MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I : HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC 3
I. Một số vấn đề chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 3
1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 4
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 5
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 5
2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy Quản lý Công ty Hữu Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 6
* Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 7
2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 11
2.3.1. Đặc điển hoạt động sản xuất của Công ty. 11
2.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thị trường của Công ty. 11
3. Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu do lường quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp 12
3.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp 12
3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp. 14
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 16
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 16
1.1.Tổng giá trị sản xuất GO 16
1.1.1. Khái niệm Tổng giá trị sản xuất 16
1.1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) trong hoạt động sản xuất Công nghiệp 16
1.1.3. Nội dung của tổng giá trị sản xuất (GO) 17
1.1.4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ( GO) 18
1.1.5. Phương pháp xác định tổng giá trị sản xuất (GO) 19
1.2 .Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT) 20
1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu (DT) 20
1.2.2. Công thức tính. 20
1.2.3. Nội dung của Doanh thu 20
1.3 .Doanh thu thuần (DT’) 21
1.3.1.Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu thuần 21
1.3.2. Công thức tính 21
1.3.3. Nội dung, phương pháp xác định doanh thu thuần (DT’) 21
1.4. Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp (M) 22
1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận kinh doanh 22
1.4.2. Công thức xác định lợi nhuận kinh doanh 22
1.4.3. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp 22
2. Thống kê nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 23
2.1. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức 23
2.2. Phân loại nguồn lực của Công ty 23
2.2.1. Theo tính chất của lao động 24
2.2.2.Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. 24
2.2.3. Theo giới tính 24
2.2.4. Theo trình độ lao động. 24
2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 24
2.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 25
2.4.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệ 25
2.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp 25
Chương II : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC 28
I. Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 28
1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 28
1.1. Đảm bảo tính hướng đích 29
1.2.Đảm bảo tính hệ thống 29
1.3.Đảm bảo tính khả thi 29
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả 29
2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 30
2.1. Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 30
2.2. Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 30
II. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 32
1. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 32
1.1. Khái niệm về dãy số thời gian. 32
1.1.1. Dãy số số tuyệt đối: 32
1.1.2. Dãy số số tương đối 33
1.1.3.Dãy số bình quân 33
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 33
1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian 33
1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối 34
1.2.3. Tốc độ phát triển 35
1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ) 35
1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc 35
1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân 35
1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 36
1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn ) 37
2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37
3. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 39
3.1. Vận dụng hệ thống chỉ số vào phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 39
3.2. Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 41
3.3.Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích Lợi nhuận (M) của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 42
Chương III : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC GIAI ĐOẠN
2005-2007 44
I. Tổng quan về Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 44
1. Thực trạng, đặc điểm hoạt động và kết quả Công ty đạt được trong các năm 2005-2008 44
1.1. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị của Công ty 44
1.2. Đặc điểm về lao động 46
1.3. Đặc điểm về vốn của công ty 47
1.4. Đặc điểm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 49
1.4.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49
1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 50
1.5.Đặc điểm về thị trường 51
2. Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới 52
II. Đặc điểm nguồn dữ liệu và cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 52
III. Phân tích biến động của kết quá sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo thời gian 54
1. Biến động của tổng giá trị sản xuất GO theo thời gian 54
2. Biến động của Doanh thu bán hàng của Công ty theo thời gian 55
IV. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 57
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất GO 57
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 62
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đức 65
V. Một số kiến nghị và giải pháp 67
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
ợc xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằng phèo chia.
2.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong thực tế hiện nay, các đơn vị cơ sở thường mới tính hiệu quả kinh tế dưới dạng hiện.
Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ có dạng:
H = KQ/ CP ( chỉ tiêu hiệu quả thuận)
H’ = CP/ KQ ( Chỉ tiêu hiệu quả nghịch)
* Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán
- Số lượng sản phẩn sản xuất được trong kỳ tính toán quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn.
- Doanh thu
- GO
- VA
- NVA
- Lợi nhuận
Nói chung khi sử dụng chỉ tiêu kết quả để đo hiệu quả thì các chỉ tiêu sau tính tổng hợp cao hơn các chỉ tiêu xếp trên nó.
* Về chi phí sản xuất có thể chia ra:
+ Xét theo quan hệ của chi phí sản xuất với sản phẩm làm ra chia thành:
Chi phí thường xuuyên.
Chi phí nguồn lực
+ Xét theo nội dung của các loại chi phí sản xuất, chia thành:
Chi phí về lao động sống.
Chi phí về vốn
Chi phí về đất đai
Bảng dưới đây sẽ thể hịên một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị và sử dụng tổng vốn của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm 2007 so với năm 2006 .
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị sử dụng tổng vốn Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Chỉ tiêu
Công thức
tính
Đơn vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Tốc độ phát
triển i
(lần )
Tổng giá trị sản xuất( GO)
Trđ
14281
20162
1.412
Doanh thu (DT)
Trđ
12116
17363
1.433
Lợi nhuận (M)
Trđ
-697
1508
3.32
Số lao động có bình quân trong
năm ()
Người
79.82
158.79
1.989
Tổng vốn ( TV)
Trđ
24539
32834
1.338
Năng suất lao động bình quân1 lao
động tính theo GO
GO/
Trđ/người
178.91
126.97
0.71
Năng suất lao động bình quân 1 lao
động tính theo DT
DT/
Trđ/người
151.79
109.35
0.72
Năng suất lao động bình quân một lao động tính theo lợi nhuận
M/
Trđ/người
-
9.496
Năng suất sử dụng tổng vốn theo GO
GO/TV
Trđ/Trđ
0.582
0.614
1.055
Năng suất sử dụng tổng vốn theo DT
DT/TV
Trđ/ Trđ
0.494
0.529
1.070
Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn
M/TV
Trđ/Trđ
-
0.064
Mức trang bị tổng vốn trên một lao động
TV/
Trđ/người
307.43
206.776
0.673
Ta thấy năng suất lao động bình quân một lao động trong năm 2007 giảm so với năm 2006 điều này là do số lượng lao động trong năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006. Số lao động này chủ yếu còn trong giai đoạn học việc nên chưa quen với công việc do đó kết quả sản xuất chưa cao.
Chương II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC
I. Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê.
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê thích hợp là một khâu rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu thống kê, giúp cho công việc nghiên cứu đi đúng hướng đạt hiệu quả chính xác hơn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải sản xuất kinh doanh có lãi. Muốn vậy phải nghiên cứu tình hình thực tế của Doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thực tế để từ đó xác định phương hướng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh và tìm ra giải pháp trong mỗi vấn đề cụ thể. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê thích hợp chính là mô hình hoá toán học trong các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê, chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết dự đoánCũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nhân tài vật lực. Muốn vậy Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn việc phân tích đạt kết quả cao thì phải lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phù hợp, thoả mãn các yêu cầu sau:
1.1. Đảm bảo tính hướng đích
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phải hướng tới mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy phương pháp phân tích được lựa chọn phải phản ánh được nhiệm vụ nghiên cứu, đó là phải phản ánh được xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc, đo mức độ biến động của hiện tượng tìm ảnh hưởng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành dự báo.
Đảm bảo tính hướng đích là hướng tới nhiệm vụ cần nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải xoay quanh nhiệm vụ nghiên cứu.. Từ nhiệm vụ phân tích để tìm ra đối tượng phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, công cụ phân tích
Xác định rõ nhiệm vụ phân tích thì mới giải quyết được các vấn đề cần thiết liên quan tới đề tài. Vì vậy, đảm bảo tính hướng đích trong lựa chọn phương pháp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê đạt hiệu quả cao.
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phân tích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau. Các phương pháp thống kê được lựa chọn khi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảm bảo tính hệ thống. Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra không thể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức là phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu.
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựa chọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiện được khả năng đi đúng hướng.
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Nghiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quả chính xác mà đạt mục đích nghiên cứu.
2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
2.1. Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị có thể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thế nào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời.
Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biến động đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít. Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kê một cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn.
2.2. Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cần vận dụng những phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếp theo. Cụ thể:
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụng phương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tính quy luật phát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán cho những năm tiếp theo.
Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéo dài theo thời gian. Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thời gian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy ) phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời gian tới. Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo.
Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M). Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý.
Do thực trạng của Công ty mới thành lập nên việc dự đoán cho các năm tiếp theo còn có nhiều hạn chế và không chính xác nên em sẽ không đi sâu vào việc dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo bên cạnh đó em sẽ tập trung vào việc phân tích thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong những năm nghiên cứu.Vì vậy phương pháp chỉ số sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
II. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm về dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, nămĐộ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số.
Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau:
- Dãy số số tuyệt đối
- Dãy số số tương đối.
- Dãy số số bình quân.
1.1.1. Dãy số số tuyệt đối:
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối.
Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại:
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các trị số của các chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng.
1.1.2. Dãy số số tương đối
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối.
Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm 2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm.
1.1.3.Dãy số bình quân
Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân.
Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến 2005.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối với dãy số thời kỳ).
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian
Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu.
1.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ.
Gọi yi (i=1,2,3n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau:
=
Trong đó yi ( i = 1,2,,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta có thể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN. Kết quả trên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giai đoạn mà chúng ta nghiên cứu.
1.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm.
- Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có công thức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là:
=
Trong đó yi ( i = 1,2,,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây:
=
Vì dãy số thời gian về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mà chúng ta thu thập được là dãy số thời kỳ nên với các công thức trên chúng ta không áp dụng tính toán và phân tích.
1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-).
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có:
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ của một thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó.
∂i = yi – yi-1
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của một thời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định.
∆i = yi – y1 ( i = 1,2 , n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối từng kỳ .
= =
Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc, lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó có thể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
1.2.3. Tốc độ phát triển
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?).
1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1.
ti = yi / yi-1
1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài.
Ti = yi /y1
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và phát triển định gốc có mối liên hệ sau đây:
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
t2t3tn = Tn hay = Ti
Thứ hai: Thương của các tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó
Ti / Ti-1 = ti
1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân
Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn hay nhịp điệu phát triển điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Xuất phát từ quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân thì phải dùng bình quân nhân:
t = = =
Chú ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng qua thời gian phát triển theo xu hướng nhất định.
Khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta vận dụng các công thức trên để tính tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, tốc độ phát triển bình quân cho các chỉ tiêu GO, DT, LNTừ đó có thể thấy được tốc độ và xu hướng phát triển của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian nghiên cứu.
1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.
- Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
ai = =
- Tốc độ tăng ( giảm) định gốc: Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.
Ai = = = Ti - 1
(i = 2,3,,n)
- Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.
= ( lần ) -1
hoặc = (%) -100
Vận dụng các công thức trên trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta tính tốc độ tăng (giảm) định gốc và bình quân, từ đó có thể thấy được GO, DT, LN giữa các thời kỳ tăng hay giảm và tăng hay giảm bao nhiêu lần.
1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn )
Tức là cứ 1 % tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) tương ứng với nó một quy mô cụ thể là bao nhiêu.
gi = i / ai = yi-1/100
Chú ý: - Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm ) định gốc vì nó luôn là một số không đổi.
- Xét về dấu: Trong trường hợp giảm chú ý về dấu của gi.
Dãy số thời gian về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức thường nói về tổng giá trị sản xuất (GO), doanh thu (DT),và lợi nhuận (M) Vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bằng các chỉ tiêu đã nêu trên cùng với số liệu thu thập được trong thời gian thực tập cho phép chúng ta phân tích mức động biến động của Go, DT, M của công ty giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau:
= f(t, b0, b1,bn)
Trong đó:
: Mức độ lý thuyết
b0, b1,bn : các tham số
t: Thứ tự thời gian.
Dựa vào tăng (giảm )tuyệt đối để lụa chọn đúng đắn các dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời phải kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như: Dựa vào đồ thị, dựa vào tốc độ phát triển
Các tham số bi (i =1,2,3n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
∑(yt – ) = min
Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng:
- Phương trình đường thẳng:
= b0 + b1t
Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ( còn gọi là sai phân bậc 1 ) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để xác định giá trị của tham số b0 và b1:
∑y = nb0 + b1∑ t
∑ty = b0∑t + b1∑t2
- Phương trình parabol bậc 2
= b0 + b1t +b2t2
Phương trình parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian , đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.Các tham số b0 ,b1 , b2 được xác định bởi hệ phương trình sau:
∑y = nb0 + b1∑t +b2∑t2
∑ty = b0∑t + b1∑t2 + b2∑t3
∑t2y = b0∑t2 + b1∑t3 + b2∑t4
-Phương trình mũ:
= b0.b1t
Được sử dụng khi các tốc dộ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây bể tìm các giá trị của hệ số b0 và b1:
lgy = n. lgb0 + lgb1∑t
∑t. lgy =lgb0.∑+ lgb1.∑t2
Giải hệ phương trình trên ta sẽ được lnb0, lnb1 tứ đó ta sẽ suy ra được giá trị của b0 và b1.
Vận dụng phương pháp này vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cho phép chúng ta tìm được hàm xu thế tốt nhất qua thời gian của tổng giá trị sản xuất GO,daonh thu (DT), lợi nhuận (M)
3. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp dãy số thời gian mà ta vừa nghiên cứu chỉ cho ta thấy được xu thế biến động của hiện tượng và đo lường mức độ biến động của hiện tượng trong thời gian nhất định. Còn phương pháp chỉ số không chỉ cho phép biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian mà còn cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng của biến động của từng nhân tố đến biến động toàn bộ của hệ thống phức tạp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tổng giá trị sản xuất GO, doanh thu DT, lợi nhuận M.
Thực hiện việc phân tích nhân tố theo phương phápnày cầm phải tuân thủ hai điều kiện mang tính giả định như sau:
Một là, phải xác định được phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, thứ tự sắp xếp các nhân tố phải theo trính tự: từ nhân tố chất lượng đến nhân tố số lượng, hoặc ngược lại.
Hai là, khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ảnh hưởng nào đó đến sự biến động ( tương đối và tuyệt đối) của chỉ tiêu phân tích thì ta cho nhân tố cần nghiên cứu biến động và cố định các nhân tố còn lại: nhân tố số lượng đối với nhân tố đang nghiên cứu được cố định ở kỳ báo cáo (theo cách của Paasche), còn nhân tố chất lượng đối với nhân tố đang được nghiên cứu được cố định ở kỳ gốc (theo cách của Laspeyres).
3.1. Vận dụng hệ thống chỉ số vào phân tích tổng giá trị sản xuất (GO) của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Trong phân tích tổng giá trị sản xuất (GO), tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà có thể áp dụng các mô hình nghiên cứu khác nhau.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới GO của doanh nghiệp Công nghiệp ta có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Với công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đứcchúng ta có thể vận dụng được một số mô hình sau:
Ký hiệu : 0 - Kỳ gốc
1 - Kỳ nghiên cứu
W – Năng suất lao động
L - Số lao động
Mô hình 1: Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố là năng suất lao động bình quân và tống số lao động của Công ty.
IGO = =*
Mô hình 2 : Biến động của GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Năng suất lao động cá biệt (W) và số lao động (L)
IGO = =*
Mô hình 3: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố :năng suất lao động cá biệt(W), kết cấu lao động(dT), tổng số lao động ()
IGO =**
Mô hình 4: Biến động GO do ảnh hưởng của hai nhân tố : Hiệu năng tài sản cố định (HK) và nguyên giá tài sản cố định có bình quân trong kỳ ()
IGO = =
Mô hình 5: Biến động của GO do ảnh hưởng của ba nhân tố: Năng suất dử dụng phân phối lần đầu của lao động theo GO (Hv = GO/V) , Thu nhập bình quân một lao động (=V/) và số lao động có trung bình ()
IGO = = **
Với V là tổng quỹ phân phối lần đầu của lao động.
Với số liệu về GO thu thập được từ Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007, áp dụng một trong các mô hình trên để tính toán, kết quả tính toán sẽ cho phép chúng ta thấy đâu là nhân tố có ảnh hưởng tích cực làm tăng GO và đâu là nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt làm giảm GO trong kỳ nghiên cứu để từ đó có phương hướng thích hợp nhằm phát huy những nhân tố tích cực hạn chế những nhân tố tiêu cực. Đây là một việc làm không thể thiếu đối với mọi Doanh nghiệp nói chung và Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức nói riêng.
3.2. Vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích doanh thu của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu của một Doanh nghiệp, do đó mà có nhiều hệ thống chỉ số để phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp Công nghiệp. Tuy nhiên, với những số liệu thu thập được ở công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta có thể áp dụng một trong những hệ thống chỉ số sau để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu của Công ty.
Mô hình 1: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hai yếu tố là năng suất lao động bình quân ()và tổng số lao động của Công ty ()
IDT = = *
Mô hình 2: Biến động của Doanh thu do ảnh h