MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các bản đồ
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU .6
1. Lý do chọn đề tài .6
2. Mục đích nghiên cứu .7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .7
4. Phạm vi nghiên cứu .7
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.7
6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .10
6.1. Các quan điểm .10
6.2. Phương pháp nghiên cứu .11
7. Cấu trúc của luận văn: .12
Chương 1: Cơ sở lí luận của du lịch và tác động của du lịch đến môi trường. .12
PHẦN NỘI DUNG.13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG.13
1.1. Khái niệm chung về du lịch và môi trường .13
1.1.1. Khái niệm du lịch .13
1.1.2. Tài nguyên du lịch.141.1.3. Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch .15
1.1.4. Các loại hình du lịch .17
1.1.4.1. Phân loại tổng quát .17
1.1.4.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch .17
1.1.5. Đặc điểm, ý nghĩa của du lịch.21
1.1.5.1. Đặc điểm của du lịch .21
1.1.5.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch .21
1.1.6. Khái niệm về môi trường du lịch .22
1.1.6.1 Định nghĩa.22
1.1.6.2. Cấu trúc của môi trường du lịch .22
1.2. Khái niệm chung về phân tích tác động môi trường.23
1.2.1. Định nghĩa .23
1.2.2. Mục đích của phân tích tác động môi trường.24
1.2.3. Tính hữu ích của phân tích tác động môi trường .24
1.2.4. Tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch đến môi trường.24
1.2.4.1. Tác động tích cực.24
1.2.4.2. Tác động tiêu cực.25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN
MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BÌNH THUẬN .27
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Thuận .28
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .28
2.1.2.1. Địa hình.28
2.1.2.2. Khí hậu.31
2.1.2.3. Tài nguyên nước .31
2.1.2.4. Tài nguyên sinh học.342.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.36
2.1.3.1. Các di tích lịch sử - văn hóa .36
2.1.3.2.Các lễ hội .39
2.1.3.3. Các làng nghề thủ công truyền thống .40
2.1.3.4. Các tài nguyên nhân văn khác .40
2.1.4. Điều kiện kinh tế- xã hội .42
2.1.4.1. Về kinh tế.42
2.1.4.2. Về xã hội.43
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận .46
2.2.1. Thị trường du khách.46
2.2.1.1. Khách quốc tế .46
2.2.1.2. Khách nội địa.51
2.2.3. Cơ sở vật chất- kĩ thuật dịch vụ du lịch.55
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú .55
2.2.3.2. Dịch vụ nhà hàng ăn uống .56
2.2.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao .56
2.2.3.4. Dịch vụ vận chuyển hành khách.57
2.2.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch.58
2.2.5. Tình hình đầu tư phát triển du lịch .59
2.3. Đóng góp của hoạt động du lịch đến sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận.60
2.4. Một số nhận xét về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh Bình
Thuận .61
2.4.1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên.61
2.4.1.1. Tác động tích cực.61
2.4.1.2. Tác động tiêu cực.622.4.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nhân văn .82
2.4.2.1. Tác động tích cực.82
2.4.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường kinh tế - xã hội.86
2.4.3.1. Tác động tích cực.86
2.4.3.2. Tác động tiêu cực.88
2.5. Tóm tắt chương 2.89
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BÌNH THUẬN
ĐẾN NĂM 2020.90
3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng.92
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm2030 .92
3.1.1.1. Quan điểm.92
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển.92
3.1.1. 3. Giải pháp.94
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnhBình Thuận .94
3.2. Các chỉ tiêu dự báo .95
3.2.1. Dự báo về thị trường du khách quốc tế và nội địa.95
3.2.1.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng khách du lịch .95
3.2.1.2. Dự báo thời gian lưu trú của du khách .95
3.2.1.3. Dự báo nhu cầu phòng lưu trú .96
3.2.2. Dự báo về doanh thu du lịch.97
3.2.3. Dự báo nguồn nhân lực du lịch.97
3.2.3.1. Số lượng lao động.97
3.2.3.2. Kế hoạch đào tạo nhân lực ngành du lịch.983.2.4. Dự báo về đầu tư.99
3.3.Các định hướng chủ yếu .100
3.3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.100
3.3.2. Đào tạo và tuyển dụng nhân lực du lịch chất lượng cao.100
3.3.3. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch.101
3.3.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí du lịch.102
3.3.5. Tăng cường công tác quản lí môi trường.103
3.4. Các giải pháp cụ thể.104
3.4.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch .104
3.4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.106
3.4.3. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch .106
3.4.4. Giải pháp giám sát công tác đánh giá tác động môi trường .107
3.4.4.1. Tác động đến môi trường tự nhiên .107
3.4.4.2. Tác động đến môi trường nhân văn .112
3.4.4.3. Tác động đến môi trường kinh tế.115
3.5. Kiến nghị.115
3.5.1. Kiến nghị đối UBND tỉnh Bình Thuận.115
3.5.2. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch .116
KẾT LUẬN.117
136 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Trang 49
Mức chi tiêu của du khách quốc tế đến tỉnh: mức chi tiêu của khách quốc tế
cũng đang tăng lên. Hiện nay chi tiêu trung bình một ngày khách quốc tế khoảng
1,82 triệu đồng, tăng hơn 100% so với năm 2006. Trong đó, chủ yếu chi cho thuê
phòng và ăn uống. Năm 2006 chi tiêu cho thuê phòng và ăn uống chiếm 58,2 %,
đến năm 2011 là 64,2% tổng chi tiêu của du khách. Điều này cho thấy du khách
quốc tế chi cho hàng hóa, quà lưu niệm còn khá ít, đòi hỏi du lịch Bình Thuận cần
nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm tăng chi tiêu của
khách quốc tế.
Bảng 2.8. Mức chi tiêu bình quân/ ngày của khách du lịch quốc tế giai
đoạn 2006- 2011
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Chi tiêu 0,905 1,018 1,220 1,366 1,619 1,812
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Về hình thức tổ chức du lịch: khách quốc tế đi du lịch theo tour ngày càng
nhiều hơn và theo hình thức tự sắp xếp ngày càng giảm. Năm 2006, khách quốc tế
đi theo tour chiếm 40% đến năm 2011 đã tăng lên 56%.
Bảng 2.9. Cơ cấu khách quốc tế đến Bình Thuận theo hình thức tổ chức
du lịch giai đoạn 2006- 2011
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Đi theo tour 40 35,1 48,3 42,6 45,5 56
Tự sắp xếp 60 64,9 51,7 57,4 54,5 44
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Phương tiện đi du lịch: khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay,
tuy nhiên Bình Thuận chưa có sân bay nên phải thông qua một tỉnh khác, chủ yếu l
từ thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, phần lớn khách quốc tế đến tỉnh bằng ô tô. Năm
2006, khách quốc tế đến Bình Thuận bằng đường ô tô chiếm 88,3% và năm 2011 là
Trang 50
80,5%. Hiện khách quốc tế đến Bình Thuận bằng tàu hỏa cũng đang tăng có chuyển
biến khá, năm 2006 chỉ chiếm 9% đến năm 2011 đã tăng lên là 17,8%.
Bảng 2.10. Cơ cấu khách quốc tế đến Bình Thuận theo phương tiện vận
chuyển giai đoạn 2006- 2011
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Ô tô 88,3 88,1 84,3 83,6 79,8 80,5
Tàu hỏa 9,0 10,0 14,3 14,6 17,7 17,8
Các phương tiện khác 2,7 1,9 1,4 1,8 2,5 1,7
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Phần lớn khách quốc tế có ấn tượng tốt về du lịch Bình Thuận. Hơn 50%
lượng khách quốc tế có ấn tượng tốt về phong cảnh Bình Thuận, gần 30% lượng
khách quốc tế cho rằng con người Bình Thuận thân thiện, hòa nhã.
Bảng 2.11. Ấn tượng của du khách quốc tế khi đến Bình Thuận
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Phong cảnh đẹp 50,5 61,5 65,4 63,2 63,6 51,2
Thái độ con người 26,8 24,7 22,9 26,8 26,4 28,2
Hàng hóa rẻ 8,5 6,3 7,1 6,2 6,5 6,2
Khác 14,2 7,5 3,6 3,8 2,5 14,4
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Tóm lại lượng khách, thời gian lưu trú, chi tiêu của khách quốc tế khi đến
Bình Thuận đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chiếm tỉ
trọng thấp trong tổng số khách du lịch đến Bình Thuận hàng năm .Vì vậy, đòi hỏi
Bình Thuận cần phải có kế hoạch, biện pháp nâng cao sức hấp dẫn của điểm du lịch,
xây dựng con người, môi trường thân thiện nhằm thu hút du khách quốc tế đến tỉnh
nhiều hơn nữa.
Trang 51
Bảng 2.12. Cơ cấu khách du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006- 2011
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Khách nội địa 90,3 90,1 90,2 89,9 89,9 89,3
Khách quốc tế 9,7 9,9 9,8 10,1 10,1 10,7
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
2.2.1.2. Khách nội địa
Lượng khách nội địa đến Bình Thuận tăng liên tục qua các năm. Năm 2006
toàn tỉnh đón được 1.401.590 lượt khách nội địa, đến năm 2011 tỉnh đón được
2.502.338 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,29%.
Thị trường khách nội địa: chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận.
Mục đích du lịch của khách nội địa: chủ yếu là nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
(năm 2006 chiếm 74% đến năm 2011 chiếm 72%) tập trung vào những ngày cuối
tuần, các dịp lễ, Tết, nghỉ hè. Ngoài ra còn kết hợp du lịch với các mục đích khác
như thương mại, thăm người thân, bạn bè, công tác hội nghị, tập huấn
Bảng 2.13. Cơ cấu mục đích du lịch của khách nội địa đến Bình Thuận
giai đoạn 2006- 2011. Đơn vị %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Du lịch nghỉ ngơi 74,0 64,7 59,6 77,3 67,3 72,0
Thương mại 8,0 5,7 4,4 3,9 4,2 4,3
Thăm họ hàng, bạn bè 2,1 9,2 9,2 5,8 9,8 6,7
Thông tin báo chí 3,8 2,7 5,00 0,8 1,5 1,9
Công tác, hội nghị, tập huấn 9,5 13,1 17,1 8,4 11,2 10,5
Mục đích khác 2,6 4,6 4,7 3,8 6,0 4,6
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Trang 52
Thời gian lưu trú của khách nội địa: ở tỉnh Bình Thuận không cao, chỉ
khoảng 1,5 ngày/lượt khách.
Bảng 2.14. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa ở Bình
Thuận giai đoạn 2005- 2010
Đơn vị: ngày/ lượt khách
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thời gian lưu trú 1,56 1,53 1,51 1,51 1,52 1,52 1,52
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Số lần khách du lịch nội địa đến tỉnh Bình Thuận: với tỉ lệ đến lần thứ hai,
thứ ba thường năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 tỉ lệ khách nội địa đến tỉnh
lần thứ hai, thứ ba trở lên chiếm 57,31%, đến năm 2011 đã tăng lên 66,64%.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách nội địa đến Bình Thuận theo số lần
giai đoạn 2006- 2011
33.62
37.87 37 35
31.38
33.3642.69 29.69 29.25 32
35.1436.8
30.37
31.533.75 31.232.6226.94
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Đến lần đầu tiên Đến lần thứ hai Đến lần thứ ba trở lên
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Mức chi tiêu của khách nội địa đến tỉnh có xu hướng tăng lên, tuy nhiên còn
thấp và tăng chậm so với chi tiêu của khách quốc tế. Năm 2011 trung bình một
khách nội địa đến tỉnh chi tiêu khoảng 590 ngàn đồng/ngày, tăng gấp đôi so với
năm 2006. Trong đó, phần lớn chi tiêu cho thuê phòng và ăn uống, năm 2006 tiền
thuê phòng và ăn uống chiếm 59,6%, đến năm 2011 chiếm 61,4% tổng chi tiêu.
Như vậy, việc chi cho mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm vẫn chiếm tỉ lệ khá khiêm
tốn ở du khách nội địa.
Trang 53
Bảng 2.15. Mức chi tiêu bình quân/ ngày của khách nội địa tại Bình
Thuận giai đoạn 2005- 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Chi tiêu 299 330 376 443 512 593
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Về hình thức tổ chức du lịch: phần lớn khách nội địa đến Bình Thuận theo
hình thức tự sắp xếp. Năm 2006, chiếm 79,7% và năm 2011 chiếm 76,2%. Khách
nội địa đến Bình Thuận theo tour đang có xu hướng tăng lên, năm 2006 chiếm
20,3% đến năm 2011 tăng lên 23,8%.
Bảng 2.16. Cơ cấu khách nội địa đến Bình Thuận theo hình thức tổ chức
du lịch giai đoạn 2006- 2011
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Đi theo tour 20,3 21,6 18,8 39,2 29,3 23,8
Tự sắp xếp 79,7 78,4 81,2 60,8 70,7 76,2
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Phương tiện đi du lịch: chủ yếu của khách nội địa bằng ô tô. Năm 2006
chiếm 78,3% đến năm 2011 là 79,5%. Ngoài ra khách nội địa còn đến Bình Thuận
bằng tàu hỏa và các phương tiện khác.
Bảng 2.17. Cơ cấu khách nội địa đến Bình Thuận theo phương tiện vận
chuyển giai đoạn 2006- 2009. Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Ô tô 78,3 83,6 78,7 79,8 80,2 79,5
Tàu hỏa 16,6 12,2 17,2 17,9 17,7 17,9
Các phương tiện khác 5,1 4,2 4,1 2,3 2,1 2,6
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Trang 54
2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
Doanh thu du lịch Bình Thuận tăng nhanh và liên tục qua các năm. Năm
1995 chỉ đạt 30,667 tỉ đồng, năm 2006 đạt khoảng 803 tỉ đồng và đến năm 2011 đã
đạt hơn 3.389 tỉ đồng tăng 321,8% so với năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch khá cao, giai đoạn 2001-
2005 đạt 29,84%/ năm, giai đoạn 2006- 2011 đạt 33,36%/ năm.
Doanh thu từ khách quốc tế năm 2011 đạt 1.658 tỉ đồng, tăng 401,4% so với
năm 2006. Tỉ trọng doanh thu từ khách quốc tế có xu hướng ngày càng tăng lên,
năm 2006 chiếm 41,2% tổng doanh thu du lịch thì đến năm 2011 nâng lên 48,9%.
Doanh thu từ khách nội địa năm 2011 đạt 1.731 tỉ đồng, tăng 266,3% so với
năm 2006. Tuy nhiên tỉ trọng doanh thu từ khách nội địa có xu hướng ngày càng
giảm, năm 2006 chiếm 58,8% tổng doanh thu du lịch thì đến năm 2011 chỉ còn
51,1%.
Như vậy, dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm 10,7% tổng số du khách đến
Bình Thuận nhưng có mức chi trả cao và tăng nhanh hơn khách nội địa. Do đó,
Bình Thuận cần đẩy mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy
du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.
Biểu đồ 2.3. Doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-
2011
3389
2539
1891
1424
803
1061
472 612
801 1027
1373 1731
331 449 623
1658
1166
864
0
1000
2000
3000
4000
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
Đ
ơn
v
Tổng doanh thu Khách nội địa Khách quốc tế
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
Trang 55
2.2.3. Cơ sở vật chất- kĩ thuật dịch vụ du lịch
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
Cùng với sự tăng lên của khách du lịch, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận cũng tăng nhanh.
Năm 2005, Bình Thuận có 110 cơ sở lưu trú đang hoạt động với tổng số
3.431 phòng và khoảng trên 252 nhà nghỉ với 2.565 phòng.
Đến năm 2009 toàn tỉnh có 137 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với
tổng số 5.476 phòng và khoảng 321 nhà nghỉ với 3.092 phòng. Đã xếp hạng 82 cơ
sở lưu trú với 4.025 phòng, trong đó có 66 cơ sở được xếp hạng sao.
Cuối năm 2010 đã xếp hạng sao 100 cơ sở lưu trú với 4391 phòng, trong đó
đạt tiêu chuẩn 4 sao có 13 cơ sở, 3 sao có 11 cơ sở, 2 sao có 25 cơ sở, 1 sao có 23
cơ sở, đạt tiêu chuẩn kinh doanh có 28 cơ sở. Còn lại 55 cơ sở lưu trú chưa xếp
hạng.
Bảng 2.18. Số cơ sở lưu trú, nhà nghỉ của Bình Thuận giai đoạn 2005-
2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Cơ sở lưu trú 110 125 131 134 137 155
Tổng số phòng 3.431 4.240 4.575 5.120 5.476 6817
2 Nhà nghỉ 252 261 284 308 321 330
Tổng số phòng 2.565 2.320 2.781 3.051 3.092 3100
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận
Công suất phòng ở một số khu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, Hàm
Thuận Nam vào những ngày cao điểm đạt hơn 80%. Công suất phòng bình quân
năm 2005 đạt 49,44% đã tăng lên 56,32% vào năm 2010, tương đối cao so với các
tỉnh, thành khác trong cả nước.
Mặc dù hàng năm số cơ sở lưu trú tăng lên khá nhiều nhưng cũng chưa đáp
ứng đủ nhu cầu khách du lịch vào những ngày lễ lớn, Tết... Đặc biệt đối với khách
nước ngoài, cụ thể là khách Nga có nhu cầu nghỉ dưỡng rất cao và rất thích các
Trang 56
resort sang trọng bên bờ biển, số phòng nghỉ cao cấp cũng không thể đáp ứng nhu
cầu du khách tăng đột biến vào những ngày nghỉ cuối năm.
2.2.3.2. Dịch vụ nhà hàng ăn uống
Các dịch vụ nhà hàng ăn uống khá phong phú, hầu hết các khách sạn, khu du
lịch, nhà khách, nhà nghỉ đều có nhà hàng, cơ sở ăn uống với chất lượng từ cao cấp
đến bình dân. Hiện có hơn 100 nhà hàng đầy đủ tiện nghi, sang trọng phục vụ các
món ăn Âu, Á, đặc sản địa phương, hơn 60 cơ sở massage và hơn 80 cơ sở bán các
mặt hàng hải đặc sản. Ngoài ra còn có khá nhiều nhà hàng, quán ăn tập trung ở
thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và một số thị trấn trong tỉnh.
Tuy nhiên, nhìn chung chưa có các nhà hàng, phố ẩm thực đặc sắc để thu hút
du khách, còn khá ít các cơ sở đạt chất lượng cao, khá nhiều nhà hàng, quán ăn chưa
đạt tiêu chuẩn, chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
Để đáp ứng nhu cầu của du khách trên địa bàn tỉnh có khá nhiều khu vui chơi
giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.
Các khu vui chơi giải trí như: khu vui chơi giải trí và du lịch Suối Cát, khu
du lịch Eco Hàm Tiến, Trăng Tròn, công ty Airwaves Việt Nam, khu dịch vụ du
lịch Winchamp (Phan Thiết), khu du lịch lặn biển Việt Nam- Scuba (Tuy Phong),
khu du lịch sinh thái Suối Dứa (La Gi). Hệ thống quán bar, vũ trường chủ yếu tập
trung ở thành phố Phan Thiết nhưng số lượng còn ít, qui mô nhỏ, chỉ mới đáp ứng
được một phần nhu cầu vui chơi về đêm của du khách và giới trẻ.
Toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 3 rạp chiếu phim, 1
trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình), 1 nhà hát ca múa Nhạc Biển
Xanh Bình Thuận, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 sân vận động 5000 chỗ, 1 trung tâm
huấn luyện thể thao quốc gia II, 1 trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao.
Các khu vui chơi giải trí kết hợp với các khu du lịch nghỉ dưỡng tổ chức
nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như chơi golf, lướt ván, ca nô trượt nước, lặn biển,
câu cá, chèo thuyền thúng, tắm nước khoáng- bùn khoángnhằm tăng cơ cấu chi
tiêu của du khách và doanh thu du lịch của tỉnh. Tuy nhiên số khu vui chơi giải trí,
Trang 57
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh còn khá ít so với yêu cầu của
người dân địa phương và khách du lịch.
Tỉnh cũng đã xây dựng 1 siêu thị ở Phan Thiết, nâng cấp và xây mới các chợ
đầu mối, chợ chuyên doanh hải sản. Ngoài ra còn có hệ thống cửa hàng trên các trục
thương mại dịch vụ của thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các thị trấn trong địa
bàn tỉnh.
Tuy nhiên doanh thu từ mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm còn thấp. Các siêu
thị, chợ, cửa hàng có qui mô nhỏ, mặt hàng chưa phong phú, mẫu mã chưa đa dạng.
Vẫn còn tình trạng một số cửa hàng bán hàng hóa kém chất lượng, giá cao, ảnh
hưởng đến chất lượng tour du lịch và hình ảnh thân thiện của Bình Thuận. Vì vậy,
các sở, ban, ngành của tỉnh đã phối hợp triển khai chương trình xây dựng cửa hàng
đạt chuẩn, nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả và nâng cao thái độ phục vụ du khách.
Hiện nay các dự án trung tâm thương mại, chợ ở thành phố Phan Thiết, thị xã
La Gi đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư, triển khai xây dựng. Trong tương lai khi
các dự án này hình thành kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, phố
mua sắm qui mô lớn, hàng hóa đa dạng với các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài
nước, hàng lưu niệm độc đáo, giá cả hấp dẫn, dịch vụ cao cấp sẽ thu hút du khách,
kéo dài ngày lưu trú và tăng doanh thu du lịch.
2.2.3.4. Dịch vụ vận chuyển hành khách
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, hệ thống các phương tiện
vận chuyển khách của tỉnh Bình Thuận đã phát triển rõ rệt.
Bình Thuận có 21 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó có 19 cơ
sở kinh doanh lữ hành nội địa, 2 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế. Ngoài ra trên
tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh có 17 hộ kinh doanh cá thể đăng kí kinh doanh lữ
hành nhưng chủ yếu chỉ bán vé xe hoặc cho thuê xe Jeep.
Các doanh nghiệp du lịch lữ hành Bình Thuận liên kết chặt chẽ với các
doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong việc đưa
đón khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nơi khác đến Bình
Thuận và ngược lại.
Trang 58
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường sắt: ngoài tuyến đường sắt thành
phố Hồ Chí Minh- Phan Thiết đã có tàu du lịch năm sao và trung chuyển bằng xe
buýt về các khách sạn du lịch.
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường bộ: hầu hết khách quốc tế đến
bằng đường bộ nên thường đi xe của các cơ sở lữ hành còn khách nội địa chủ yếu đi
xe du lịch hoặc xe chất lượng cao của các hãng xe tư nhân như: taxi Bình Thuận,
công ty Mai Linh, Phương Trang, Tâm Hạnh
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường thủy: hàng tuần có 4 tàu vận tải
hành khách- hàng hóa và ba tàu chuyên vận tải hàng hóa từ Phan Thiết ra đảo Phú
Qúy. Thời gian đi khoảng 6 tiếng, trung bình 2 ngày có 1 chuyến.
2.2.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Năm 2006 toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 7.877 lao động du lịch đến năm
2011 đã tăng lên 15.232 lao động, tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động du
lịch giai đoạn 2006- 2011 là 14,1%.
Cùng với sự phát triển của cơ sở lưu trú, dịch vụ vận tải khách du lịch thì lực
lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch cũng tăng nhanh. Năm 1999 toàn ngành
chỉ có 927 lao động trực tiếp, năm 2000 có 1.576 lao động, năm 2005 có 6.792
người và đến năm 2010 toàn ngành có 8.610 lao động trực tiếp.
Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch tăng nhanh về số lượng nhưng chất
lượng còn thấp, trình độ ngoại ngữ còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao. Lao động
du lịch có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,6% tổng số lao động du lịch.
Trang 59
Biểu đồ 2.4. Chất lượng lao động du lịch tỉnh Bình
Thuận năm 2010. Đơn vị %
49.2
16.6
29.6
4.6
Đại học và trên đại
học
Cao đẳng và trung
cấp
Công nhân kĩ thuật
Lao động khác
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.5. Tình hình đầu tư phát triển du lịch
Toàn tỉnh có 405 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng
kí trên 57.000 tỷ đồng và diện tích đất xây dựng khoảng 8.176 ha và tổng vốn đăng
kí đầu tư là 57.119,5 tỷ đồng. Trong đó có 34 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
đăng kí là 24.242,8 tỷ đồng và 371 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí là
32.876,7 tỷ đồng.
Phần lớn các dự án tập trung ở thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, Hàm
Thuận Nam còn lại rải rác ở Tuy Phong, Hàm Tân, Phú Qúy. Riêng thành phố Phan
Thiết có khoảng 100 khu nghỉ dưỡng sinh thái, biệt thự biển lớn nhỏ trải dài gần 54
km bờ biển. Các khu vực còn lại chưa có thương hiệu, các nhà đầu tư có tâm lý lo
ngại kinh doanh không hiệu quả nên việc đầu tư chưa đồng bộ.
Hiện nay tổng số dự án đi vào hoạt động là 125 dự án, trong đó có 28 dự án
vừa kinh doanh vừa xây dựng, 83 dự án đang xây dựng, 18 dự án đang san ủi, trồng
cây, vướng đền bù 73 dự án và các dự án còn lại đang làm thủ tục xin giấy phép xây
dựng đền bù giải tỏa.
Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư phát triển thêm các khách sạn, resort ở các
huyện thị khác như Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong và xa hơn là huyện đảo
Phú Qúy. Tuy nhiên một số dự án du lịch lớn triển khai rất chậm việc thuê đất đền
Trang 60
bù, lập hồ sơ thủ tục chưa được giải quyết triệt để. Các dự án khai thác cát đen đang
làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.
2.3. Đóng góp của hoạt động du lịch đến sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận
Vai trò, vị trí của du lịch ngày càng nâng cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bình
Thuận. Đóng góp GDP du lịch vào nền kinh tế toàn tỉnh tăng nhanh. Năm 2006
GDP du lịch tỉnh đạt 416,6 tỉ đồng, đến năm 2011 đã đạt 1.905,5 tỉ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2011 là 35,54%/năm.
Tỉ trọng GDP của ngành du lịch trong cơ cấu GDP toàn tỉnh cũng có xu
hướng tăng lên. Năm 2006, GDP của ngành du lịch chiếm 4,09% tổng GDP toàn
tỉnh, đến năm 2011 tăng lên 6,03%.
Số thuế nộp ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận không
cũng ngừng tăng lên. Năm 2006, ngành du lịch Bình Thuận góp vào ngân sách gần
52 tỉ đồng đến năm 2011 đã tăng lên hơn 230 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2006- 2011 là 34,7%.
Đến năm 2010, tỷ trọng khu vực nông- lâm- thủy sản trong tổng GDP của
tỉnh giảm mạnh từ 30,4% xuống còn 21%; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ
32,7% lên 34,2%; khu vực dịch vụ tăng từ 36,9% lên 44,8%. Khu vực dịch vụ đang
dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận.
Như vậy hoạt động du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế
tỉnh Bình Thuận, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng tích cực.
Bảng 2.19. GDP du lịch, tỉ trọng GDP du lịch và số thuế nộp ngân sách
của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006- 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
GDP du lịch (tỉ đồng) 416,6 550,8 742,9 978,58 1.390,5 1.905,5
Tỉ trọng GDP du lịch (%) 4,09 4,28 4,42 4,94 5,70 6,03
Số thuế nộp ngân sách của
ngành du lịch (tỉ đồng)
52 74 112 142 177 230
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
Trang 61
2.4. Một số nhận xét về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh
Bình Thuận
2.4.1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
2.4.1.1. Tác động tích cực
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ
tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.
Góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự
nhiên như khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú, khu
bảo tồn biển Cù lao Cau, khu bảo tồn biển Đảo Phú Quý.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án
có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông
qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
Tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án
thường tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo
Du lịch góp phần tích cực vào việc tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh
quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải
thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương
tiện vệ sinh công cộng, đường sá, thông tin, năng lượng Đối với các làng chài ven
biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển.
Du lịch góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm sức ép do khai thác tài
nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch
nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.
Du lịch góp phần tăng cường chất lượng môi trường: hoạt động du lịch có
thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát
chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi
trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và
duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
Trang 62
2.4.1.2. Tác động tiêu cực
a. Đối với môi trường nước
Chất lượng nguồn nước mặt
Nước sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của du khách, trong các nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi giải tríluôn cao hơn nhiều so với mức nước sử dụng của
người dân xung quanh. Nếu các khu du lịch khai thác và sử dụng nguồn nước mặt
không hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm hoặc cạn kiệt nguồn nước, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe người dân cũng như
môi trường tự nhiên.
Nhìn chung hầu hết các cơ sở du lịch tỉnh Bình Thuận cho nước thải tự ngấm
hoặc thải trực tiếp ra biển. Năm 2006, toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có 5/84 cơ sở du
lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, còn lại phần
lớn các cơ sở du lịch chưa quan tâm đúng mức việc thâu gom rác thải, xử lí nước
thải. Đến năm 2010, có 90/166 cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch tỉnh cũng đang
quan tâm đến tác động môi trường, tăng cường xây dựng hệ thống xử lí nước thải,
rác thải.
Ngoài ra rác thải phát sinh từ việc xây dựng, nạo vét sông hồ và rác thải từ
quá trình khai thác du lịch không được thu gom, xử lí đúng qui định cũng là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, làm gia tăng đáng kể các
tạp chất, bùn cát, vi khuẩn, chất độc hại trong nước sông và du khách trong hành
trình du lịch xả thải bừa bãi cũng gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn nước.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong năm, được tiến hành lấy mẫu
trong 2 đợt, đó là vào mùa khô (tháng 4/2009) và mùa mưa (tháng 10/2009). Mẫu
nước mặt được phân tích đều là nước sông được sử dụng với mục đích cấp nước
sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1).
Mỗi đợt tiến hành lấy 18 mẫu, khu vực lấy mẫu cụ thể như sau:
Các mẫu có kí hiệu NM01, NM02, NM03 lấy tại khu vực sông Dinh, huyện
Hàm Tân.
Trang 63
Các mẫu có kí hiệu NM04, NM05, NM06 lấy tại khu vực sông Phan, huyện
Hàm Thuận Nam.
Mẫu có kí hiệu NM07 lấy tại khu vực sông Cà Ty, huyện Hàm Thuận Nam.
Các mẫu có kí hiệu NM08, NM09 lấy tại khu vực sông Cái, thành phố Phan
Thiết.
Mẫu có kí hiệu NM10 lấy tại khu vực hợp lưu giữa sông Lũy và sông Phan,
huyện Bắc Bình.
Mẫu có kí hiệu NM11 lấy tại khu vực sông Lũy, huyện Bắc Bình.
Các mẫu có kí hiệu NM12, NM13 lấy tại khu vực thuộc sông Phan, huyện
Bắc Bình.
Các mẫu có kí hiệu NM14, NM15, NM16, NM17, NM18 lấy tại khu vực
thuộc sông Lòng Sông, huyện Tuy Phong.
Kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước mặt như sau:
+ Chỉ tiêu pH
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu pH đối với cột
A1 của nước mặt là 6,5- 8,5. Qua biểu đồ ta thấy tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn
cho phép.
Biểu đồ 2.5. Chỉ tiêu pH của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận
Trang 64
+ Chỉ tiêu BOD5
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu BOD5 đối với
cột A1 của nước mặt là 4 mg/l. Kết quả phân tích 18 mẫu ở đợt 1, thì tất cả đều vượt
chuẩn cho phép, cao nhất là mẫu tại sông Phan, huyện Bắc Bình vượt 6,5 lần chuẩn
cho phép. Kết quả phân tích 18 mẫu ở đợt 2 thì có đến 12 mẫu vượt chuẩn cho
phép, cao nhất là mẫu tại sông Lũy, huyện Bắc Bình vượt 4 lần mức cho phép.
Ngoài ra, vào mùa khô hàm lượng ô nhiễm cao hơn so với mùa mưa.
Biểu đồ 2.6. Chỉ tiêu BOD5 của nguồn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_30_6068900519_1975_1872345.pdf