Trang trại cây lâu năm là loại hình có thế mạnh ở Đồng Nai, do những thuận lợi về mặt tự
nhiên và kinh tế xã hội. số lượng trang trại cây lâu năm từ 2003 đến 2009 có xu hướng tăng , từ
1.168 trang trại lên 1.175 trang trại (tăng 7 trang trại so với 2003), chiếm 36,9 % trong tổng số các
trang trại của Tỉnh.
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có điều kiện thuận lợi về diện tích, đất đai, khí hậu cũng
như kinh nghiệm của người dân địa phương cho phát triển loại hình trang trại này. Trong khi đó, ở
TP.Biên hòa, huyện Thống Nhất và huyện Long Thành loại hình trang trại cây hàng năm gần như
không phát triển, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện tự nhiên không được thuận lợi và hiệu quả kinh
tế của loại hình trang trại cây hàng năm tại các địa phương này không bằng so với loại hình trang
trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm cũng là
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình trang trại cây hàng năm tại các địa phương này.
Số lượng trang trại cây hàng năm có xu hướng giảm ở Đồng Nai từ năm 2007 đến nay. Nguyên
nhân chủ yếu là do tốn nhiều công chăm sóc, lợi nhuận không cao bằng so với các loại hình trang
trại khác (chăn nuôi, trồng cây lâu năm), ngoài ra còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường. Tuy
nhiên, nếu so với các Tỉnh thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, thì vẫn thấy ưu thế
của Đồng Nai trong phát triển trang trại cây hàng năm
Bảng 2.8: Số trang trại trồng cây hàng năm của Đồng Nai so với cả
Nước, một số Tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, DHMT và Đông Nam bộ
Các Khu vực và
Tỉnh
Số trang trại
cây hàng năm
( trang trại)
Các Khu vực và
Tỉnh
Số trang trại
cây hàng năm
( trang trại)
Cả nước 34361 T.Bình Phước 23
K.vực ĐBSCL 25982 T.Bà rịa-Vtàu 23
Tỉnh Long An 2762 T.Bình Dương 23
T. Vĩnh Long 150 T. Đồng Nai 222
T. An Giang 5624 DHMT 5291
K.vực Đông Nam
Bộ
1429 T.Thanh Hóa 1296
TP.HCM 86 T.Quảng Bình 37
T.Tây Ninh 1069 T.Quảng Nam 86
(Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê, 2008)
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu trang trại cây hàng năm phân theo
một số Tỉnh thành năm 2008
4,9%
0,5%
1,9%
3,3%
60,8%
28,6%
0,8%
Đồng Nai
Bình Dương
TP.HCM
Vĩnh Long
Long An
Thanh Hóa
Quảng Bình
Qua bảng 2.9 của Tổng cục thống kê, số trang trại trồng cây hàng năm của Đồng Nai (222
trang trại) chiếm 0,64% số trang trại cây hàng năm của cả nước (34361 trang trại), chiếm 15,5% số
trang trại trồng cây hàng năm của khu vực Đông Nam Bộ(1429 trang trại). Ngoài ra, nếu so với một
số Tỉnh thành khác ở khu vực Đông Nam Bộ, DHMT và ĐBSCL thì Đồng Nai cũng là Tỉnh có loại
hình trang trại cây hàng năm khá phát triển: gấp 37 lần Bình Dương, 9,6 lần Bình Phước và Bà rịa
vũng Tàu, 2,5 lần TP.HCM, gấp 1,5 lần Vĩnh Long; Chỉ kém Tỉnh Tây Ninh trong khu vực Đông
Nam Bộ (1069 trang trại), Tỉnh Long An (2762 trang trại), Tỉnh An Giang (5624 trang trại) ở
ĐBSCL và Tỉnh Thanh Hóa (1296 trang trại) ở DHMT.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu của trang trại trồng cây hàng năm
phân theo các huyện
Số lao động
thường
xuyên
(người )
Diện tích đất
trồng
(ha)
Vốn sản xuất
KD
( Triệu đồng)
Tổng thu
SXKD
(triệu
đồng)
TP.Biên Hòa
H.Tân Phú 237 347,4 14.772 11.293
H.Định Quán 258 214,22 7.007 6.259
H.Vĩnh Cửu 17 43,20 4.410 1.320
H.Thống Nhất 7 3 90 250
H.Trảng Bom 60 159,30 3.964 4.049
T.X.Long Khánh 28 5,70 4.000 665
H.Xuân Lộc 189 235,10 15.734 7.201
H.Cẩm Mỹ 6 7 480 121
H.Long Thành
H.Nhơn Trạch 10 35,70 2.759 1.261
Tổng sồ 812 1050,62 53.216 32.419
( Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, 2006)
Qua bảng 2.9 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai năm 2006 ta thấy, dù đây
không phải là loại hình trang trại phát triển mạnh nhất ở Đồng Nai, nhưng hiệu quả sản xuất khá cao
với tổng thu sản xuất kinh doanh đạt 32.419 triệu đồng và trung bình tổng thu của một trang trại là
185,25 triệu đồng, trong đó có một số huyện có mức thu bình quân trên một trang trại cao là Long
Khánh (332,5 triệu/trang trại); Nhơn trạch (420 triệu/trang trại).Vốn sản xuất kinh doanh lớn
(53.216 triệu đồng) do tính cả chi phí cho xây dựng cơ bản (máy móc, làm đất…).Với tổng diện tích
đất trồng của các trang trại cây hàng năm là 1050,62 ha, diện tích trung bình của một trang trại là
5,3 ha, đa số các trang trại có diện tích từ 3-5 ha. Số lao động thường xuyên của một trang trại là 4
người/trang trại, đa số là người thân trong gia đình hoặc bà con họ hàng của chủ trang trại, lao động
thời vụ được thuê chủ yếu vào mùa thu hoạch ở những trang trại có diện tích lớn.
Tóm lại: Trang trại trồng cây hàng năm là loại hình phát triển ở Đồng Nai trước kia (trước 2007),
do chi phí đầu tư không cao, một năm có thể trồng được từ 2 đến 3 vụ, nhanh lấy lại vốn, không yêu
cầu quá cao về kĩ thuật…phù hợp với điều kiện kinh tế của những nông dân nghèo. Nhưng từ năm
2007 đến 2009, loại hình này có xu hướng giảm nhẹ trước những biến động của thị trường về giá cả,
nhu cầu; Sự tăng giá các loại phân bón, thuốc trừ sâu, các loại sâu bệnh…làm cho thu nhập của
người nông dân giảm xuống, nhiều khi mất trắng. Vì thế, họ dần chuyển sang các loại hình khác,
hoặc kinh doanh các dịch vụ phi nông nghiệp. Nhưng với nhiều người nông dân, họ vẫn kiên trì với
loại hình này vì những kinh nghiệm cha truyền con nối, vì niềm tin năm sau sẽ tốt hơn năm trước.
2.5.3.2 Trang trại trồng cây lâu năm
Trang trại cây lâu năm là loại hình có thế mạnh ở Đồng Nai, do những thuận lợi về mặt tự
nhiên và kinh tế xã hội. số lượng trang trại cây lâu năm từ 2003 đến 2009 có xu hướng tăng , từ
1.168 trang trại lên 1.175 trang trại (tăng 7 trang trại so với 2003), chiếm 36,9 % trong tổng số các
trang trại của Tỉnh.
Bảng 2.10: Số lượng các trang trại cây lâu năm phân theo
huyện từ 2003 - 2009
2003 2005 2006 2007 2008 2009
TP. Biên Hòa 0 0 0 0 0 0
H. Vĩnh Cửu 37 39 35 13 13 29
H. Tân Phú 127 135 230 241 223 155
H. Định Quán 228 240 204 196 205 209
H. Xuân Lộc 204 212 660 659 659 504
TX. Long Khánh 115 121 8 15 9 14
H. Trảng Bom 219 229 67 66 145 110
H. Cẩm Mỹ 191 198 298 225 183 129
H. Thống Nhất 19 21 5 5 5 0
H. Long Thành 22 23 6 6 6 23
H. Nhơn Trạch 6 7 1 1 1 2
Tổng số 1.168 1.225 1.514 1.427 1.449 1175
( Nguồn: Niên giám thống kê- Cục thống kê Đồng Nai, 2009 )
Theo bảng sô liệu 2.11, số lượng trang trại cây lâu năm từ 2003 đến 2009 tăng nhưng không
đều, tăng 7 trang trại so với 2003, chiếm 36,9 % trong tổng số các trang trại của Tỉnh, là loại hình
trang trại có số lượng nhiều thứ 2 ở Tỉnh Đồng Nai (sau trang trại chăn nuôi). Trong số 1.175 trang
trại, thì những huyện có số lượng trang trại cây lâu năm nhiều là Xuân Lộc (504 trang trại, chiếm
42,9 % trang trại cây lâu năm của toàn Tỉnh); Tân Phú (155 trang trại, chiếm 13,2 %); Định Quán
(209 trang trại, chiếm 17,8 %). Do đây là những địa phương có nhiều thuận lợi như diện tích đất
bazan màu mỡ, địa hình bán bình nguyên thuận lợi cho phát triển các trang trại trồng cây lâu năm
với quy mô lớn. Thành phố Biên Hòa và huyện Thống Nhất là 2 địa phương trong Tỉnh không có
trang trại trồng cây lâu năm hoặc số lượng rất ít, ngoài ra huyện Nhơn Trạch, TX. Long Khánh cũng
là những địa phương không có nhiều trang trại này. Do điều kiện đất đai ở những nơi này chật hẹp,
dân số lại đông, có nhiều khu công nghiệp nên diện tích đất ở và đất chuyên dùng lớn, đất đai dành
cho trồng trọt không nhiều.
Đã có khoảng thời gian loại hình này tăng khá nhanh ở Đồng Nai (từ 2003- 2008, tăng 281
trang trai), tuy nhiên đến 2009 lại giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn để tiếp tục duy
trì, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn, trong khi các cây lâu năm phải mất từ 4 đến 5 năm mới bắt
đầu thu hoạch. Vì thế, nhiều nông dân đã chuyển sang loại hình khác hoặc kết hợp thêm loại hình
cây ngắn ngày và chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài.
Bảng 2.11: Số trang trại cây lâu năm của Đồng Nai so với cả nước,
một số Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, DHMT và Đông Nam Bộ
Các khu vực và
Tỉnh
Số trang trại cây
lâu năm (trang
trại)
Các khu vực và
Tỉnh
Số trang trại cây
lâu năm (trang
trại )
Cả nước 24215 T.Bình Phước 4340
K.vực ĐBSCL 2720 T.Bà rịa-Vtàu 306
Tỉnh Long An 5 T. Bình Dương 1447
T. Vĩnh Long 83 T.Đồng Nai 1449
T. An Giang 13 DHMT 3593
K.vực Đông
Nam Bộ
8452 T. Thanh Hóa 202
TPHCM 31 T.Quảng Bình 497
T.Tây Ninh 879 T.Quảng Nam 40
(Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê, 2008)
Bảng 2.11 cho thấy, Đồng Nai là Tỉnh phát triển mạnh loại hình trang trại cây lâu năm. Loại
hình trang trại này của Đồng Nai chiếm 5,98 % trong tổng số trang trại cây lâu năm của cả nước,
chiếm 17,1% trong tổng số trang trại cây lâu năm của khu vực Đông Nam Bộ. So với một số Tỉnh
thành ở khu vực ĐBSCL, DHMT và Đông Nam Bộ thì số lượng trang trại này ở Đồng Nai cũng
chiếm ưu thế hơn: gấp hơn 17 lần Tỉnh Vĩnh Long (83 trang trại), gấp 46 lần TPHCM (31 trang
trại), 1,6 lần Tây Ninh (879 trang trại), gấp 7,2 lần Thanh Hóa, 2,9 lần Quảng Bình; Số trang trại
cây lâu năm tương đương với Bình Dương (1447 trang trại) và chỉ thua Tỉnh Bình Phước (4340
trang trại). Điều này cho thấy được ưu thế phát triển trang trại cây lâu năm ở Đồng Nai, đặc biệt là
so với các tỉnh thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu trang trại cây lâu năm phân theo một
số Tỉnh thành năm 2008
39,0%
38,9%
0,8%
2,3%
0,1%
5,5%
13,4% Đồng Nai
Bình Dương
TP.HCM
Vĩnh Long
Long An
Thanh Hóa
Quảng Bình
Biểu đồ 2.6 cũng cho thấy ưu thế của Đồng Nai trong phát triển trang trại cây lâu năm hơn
hẳn nhiều Tỉnh Thành khác trong cả nước. Do Đồng nai có nhiều điều kiện thuận lợi, không những
thuận lợi về vị trí mà còn các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước…Mặt khác, Đồng
Nai nói riêng và Khu vực Đông Nam Bộ nói chung đều là những nơi có sự phát triển nhanh về công
nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến) nên nhu cầu về các sản phẩm cây lâu năm rất lớn. Vì thế
các sản phẩm cây công nghiệp của Đồng Nai có thị trường tiêu thụ rộng lớn, gồm cả khu vực Đông
Nam Bộ.
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu của trang trại cây lâu năm
phân theo các huyện
Số lao động
thường xuyên
(người)
Diện tích
đất trồng
(ha)
Vốn sản xuất
KD
(triệu đồng)
Tổng thu sản
xuất KD
(triệu đồng)
T.Biên Hòa
H.Tân Phú 650 532,4 55.048 15.491
H.Định Quán 331 507,16 29.555 10.910
H.Vĩnh Cửu 51 112,5 9.641 2.268
H.Thống Nhất 21 23,7 4.855 401
H.Trảng Bom 242 182,00 7.797 7.922
T.X.Long Khánh 45 63,40 2.870 931
H.Xuân Lộc 2.147 2428,5 225.222 65.860
H.Cẫm Mỹ 810 659,56 76.318 22.038
H.Long Thành 4 8,00 150 200
H.Nhơn Trạch 2 7 700 93
Tổng số 8.305 4524,22 412.587 126.114
( Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, 2006)
Qua bảng 2.13 cho thấy, đây là loại hình trang trại rất phát triển ở Đồng Nai, với tổng diện
tích lên tới 4524,22 ha, trung bình một trang trại có diện tích là 3,4 ha, đa số quy mô các trang trại
dao động từ 2,5 – 5 ha. Các trang trại cây lâu năm ở Tỉnh Đồng Nai chủ yếu trồng cây công nghiệp
lâu năm (cao su, cà phê, điều, tiêu…) và cây ăn quả. Với tổng thu năm 2006 lên tới 126.114 triệu
đồng, trung bình một trang trại thu 94,89 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức
sống cho người dân. Vốn sản xuất kinh doanh của loại hình này cao là do phần lớn các trang trại cây
lâu năm ở Đồng Nai đang trong thời gian xây dựng cơ bản, chưa thu hoạch được (dưới 4 năm).
Cũng như trang trại trồng cây hàng năm, loại hình trang trại cây lâu năm sử dụng chủ yếu lao động
trong gia đình, chỉ thuê mướn thêm vào thời gian thu hoạch. Số lao động thường xuyên sử dụng
trong loại hình trang trại này khá cao, 8.305 người, trung bình một trang trại sử dụng khoảng 5 lao
động thường xuyên. Đối với trang trại cây lâu năm, trong khoảng thời gian đầu ( từ 1 đến 3 năm),
các chủ trang trại vẫn phải đầu tư nhưng chưa khai thác được, việc mở rộng diện tích và đầu tư theo
chiều sâu trong các trang trại cây lâu năm gặp nhiều khó khăn, do các chủ trang trại không có đủ
vốn. Nhiều chủ trang trại chọn giải pháp giảm điện tích đất trồng, hay trồng xen cây hàng năm (cao
xu xen đu đủ) để lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu khai thác được (từ 4 năm trở đi), thì
vốn sản xuất phải bỏ ra hàng năm không nhiều và có thể khai thác được trên 20 năm.
Như vậy: Có thể nói, loại hình trang traị cây lâu năm dù phát triển không ổn định nhưng vẫn là loại
hình có ưu thế phát triển và còn góp phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tận dụng
triệt để những tiềm năng (đặc biệt là về tự nhiên) của mỗi địa phương. Khó khăn của các trang trại
về nguồn vốn nếu được giải quyết sẽ giúp các trang trại có điều kiện để đầu tư phát triển theo chiều
sâu nhằm làm tăng hơn nữa hiệu quả sản xuất.
2.5.3.3 Trang trại chăn nuôi
Bảng 2.13: Số lượng các trang trại chăn nuôi phân theo huyện từ 2003 - 2009
2003 2005 2006 2007 2008 2009
TP. Biên Hòa 348 331 260 200 158 141
H. Vĩnh Cửu 59 59 57 61 61 117
H. Tân Phú 20 20 19 19 23 34
H. Định Quán 93 83 39 45 60 54
H. Xuân Lộc 67 62 117 118 118 214
TX. Long Khánh 46 46 69 46 72 118
H. Trảng Bom 155 143 173 231 215 198
H. Cẩm Mỹ 40 36 66 54 58 140
H. Thống Nhất 316 291 376 374 376 379
H. Long Thành 121 110 85 85 85 123
H. Nhơn Trạch 25 25 49 49 49 39
Tổng Số 1290 1206 1310 1282 1275 1557
( Nguồn: Niên giám thống kê- Cục thống kê Đồng Nai, 2009 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các trang trại chăn nuôi của Tỉnh từ 2003 đến 2009 có
xu hướng tăng nhanh (tăng 267 trang trại), tăng nhanh nhất trong các loại hình trang trại ở Đồng Nai
.Với 1557 trang trại (2009) chiếm 48,9 % trong tổng số trang trại của Tỉnh Đồng Nai, và là loại hình
có số lượng nhiều nhất trong các loại hình trang trại ở Đồng Nai. Dù có những thời điểm số lượng
trang trại có giảm (vào năm 2005, 2007, 2008), là do ảnh hưởng của đợt dịch bệnh trong thời gian
vừa qua trên phạm vi cả nước, trong đó Tỉnh Đồng Nai cũng bị ảnh hưởng rất nhiều (dịch cúm gà,
lở mồm long móng, dịch heo tai xanh) và giá thức ăn gia súc tăng. Những địa phương có số lượng
loại hình trang trại chăn nuôi nhiều là huyện Thống Nhất (379 trang trại, chiếm 24,3 % trang trại
chăn nuôi của toàn Tỉnh); huyện Trảng Bom (198 trang trại, chiếm 12,7 %); TP Biên Hòa (141
trang trại, chiếm 9,05 %); huyện Xuân Lộc (214 trang trại, chiếm 13,7 %); chỉ riêng 4 huyện này đã
chiếm 59,8 % trong tổng số trang trại chăn nuôi của toàn Tỉnh. Nguyên nhân phát triển của loại hình
này là do hiệu quả kinh tế cao, khả năng quay vòng vốn nhanh lại không phụ thuộc quá nhiều vào
điều kiện tự nhiên, hơn nữa đây là những địa phương không có nhiều thuận lợi về đất đai nhưng lại
có vị trí thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và có khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản sản phẩm chăn nuôi ít gặp khó khăn do nhu cầu của thị trường rất
lớn.Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng phát triển mạnh loại hình trang trại này, cũng có
những địa phương có số lượng trang trại chăn nuôi không nhiều như huyện Tân Phú (23 trang trại);
huyện Long Thành (49 trang trại); huyện Vĩnh Cửu (61 trang trại).
Bảng 2.14: Số trang trại chăn nuôi của Đồng Nai so với Cả nước,
một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long , DHMT và Đông Nam Bộ
Các khu vực và
Tỉnh
Số trang trại chăn
nuôi (trang trai)
Các khu vực và
Tỉnh
Số trang trại
chăn nuôi
( trang trại)
Cả nước 17.635 T.Tây Ninh 104
K.vực ĐBSCL 2530 T. Bà rịa- Vtàu 201
T. Long An 487 T.Bình Dương 235
T.Vĩnh Long 85 T. Đồng Nai 1275
T.An giang 69 DHMT 2629
K.vực Đông Nam
Bộ
2673 T.Thanh Hóa 862
TP.HCM 813 T.Quảng Bình 69
T.Bình Phước 45 T.Quảng Nam 177
( Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê, 2008)
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu trang trại chăn nuôi phân theo một số
Tỉnh thành năm 2008
33,3%
6,1%
21,3%2,2%
12,7%
22,6%
1,8% Đồng Nai
Bình Dương
TP.HCM
Vĩnh Long
Long An
Thanh Hóa
Quảng Bình
Qua bảng 2.15 cho thấy, số trang trại chăn nuôi của Đồng nai chiếm 7,2 % trong tổng số trang
trại chăn nuôi của cả nước (2008); chiếm 47,7 % trong tổng số trang trại chăn nuôi của khu vực
Đông Nam Bộ. So với một số Tỉnh thuộc ĐBSCL, DHMT và Đông Nam Bộ, số lượng cũng nhiều
hơn: gấp 2,6 lần số trang trại chăn nuôi của Tỉnh Long An, gấp 15 lần Tỉnh Vĩnh Long ( ĐBSCL);
gấp 1,5 lần Thanh hóa, 7,2 lần Quảng Nam (DHMT);gấp 1,5 lần số trang trại chăn nuôi của
TPHCM; 5,4 lần Tỉnh Bình Dương; 12 lần Tỉnh Tây Ninh và gấp 28 lần Tỉnh Bình Phước. Những
con số cho thấy thế mạnh của Đồng Nai về phát triển các trang trại chăn nuôi so với một số Tỉnh
khác trong cả nước
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu của trang trại chăn nuôi phân theo huyện
Số lao động Diện tích đất Vốn sản xuất Tổng thu
thường xuyên
(người)
trồng
(ha)
kinh doanh
(triệu đồng)
SXKD
(triệu
đồng)
TP.Biên Hòa 691 382,2 135.875 218.463
H. Tân Phú 73 29,4 17.743 8.275
H.Định Quán 154 70,56 16.305 19.289
H.Vĩnh Cửu 311 89,67 77.886 99.571
H.Thống Nhất 1002 552,72 159.261 190.035
H.Trảng Bom 540 258,72 95.629 139.599
T.X.Long Khánh 246 102,43 47.231 50.850
H.Xuân Lộc 573 176,4 90.174 75.032
H.Cẩm Mỹ 205 95,55 40.592 71.410
H.Long Thành 412 124,95 71.848 44.861
H.Nhơn Trạch 130 72,03 28.250 19.650
Tổng số 4337 1899,63 780.794 937.035
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, 2006)
Bảng 2.15 cho thấy, đây là loại hình trang trại rất được chú trọng đầu tư, không những thể hiện
qua số lượng nhiều nhất trong các loại hình trang trại, mà còn qua số vốn đầu tư và tổng thu từ loại
hình này.Với tổng diện tích là 1899,63 ha (trung bình một trang trại có diện tích khoảng 1,4 ha); số
lao động thường xuyên là 4337 người (trung bình 3 người một trang trại). Các trang trại chăn nuôi
được đầu tư khá tốt với tổng số vốn là 780.794 triệu đồng ( trung bình một trang trại khoảng 587,50
triệu), hầu hết các trang trại chăn nuôi đều sử dụng giống mới, chuồng lồng nuôi heo, một số trang
trại đã sử dụng hệ thống làm mát chuồng trại, chủ động chế biến thức ăn chăn nuôi. Vì thế, tổng thu
của phần lớn chủ trang trại chăn nuôi đều cao, tổng thu 2006 là 937.035 triệu đồng (trung bình một
trang trại là 705,06 triệu ), trong đó các trang trại chăn nuôi ở TP.Biên Hòa đạt tổng thu rất cao,
trung bình một trang trại đạt 840,24 triệu đồng, ở Trảng Bom là 793,17 triệu. So với một số Tỉnh
DHMT, các trang trại chăn nuôi ở Đồng Nai vượt trội về chỉ số qui mô vốn đầu tư và tổng thu: gấp
5,2 lần vốn đầu tư (112 triệu), gấp 6,7 lần tổng thu bình quân một trang trại (105,3 triệu) của Tỉnh
Thanh Hóa; gấp 3,7 lần vốn đầu tư (157 triệu), gấp 2,1 lần tổng thu bình quân một trang trại (322,5
triệu) của Tỉnh Quảng Nam. Dù nhiều trang trại chăn nuôi làm ăn thua lỗ hay bị phá sản do ảnh
hưởng bởi sự phát triển của nhiều loại dịch bệnh (dịch heo tai xanh, cúm h5n1 ở gà) trong thời gian
2007, 2008; Nhưng nhờ được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, địa phương về công tác phòng chống
nên dịch bệnh không lan rộng, nhiều chủ trang trại chủ động được trong công tác phòng chống, sau
khi dịch bệnh tạm lắng xuống thì hoạt động chăn nuôi có xu hướng được hồi phục (đặc biệt trong
2009) và phát triển.
2.5.3.4 Trang trại nuôi trồng thủy sản
Theo số liệu của tổng cục thống kê Đồng Nai, số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản từ
2003 đến 2009 có xu hướng giảm từ 245 trang trại năm 2003 còn 158 trang trại năm 2009 (giảm
122 trang trại).
Bảng 2.16: Số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản phân
theo huyện từ 2003-2009
2003 2005 2006 2007 2008 2009
TP. Biên Hòa 14 9 11 10 10 6
H. Vĩnh Cửu 5 3 6 6 6 8
H. Tân Phú 29 25 21 29 57 20
H. Định Quán 25 15 8 23 26 6
H. Xuân Lộc 0 0 2 2 2 1
TX. Long Khánh 0 0 1 0 1 2
H. Trảng Bom 6 6 0 0 0 2
H. Cẩm Mỹ 7 6 3 5 4 3
H. Thống Nhất 1 1 0 0 0 0
H. Long Thành 2 2 0 0 0 10
H. Nhơn Trạch 156 151 52 52 52 65
Tổng số 245 218 104 127 158 123
( Nguồn: Niên giám thống kê- Cục thống kê Đồng Nai, 2009 )
Bảng 2.16 cho thấy, loại hình trang trại này chỉ chiếm 4,7% trong tổng số trang trại ở Tỉnh
Đồng Nai. Do đặc thù của loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản chỉ phát triển trong điều kiện sông
nước, nên chỉ những huyện gần sông hồ hoặc có điều kiện để đào ao, hồ mới phát triển loại hình này
như huyện Nhơn Trạch (sông Đồng Nai, sông Thị Vải): với 65 trang trại (2009), chiếm 52,8 % số
trang trại nuôi trồng thủy sản của toàn Tỉnh; huyện Tân Phú (sông Đồng Nai): với 20 trang trại
(2009), chiếm 16,2 % số trang trại toàn Tỉnh, huyện Long Thành 10 trang trại, chiếm 8,1% số trang
trại toàn Tỉnh. Trong năm 2009, nhiều sông, hồ trong Tỉnh và trong khu vực Đông Nam Bộ bị ô
nhiễm do nước thải công nghiệp và sinh hoạt (ô nhiễm sông Thị Vải do nước thải từ công ty Vedan;
ô nhiễm hồ Trị an…) làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của nhiều nông dân của
Đồng Nai, TPHCM, Bà rịa Vũng Tàu.
Bảng 2.17: Số trang trại nuôi trồng thủy sản của Đồng Nai so với Cả
nước, một số Tỉnh ĐBSCL, DHMT và Đông Nam Bộ
Các khu vực và
Tỉnh
Số trang trại nuôi
trồng thủy sản (
trang trại )
Các trang trại
và Tỉnh
Số trang trại
nuôi trồng thủy
sản ( trang trại)
Cả nước 34.989 T.Tây Ninh 16
Khu vực ĐBSCL 25.311 T.Bà rịa- Vtàu 135
T. Long An 36 T.Bình Dương 11
T. Vĩnh Long 86 T. Đồng Nai 158
T. An giang 1455 DHMT 4029
Khu vực Đông
Nam Bộ
783 T. Thanh Hóa 562
TP.HCM 459 T.Quảng Bình 137
T.Bình Phước 4 T.Quảng Nam 249
( Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê, 2008 )
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu trang trại nuôi trồng thủy sản phân
theo một số Tỉnh thành năm 2008
10,9%
0,8%
31,7%
5,9%2,5%
38,8%
9,4% Đồng Nai
Bình Dương
TP.HCM
Vĩnh Long
Long An
Thanh Hóa
Quảng Bình
Dù không phát triển mạnh loại hình trang trại này, nhưng Đồng Nai cũng chiếm 0,45 % trong
tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản của cả nước (2008); chiếm 20,2 % trong tổng số trang trại nuôi
trồng thủy sản của khu vực Đông nam Bộ. So với một số Tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, số
lượng loại hình trang trại này của Đồng Nai gấp 1,2 lần Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (135 trang trại); 39
lần Tây Ninh (4 trang trại); 14 lần Bình Dương (11 trang trại); chỉ kém TPHCM ( 459 trang trại).
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu của trang trại nuôi trồng thủy sản
phân theo huyện
Số lao động
thường xuyên
(người)
Diện tích
mặt nước
nuôi trồng
(ha)
Vốn sản xuất
kinh doanh
(triệu đồng)
Tổng thu
SXKD
(triệu
đồng)
T.P.Biên Hòa 47 19,3 8,345 5,668
H.Tân Phú 70 131,69 5,710 3,506
H.Định Quán 61 0,19 1,789 2,680
H.Vĩnh Cửu 15 10,40 3,495 1,186
H.Thống Nhất 0 0 0 0
H.Trảng Bom 0 0 0 0
T.X.Long Khánh 3 0,05 300 60
H.Xuân Lộc 15 20,00 2,992 628
H.Cẩm Mỹ 10 6,9 825 511
H.Long Thành 0 0 0 0
H.Nhơn Trạch 174 391,16 32,910 29,613
Tổng số 395 579,69 56,366 43,852
(Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai,2006)
Đây là loại hình trang trại chiếm số lượng không nhiều ở Tỉnh Đồng Nai, do yêu cầu để phát
triển có điểm khác với các loại hình trang trại khác (nuôi trồng trên sông, hồ, ao, đầm). Vì vậy chỉ
những nơi có điều kiện thuận lợi mới chú ý phát triển loại hình này, như ở Huyện Nhơn Trạch,
Huyện Định Quán, Huyện Vĩnh Cửu.
Ở Đồng Nai, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 579,16 ha ( trung bình là 0,20 ha
một trang trại), với tổng số lao động làm việc thường xuyên là 395 (trung bình một trang trại có 3
lao động thường xuyên). Tổng số vốn đầu tư cho loại hình này chiếm đến 56.336 triệu đồng (trung
bình vốn cho một trang trại là 481,76 triệu đồng), do phải đầu tư cho việc đào ao hồ, mua giống,
thức ăn, thuốc men và công chăm sóc bảo vệ…Tuy nhiên, tổng thu được của các chủ trang trại là
không nhỏ, tổng thu của các trang trại nuôi trồng thủy sản là 43.852 triệu đồng (trung bình một
trang trại thu 376,80 triệu đồng), trong đó các trang trại ở Huyện Nhơn Trạch đạt 580,64 triệu đồng,
TP.Biên Hòa đạt 515,27 triệu đồng.
2.5.3.5 Trang trại lâm nghiệp
Là loại hình trang trại có số lượng ít nhất ở Đồng Nai, 6 trang trại phân bố ở 3 huyện: Vĩnh
Cửu (2 trang trại), Trảng Bom (1 trang trại), Xuân Lộc
( 3 trang trại ). Chỉ chiếm 0,18% trong tổng số trang trại của Tỉnh Đồng Nai.
Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu của trang trại lâm nghiệp
phân theo các huyện
Số lao động
thường xuyên
(người)
Diện tích
đất trồng
(ha)
Vốn sản xuất
kinh doanh
(triệu đồng)
Tổng thu
sản xuất
KD
(triệu đồng)
H. Vĩnh Cửu 9 20,09 2.750 492
H. Trảng Bom 27 18,00 200 450
H. Xuân Lộc 14 112,00 6.700 911
Tổng Số 50 150,9 9.650 1.853
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, 2006)
Các trang trại lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu ( gỗ nguyên liệu giấy), và để
nâng cao hiệu quả kinh tế, phần lớn là phát triển mô hình nông lâm kết hợp. Qua bảng 2.20 ta thấy,
tổng diện tích của các trang trại lâm nghiệp khá lớn 150,9 ha (trung bình là 25,15 ha một trang trại);
Vốn đầu tư là 9.659 triệu đồng (bình quân là 1608,3 triệu đồng một trang trại ) với tổng thu đạt
1.853 (trung bình một trang trại thu 308,8 triệu đồng), do đặc thù của các cây lâu năm là hầu hết
phải mất từ 4 đến 5 năm mới khai thác được, nên những trang trại lâm nghiệp mới thành lập từ 1
đến 3 ở Đồng Nai phần lớn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH019.pdf