hình ảnh khuôn mặt thứ j,
U(:, k): đặc điểm khuôn mặt,
V (j, k): mức độ quan trọng của đặc điểm trong hình ảnh thứ j,
UV (:, j): xấp xỉ của hình ảnh thứ j.
19
Từ U là không âm, các cột của U có thể được hiểu là hình ảnh (nghĩa là
vector cường độ điểm ảnh) mà chúng ta gọi là hình ảnh cơ sở. Vì các trọng số
trong các tổ hợp tuyến tính là không âm (V ≥ 0), những hình ảnh cơ sở này chỉ
có thể được sử dụng để tái tạo lại mỗi hình ảnh gốc. Ngoài ra, số lượng lớn hình
ảnh trong tập dữ liệu phải được xây dựng lại xấp xỉ với chỉ một vài hình ảnh cơ
sở (trên thực tế, r nói chung nhỏ hơn rất nhiều so với n). Do đó, phân tích này
sẽ khoanh vùng một số đặc điểm đặc trưng đồng thời xuất hiện ở một vài bức
ảnh. Trong trường hợp hình ảnh khuôn mặt, hình ảnh cơ sở là các đặc điểm như
mắt, mũi, ria mép và môi (như hình 2.1) trong khi các cột của V chỉ ra rằng đặc
điểm nào có trong hình ảnh đó.
Một ứng dụng tiềm năng của NMF là nhận diện khuôn mặt. Người ta nhận
thấy rằng NMF “mạnh hơn” so với PCA (Principal Compoment Analysis - phân
tích thành phần chính dựa trên khai triển giá trị kỳ dị). Trong thực tế, người ta
thấy rằng với nhiều bức ảnh mà một phần khuôn mặt bị che khuất (ví dụ: người
đeo kính râm) thì NMF hoạt động khá tốt vì có thể trích xuất được nhiều đặc
điểm không bị che khuất (ria mép, môi).
2.2.2 Khai thác văn bản - Khôi phục chủ đề và tài liệu
Đặt mỗi cột của ma trận không âm A tương ứng với một tài liệu và mỗi hàng
ứng với một từ. Phần tử (i, j) của ma trận A có thể được cho bằng số lần xuất
hiện của từ thứ i trong tài liệu thứ j. Trong trường hợp này, ta gọi mỗi cột của
A là vector đếm từ của tài liệu. Trong thực tế, người ta có thể sử dụng các mô
hình phức tạp hơn. Ví dụ như mô hình túi từ ở đó mỗi từ trong từ điển được gán
với một trọng số. Lưu ý rằng ma trận A nói chung khá thưa (đa số các phần tử
bằng 0) vì hầu hết tài liệu chỉ sử dụng một tập hợp con nhỏ các từ trong từ điển.
Với ma trận A và hạng phân tích r, NMF tạo ra hai nhân tử (U, V ) sao cho với
mọi 1 ≥ j ≥ n, chúng ta có:
A(:, j) ≈
r∑
k=1
U(:, k) V (j, k)
20
trong đó: A(:, j): tài liệu thứ j,
U(:, k): chủ đề thứ k,
V (j, k): tầm quan trọng của chủ đề thứ k trong tài liệu thứ j.
Khi đó U ≥ 0 và V ≥ 0. Phân tích này có thể được hiểu như sau:
• Vì U là không âm, mỗi cột của U có thể được hiểu như một tài liệu ứng với
một túi từ trong từ điển.
• Vì các trọng số trong các tổ hợp tuyến tính là không âm (V ≥ 0) nên người
ta có thể lấy hợp của các tập hợp các từ được xác định bởi các cột của U để xây
dựng lại tất cả các tài liệu gốc.
• Hơn nữa, vì số lượng tài liệu trong tập dữ liệu lớn hơn nhiều so với số phần
tử cơ sở (tức là, số cột của U ) nên các cột của U sẽ tương ứng với tổ hợp các từ
cùng xuất hiện trong nhiều tài liệu. Do đó, các phần tử cơ sở này có thể được
hiểu như các chủ đề của tài liệu. Trong khi đó, các trọng số trong các tổ hợp
tuyến tính (nghĩa là ma trận V ) sẽ cho ta biết tài liệu thảo luận về chủ đề nào.
Như vậy, với một bộ dữ liệu gồm các văn bản, khai triển NMF sẽ giúp ta xác
định các chủ đề chính của bộ dữ liệu và đồng thời phân loại các tài liệu theo các
chủ đề khác nhau này.
2.3 ĐIỀU KIỆN CẦN TỐI ƯU
2.3.1 Hàm Lagrange
Chúng ta viết lại phân tích ma trận không âm như một bài toán tối ưu phi
tuyến ở dạng chuẩn tắc:
min
−U≤0 −V≤0
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
(2.1)
Các ràng buộc −U ≤ 0 và −V ≤ 0 có nghĩa là:
−uij ≤ 0 ∀i = 1, 2, ...,m ∀j = 1, 2, ..., r,
−vij ≤ 0 ∀i = 1, 2, ..., n ∀j = 1, 2, ..., r.
21
Ta kí hiệu các nhân tử Lagrange tương ứng là:
µij ≥ 0 ∀i = 1, 2, ...,m ∀j = 1, 2, ..., r,
νij ≥ 0 ∀i = 1, 2, ..., n ∀j = 1, 2, ..., r.
Đặt µ = (µij)m×r, ν = (νij)n×r.
Khi đó hàm Lagrange tương ứng của bài toán (2.1) là:
L(U, V, µ, ν) =
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
−
∑
i=1,m
j=1,r
µijuij −
∑
i=1,n
j=1,r
νijvij
2.3.2 Điều kiện cần tối ưu
Điều kiện Kuhn - Tucker của bài toán (2.1) nói rằng nếu (U, V ) là cực tiểu
địa phương thì tồn tại µij ≥ 0, νij ≥ 0 sao cho:
(i) (Điều kiện chấp nhận được)
− U ≤ 0, −V ≤ 0, (2.2)
(ii) (Đạo hàm hàm Lagrange bằng 0)
∇LU = 0, ∇LV = 0 (2.3)
(iii) (Điều kiện bù)
µ ◦ U = 0, ν ◦ V = 0. (2.4)
Ở đó, µ ◦ U = 0 là tích Hadamard của µ và U đã định nghĩa ở chương 1.
Từ (2.3) ta có:
∇LU = (A− UV T )(V T )T − µ = 0⇔ µ = AV − UV TV
∇LV = (AT − V UT )(UT )T − ν = 0⇔ ν = ATU − V UTU .
Kết hợp với µij ≥ 0, νij ≥ 0 và (2.4) ta được các điều kiện sau:
U ≥ 0, V ≥ 0, (2.5)
∇FU = AV − UV TV ≥ 0,∇FV = ATU − V UTU ≥ 0, (2.6)
U ◦ (AV − UV TV ) = 0, V ◦ (ATU − V UTU) = 0. (2.7)
ở đó các nhân tử Lagrange của U (V ) là gradient của F với U (V ) tương ứng.
22
Định nghĩa 2.3.1. (Điểm dừng NMF) Chúng ta gọi (U, V ) là các điểm dừng
của bài toán NMF khi và chỉ khi U và V thoả mãn các điều kiện KT (2.5), (2.6),
(2.7).
Chú ý 2.3.1. Ngoài ra, một điểm dừng (U, V ) của bài toán NMF cũng có thể
được định nghĩa bằng cách sử dụng điều kiện trong định lý (1.2.1) trên tập lồi
Rm×r+ và Rn×r+ , tức là:〈(
∇FU
∇FV
)
,
(
X − U
Y − V
)〉
≥ 0, ∀X ∈m×r+ , Y ∈n×r+ (2.8)
Điều kiện này tương đương với các điều kiện KT (2.5), (2.6), (2.7).
Ví dụ 2.3.1. Chúng ta hãy xem xét bài toán không âm đơn giản nhất trong đó
ma trận A là một số a. Bài toán (hạng một) là tìm hai số x và y có tích xấp xỉ
a. Bài toán (2.1.1) chỉ ra có đúng một xấp xỉ (a − xy)2 = 0 và chúng ta có vô
số các nghiệm đưa ra bởi đồ thị xy = a (hình 2.1).
y
x
0
0 1 a
1
a
Hình 2.1: Đồ thị a = xy
23
2.3.3 Đặc trưng của cực tiểu địa phương
Điều kiện (2.7) giúp mô tả các điểm dừng của bài toán NMF. Tổng hợp tất
cả các phần tử của một trong các điều kiện (2.7), ta được:
0 =
∑
ij
(
U ◦ (AV − UV TV ))
ij
=
〈
U,AV − UV TV 〉 = 〈UV T , A− UV T〉 . (2.9)
Từ đó, chúng ta có một số đặc trưng đơn giản của nghiệm NMF:
Định lý 2.3.1. Giả sử (U, V ) là một điểm dừng của bài toán NMF thì có
UV T ∈ B
(
A
2
,
1
2
‖A‖F
)
hình cầu có tâm tại
A
2
và bán kính bằng
1
2
‖A‖F .
Chứng minh. Từ (2.9), chúng ta có
〈
UV T , A
〉
=
〈
UV T , UV T
〉
.
Do đó:∥∥∥∥A2 − UV T
∥∥∥∥2 = 〈A2 − UV T , A2 − UV T
〉
=
〈
A
2
,
A
2
〉
− 2
〈
UV T ,
A
2
〉
+
〈
UV T , UV T
〉
=
〈
A
2
,
A
2
〉
=
1
4
‖A‖2F
tức là UV T ∈ B
(
A
2
,
1
2
‖A‖F
)
.
Định lý 2.3.2. Giả sử (U, V ) là một điểm dừng của bài toán NMF thì
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
=
1
2
(
‖A‖2F −
∥∥UV T∥∥2
F
)
Chứng minh. Từ (2.9), chúng ta có:
〈
UV T , A
〉
=
〈
UV T , UV T
〉
.
Do đó:
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
=
1
2
〈
A− UV T , A− UV T〉
=
1
2
(
‖A‖2F − 2
〈
UV T , A
〉
+
∥∥UV T∥∥2
F
)
=
1
2
(
‖A‖2F −
∥∥UV T∥∥2
F
)
.
Nhận xét 2.3.1. Định lý (2.3.2) cho ta thấy rằng tại điểm dừng (U, V ) của bài
toán NMF, chúng ta có điều kiện sau: ‖A‖2F ≥
∥∥UV T∥∥2
F
. Dấu "=" của bất
24
đẳng thức ‖A‖2F ≥
∥∥UV T∥∥2
F
chỉ xảy ra khi chúng ta có một phân tích chính
xác (tức là A = UV T ).
25
CHƯƠNG 3
THUẬT TOÁN VÀ THỬ NGHIỆM SỐ
Trong chương này, chúng tôi mô tả hai thuật toán giải bài toán phân tích
không âm của ma trận: Thuận toán bình phương tối thiểu luân phiên và Thuật
toán Lee và Seung (còn gọi là Quy tắc nhân của Lee và Seung). Thuật toán
bình phương tối thiểu luân phiên là thuật toán đầu tiên được đề xuất để giải bài
toán phân tích không âm của ma trận. Tuy vậy, trong thực tế tính toán, người
ta thường hay sử dụng thuật toán của Lee và Seung. Do vậy, thuật toán bình
phương tối thiểu luân phiên chỉ được giới thiệu qua mà không đi sâu vào phân
tích chi tiết. Chúng tôi cũng trình bày các kết quả liên quan đến sự hội tụ của
thuật toán Lee và Seung trong phần 3.2. Trong phần cuối của chương, chúng
tôi đưa ra một vài kết quả thử nghiệm phân tích không âm của ma trận để giảm
chiều dữ liệu trong bài toán nhận diện khuôn mặt. Nội dung trình bày trong
chương này được tham khảo từ các tài liệu [4],[5],[6].
3.1 THUẬT TOÁN BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU LUÂN PHIÊN
Thuật toán đầu tiên được đề xuất để giải bài toán phân tích không âm của
ma trận là thuật toán bình phương tối thiểu luân phiên. Ta đã biết rằng, khi cố
định U (hoặc V ), hàm mục tiêu F (U, .) lồi theo biến V (tương ứng U ). Trong
thuật toán bình phương tối thiểu luân phiên, ta cố định U hoặc V và giải bài
toán bình phương tối thiểu theo biến còn lại với ràng buộc không âm.
Như vậy, bài toán khai triển không âm của ma trận có thể được tách thành
các bài toán nhỏ hơn tương ứng với các cột hoặc các hàng của ma trận A.
Thuật toán 1. Bình phương tối thiểu luân phiên (Alternating Least Square)
Bước 1: Khởi tạo U và V
26
Bước 2: repeat
Giải:minV≥0 12
∥∥A− UV T∥∥2
F
Giải:minU≥0 12
∥∥AT − V UT∥∥2
F
until điều kiện dừng.
Nhận xét 3.1.1. Nếu hai bài toán con ở bước 2 trong Thuật toán 1 được giải
chính xác và duy nhất thì mọi điểm tụ của dãy lặp trong Thuật toán 1 là điểm
dừng của bài toán phân tích không âm của ma trận. Tuy nhiên trong thực tế,
thuật toán này chạy chậm hơn rất nhiều so với các thuật toán khác để giải bài
toán phân tích không âm của ma trận.
3.2 THUẬT TOÁN LEE VÀ SEUNG
3.2.1 Thuật toán
Một trong những thuật toán phổ biến nhất để giải bài toán NMF là quy tắc
nhân được đưa ra bởi Lee và Seung [6].
Với U cố định xét hàm
g(V ) =
1
2
∥∥A− UV T∥∥2
F
.
Ta có:∇g(V ) = UT (A− UV T ).
Theo thuật toán gradient ta có thể xây dựng
V Tij ← V Tij + ηij[(UTA)ij − (UTUVT)ij].
Lee và Seung chọn ηij =
V Tij
(UTUV T ) ij
.
Khi đó ta thu được:
V Tij ← V Tij .
(UTA)ij
(UTUV T ) ij
⇒ Vij ← Vij. (A
TU)ij
(V UTU) ij
.
27
Tương tự, cố định V và cực tiểu hàm theo U , ta có thể gán
Uij ← Uij. (AV )ij
(UV TV ) ij
.
Thuật toán 2. Quy tắc nhân (Multiplicative Rules)
Bước 1: Khởi tạo U 0, V 0 > 0 và k = 0
Bước 2: repeat
Uk+1ij = U
k
ij.
(AV k)ij
(Uk(V k)TV k) ij
V k+1ij
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_khong_am_cua_ma_tran.pdf