MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv
MỤC LỤC . v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.x
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.4
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU GẠO.6
1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.6
1.1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.6
1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu .6
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .9
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .11
1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.17
1.2.1 Khái niệm về rủi ro .17
1.2.2 Phân loại rủi ro .18
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH
XUẤT KHẨU GẠO .20
1.3.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.20
1.3.2 Các nhân tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp .23
1.4 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO.23
1.5 CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO .24
1.5.1 Quản trị rủi ro chủ động .24
1.5.2 Quản trị rủi ro thụ động.24
1.5.3 Các phương pháp kiểm soát rủi ro .25
1.6 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH GẠO XUẤT
KHẨU TẠI MỘT SỐ NƯỚC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI .26
1.6.1 Thái Lan .26
1.6.2 Hoa Kỳ .28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG.32
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG.32
2.1.1 Giới thiệu Công ty.32
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Lương thực Tiền Giang .32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty .33
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC
TIỀN GIANG.35
2.2.1 Năng lực thiết bị kỹ thuật và đầu tư.35
2.2.2 Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh gạo đạt được trong thời gian qua.37
2.2.3 Thị trường, phương thức kinh doanh và phương thức thanh toán .41
2.2.4 Những thuận lợi và những tồn tại của công ty.41
2.3 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG.43
2.3.1 Những rủi ro bên ngoài Công ty .43
2.3.2 Những rủi ro bên trong Công ty.61
2.4 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ RỦI RO TRONG KINH
DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG .78
2.4.1 Thông tin chung về các chuyên gia được điều tra, phỏng vấn.79
2.4.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.79
2.4.3 Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu
gạo của Công ty.82
2.4.4 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của các nhân tố thành viên .84
2.4.5 Phân tích hồi qui tương quan các yếu tố tác động đến mức độ ảnh hưởng của
rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Tiền Giang. Error!
Bookmark not defined.
2.5 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH GẠO
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG .90
2.5.1 Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạoxuất khẩu .90
2.5.2 Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạo xuất khẩu .91
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.93
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH
DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG.95
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY LƯƠNG
THỰC TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 .95
3.2 MỤC TIÊU CỦA NHỮNG GIẢI PHÁP.96
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG.96
3.3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực và
thực hiện chính sách thu hút chiêu mộ nhân tài.97
3.3.2 Thành lập chuyên ban nghiên cứu thị trường, tư vấn pháp luật quản trịrủi ro .99
3.3.3 Nghiên cứu khách hàng và đàm phán chủ động, ký kết hợp đồng chặt chẽ hai
bên cùng có lợi .100
3.3.4 Giải pháp bảo quản tốt ngay từ khâu thu mua .103
3.3.5 Cập nhật thời gian tàu vào trước khi phương tiện rời bến vận chuyển hàng
hoá, đa dạng hóa cảng xếp hàng và phương thức giao hàng.106
3.3.6 Đảm bảo an toàn trong thanh toán và sử dụng ngoại tệ có hiệu quả .107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .107
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.113
PHỤ LỤC.115
150 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty lương thực Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẻ như đáp ứng kịp thời những phát sinh từ thực tế nhưng cũng
làm cho các chính sách dường như thiếu ổn định, thiếu nhất quán gây ra nhiều lo
ngại cho nhà xuất khẩu và khách mua. Đây là một rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp
về môi trường chính trị pháp luật.
Nghiên cứu đặc điểm về sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cho ta thấy
rằng kinh doanh gạo thường gặp phải rủi ro về số lượng, chất lượng, giá cả, thị
trường (do tính cạnh tranh không hoàn hảo), đồng thời môi trường pháp lý ở Việt
nam cũng là một nguồn rủi ro cần xem xét.
Các công ty kinh doanh lương thực trong khu vực ĐBSCL có cùng đặc điểm
chung về môi trường hoạt động, hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của UBND
Tỉnh, VINAFOOD II và VFA nên nhiều lúc sự quản lý này chồng chéo và trái
ngược nhau. Trong thời gian qua những vấn đề bất cập trong việc điều hành xuất
khẩu gạo đã có xảy ra, điển hình “Công ty Du lịch - Thương mại Kiên Giang, đơn vị
xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh đứng trước nguy cơ bị khách hàng kiện ra Tòa án
quốc tế do không giao hàng như hợp đồng đã ký. Nguyên nhân do Hiệp hội Lương
thực Việt Nam không cho đăng ký xuất” [ 11].
* Đối với vấn đề phân bổ hạn ngạch và chính sách xuất khẩu
Nhà nước chỉ định các doanh nghiệp Nhà nước và nay có thêm một số doanh
nghiệp tư nhân (DNTN) được nhà nước chỉ định làm đầu mối xuất khẩu gạo. Đến
31/12/2011 có tổng cộng 150 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo, trong đó có
82 hội viên thuộc VFA, giấy chứng nhận dài hạn (5 năm) là 66 doanh nghiệp, giấy
chứng nhận tạm thời (1 năm) là 79 doanh nghiệp , 33 doanh nghiệp chưa tham gia
xuất khẩu trực tiếp trong 3 năm và 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [12].
Phân chia hạn ngạch: Chính phủ phân chia 80% tổng khối lượng hạn ngạch
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
ế
56
dự kiến xuất trong năm cho từng tỉnh, khối lượng được tính đến cuối tháng 9. Sau
đó, đến tháng 9, chính phủ cân đối tình hình xuất khẩu, tình hình sử dụng hạn
ngạch, sản lượng vụ mùa, và diễn biến tình hình thời tiết để quyết định xem có phân
chia tiếp 20% khối lượng hạn ngạch còn lại hay không. Ngoài ra, các đơn vị đã xuất
hết hạn ngạch nhưng có khách hàng với giá xuất khẩu tốt thì có thể được xét cho
thêm hạn ngạch từ phần 20% này.
UBND Tỉnh căn cứ vào thực lực của từng công ty để phân chia hạn ngạch
chính phủ giao nếu tỉnh có từ hai đơn vị đầu mối trở lên.
Các DNTN được Chính phủ giao hạn ngạch trực tiếp, số lượng hạn chế.
Nhà nước công bố giá sàn thu mua lúa và giá tối thiểu xuất khẩu tùy từng
thời kỳ.
- Việc phân bổ hạn ngạch và các chính sách điều hành xuất khẩu đã
thay đổi liên tục trong thời gian qua
Từ năm 1998 trở về trước, không có các DNTN xuất khẩu gạo, nhưng nay
một số DNTN đã được phép xuất khẩu .
Quá trình xem xét để phân chia hạn ngạch xuất khẩu cũng thay đổi liên tục.
Nếu như năm 1995, hạn ngạch được phân chia theo tổng số lượng xuất khẩu của
từng doanh nghiệp trong năm trước đó, thì qua năm 1996, hạn ngạch được phân
chia theo sản lượng lương thực của từng tỉnh. Trong những năm gần đây, hạn ngạch
được phân chia theo hướng kết hợp cả hai, vừa theo sản lượng lúa của tỉnh vừa theo
tổng số lượng xuất khẩu của năm trước đó.
Các văn bản và quyết định của các cơ quan chủ quản còn chồng chéo nhau,
còn có sự bất đồng ý kiến giữa các cơ quan chủ quản với nhau gây khó khăn cho
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Việc điều hành còn mang nặng tính tình huống
Việc điều hành xuất khẩu gạo chủ yếu là để đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, đề phòng thiên tai bất trắc để luôn luôn tự chủ về lương thực.
Tiêu thụ lúa hàng hóa tại địa phương, góp phần giữ giá lúa gạo có lợi cho
nông dân nhưng không để giá lương thực chủ yếu là gạo tăng đột biến, xuất phát từ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
57
quan điểm gạo là một mặt hàng kinh doanh đặc biệt, ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế xã hội.
Quản lý điều hành xuất khẩu có phần chủ quan, buông lỏng, không kiểm soát
chặt chẽ và không dự đoán được chính xác diễn biến tình hình thế giới, nên khi có
biến động thì lập tức can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
- Cách quản lý trên đã dẫn đến các rủi ro cho công ty
Việc mở rộng thị trường cho phép các DNTN xuất khẩu gạo là một việc làm
cần thiết và phát huy những mặt tích cực của nó, nhưng bên cạnh đó không tránh
khỏi những mặt tiêu cực mà nó mang lại là một nguồn rủi ro do sự cạnh tranh trở
nên gay gắt hơn. Các DNTN linh động hơn trong việc điều phối các nguồn vốn và
nguồn lực của mình, trong khi đó, Công ty LTTG cũng như các công ty lương thực
thành viện thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam là một doanh nghiệp Nhà
nước phải luôn tuân thủ chặt chẽ những qui định pháp lý của Nhà nước mà đôi khi
không còn phù hợp, chưa điều chỉnh kịp thời. Chẳng hạn như Công ty không thể chi
hoa hồng cho khách hàng hoặc môi giới, dẫn đến một số lần đã bị mất hợp đồng với
giá có lợi.
Cơ sở phân chia hạn ngạch thay đổi khiến nhiều năm Công ty đã không chủ
động trong việc ký hợp đồng do số lượng hạn ngạch hạn chế, và không biết rõ có
được phân thêm hạn ngạch hay không. Sự giàn đều số lượng hạn ngạch cho đủ năm
khiến lắm khi Công ty có nhiều hợp đồng giá cao nhưng không dám ký, nhưng sau
đó phải ký giá thấp theo thời giá thị trường.
Việc chỉ đạo tạm ngưng xuất khẩu, kéo dãn thời gian giao hàng đã làm Công
ty không thực hiện được trọn vẹn hợp đồng đã ký, giảm sút uy tín của Công ty và
nhiều lần Công ty bị phạt tàu do tàu đã vào, Công ty đã chuẩn bị hàng sẵn nhưng
không thể giao hàng.
Sự thay đổi liên tục những chính sách đã dẫn đến việc công ty không dám ký
hợp đồng trước quá xa, thông thường hợp đồng chỉ được ký một tháng trước khi
giao hàng. Trong nhiều trường hợp không có hợp đồng dự trữ, khách hàng biết
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
58
được vị thế của Công ty đã ép giá hàng xuống.
Như vậy, việc điều hành theo giải pháp tình thế như hiện nay là một rủi ro rất
lớn cho các công ty xuất khẩu gạo nói chung và cho Công ty LTTG nói riêng, rủi ro
này có tần số cao, và khi xảy ra thì nghiêm trọng.
* Đối với vấn đề thủ tục hải quan
Có thể nhận xét rằng thủ tục hải quan đã có những bước tiến đáng kể từ khi
Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu cho đến nay. Nhưng nhìn chung cũng còn
nhiêu khê thủ tục khi khai bộ hồ sơ hải quan qua nhiều bước, do đó có thể dẫn đến
rủi ro nhầm lẫn hoặc thất lạc, hoặc nếu bị ách tắc ở một khâu nào đó thì toàn bộ qui
trình sẽ bị gãy đổ. Ngoài ra, hải quan là cơ quan liên bộ, nên khi thỉnh thị ý kiến
phải tốn một thời gian mới có văn bản từ Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Chính phủ
liên quan đến việc xuất hàng hoặc khống chế giá, thị trường thì bị ách tắc
không khai được. Đây cũng là một nguồn rủi ro cần phải chú ý quan tâm.
* Đối với vấn đề thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là công cụ hữu hiệu trong việc khuyến khích hay hạn chế
xuất khẩu. Thuế xuất khẩu gạo chủ yếu được áp dụng khi thu nhập từ sản xuất và
xuất khẩu gạo giữ vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của nền kinh tế. Thuế xuất
khẩu nhìn chung có ưu điểm là có khả năng điều tiết lượng xuất khẩu hữu hiệu,
nhưng có nhược điểm là khó linh hoạt trong việc thay đổi thuế suất nên tác dụng
phải tính cho một khoảng thời gian tương đối dài.
* Đối với cơ chế giám định hàng hoá
Nếu như các năm trước, chỉ có vài đơn vị giám định gạo, dẫn đến nhiều tiêu
cực và tai tiếng trong vấn đề chất lượng, thì nay việc giám định gạo được mở rộng
rộng rãi cho nhiều công ty giám định trong nước cũng như quốc tế có uy tín. Đây là
một tiến bộ đáng kể của chúng ta.
Bên cạnh sự tiến bộ cũng không tránh khỏi những hệ luỵ của một số nhóm có
tổ chức hoặc cá nhân trong các đơn vị giám sát tiến hành móc nối cùng với các đơn
vị có hàng xuất khẩu dẫn đến tiêu cực trong cơ chế giám định hàng hoá.
Nhiều cơ quan tham gia giám định sẽ có những thuận lợi và khó khăn cần
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
59
phải phân tích:
Với sự cạnh tranh của các đơn vị giám định, họ có thể gia giảm về mặt nào
đó trong nghiệp vụ giám sát cho phép tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu tránh được sự độc quyền, nhũng nhiễu.
Nếu các doanh nghiệp đồng ý tăng chi cho đơn vị giám sát theo sự thoả thuận
của hai bên thì họ có thể phù phép sao cho hàng hoá cặp mạn và xuất khẩu an toàn
(FOB). Việc này giúp cho các đơn vị giám sát (nhóm lợi ích hoặc cá nhân) và các
doanh nghiệp cùng có lợi ích thiết thực và ngày thân thiện hơn. Trong trường hợp hàng
hoá đã được vận chuyển đến cảng, nhưng nhóm khác (hoặc cá nhân) của đơn vị giám
sát kiểm tra lần cuối phát hiện lô hàng không đúng chất lượng, thì lại xảy ra một lần
nữa phải thoả thuận, nếu không đạt được thoả thuận thì có thể hàng phải tái chế lại,
thậm chí sẽ trả trực tiếp về cho doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại lớn, rủi ro cao. Đương
nhiên, trong trường hợp này hàng hoá sẽ không đảm bảo đúng với tiêu chuẩn theo hợp
đồng. Ở góc độ vĩ mô, nếu khách hàng biết được lô hàng không đảm bảo đúng chất
lượng, họ sẽ không đồng ý cho đơn vị giám sát tham gia đấu thầu các lô hàng sau, thậm
chí kiện đơn vị giám sát ra toà án quốc tế nếu xem xét có khả năng thắng kiện. Nếu cấp
quản lý không triệt để chấn chỉnh điều này dần làm cho khách hàng nước ngoài suy
giảm lòng tin ngày càng xa lánh thị trường Việt Nam.
Trường hợp nếu đơn vị giám sát làm theo đúng chức năng giám định hàng
hoá theo lộ trình cam kết của hợp đồng, tuy được lòng khách hàng, nhưng lúc này
các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khó khăn trong việc tuân thủ về chất lượng do giám
sát nghiêm túc. Điều này cũng có hệ luỵ là doanh nghiệp và đơn vị giám định trở
mặt nhau. Nếu sau này lô hàng có đơn vị này giám sát thì doanh nghiệp xuất khẩu
sẽ từ chối không thực hiện dẫn đến sẽ có một trong hai phải bị tổn thất.
Đây là hai mặt của vấn đề, mà các nhà quản lý điều hành cần phải quan tâm
có biện pháp tháo gỡ tránh tình trạng gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn
chân chính hạn chế được những rủi ro do cơ chế giám định mang lại.
d) Những rủi ro về môi trường kinh tế
Người dân Việt Nam có thu nhập thấp và gạo là thức ăn chính. Tuy nhiên, do
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
gạo là mặt hàng đặc biệt mà thu nhập không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu, do đó
ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với mặt hàng gạo thì nguồn rủi ro quan trọng
là rủi ro về tài chính gồm có chính sách tín dụng, tỷ giá hối đoái và lạm phát.
* Đối với chính sách tín dụng: Công ty LTTG được hưởng hai nguồn tín
dụng:
Tài trợ tín dụng từ nhà nước: Mỗi năm, thường khởi đầu vào tháng 3 khi vụ
Đông - Xuân vào rộ, Công ty được Chính phủ chỉ đạo phân bổ số lượng mua lúa
gạo tạm trữ để bình ổn giá lúa gạo có lợi cho nông dân. Nhà nước trợ lãi vay ngân
hàng 100% (lãi suất 0%) theo chỉ tiêu được phân bổ, thời gian kéo dài từ 3 - 4
tháng.
Nếu số lượng hàng hoá mua vào dự trữ theo chỉ đạo tồn kho lâu - lớn phải xử
lý thường xuyên cộng thêm lãi suất ngân hàng khi hết thời gian hỗ trợ và có khả
năng giá cả lúa gạo trong nước và quốc tế sụt giảm. Trong khi đó nguồn đầu ra cho
gạo của Công ty rất hạn chế do tình hình chung của thị trường thế giới thì đây là
một nguồn rủi ro cực kỳ to lớn.
Tài trợ tín dụng từ các ngân hàng: Đây là một nguồn bổ sung vốn khá lớn
cho Công ty. Có thể nói con số lãi vay này khá lớn, đặc biệt là đối với Công ty vì
vốn lưu động của Công ty được Nhà nước cấp quá ít. Thời gian vừa qua lãi suất vay
quá cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp vì sự tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất
có lúc đến 18%/năm. Nên các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn có phần e dè
thận trọng làm khó khăn thêm trong SXKD.
* Đối với chính sách tỷ giá hối đoái
Công ty LTTG hoạt động chủ yếu dựa trên KDXK gạo, do đó vấn đề quan
trọng là tỷ giá hối đoái. Trong thực tế, do tỷ giá chính thức hiện tại vẫn còn thấp
hơn tỷ giá thực, do đó xu hướng là tỷ giá tiếp tục tăng, có lợi cho xuất khẩu. Tuy
nhiên, ngoại tệ thu hồi được thì Công ty phải bán ngay cho ngân hàng mà không thể
giữ lại để chờ giá lên hơn. Vì xu hướng là tỷ giá tiếp tục tăng có lợi cho xuất khẩu,
nên nếu Công ty có thể cầm giữ phần ngoại tệ này thì hiệu quả sẽ cao hơn, rủi ro sẽ
giảm.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
Trong thời gian hiện tại, đây chưa phải là nguồn rủi ro mà có thể xem là một
lợi thế do Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
và được xem là xuất siêu. Tuy nhiên, khi tỷ giá đã đến tỷ giá thực thì đây sẽ là
nguồn rủi ro nghiêm trọng, tần số cao.
Nếu chỉ xét đến môi trường kinh tế trong nước khi nghiên cứu đến nguồn rủi
ro xuất phát từ môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp KDXK gạo là
chưa đủ. Trong quá trình kinh doanh, môi trường kinh tế của các nước xuất nhập
khẩu (XNK) gạo chủ yếu cũng sẽ là nguồn rủi ro đáng kể cho doanh nghiệp. Vì
thế, việc nghiên cứu môi trường kinh tế của các nước XNK gạo chủ yếu trên thế
giới là việc làm cũng hết sức cần thiết và đặc biệt cần quan tâm.
e) Những rủi ro về môi trường văn hoá xã hội
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, tôn giáo, lối suy nghĩ và cách thể hiện khác nhau,
không đồng nhất. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc
xã hội, các định chế từ nước này sang nước khác chính là nguồn rủi ro. Vì vậy,
cần nghiên cứu vấn đề này nhằm tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra
2.3.2 Những rủi ro bên trong Công ty
2.3.2.1 Những rủi ro trong khâu tiếp xúc đàm phán với khách hàng
Trước đây, Công ty có thời gian tiếp xúc và đàm phán với khách hàng bằng
điện thoại và bằng fax nên Công ty không thể hiểu hết được nền tảng hoạt động, cơ
sở kinh doanh, bộ máy tổ chức của khách hàng. Khi có vấn đề phát sinh thì Công ty
chưa biết được ai có thực quyền giải quyết và phạm vi giải quyết đến đâu.
Việc nghiên cứu tìm hiểu khách hàng cần phải được đặt đúng mức, nếu chỉ
dựa vào những thông tin thị trường thì chưa thể phản ánh chính xác thực lực tài
chính và bộ mặt của công ty khách hàng. Đối với những khách hàng không thường
xuyên và ngay cả những khách hàng thường xuyên, Công ty cần tiếp xúc thăm
viếng trực tiếp nhiều hơn để tỏ sự thân thiết và tìm hiểu kỹ hơn, không nên thể hiện
qua trung gian hoặc điện thoại. Quả là rủi ro khi Công ty thực hiện những hợp đồng
xuất gạo trị giá hàng triệu USD nhưng chỉ biết công ty đối tác qua cái tên và một số
thông tin hạn chế. Nếu có rủi ro về khách hàng chẳng hạn như phá sản hoặc khó
Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
khăn tài chính hay ngay cả khi tình hình nhân sự thay đổi thì công ty không thể trở
tay kịp. Rủi ro này khi xảy ra là rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp đàm phán ở công ty, giám đốc là người quyết định giá và
ký kết những điều khoản chủ yếu khác trong hợp đồng, nhưng lại không phải là
người đàm phán trực tiếp, do đó dễ xảy ra rủi ro truyền đạt. Trong trường hợp đàm
phán trực tiếp với khách hàng nước ngoài, rủi ro truyền đạt này còn cao hơn do phải
qua nhân viên thông dịch. Ngoài ra, trong trường hợp này còn xuất hiện rủi ro dịch
thuật vì thông thường độ chính xác từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cao nhất
chỉ có thể đạt được là 95%.
Việc đàm phán chủ yếu bằng điện thoại và không có văn bản xác nhận kèm
theo có thể dẫn đến rủi ro nhầm lẫn, đặc biệt gạo là loại mặt hàng mà tiêu chuẩn
chất lượng được thể hiện bằng con số, và tiêu chuẩn này thay đổi rất nhỏ đối với
từng phẩm cấp gạo. Trong trường hợp xấu nhất, sau khi đàm phán, nếu khách hàng
muốn chối bỏ những gì đã cam kết bằng miệng thì Công ty không có chứng cứ để
chứng minh.
Như vậy, trong khâu tiếp xúc và đàm phán với khách hàng tại Công ty
Lương thực Tiền Giang, cách thức nghiên cứu, tiếp xúc và đàm phán với khách
hàng hiện nay còn nhiều rủi ro. Đối với công ty, cho đến nay, đây là một rủi ro có
tần số không lớn, do những khách hàng chính của Công ty hiện nay là những công
ty có tên tuổi và uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, đây là một rủi ro mang tính chất
nghiêm trọng và gây hậu quả rất lớn, đặc biệt khi công ty hiện chưa có phòng/người
tư vấn pháp luật chuyên biệt để tư vấn và đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra cho
Công ty với từng thương vụ cũng như tính chiến lược lâu dài.
2.3.2.2 Những rủi ro trong khâu ký kết hợp đồng
Sau khi đàm phán, hai bên thỏa thuận được với nhau về chất lượng gạo, giá
cả, thời gian giao hàng, thông thường người mua sẽ fax hợp đồng theo mẫu do
người mua soạn sẵn cho công ty. Lúc đó, nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu xem
xét, sửa chữa và ký nháy, sau đó trình Ban giám đốc ký và fax trở lại (bảng chính sẽ
chuyển qua đường bưu điện sau). Các hợp đồng chuyển qua bằng fax, có khi chữ bị
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
63
nhoè, không kiểm tra được tính trung thực của hợp đồng và không có cơ sở pháp lý
khi xảy ra tranh chấp, bởi vì hợp đồng là văn bản pháp lý đầu tiên được sử dụng
trong tranh chấp. Việc ký kết hợp đồng này được thực hiện thông thường là một
ngày sau khi kết thúc đàm phán, cá biệt có khi lên đến 2-3 ngày tùy khách hàng.
Công ty chưa kiểm tra được quyền hạn và trách nhiệm của người ký hợp
đồng với mình, mà mọi vấn đề hoàn toàn tin tưởng nơi người đứng ra đàm phán hợp
đồng của phía đối tác, nhưng người này không phải là người ký và chịu trách nhiệm
hợp đồng.
Những hợp đồng công ty ký kết trị giá hàng triệu USD, bằng ngôn ngữ nước
ngoài là Anh văn, nhưng không được tư vấn kỹ càng có thể dẫn đến việc hiểu hoặc
diễn giải sai lệch những điều kiện và điều khoản của hợp đồng. Hơn nữa, ngôn ngữ
trong hợp đồng là ngôn ngữ nước ngoài và chứa đầy những ẩn ý về thương mại và luật.
Việc không hiểu cặn kẽ những ẩn ý này có thể dẫn đến vấn đề tranh chấp hợp đồng
trong quá trình thực hiện.
Các hợp đồng gạo thường theo một mẫu chung do khách hàng soạn thảo nên
lợi thế thường nghiêng về người mua . Khi có sự biến động giá, đây là công cụ rất
tốt để từ chối hợp đồng. Hơn nữa, do bản chất gạo của Việt Nam nói chung nên các
công ty giám định độc lập sẽ cho phép một tỷ lệ gia giảm nhất định đối với tiêu
chuẩn hợp đồng khi họ thực hiện giám định hàng hóa, nhưng khi người mua tự
giám định thì họ có thể dùng việc này để gây khó khăn không nhận hàng.
Khách hàng không công nhận việc tạm ngừng xuất khẩu khi có sự can thiệp
của nhà nước là tình trạng bất khả kháng. Trường hợp này có thể dẫn đến rủi ro là
khi Chính phủ chỉ đạo tạm ngừng xuất khẩu hoặc dãn tiến độ giao hàng với một lý
do nào đó mà Nhà nước cần thiết nhằm để điều chỉnh trong việc điều hành nền kinh
tế vĩ mô, thì chiếu theo điều khoản này, công ty bị coi là bên vi phạm hợp đồng.
Trong năm 2008, khoảng thời gian trước sau 10 ngày của ngày lễ 30/04/2008
do tình hình sốt ảo giá các mặt hàng thiết yếu về lương thực trong đó có gạo, từ
những tin đồn thất thiệt của các nhà đầu cơ cũng như những thành phần phản động
gây rối kích động làm lủng đoạn thị trường đẩy giá gạo trong nước lên cao gấp 2 – 3
lần so với giá bình thường của những ngày trước đó. Trong những ngày này, tư
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
tưởng người dân hoang mang đổ xô mua lương thực tồn trữ làm náo loạn mất an
ninh trật tự từ thành thị đến nông thôn. Với tình hình bức thiết đó Đảng, Nhà nước
cũng như chính quyền các cấp phải khẩn trương cấp bách can thiệp nhằm ồn định
thị trường xoa dịu tình hình, lặp lại an ninh trật tự bằng cách chỉ đạo cho các doanh
nghiệp kinh doanh các mặt hàng lương thực thiết yếu đang sốt trên thị trường phải
bán ra và giữ đúng giá như lúc chưa có biến động giá. Gạo là một trong những mặt
hàng sốt nhất trong thời điểm đó, nên Nhà nước đã có can thiệp sâu vào việc tạm
ngưng xuất khẩu gạo trong thời điểm này nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Sự hỗ trợ và bù giá của Nhà nước không đủ bù đắp cho các loại hàng hoá mà
các doanh nghiệp đã tham gia ổn định thị trường và những hợp đồng xuất khẩu gạo
cũng bị đình chỉ trong thời gian dài, điều này làm cho các doanh ngiệp đã vi phạm
hợp đồng phải đền bồi mọi tổn thất cho khách hàng.
2.3.2.3 Những rủi ro trong khâu tổ chức thu mua gạo xuất khẩu
a) Cách thức tổ chức thu mua gạo xuất khẩu tại công ty
Phòng kế hoạch nhận hợp đồng ngoại từ Văn phòng Đại diện thành phố Hồ
Chí Minh.
Trưởng phòng kế hoạch lên kế hoạch sản xuất chế biến cho các xí nghiệp
trực thuộc công ty. Trong trường hợp, nếu hợp đồng có số lượng lớn và thời gian
giao hàng gấp, công ty có thể triển khai thu mua với hình thức bao xuất từ các
DNTN để kịp tiến độ giao hàng, thông thường là 70% từ các xí nghiệp của Công ty
và 30% từ các DNTN.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh xem xét và duyệt kế hoạch. Trong
trường hợp có khó khăn hoặc trong thời điểm giá gạo quá nhạy cảm thì do giám đốc
quyết định.
Theo kế hoạch đã duyệt, sẽ phân bổ chỉ tiêu cho các xí nghiệp trực thuộc và
làm hợp đồng mua hàng với các DNTN (nếu cần thiết).
Công ty Lương thực Tiền Giang có 08 đơn vị trực thuộc, có chức năng cất
trữ, xay xát chế biến ra gạo thành phẩm để xuất khẩu, thông thường đảm trách
khoảng 70-80% số lượng xuất khẩu của công ty.
b) Thực trạng hoạt động tại các đơn vị trực thuộc của Công ty
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
65
Hầu hết các kho của Công ty đã được nâng cấp đáp ứng được yêu cầu sản
xuất kinh doanh, nhưng cũng còn vài kho có từ lâu đời, thuộc dạng cũ kỹ và lạc hậu,
chưa đảm bảo về tiêu chuẩn bảo quản cũng như việc sản xuất chế biến hàng xuất
khẩu. Một số kho đạt chuẩn ISO, số kho còn lại về vấn đề vệ sinh kho, vệ sinh các
lô hàng và môi trường xung quanh chưa được chú trọng đúng mức, chưa thường
xuyên vệ sinh công nghiệp, chỉ mang tính tình huống khi có kiểm tra từ cấp trên và
cấp có thẩm quyền.
Khi thu mua, vẫn còn có những lô hàng với độ ẩm (thuỷ phần) vượt quá
14%, chưa được xử lý nhưng vẫn để lẫn với những lô hàng đã đạt tiêu chuẩn độ ẩm.
Thông thường các đơn vị trực thuộc sau khi trữ hàng thì đợi đến khi có thông báo
tàu vào lấy hàng mới bắt đầu xử lý độ ẩm để giảm phần chi phí xử lý. Trong thời
gian này, nếu thiếu kiểm tra sẽ dẫn đến hàng hoá xuống cấp kém chất lượng, hư
hỏng. Khi nhập gạo nguyên liệu vào kho, gạo thường được xếp thành từng lô trong
bao PP (polypropylene) với chiều cao khoảng 16-17 lớp bao, hay còn gọi là cây,
mỗi cây khoảng 300-350 tấn và mỗi cây cách nhau khoảng 0,5 mét, cách tường 0,5
mét. Cứ khoảng 03 tháng thì các kho thực hiện đảo cây hàng một lần để giải nhiệt,
chống ẩm mốc.
Khi nhận thông báo xuất hàng từ công ty, các xí nghiệp tiến hành thu mua
nếu chưa có chân hàng hoặc hàng có sẳn thì các cơ sở sẽ tổ chức tuyển chọn ra các
nhóm gạo phù hợp với tiêu chuẩn theo thông báo làm hàng và cho sản xuất chế biến
thành gạo thành phẩm xuất khẩu có sự giám sát của đơn vị giám định về tiêu chuẩn
chất lượng, sau đó đóng gói và vận chuyển đến cảng giao hàng theo lịch trình thông
báo.
c) Tổ chức thu mua từ các doanh nghiệp tư nhân
Khi các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc không đáp ứng kịp tiến độ giao hàng
trong thời gian cao điểm. Trong trường hợp này, Công ty phải ký hợp đồng với các
DNTN bên ngoài, thường công ty phải thu mua từ các DNTN theo dạng bao xuất tại
mạn tàu.
Đối với các DNTN, hợp đồng là cung ứng tại mạn tàu. Các bên tiến hành
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
66
thực hiện ký kết hợp đồng, cách thức thu mua thường là công ty ứng trước 80% giá
trị tiền hàng khi ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân, phần còn lại được
thanh toán khi hàng đã lên tàu. Khi mua hàng ở các DNTN, công ty có những lợi
thế và rủi ro:
* Lợi thế
Các DNTN có khi có giá gạo rẻ hơn do họ có chân hàng sẳn mua được giá
thấp.
Việc sử dụng nhiều kho cùng một lúc cho phép công ty đảm bảo được tiến
độ giao hàng khi có nhiều tàu đến nhận hàng.
* Những rủi ro
- Rủi ro về chất lượng gạo
+ Vì là bao xuất tại mạn tàu nên công ty không kiểm soát được vấn đề chất
lượng đối với các DNTN. Mặc dù hợp đồng với các DNTN có quy định tiêu chuẩn
rõ ràng, nhưng thực tế không phải lúc nào chất lượng gạo cũng đạt tiêu chuẩn theo
yêu cầu. Điều này xuất phát từ:
+ Việc giám định chất lượng gạo được thực hiện theo cách kiểm tra theo mẫu
10% ngẫu nhiên, do đó các DNTN có thể dàn xếp để phần được kiểm tra này luôn
đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
+ Các DNTN có mối quan hệ tốt với các nhân viên giám định. Song song đó,
các doanh nghiệp tư nhân được tự do sử dụng tiền của họ mà không cần hoá đơn
chứng từ, nên họ sẵn sàng chi phí cho các giám định viên để được xuất hàng mặc dù
gạo chưa đạt tiêu chuẩn theo như hợp đồng.
+ Việc sử dụng nhiều kho cùng một lúc cũng dẫn đến rủi ro chất lượng gạo
không đồng đều, có kho gạo tốt nhưng có kho gạo lại không đạt, và khi khách hàng
phát hiện ra kho gạo tốt thì lại lấy đó làm tiêu chuẩn để siết chặt chất lượng tại các
kho khác.
- Rủi ro về từ bỏ hợp đồng
Vì là các DNTN, vốn ít, chưa quen với tác phong công nghiệp và chưa đặt
nặng vấn đề uy tín trong kinh doanh, nên khi giá gạo tăng đột biến, các DNTN này
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
tìm cách hạ thấp chất lượng gạo để có lãi, và nếu gạo không đạt tiêu chuẩn như hợp
đồng đã cam kết thì viện cớ này để từ chối không giao hàng hoặc xin nợ lô hàng sau
xuất trả hay trì hoãn kéo dài thời gian thậm chí có thể từ bỏ hợp đồng.
- Rủi ro về tài chính
Vì tiền hàng đã được ứng trước 80% nên khi các DNTN phá sản hoặc bỏ trốn
thì công ty hoàn toàn chịu rủi ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_rui_ro_trong_kinh_doanh_gao_xuat_khau_tai_cong_ty_luong_thuc_tien_giang_1563_1912279.pdf