Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank chi nhánh thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt. iv

Danh mục sơ đồ, biểu đồ.v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. vii

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.1

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.3

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ

NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG HƯƠNG MẠI .4

1.1 Tổng quan về tín dụng.4

1.1.1 Khái niệm về tín dụng.4

1.1.2 Phân loại tín dụng.5

1.1.3 Vai trò của tín dụng.5

1.1.4 Đảm bảo tín dụng .5

1.1.5 Chính sách tín dụng trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại.6

1.2 Rủi ro tín dụng trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại.7

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng .7

1.2.2 Các hình thức rủi ro tín dụng .8

1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .9

1.2.4 Những căn cứ để xác định mức độ rủi ro tín dụng.10

1.2.5 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng .12

1.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hệ thống ngân hàng thương mại .13

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.15

1.3 Nội dung phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân .18

1.3.1 Đặc điểm kinh tế hộ nông dân tại Việt Nam.18

1.3.2 Đặc trưng cho vay kinh tế hộ nông dân .18

1.3.3 Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân.19

1.4 Kinh nghiệm giải quyết rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng .24

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc.24

1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản.25

1.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ.26

1.4.4 Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.28

1.4.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam.30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN

ĐÔ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ QUẢNG TRỊ .32

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi

nhánh thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.32

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank TP Đông Hà giai đoạn 2010-2012 .34

2.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh .36

2.4 Thực trạng tín dụng hộ nông dân vùng ven đô Thành phố Đông Hà .38

2.5 Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank Chi nhánh thành

phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị .41

2.5.1 Thực trạng rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank Chi nhánh

thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị .41

2.5.2 Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô thành phố Đông Hà.45

2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng hộ nông dân.52

2.6.1 Đặc điểm của hộ điều tra.52

2.6.2 Quy mô, mục đích vay vốn và hình thức thế chấp để vay vốn tại chi nhánh .54

2.6.3 Thực trạng rủi ro tín dụng hộ nông dân tại Agribank Chi nhánh Thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị .56

2.6.4 Kết quả mô hình ước lượng xác suất và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến

xác suất gặp rủi ro tín dụng.63

2.7 Đánh giá việc phân tích và quản lý rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại

Agribank Chi nhánh thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị.68

2.7.1 Kết quả đạt được .68

2.7.2 Những mặt còn hạn chế.69

2.7.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng hộ

nông dân vùng ven đô tại chi nhánh.69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG

HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN ĐÔ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ

ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ.74

3.1Định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2013-2015 .74

3.1.1 Định hướng chung.74

3.1.2 Mục tiêu cụ thể.74

3.2 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại

Agribank Chi nhánh Thành phố Đông hà Tỉnh Quảng Trị.75

3.2.1 Hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin .75

3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành .76

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.76

3.2.4 Hoàn thiện chính sách đối với khách hàng .77

3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay.79

3.2.6 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng.80

3.2.7 Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng.81

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .85

1. KẾT LUẬN.85

2. KIẾN NGHỊ .84

TÀI LIỆU THAM KHẢO.Error! Bookmark not defined.

PHỤ LỤC

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank chi nhánh thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được những kết quả khả quan trong giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động trong thời gian qua. Tuy nhiên theo định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng đến năm 2020 thì sẽ giảm thu từ hoạt động cho vay nhưng lại tăng thu dịch vụ. - Chi phí của ngân hàng cũng có xu hướng tăng trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Năm 2011 tổng chi phí là 93,548 triệu đồng tăng 7,247 triệu đồng so với năm 2010 (năm 2010 là 86,301 triệu đồng ) với tỷ lệ 281% đến năm 2012 tổng chi phí là 98,047 triệu đồng tăng so với năm 2011 là: 4,499 triệu đồng đạt tốc độ tăng là 89%. Nhìn chung năm 2011, 2012 tổng chi phí của ngân hàng có sự tăng đột biến trong đó chủ yếu là tăng chi phí hoạt động. Tuy nhiên một điều đáng mừng là lợi nhuận trước thuế không ngừng tăng lên, nếu như năm 2010 lợi nhuận đạt 49,834 triệu đồng thì năm 2011 là 82,298 triệu đồng tăng 32,464 triệu đồng tăng 65% so với 2010, năm 2012 lợi nhuận đạt 146,032 triệu đồng tăng 63,734 triệu đồng so với 2011. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của ngân hàng ngày càng tăng cao đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho ngân hàng, khi mà nền kinh tế khủng hoảng thì chi nhánh là điểm đến tin tưởng được khách hàng ưu tiên lựa chọn “gửi gắm” tài sản cũng như nhu cầu vay vốn của mình. Qua đó cho thấy ngân hàng đã xây dựng được niềm tin ở khách hàng và tạo được uy tín trên trên địa bàn thành phố Đông Hà nói chung và thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chiếm một tỷ lệ cao từ tổng quỹ thu nhập của đơn vị, điều này là phù hợp với thực tiễn của tất cả các NHTM. Vì vậy hoạt động tín dụng mà tiên phong là đội ngũ cán bộ tín dụng luôn là mặt trận hàng đầu và là lực lượng nồng cốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh. Trong những năm qua, với mục tiêu mở rộng tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, Agribank chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã mở rộng đối tượng cho vay, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo tín dụng và hiệu quả đồng vốn, đẩy mạnh công tác tín dụng về chiều rộng lẫn chiều sâu. Dư nợ là một chỉ tiêu cần thiết đối với các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với chi nhánh tại một thời điểm nhất định. Đó chính là chỉ tiêu quan trọng thể hiện quy mô hoạt động tín dụng và tình hình kinh tế xã hội của địa phương có phát triển hay không. Trong chiến lược khách hàng, chi nhánh xác định: tìm kiếm và mở rộng khách hàng mới; giữ chân, sàng lọc khách hàng cũ có quan hệ tốt với ngân hàng, đồng thời thực hiện hiệu quả an toàn trong tăng trưởng hoạt động tín dụng. - Dư nợ theo đối tượng khách hàng: tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh trong 3 năm qua khá ổn định. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cá nhân (SXCN) và hộ nông dân chiếm tỷ trọng cao, trên 60% qua 3 năm. Điều này phù hợp và được thực hiện theo chủ trương của Agribank Việt Nam trong việc tập trung phát triển cho vay hộ gia đình. Qua đó, năm 2010 dư nợ của hộ SXCN và hộ nông dân chiếm 62% thì năm 2011 tăng lên 63,8%, tăng 1,8%. Đến năm 2012, tỷ lệ này là 67,7%, tăng 3,9% so với năm 2011 và 5,7% so với năm 2010 (bảng 2.2).Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 Bảng 2.2: Dư nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) (-, +) % (-, +) % 1. Dư nợ 406,997 100 523,874 100 618,552 100 116,877 29 94,678 18 Hộ SXCN 160,220 39 201,399 38 271,159 44 41,179 26 69,760 35 HND 92,116 23 133,249 25 147,928 24 41,133 45 14,679 11 DNVVN 154,661 38 189,226 36 199,465 32 34,565 22 10,239 5 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) - Số lượng khách hàng đang giao dịch tín dụng tại chi nhánh trong những năm vừa qua cũng không ngừng tăng lên, phù hợp với việc dư nợ của đơn vị đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Việc dư nợ cho vay tăng trưởng tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ SXCN và HND là phù hợp với số lượng khách hàng tăng lên ở nhóm khách hàng này (bảng 2.3). Bảng 2.3: Số lượng khách hàng theo thành phần kinh tế 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Hộ Tỷ trọng (%) Hộ Tỷ trọng (%) Hộ Tỷ trọng (%) (-, +) % (-, +) % Số khách hàng 1,622 100 1,984 100 2,184 100 362 22 200 10 Hộ SXCN 423 26 581 29 785 36 158 37 204 35 HND 1,109 68 1,265 64 1,278 59 156 14 13 1 DNVVN 90 6 138 7 121 6 48 53 (17) -12 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Năm 2011 số khách hàng là hộ SXCN và hộ nông dân là 1.846 khách hàng, chiếm tỷ trọng 93%, tăng lên 314 khách hàng so với năm 2010. Năm 2012, hai Trư ờ g Đạ i họ c K nh t ế H uế 38 nhóm khách hàng này tăng 217 khách hàng so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 95%. Trong khi đó, số khách hàng là doanh nghiệp lại giảm trong năm 2012, số lượng giảm là 17 doanh nghiệp. Nguyên nhân là trong năm 2012 theo đà suy thoái kinh tế của cả nước thì có hàng ngàn DN phải đóng cửa, làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính ảm đảm. Thành phố Đông Hà cũng chịu sự tác động đó khi có rất nhiều doanh nghiệp phá sản, rồi tạm ngừng hoạt động. Vì thế, bên cạnh việc mở rộng và lôi kéo được một số doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, có chiều hướng phát triển về giao dịch tín dụng tại chi nhánh, trong năm 2012 vừa qua Agribank chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã từ chối tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, có nguy cơ xảy ra rủi ro cao, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, kinh doanh gỗ,... Điều này góp phần vào việc đảm bảo nợ xấu tại chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. 2.4 Thực trạng tín dụng hộ nông dân vùng ven đô Thành phố Đông Hà Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố, nhu cầu về vốn để đầu tư nền kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều ngân hàng thành lập trên địa bàn nhưng ít quan tâm đến vùng ven đô do địa bàn xa trung tâm thành phố, món vay nhỏ lẻ không mang lại lợi thế tài chính cho ngân hàng. Nhưng với vai trò là ngân hàng chủ lực, chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn, có mạng lưới giao dịch trải rộng khắp thành phố với 4 điểm giao dịch, một trung tâm và 3 phòng giao dịch, Agribank Chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của khách hàng trên địa bàn, nhất là các khách hàng tại các phường vùng ven đô, hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Agribank chi nhánh TP Đông Hà tranh thủ sự quan tâm của các ban ngành, phối hợp với Hội nông dân các cấp đáp ứng kịp thời nguồn vốn trong lĩnh vực tam nông, bao gồm: ưu tiên nguồn vốn và lãi suất cho hơn 1.300 hộ vay vốn dư nợ trên 148 tỷ đồng; và hơn 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua, sản xuất, chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp như rau sạch, thủy sản, gạo, gỗ ván dăm với dư nợ 133 tỷ đồng; nhờ vậy vùng ven đô TP Đông Hà có điều kiện mở rộng sản xuất kinh Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 39 doanh, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. - Về dư nợ tam nông vùng ven đô tại Agribank Chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị: nhìn chung số tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tam nông còn khá ít với mức dư nợ tương đối thấp. So với HND thì dư nợ tam nông cao hơn và có số hộ quan hệ tín dụng nhiều hơn (bảng 2.4). Bảng 2.4: Dư nợ phục vụ tam nông vùng ven đô thành phố Đông Hà theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2010-2012) STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Triệu đồng (+, -) % (+, -) % 1 Ngành nông nghiệp 4,622 6,452 5,348 1,830 40 -1,104 -17 2 Ngành Lâm nghiệp 1,896 2,565 3,562 669 35 997 39 3 Ngành Thủy, Hải sản 2,500 3,500 4,286 1,000 40 786 22 4 Ngành Tiểu thủ CN 5,245 9,526 13,289 4,281 82 3,763 40 5 Ngành TM - Dịch vụ 29,455 44,142 46,844 14,687 50 2,702 6 6 Cho vay đời sống 31,251 36,249 38,526 4,998 16 2,277 6 7 Cầm cố giấy tờ có giá 2,560 2,289 6,630 -271 -11 4,341 190 8 Ngành khác 14,587 28,526 29,443 13,939 96 917 3 Tổng cộng 92,116 133,249 147,928 41,133 45 14,679 11 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Ngoại trừ thành phần kinh tế là diêm nghiệp tại chi nhánh không có dư nợ, còn lại hầu hết các thành phần kinh tế nông nghiệp đều có dư nợ vay vốn tại chi nhánh. Tuy nhiên, do đặc thù địa bàn thành phố Đông Hà là hộ nông dân ven đô nên tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn còn thấp. Chủ yếu dư nợ cho vay tập trung vào ngành thương mại, dịch vụ và phục vụ đời sống chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất. Còn các ngành nghề chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được chú Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 40 trọng đầu tư vốn. Thành phố Đông Hà ước tính đến 12/2012 có khoảng 4.944 hộ nông dân trải rộng trên 9 phường của thành phố Đông Hà, các HND tập trung chủ yếu là ở các phường thuần nông như Đông Lễ, Đông Lương, phường 2, 3 và phường 4. Dư nợ HND tập trung chủ yếu là ở các hộ nằm trên những phường này. Bảng 2.5: Tình hình số hộ và dư nợ hộ nông dân vùng ven đô T.P Đông Hà theo phường (đến 12/2012) STT CHỈ TIÊU Số HND tại T.P Đông Hà Số HND vay tại CN Tỷ trọng Dư nợ HND Dư nợ bình quân Hộ Hộ (%) triệu đồng triệu đồng 1 Phường 1 21 6 29 1,525 254 2 Phường 2 142 66 46 6,909 105 3 Phường 3 762 143 19 18,856 132 4 Phường 4 806 107 13 9,324 87 5 Phường 5 45 12 27 1,290 108 6 P. Đông Giang 971 261 27 18,899 72 7 P. Đông Thanh 649 236 36 19,759 84 8 P. Đông Lễ 819 229 28 34,653 151 9 P.Đông Lương 729 218 30 36,713 168 Tổng cộng 4,944 1,278 26 147,928 116 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Xét về tỷ trọng số hộ nông dân vùng ven đô vay vốn tại chi nhánh hiện nay chiếm 26% (bảng 2.5), một tỷ lệ còn khá khiêm tốn so với khả năng cũng như điều kiện của Agribank chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, điều này cho thấy công tác tiếp thị đến những đối tượng khách hàng là hộ nông dân của chi nhánh là chưa tốt. Đến tháng 12/2012, tỷ lệ hộ nông dân vùng ven đô có quan hệ tín dụng tại chi nhánh nhiều nhất là các phường chủ yếu làm nông nghiệp như phường Đông Lễ, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 41 phường Đông Lương và Đông Giang, đây là các phường còn khá thuần nông, ở xa trung tâm thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là trồng lúa, chăn nuôi, cây hoa màu,... Đây là các khách hàng luôn đồng hành cùng với sự phát triển của Agribank chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ bình quân của các hộ nông dân còn khá thấp, cao nhất ở phường 1 cũng chỉ mới 254.000.000 đồng. Trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh tập trung công tác cho vay, tiếp thị để các khách hàng là bà con nông dân về giao dịch tín dụng tại đơn vị. 2.5 Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank Chi nhánh thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 2.5.1 Thực trạng rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô tại Agribank Chi nhánh thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Do cơ chế hiện tại của ngành, tại Agribank Chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về phân tích và quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy việc nhận biết, phân tích, xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro đều do bộ phận tín dụng của chi nhánh thực hiện. Trong thời gian qua, ban lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo rất quyết liệt việc theo dõi và quản lý dư nợ của từng cán bộ tín dụng, để từ đó kiểm soát và hạn chế mức thấp nhất nợ xấu có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của chi nhánh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Bảng 2.6: Dư nợ phân theo nhóm của chi nhánh trong 3 năm (2010-2012) CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 triệu đồng Cơ cấu (%) triệu đồng Cơ cấu (%) triệu đồngCơ cấu (%) (+, -) % (+, -) % TỔNG DƯ NỢ 406,997 100 523,874 100 618,552 100 116,877 28.7 94,678 18.1 Nợ nhóm 1 394,194 96.85 511,785 97.69 608,060 98.30 117,591 29.8 96,275 18.8 Nợ nhóm 2 12,009 2.95 10,677 2.04 8,995 1.45 (1,332) -11.1 (1,682) -15.8 Nợ nhóm 3 363 0.09 534 0.10 231 0.04 171 47.1 (303) -56.7 Nợ nhóm 4 246 0.06 351 0.07 577 0.09 105 42.7 226 64.4 Nợ nhóm 5 185 0.05 527 0.10 689 0.11 342 184.9 162 30.7 Tổng nợ xấu (từ nhóm 3-nhóm 5) 794 0.20 1,412 0.27 1,497 0.24 618 77.8 85 6.0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 Tình hình phân loại nợ theo nhóm nợ qua 3 năm của chi nhánh ta thấy rằng dư nợ của chi nhánh ở nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm (bảng 2.6). Năm 2010 nhóm 1 có dư nợ là 394.194 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 96,85% so với tổng dư nợ, đến năm 2011 dư nợ nhóm 1 tăng thêm 117.591 so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 97,69%. Đến năm 2012 nợ nhóm 1 tăng lên 608.060 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,3% trên tổng dư nợ. Nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao là rất quan trọng, bên cạnh việc đánh giá khả năng quản lý tốt về công tác tín dụng của chi nhánh thì nhóm nợ này giúp cho công tác dự báo tài chính của chi nhánh luôn luôn chủ động và chi nhánh không cần trích lập dự phòng rủi ro ở nhóm nợ này. Nhóm nợ này càng cao thì tình hình tài chính của đơn vị càng vững mạnh. Trái ngược với nhóm 1, thì nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các nhóm nợ bắt buộc chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước, đặc biệt từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nhóm nợ xấu thì tỷ lệ trích lập là cao nhất. Năm 2010, nợ xấu của chi nhánh là 794 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,2%, thì đến năm 2011 nợ xấu của chi nhánh tăng thêm 618 triệu đồng lên 1.412 triệu đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu lên 0,27%. Đây là con số nợ xấu tăng lên rất cao mà chi nhánh cần phải chú ý tìm mọi biện pháp để thu hồi. Năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống 0,24% nhưng số dư nợ nợ xấu lại tăng lên 1.497 triệu đồng. Nợ xấu năm 2012 chủ yếu là của năm 2011 chưa thu hồi được và có phát sinh thêm nợ xấu do khách hàng đến hạn năm 2012 chưa trả được. Xét về tổng thể thì tỷ lệ nợ xấu như vậy là an toàn, tuy nhiên với việc tăng mạnh và đột biến từ năm 2011 thì chi nhánh cần phân tích tìm nguyên nhân để khắc phục, đảm bảo tài chính cho đơn vị. Nguyên nhân của làm tăng tỷ lệ nợ xấu cũng như đối tượng làm tăng nợ xấu của đơn vị trong những năm qua tập trung chủ yếu ở hộ nông dân vay ngắn hạn theo bảng 2.7 dưới đây.Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 44 Bảng 2.7: Dư nợ quá hạn tại chi nhánh phân theo thời gian CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 triệu đồng Cơ cấu (%) triệu đồng Cơ cấu (%) triệu đồng Cơ cấu (%) (+, -) % (+, -) % Tổng nợ quá hạn 794 100 1,412 100 1,497 100 618 77.8 85 6.0 1. Ngắn hạn 540 68 988 70 1,138 76 448 83.0 150 15.2 Hộ nông dân 362 46 694 49 797 53 332 91.7 103 14.8 Thành phần kinh tế khác 178 22 294 21 341 23 116 65.2 47 16.0 2. Trung hạn 254 32 424 30 359 24 170 66.9 (65) -15.3 Hộ nông dân 119 15 257 18 275 18 138 116.0 18 7.0 Thành phần kinh tế khác 135 17 167 12 84 6 32 23.7 (83) -49.7 (Nguồn số liệu từ Phòng kế hoạch kinh doanh) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 Bên cạnh việc đầu tư vốn cho khu vực tam nông vùng ven đô trong thời gian đã tăng lên đáng kể thì tình hình nợ quá hạn (nợ xấu) tại chi nhánh của khu vực này cũng tăng lên với số lượng đáng để chú ý, trong đó nợ quá hạn tăng tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn (bảng 2.7). Năm 2010 nợ quá hạn là 794 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 1.412 triệu đồng, tăng 618 triệu đồng tương ứng mức tăng là 77,8% so với năm 2010, trong đó nợ xấu của hộ nông dân vay ngắn hạn tăng 332 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 91,7% và trung hạn tăng 138 triệu đồng, tỷ lệ tăng 116%. Năm 2012, nợ quá hạn có tăng nhưng mức tăng không đáng kể, từ 1.412 triệu đồng năm 2011 lên 1.497 triệu đồng năm 2012, tăng 85 triệu đồng tương ứng mức tăng 6%. Năm 2012 đơn vị tiếp tục có những biện pháp tích cực để xử lý nợ quá hạn và thu hồi nợ quá hạn, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Như vậy, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hộ nông dân nhanh thì ngân hàng cũng phải đối mặt với vấn đề các khoản nợ xấu ngày một phức tạp hơn, nguy cơ RRTD sẽ cao hơn, đồng thời ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh. 2.5.2 Phân tích rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô thành phố Đông Hà Trong thực tế nợ quá hạn tồn tại như một tất yếu khách quan, là mối đe doạ cho các NHTM. Bản chất của tín dụng là sự hoàn trả, thế nhưng sau một thời gian cho vay mà không thu được vốn và lãi đúng hạn thì rủi ro tín dụng sẽ xảy ra. Như vậy cụ thể rủi ro tín dụng là nợ quá hạn tăng, số lãi phải thu, lãi treo trên tài khoản nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp quản lý khoản vay từ khâu thẩm định cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi thu hồi hết khoản nợ vay. Mỗi cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn ý thức được việc nhận dạng các loại rủi ro đối với những khoản vay mà mình quản lý. Trong thời gian vừa qua nợ xấu của chi nhánh giảm về tỷ lệ nhưng lại tăng về số tuyệt đối, đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ này tăng 77,8%. Trong đó nợ quá hạn của riêng HND cũng chiếm tỷ trọng rất cao theo bảng phân tích dưới đây: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 Bảng 2.8: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế trong 3 năm (2010-2012) CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) (+,-) % (+,-) % Tổng nợ quá hạn 794 100 1,412 100 1,497 100 618 78 85 6 Hộ nông dân 481 61 951 67 1,072 72 470 98 121 13 Thành phần kinh tế khác 313 39 461 33 425 28 148 47 (36) -8 (Nguồn số liệu từ Phòng kế hoạch kinh doanh) Tỷ trọng nợ quá hạn HND luôn chiếm khá cao trong 3 năm qua, theo đó năm 2010 tỷ lệ quá hạn HND chiếm 61% với số tiền là 481 triệu đồng, còn lại các thành phần kinh tế khác chiếm 39% với số tiền là 313 triệu đồng (bảng 2.8). Đến năm 2011, tỷ trọng quá hạn HND tăng lên 67%, với dư nợ quá hạn tăng thêm 470 triệu đồng lên 951 triệu đồng, tương ứng mức tăng 98%, đây là mức tăng nợ quá hạn ở HND đáng phải quan tâm và tìm ra nguyên nhân cụ thể để chấn chỉnh trong công tác tín dụng HND. Năm 2012 tỷ trọng nợ quá hạn HND lại tiếp tục tăng lên chiếm 72% trong tổng số nợ quá hạn của toàn chi nhánh, với dư nợ tăng thêm là 121 triệu đồng, tương ứng mức tăng 13%. Trong khi đó năm 2012 ở thành phần kinh tế khác nợ quá hạn có xu hướng giảm, chiếm tỷ trọng 28%, giảm 36 triệu so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ giảm 8%. Qua đó ta có thể thấy rằng tình hình nợ quá hạn HND tại chi nhánh trong 3 tập trung chủ yếu ở hộ nông dân vùng ven đô thành phố Đông Hà, đồng thời không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng nợ quá hạn. Nguyên nhân của nợ quá hạn HND vùng ven đô trong thời gian qua tăng được tổng hợp bởi bảng số liệu dưới đây.Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 47 Bảng 2.9: Dư nợ quá hạn hộ nông dân theo nguyên nhân trong 3 năm qua STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) triệu đồng Tỷ trọng (%) (+, -) % (+, -) % 1 Nguyên nhân khách quan 281 58 537 56 517 48 256 91 -20 -4 Do thiên tai, dịch bệnh 97 20 205 22 165 15 108 111 -40 -20 Cơ chế chính sách 121 25 256 27 267 25 135 112 11 4 Hệ thống quản lý agribank 33 7 37 4 40 4 4 12 3 8 Hệ thống thông tin NHNN 30 6 39 4 45 4 9 30 6 15 2 Nguyên nhân chủ quan 174 36 335 35 470 44 161 93 135 40 Đạo đức cán bộ 27 6 41 4 10 1 14 52 -31 -76 Tổ trưởng xâm tiêu 15 3 10 1 10 1 -5 -33 0 0 Do kinh doanh thua lỗ 90 19 129 14 195 18 39 43 66 51 Ý thức trả nợ của khách hàng 42 9 155 16 255 24 113 269 100 65 3 Nguyên nhân khác 26 5 79 8 85 8 53 204 6 8 Tổng cộng 481 100 951 100 1,072 100 470 98 121 13 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 Bảng 2.10: Số hộ nông dân quá hạn theo nguyên nhân trong 3 năm qua STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) (+,-) (%) (+,-) (%) 1 Nguyên nhân khách quan 24 60 61 59 56 50 37 154 -5 -8 Do thiên tai, dịch bệnh 8 20 21 20 16 14 13 163 -5 -24 Cơ chế chính sách 10 25 32 31 31 28 22 220 -1 -3 Hệ thống quản lý agribank 3 8 4 4 4 4 1 33 0 0 Hệ thống thông tin NHNN 3 8 4 4 5 5 1 33 1 25 2 Nguyên nhân chủ quan 13 33 36 35 46 41 23 177 10 28 Đạo đức cán bộ 3 8 5 5 1 1 2 67 -4 -80 Tổ trưởng xâm tiêu 1 3 1 1 1 1 0 0 0 0 Do kinh doanh thua lỗ 7 18 14 13 19 17 7 100 5 36 Ý thức trả nợ của khách hàng 2 5 16 15 25 23 14 700 9 56 3 Nguyên nhân khác 3 8 7 7 9 8 4 133 2 29 Tổng cộng 40 100 104 100 111 100 64 160 7 7 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 Tình hình nợ quá hạn HND tại chi nhánh có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, từ 481 triệu đồng năm 2010 tăng lên 951 triệu đồng năm 2011 với số hộ nông dân tăng thêm là 64 hộ (bảng 2.9 và 2.10). Trong đó chủ yếu do cơ chế chính sách và ý thức trả nợ của khách hàng đều tăng lên tỷ lệ rất cao; cụ thể năm 2011 nợ xấu do cơ chế chính sách tăng thêm 135 triệu đồng, lên 256 triệu đồng, tỷ lệ tăng 112% gồm có 32 hộ, tăng 22 hộ tương ứng mức tăng 220% so với năm 2010; do ý thức trả nợ của khách hàng tăng thêm 113 triệu đồng lên 155 triệu đồng, tỷ lệ tăng 269% gồm có 16 hộ, tăng 14 hộ tương ứng mức tăng rất cao: 700%. Bên cạnh đó nợ xấu do nguyên nhân thiên tai dịch bệnh cũng tăng thêm 108 triệu đồng với 13 hộ. Lý do là năm 2011 tại địa bàn thành phố Đông Hà phải chịu 2 trận lũ lụt lớn nên tỷ lệ các hộ dân nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm bị mất trắng, bên cạnh đó là các diện tích hoa màu, ruộng lúa, cây ăn quả bị ngập úng hư hại cũng tăng lên. Nguyên nhân do cơ chế chính sách làm nợ quá hạn tăng lên 112% là từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 ra đời đã quy định, các địa bàn trực thuộc hành chính là UBND cấp xã mới được hưởng các chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo. Cho nên, nhiều hộ nông dân khi biết chính sách này ra đời đã không hoàn trả vốn cho ngân hàng, vì nếu trả xong chắc chắn sẽ không được vay lại, vì họ không có tài sản thế chấp hoặc có nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa có khả năng nhận về do phải nộp tiền thuế đất quá cao. Điều này làm cho nợ quá hạn của chi nhánh tăng đột biến. Năm 2012, nợ quá hạn có tăng nhưng không đáng kể, tăng 121 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13% với 7 hộ tăng thêm, đây là nợ quá hạn của năm 2011 chưa thu hồi được mang sang và một số hộ nông dân vay trung dài hạn đến kỳ hạn trả nợ không trả được làm tăng nợ xấu trong năm 2012. Trong năm này nợ xấu do ý thức trả nợ tăng 100 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 65%, với 9 hộ tăng thêm. Tình hình chung của nền kinh tế đã làm cho các hộ vay nông dân về mục đích kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Qua bảng phân tích và số liệu thống kê về tình hình nợ quá hạn cũng như nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn thì những loại rủi ro tín dụng hộ nông dân vùng ven đô thành phố Đông Hà mà chi nhánh thường gặp phải trong thời gian qua là: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 - Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh: các hộ nông dân tại địa bàn vùng nông thôn (vùng ven đô) của thành phố Đông Hà là khách hàng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà đối tượng này lại chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên nhiên nên rủi ro loại này luôn là rủi ro có thể xảy ra cao nhất. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra khiến hoa màu mất trắng, mất mùa thủy sản, ... làm cho bà con nông dân, ngư dân phải vất vả khắc phục hậu quả. Dải đất Miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Trị là nơi hầu như năm nào cũng chịu rất nhiều cơn bão và trận lũ lụt lớn, nên bà con nông dân rất chú trọng trong việc phòng ngừa rủi ro cho hoa màu, vật nuôi, thủy sản, ... của mình. Tuy vậy, sự chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao, người dân vẫn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước, nhất là hỗ trợ về tài chính. Do vậy, đối với Ngân hàng nói chung và mỗi cán bộ tín dụng nói riêng phải luôn ý thức việc nhận dạng loại rủi ro này để có biện pháp phòng tránh khả năng mất vốn cao. - Rủi ro từ môi trường kinh tế: Các tác động của môi trường kinh tế, sự quản lý vĩ mô của nhà nước về lạm phát, chính sách xuất nhập khẩu hay giá các mặt hàng khác liên quan như phân bón, thức ăn, con giống, ... ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn của bà con nông dân. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có những chuyên mục phân tích bình luận của các chuyên gia kinh tế về việc người nông dân trồng lúa sau khi thu hoạch bán lúa thì không bù đủ chi phí sản xuất, hay người chăn nuôi thì lỗ vì giá quá thấp, ... Điều này làm tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ vay của bà con nông dân. - Rủi ro từ môi trường pháp lý: Những thay đổi trong chính sách, các quy định của pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đó là những quy định về điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_rui_ro_tin_dung_ho_nong_dan_vung_ven_do_tai_agribank_chi_nhanh_thanh_pho_dong_ha_tinh_quan.pdf
Tài liệu liên quan