TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP5
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp .5
1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp .5
1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp.8
1.1.3. Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp.9
1.1.4. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.11
1.1.5. Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp.14
1.1.6. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .16
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.20
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .22
1.2.1. Phân tích khả năng huy động vốn.23
1.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn .25
1.2.3. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh.27
1.2.4. Phân tích khả năng thanh toán.28
1.2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động.29
1.2.6. Phân tích khả năng quản lý nợ.32
1.2.7. Phân tích khả năng sinh lời.33
1.3. Công tác phân tích tài chính ở một số doanh nghiệp cùng ngành và bài học
kinh nghiệm .35
1.3.1. Công tác phân tích tài chính ở một số doanh nghiệp cùng ngành.33
136 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư ra bên ngoài mà chú
trọng tập trung cho đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng tới mục tiêu
ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ.
Các khoản phải thu ngắn hạn mà chủ yếu là phải thu khách hàng chỉ chiếm tỷ
trọng rất nhỏ: 1,56% năm 2013, tăng lên 2,23% năm 2014 và giảm xuống còn
1,74% năm 2015. Do đặc thù sản phẩm chủ yếu của Công ty là nước sạch phục vụ
sinh hoạt và sản xuất, in hóa đơn và thu tiền nước khách hàng phát sinh chậm một
tháng so với kỳ kế toán nên khoản phải thu khách hàng tháng sau chủ yếu là công
nợ của tháng trước. Tuy nhiên do khả năng và ý thức chi trả của một tỷ lệ khách
hàng, nhất là khách hàng cá nhân, hộ gia đình còn hạn chế gây ảnh hưởng không tốt
tới tình hình tài chính của Công ty. Riêng năm 2013 có 106 triệu đồng và năm 2015
có 111 triệu đồng là các công nợ tiền nước từ trước đến hết ngày 31/12 năm đó của
khách hàng chưa thanh toán và không còn sử dụng dịch vụ cấp nước không có khả
năng thu hồi, Công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Số còn lại đơn vị xác
nhận nợ, đối chiếu nợ với khách hàng và sẽ thu được vào các tháng tiếp theo. Vì
vậy có thể nói công tác thu tiền cũng như quản lý nợ của Công ty được thực hiện
55
khá tốt. Tuy nhiên còn phải xem xét khoản phải thu trong mối tương quan với
doanh thu thực hiện mới có thể đánh giá chính xác.
Cũng xuất phát từ đặc thù sản phẩm nên hàng tồn kho của Công ty không
bao gồm thành phẩm tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục
vụ cho lĩnh vực sản xuất nước, lắp đặt hệ thống cấp nước cho khách hàng và chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang.
Khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh giá trị chi phí
phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản chưa hoàn thành trong năm, bao gồm các
mạng tuyến ống cấp nước chính và các công trình lớn của Công ty. Từ trước đến
năm 2014 hoạt động xây dựng cơ bản hoàn thành của Công ty được ghi nhận tăng
doanh thu và kê khai thuế GTGT. Tuy nhiên từ năm 2015 toàn bộ chi phí phát sinh
trong quá trình xây dựng cơ bản được ghi nhận vào giá trị xây dựng cơ bản dở dang
và kết chuyển vào giá trị tài sản hình thành khi công trình hoàn thành. Vì vậy trong
khoản mục hàng tồn kho chỉ còn sự đóng góp của nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ.
Giá trị nguyên vật liệu năm 2013 đạt 8.764 triệu đồng chiếm 4,21%. Năm
2014 tăng mạnh lên 11.006 triệu đồng tương ứng 4,96% tổng tài sản. Tỷ trọng
nguyên vật liệu tăng lên năm 2014 cho thấy công tác sản xuất có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên việc dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí
bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Vì vậy đến năm 2015 dự trữ
nguyên vật liệu lại có xu hướng giảm còn 8.294 triệu đồng, chiếm 3,33%. Do vậy,
cần kết hợp phân tích thêm các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để có thể đánh giá
chính xác tình hình dự trữ hàng tồn kho của Công ty.
Là một doanh nghiệp với nhiệm vụ chính là sản xuất nước sạch phục vụ nhu
cầu sử dụng cho toàn tỉnh, giá trị đầu tư cho tài sản dài hạn của Công ty rất lớn, gia
tăng theo thời gian và hầu như chiếm đa số trong tổng tài sản: 72,66% năm 2013,
70,21% năm 2014 và 75,65% năm 2015. Trong đó đầu tư cho tài sản cố định là lớn
nhất, nhất là tài sản cố định hữu hình.
Trong nhóm TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh thì nhà cửa vật kiến trúc
56
và phương tiện vận tải truyền dẫn là hai nhóm tài sản chủ yếu. Do đặc thù sản phẩm
Công ty phải xây dựng nhiều nhà dự án, nhà máy, trạm bơm, nhà khử trùng clo, đài
điều hoà, giếng thu nước, bể chứa, bể lắng, lọc nước... cũng như hệ thống ống dẫn ở
từng địa phương để cung cấp nước đến người sử dụng trên toàn tỉnh. Giá trị đầu tư
các tài sản này thông thường cũng cao hơn so với máy móc thiết bị.
Năm 2014, Công ty đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành tuyến ống cấp nước
Thành phố Đồng Hới, Ba Đồn, Quy Đạt và tuyến D225 cầu Phong Liên – Lệ Thủy
trị giá 9.989 triệu đồng, mua mới một số máy móc thiết bị trị giá 477 triệu đồng, ghi
tăng nguyên giá một số nhà cửa, vật kiến trúc và tuyến ống theo Hồ sơ xác định giá
trị doanh nghiệp cổ phần hóa trị giá 29.471 triệu đồng đồng thời thanh lý các tài sản
đã hết hạn sử dụng trị giá 185 triệu đồng làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình
năm 2014 tăng lên 1.086 đồng so với năm 2013, tuy nhiên mức tăng thấp hơn tổng
nguồn vốn nên tỷ trọng trong tổng tài sản có giảm nhẹ, còn 69,02%.
Năm 2015 mặc dù Công ty tiến hành thanh lý số tài sản không còn sử dụng
trị giá 3.061 triệu đồng nhưng nhờ tiếp tục hoàn thành công trình cải tạo hệ thống
xử lý nước Hải Thành trị giá 576 triệu đồng, mạng tuyến ống cấp II Thành phố
Đồng Hới trị giá 5.910 triệu đồng, mua mới một số máy bơm, máy phát điện, biến
tần và thiết bị dụng cụ quản lý trị giá 820 triệu đồng nên tổng giá trị tài sản cố định
hữu hình năm 2015 vẫn tăng mạnh, đạt 71,4% tổng tài sản.
Tài sản cố định vô hình bao gồm các phần mềm phục vụ cho công tác quản
lý của Công ty còn ít, chỉ chiếm chưa đến 1% giá trị tổng tài sản.
Khoản tài sản dở dang dài hạn phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang
liên tục tăng qua các năm với tỷ trọng 0,32% năm 2013, 0,87% năm 2014 và đặc
biệt tăng mạnh đến 4,21% năm 2015. Đây đều là các công trình phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như các trạm xử lý nước, các hệ thống cấp nước lớn cũng
như mở rộng địa bàn cung cấp nước cho thấy chủ trương đầu tư đúng đắn của
Công ty.
Như vậy với lĩnh vực hoạt động liên quan đến sản xuất, xây dựng thì việc
Công ty đầu tư mạnh vào tài sản dài hạn là hợp lý. Tuy nhiên với tình hình nguồn
57
vốn chủ sở hữu giảm, nợ dài hạn giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng thì xét ở góc độ
an toàn là chưa phù hợp. Công ty cần thay đổi chiến lược huy động và sử dụng vốn
an toàn hơn.
2.2.2.3. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn vừa qua được
thể hiện trong Phụ lục 7.
Nhìn chung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có sự thay
đổi qua các năm. Năm 2014 tổng doanh thu tăng 8.557 triệu đồng tương ứng
16,92% so với năm 2013. Nhưng sang năm 2015 tổng doanh thu lại giảm 180 triệu
đồng tương ứng 0,3% so với năm 2014. Tuy nhiên xem xét đến từng khoản mục cấu
thành tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì đây chưa hẳn là dấu hiệu
cho thấy việc kinh doanh giảm sút của Công ty.
Như đã phân tích khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong tổng
tài sản, từ trước đến năm 2014 hoạt động xây dựng cơ bản hoàn thành của Công ty
được ghi nhận tăng doanh thu. Năm 2013 Công ty hoàn thành hai công trình: mạng
tuyến ống cấp 3 Thị trấn Kiến Giang, Đồng Lê, Đồng Hới trị giá 4.271 triệu đồng
và khai thác, xử lý nước mặt hồ Bàu Sen mở rộng hệ thống cấp nước Thị xã Ba Đồn
trị giá 3.050 triệu đồng. Năm 2014 hoàn thành đưa vào sử dụng hai công trình:
mạng cấp 3 TP. Đồng Hới trị giá 4.536 triệu đồng và mạng cấp 3 TP. Đồng Hới,
Quy Đạt, Ba Đồn trị giá 3.713 triệu đồng. Do đó doanh thu xây dựng cơ bản năm
2014 tăng 928 triệu đồng tương ứng với 12,68% so với năm 2013. Song từ năm
2015 toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản được ghi nhận vào
giá trị xây dựng cơ bản dở dang và kết chuyển vào giá trị tài sản hình thành khi
công trình hoàn thành. Vì vậy không còn tồn tại khoản mục doanh thu xây dựng cơ
bản trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Với sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất là lĩnh vực kinh doanh
chính thì doanh thu cung cấp nước máy là khoản mục lớn nhất cấu thành tổng
doanh thu. Cùng với sự nỗ lực không ngừng mở rộng địa bàn cung cấp, thời gian
qua Công ty không ngửng phát triển số khách hàng mới, năm 2015 lắp đặt thêm hệ
58
thống cấp nước mới cho 2.848 khách hàng, tăng so với năm 2014 là 10,8%, đưa
tổng số khách hàng toàn Công ty đến 31/12/2015 là 34.804 hộ. Sản lượng tiêu thụ
cũng vì thế mà tăng từ 6.156.943m3 năm 2013 lên 7.029.057m3 năm 2014 và
7.971.079m3 năm 2015. Bên cạnh đó đối với ngành nước thì tỷ lệ thất thoát nước là
không thế tránh khỏi do nhiều nguyên nhân như chất lượng hệ thống đường ống, tác
động và ý thức của con người Do đó Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật cũng như răn đe xử phạt nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất thoát nước, đưa tỷ lệ thất
thoát từ 22% năm 2013 xuống còn 20% năm 2015. Tăng cường công tác giám sát
tình hình sử dụng nước của khách hàng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp
gian lận trong sử dụng nước. Trong ba năm qua đã phát hiện được 41 khách hàng sử
dụng gian lận nước máy, xử lý truy thu sản lượng nước thất thu cho Công ty với giá
trị 305 triệu đồng.
Đồng thời triển khai các giải pháp duy trì ổn định và nâng cao chất lượng,
sản lượng cấp nước; chủ trương vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả, linh hoạt hệ
thống máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với diễn biến của thời tiết,
nhu cầu sử dụng và đặc thù của từng đầu mối sản xuất cấp nước; duy trì thực hiện
kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị một cách hợp lý, kịp thời
phát hiện các nguy cơ gây sự cố hệ thống; trang cấp đủ thiết bị chuyên dùng đánh
giá các chỉ tiêu chất lượng nước cho các đầu mối, thường xuyên nắm bắt các biến
động về chất lượng nguồn nước, kịp thời điều chỉnh phương án xử lý phù hợp; từng
bước hoàn thiện và nhất thể hóa các quy trình tác nghiệp, giao dịch với khách hàng
của các đầu mối sản xuất trong việc cung ứng dịch vụ nước máy; tổ chức kiểm tra
công tác quản lý sản xuất của các đầu mối, qua đó chấn chỉnh kịp thời các sai phạm,
thiếu sót trong tổ chức quản lý, điều hành của các đầu mối
Vì vậy doanh thu cung cấp nước máy giai đoạn 2013-2015 không ngừng
tăng: năm 2014 và 2015 lần lượt là 7.245 triệu đồng tương ứng 19,62% và 9.153
triệu đồng tương ứng 20,72%. Điều này đã đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến doanh
thu cung cấp nước máy của Công ty là giá tiêu thụ nước sạch. Giá nước không do
59
Công ty tự xây dựng mà thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ
sở các Thông tư, Nghị định của Chính phủ nên nhiều khi chưa đáp ứng kịp thời với
tình hình sản xuất kinh doanh. Từ năm 2014 đến nay mặc dù giá các nguyên liệu
đầu vào như điện, xăng dầu, hóa chất xử lý nước có sự thay đổi không nhỏ nhưng
đơn giá tiêu thụ nước sạch vẫn không thay đổi và có mức thấp hơn so với các địa
phương khác.
Thực hiện Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng về tăng độ bao phủ vùng dịch vụ
cấp nước, theo yêu cầu của các khu dân cư, trong thời gian qua Công ty đã thi công
hoàn thành đưa vào sử dụng 96.754 mét đường ống phân phối nước đường kính 63-
150mm, đặc biệt đến các khu vực ở xa trung tâm. Phòng Quan hệ khách hàng và
các chi nhánh, các trạm cấp nước tại các huyện thị đã bám sát địa bàn mới, tích cực
thông tin, tuyên truyền và tư vấn cho nhân dân về sử dụng dịch vụ, giải quyết nhanh
thủ tục lắp đặt nhằm thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên với đặc thù cung cấp nước
sạch trên phạm vi tỉnh Quảng Bình cùng với thói quen sử dụng nước giếng của
người dân nên việc phát triển khách hàng của Công ty ngày càng gặp nhiều khó
khăn. Bên cạnh đó quy trình tác nghiệp của các phòng nghiệp vụ, giao dịch với
khách hàng ở nhiều đầu mối sản xuất chưa có sự thống nhất, chưa chặt chẽ, tạo nên
nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác khảo sát, lắp đặt ống
nhánh để phát triển khách hàng một số huyện thị thực hiện chưa nghiêm túc theo
quy định của Công ty. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu lắp đặt ống
nhánh giai đoạn 2013-2015. Mặc dù năm 2014 tăng 297 triệu đồng tương ứng
4,88% nhưng đến năm 2015 giảm mạnh 893 triệu đồng tương ứng với 13,98%.
Cùng với đó là sự giảm sút về giá trị của khoản doanh thu khác (chủ yếu là bán lẻ
vật tư ngành nước cho khách hàng) góp phần làm cho tổng doanh thu năm 2015
giảm nhẹ.
Giá vốn hàng bán cũng có cùng xu hướng thay đổi như doanh thu: năm 2014
tăng 5.744 triệu đồng tương ứng 12,57% so với năm 2013, năm 2015 giảm 965 triệu
tương ứng 1,88%. Tuy nhiên mức độ thay đổi thấp hơn doanh thu nên lợi nhuận gộp
vẫn tăng qua các năm.
60
Các khoản tiền gửi, tiền cho vay năm 2014 không thay đổi so với năm 2013
song do ảnh hưởng của yếu tố lãi suất làm cho doanh thu hoạt động tài chính năm
2014 giảm 438 triệu tương ứng với 23,16%. Năm 2015 Công ty thực hiện một
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trị giá 5.000 triệu đồng làm cho doanh thu hoạt
động tài chính tăng 66 triệu tương ứng 4,54%. Với chủ trương tập trung đầu tư cho
hoạt động sản xuất thì doanh thu hoạt động tài chính của Công ty chỉ đóng góp một
phần rất nhỏ vào kết quả hoạt động trong kỳ.
Chi phí tài chính của Công ty chỉ bao gồm lãi vay phải trả cho gói vay dài
hạn từ Bộ Tài chính nên giá trị ngày càng giảm dần.
Từ năm 2012 Công ty thực hiện đầu tư toàn bộ chi phí đồng hồ lắp đặt hoặc
thay mới trong trường hợp kiểm định không đạt định kỳ 5 năm cho khách hàng có
đường kính D15 và D20mm. Khoản chi phí này được ghi nhận vào chi phí bán
hàng. Vì vậy chi phí bán hàng giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm dần: từ 2.305
triệu đồng năm 2013 giảm 168 triệu vào năm 2014 và tiếp tục giảm 778 triệu còn
1.359 triệu đồng năm 2015 ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của lượng khách hàng
lắp đặt hệ thống cấp nước mới còn do lượng đồng hồ kiểm định hỏng có xu hướng
giảm dần.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty có xu hướng tăng qua các năm:
năm 2014 tăng 778 triệu đồng tương ứng 27,59% so với năm 2013, năm 2015 tăng
nhẹ hơn ở mức 111 triệu đồng tương ứng 3,09% chủ yếu dành cho mua sắm công
cụ và các dịch vụ phục vụ công tác văn phòng.
Có thể khái quát sự thay đổi của các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của Công ty qua biểu đồ 2.3.
Có thể thấy mức tăng doanh thu cao hơn tăng chi phí năm 2014 đã làm cho
lợi nhuận sau thuế năm 2014 có sự cải thiện. Năm 2015 mặc dù doanh thu có giảm
nhưng thấp hơn nhiều so với tổng chi phí vì vậy lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng
mạnh. Điều này là một tín hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty đồng thời cho thấy ý nghĩa của việc phát triển khách hàng, tiết kiệm chi phí trong
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
61
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013-2015
(đơn vị tính: triệu đồng)
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
Tổng doanh
thu
Tổng chi phí Lợi nhuận
sau thuế
TNDN
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
2.2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa
các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự
thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không
hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thể phải
ngừng hoạt động. Do đó đây là nhóm chỉ tiêu rất được quan tâm. Tình hình khả
năng thanh toán của Công ty được thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán giai đoạn 2013-2015
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
TB
ngành
So sánh
2014/2013 2015/2014
1. Tài sản ngắn hạn 54.002 62.027 58.525
2. Hàng tồn kho 10.456 13.510 8.321
3. Nợ ngắn hạn 6.470 13.681 48.975
4. Tỷ suất thanh toán hiện hành (lần) 8,35 4,53 1,19 1,74 -3,81 -3,34
5. Tỷ suất thanh toán nhanh (lần) 6,73 3,55 1,03 1,55 -3,18 -2,52
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty + Stockbiz.vn)
62
Tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh của Công ty qua
các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn đủ đảm bảo cho việc thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn, kể cả tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Do đó
nhìn chung tình hình thanh toán của Công ty khá tốt.
Giá trị tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh chênh lệch
không quá lớn cho thấy giá trị tài sản ngắn có khả năng thanh toán nhanh của Công
ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Điều này cũng là dấu hiệu tốt cho
việc thanh toán các khoản nợ của Công ty.
Tuy nhiên tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh của Công
ty thời gian qua quá cao. Mặc dù tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2014 giảm 3,81
lần so với năm 2013 và tỷ suất thanh toán nhanh giảm 3,18 lần nhưng tham khảo
với chỉ tiêu trung bình ngành do Stockbiz công bố thì hai chỉ tiêu này năm 2013,
2014 vẫn cao hơn các doanh nghiệp trong ngành Dịch vụ hạ tầng – Ga, nước và các
tiện ích khác. Năm 2015 mặc dù tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất thanh toán hiện
hành đã có sự cải thiện đáng kể về mặt số liệu nhưng như đã phân tích ở cơ cấu
nguồn vốn, giá trị nợ ngắn hạn năm 2015 tăng lên đáng kể do tạm treo giá trị công
trình hệ thống cấp nước sạch thị trấn Hoàn Lão nhận bàn giao từ Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình chưa được quyết định tăng vốn chủ sở hữu. Vì vậy có thể nói Công
ty chưa sử dụng vốn có hiệu quả, tài sản ngắn hạn (tiền mặt, khoản phải thu, hàng
tồn kho) quá nhiều trong khi sử dụng chính sách tài chính bảo thủ, ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời của Công ty, cần có giải pháp cải thiện trong tương lai.
2.2.2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động
Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản hợp lý, tiết kiệm và hoạt động hiệu quả
vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn
đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và
chú ý. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Trên cơ sở
khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất
63
kinh doanh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2013-
2015 được tổng kết trong bảng 2.8:
Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động giai đoạn 2013-2015
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
BTW
2015
GDW
2015
CLW
2015
1. Doanh thu 50.534 59.066 58.941 401.342 422.280 853.101
2. Bình quân hàng tồn kho 11.032 11.983 10.916 9.099 11.951 16.206
3. Bình quân khoản phải thu 3.100 3.870 4.534 10.337 13.441 16.915
4. Bình quân TSNH 53.628 58.015 60.276 80.256 57.760 96.309
5. Bình quân TSCĐ 144.765 143.340 157.766 85.696 108.273 219.394
6. Bình quân tổng tài sản 199.092 202.880 224.297 197.684 206.413 405.588
7. Vòng quay HTK (vòng) 4,58 4,93 5,40 44,11 35,33 52,64
8. Số ngày tồn kho (ngày) 79 73 67 8 10 7
9. Vòng quay khoản P.thu (vòng) 16,30 15,26 13,00 38,83 31,42 50,43
10. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 22 24 28 9 11 7
11. Vòng quay TSLĐ (lần) 0,94 1,02 0,98 5,00 7,31 8,86
12. Vòng quay TSCĐ (lần) 0,35 0,41 0,37 4,68 3,90 3,89
13. Vòng quay tổng TS (lần) 0,25 0,29 0,26 2,03 2,05 2,10
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty + cophieu68.vn)
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty các năm lần lượt là 4,58; 4,93; 5,40
khiến cho số ngày tồn kho tương ứng 79; 73; 67 ngày và có xu hướng giảm cho thấy
Công ty có sự cải thiện trong việc đầu tư, dự trữ hàng tồn kho. Tuy nhiên so sánh
với một số doanh nghiệp trong ngành như Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn (CLW),
Công ty CP Cấp nước Bến Thành (BTW), Công ty CP Cấp nước Gia Định (GDW)
năm 2015 thì vòng quay hàng tồn kho của Công ty vẫn thấp, số ngày tồn kho quá
dài.
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty dưới 30 ngày cho thấy Công ty ít bán chịu
hàng hóa, cùng với đặc thù thu tiền nước chậm so với doanh thu phát sinh một
tháng nên tương đối hợp lý. Tuy nhiên số vòng quay khoản phải thu giai đoạn vừa
64
qua có xu hướng giảm do bình quân khoản phải thu tăng lên làm cho kỳ thu tiền
bình quân dài hơn theo thời gian: 22 ngày năm 2013, 24 ngày năm 2014 và 28 ngày
năm 2015. Điều đó cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của Công ty giai đoạn
2013-2015 có sự giảm sút. Bên cạnh đó, so sánh với các công ty khác thì số vòng
quay khoản phải thu của Công ty là khá thấp, kỳ thu tiền bình quân dài.
Vòng quay tài sản lưu động năm 2013 bằng 0,94 cho biết mỗi đồng tài sản
lưu động của Công ty tạo ra được 0,94 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động của Công ty còn thấp. Năm 2014 doanh thu tăng nhanh
hơn đầu tư tài sản lưu động nên chỉ tiêu này được cải thiện, đạt 1,02 lần. Tuy nhiên
sang năm 2015 vòng quay tài sản lưu động lại giảm 0,04 lần. Mỗi đồng tài sản lưu
động năm 2015 chỉ tạo ra được 0,98 đồng doanh thu.
Tương tự như vậy, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản đều
thấp. Năm 2013 mỗi đồng tài sản cố định và tài sản nói chung chỉ tạo ra 0,35 và
0,25 đồng doanh thu. Năm 2014 tăng lên 0,41 và 0,29 đồng tuy nhiên năm 2015 lại
có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do đầu tư vào tài sản tăng mạnh nhưng doanh
thu đạt được không tương xứng. Vì vậy có thể nói hiệu quả sử dụng tài sản của
Công ty chưa cao. Đồng thời, các chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài
sản cố định và vòng quay tổng tài sản của Công ty đều thấp hơn giá trị của các công
ty so sánh mặc dù giá trị tài sản không quá chênh lệch. Do đó Công ty cần sử dụng
nhiều hơn nữa các biện pháp cải thiện hiệu quả đầu tư, nâng cao kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, xét riêng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty
trong giai đoạn 2013-2015 ít nhiều đã có sự cải thiện theo thời gian. Song so sánh
với một số doanh nghiệp cùng ngành thì hiệu quả hoạt động của Công ty còn thấp,
cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, quản lý
khoản phải thu và đầu tư tài sản.
2.2.2.6. Phân tích khả năng quản lý nợ
Việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp có tính hai mặt.
Nếu sử dụng hợp lý thì một mặt giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác sử
65
dụng quá nhiều nợ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp. Vì vậy quản
lý nợ một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong từng thời
kỳ cũng rất quan trọng. Để đánh giá khả năng quản lý nợ của Công ty chúng ta sử
dụng bảng tổng hợp các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.6: Khả năng quản lý nợ giai đoạn 2013-2015
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
1, Nợ phải trả 68.392 72.616 104.929 4.224 32.313
2. Tổng tài sản 197.541 208.218 240.376 10.677 32.158
3. Vốn chủ sở hữu 129.149 135.602 135.447 6.453 -155
4. EBIT 1.751 3.344 4.941 1.593 1.597
5. Chi phí lãi vay 1.324 2.537 2.439 1.213 -98
6. Giá vốn hàng bán 45.699 51.443 50.478 5.744 -965
7. Khấu hao 14.651 15.518 17.186 867 1.668
8. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 34,62 34,87 43,65 0,25 8,78
9. Tỷ số nợ trên vốn CSH (lần) 0,53 0,54 0,77 0,01 0,24
10. Tỷ số khả năng trả lãi (lần) 1,323 1,318 2,026 -0,004 0,708
11. Tỷ số khả năng trả nợ (lần) 0,891 0,935 0,676 0,045 -0,259
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty)
Như đã phân tích ở cơ cấu nguồn vốn, hiện nay Công ty chủ trương đầu tư
sản xuất kinh doanh bằng năng lực tài chính của mình chứ chưa chú trọng sử dụng
nợ. Thực tế tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2013-2015 cho biết mức độ sử dụng
nợ của Công ty. Năm 2013 chỉ có 34,62% giá trị tài sản của Công ty được tài trợ từ
nợ vay, năm 2014 con số này là 34,87%% và năm 2015 là 43,65%. Tỷ số nợ trên
tổng tài sản dưới 50% cho thấy mức độ sử dụng nợ của Công ty thấp. Điều này có
mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của Công ty
cao, tuy nhiên mặt trái của nó là Công ty không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy
tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Mặc dù tỷ số nợ
66
trên tổng tài sản đang có xu hướng được cải thiện nhưng Công ty cần thay đổi chính
sách tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời trong tương lai.
Tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của
Công ty các năm lần lượt là 0,52; 0,53 và 0,77 cho thấy tương ứng với mỗi đồng
vốn chủ sở hữu, năm 2013 Công ty chỉ sử dụng 0,52 đồng nợ vay, năm 2014 sử
dụng 0,54 đồng và năm 2015 sử dụng 0,77 đồng. Đồng nghĩa với việc Công ty sử
dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Đây là chính sách tài trợ an
toàn song Công ty không tận dụng được khả năng chiếm dụng vốn để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng chỉ thực sự
có lợi khi lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Giai đoạn 2013-
2015 tỷ số khả năng trả lãi của Công ty đều lớn hơn 1. Cứ mỗi đồng chi phí lãi vay
năm 2013 có 1,323 đồng lợi nhuận có thể sử dụng để thanh toán. Con số này năm
2014 là 1,318 và năm 2015 tăng lên 2,026 đồng. Do tỷ số khả năng trả lãi phụ thuộc
vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ nên có thể thấy với chính sách sử dụng
nợ an toàn thì hiện tại Công ty đang đảm bảo khả năng trả lãi tốt.
Tuy nhiên tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ
của Công ty, vì ngoài lãi ra Công ty còn phải trả nợ gốc do đó chúng ta còn phải
xem xét tỷ số khả năng trả nợ. Thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_tai_chinh_cong_ty_co_phan_cap_nuoc_quang.pdf