Luận văn Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 3

I. Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 3

1. Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 3

1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại. 3

1.2. Khái niệm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 4

2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 5

3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 7

II. Những vấn đề chung về phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 8

1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 8

1.1. Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê. 8

1.2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. 10

1.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. 11

2. Lựa chọn các phương pháp phân tích: 17

2.1. Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích: 17

2.2. Các phương pháp phân tích 18

Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm hà nội thời kỳ 2000 - 2005 22

I. Khái quát Công ty bảo hiểm Hà Nội 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội 22

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bảo hiêm Hà Nội. 23

2.1. Chức năng của công ty Bảo hiểm Hà Nội. 23

2.2. Nhiệm vụ của công ty Bảo hiểm Hà Nội . 24

3. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Hà Nội. 25

4. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 30

4.1. Đặc điểm tình hình: 30

4.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005: 31

II. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới 37

1. Hướng phân tích. 37

1.1. Chỉ tiêu về quy mô. 38

1.2. Chỉ tiêu cơ cấu. 38

1.3. Chỉ tiêu biến động. 38

1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. 39

2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 39

2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 39

2.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu 46

2.3. Phân tích số vụ tai nạn và tình hình giải quyết bồi thường 62

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội trong thời gian qua. 69

I. Đánh giá chung về nghiệp vụ bảo hiểm TRáCH NHIệM DâN Sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005 69

1. Những mặt đã làm được. 69

1.1. Về công tác khai thác 69

1.2. Về công tác giám định và bồi thường tổn thất. 70

1.3. Về tổ chức hoạt động. 70

2. Những hạn chế. 70

II. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 71

III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Hà Nội. 72

1. Với công tác khai thác 72

2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 75

3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất 75

4. Công tác tổ chức nhân sự 77

5. Những kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác thống kê bảo hiểm . 78

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

 

 

docx83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết toán kinh doanh lãi (hay lỗ), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước… - Phòng thanh tra pháp chế: có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường. Ban thanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm v.v… - Phòng thông tin – tin học: có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về kinh tế chính trị cũng như hoạt động của thị trường trong nước và quốc tế; những thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ (tuần, tháng , quý. - Phòng định giá phí bảo hiểm thực chất là tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm. Về nguyên tắc, phí bảo hiểm được bộ tài chính xét duyệt trên cơ sở định phí của các doanh nghiêp. Phòng định phí bảo hiểm phải căn cứ xác suất rủi ro; các điều kiện, điều khoản và chế độ bảo hiểm có liên quan đến sản phẩm đó, tình hình đầu tư trên thị trường v.v… để định phí bảo hiểm cho sản phẩm sẽ triển khai hợp lý, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Định phí bảo hiểm là công việc khó khăn; không chỉ liên quan đến yếu tố hình thành phí mà còn liên quân đến thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế; liên quan đến chiến lược hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Nhà Nước. Vì vậy biểu phí bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Hà Nội xây dựng nhưng phải được Nhà Nước phê duyệt, điều chỉnh cho phù hợp chung của thị trường. - Phòng đầu tư: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy bên cạnh việc đánh giá rủi ro quản lý rủi ro để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm có lãi phải có chiến lược đầu tư hợp lý để thu được lợ nhuận. Đầu tư là bộ phận quan trọng của bộ phận kinh doanh bảo hiểm, phòng đầu tư có trách nhiệm xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược doanh nghiệp xác định nguồn lợi thu được và phương pháp phân bổ nguồn lực v.v…nguồn vốn đầu tư của công ty bảo hiểm Hà Nội thông thường: + Vốn điều lệ + Quỹ dự trữ bắt buộc + Quỹ dự trữ tự nguyện + Lợi nhuận chưa phân phối + Vốn nhàn rỗi từ DPNV bảo hiểm Phương thức đầu tư của Công ty Bảo hiểm Hà Nội : + Cho vay + Gửi Ngân hàng(VNĐ, ngoại tệ) + Kinh doanh bất động sản + Mua cổ phiếu và trái phiếu Ngoài ra còn có các phòng Bảo Hiểm Hàng Hải, Bảo Hiểm Hàng Không là những nghiệp vụ bảo hiểm lớn đòi hỏi phải có một phòng ban chuyên trách. Bên cạnh đó còn có bảo hiểm cháy và rủi ro, kinh doanh, bảo hiểm kĩ thuật là những nghiệp vụ bảo hiểm đòi hỏi phải có chuyên gia thẩm định để tránh bị thiệt hại do lừa bảo hiểm. Thêm vào đó, ở mỗi quận huyện trong thành phố bảo hiểm Hà Nội đều có một phòng kinh doanh. Đây chính là chủ lực của Công ty, với cơ cấu gọn nhẹ mỗi phòng kinh doanh ở quận huyện bao gồm: - Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước công ty. - Phó phòng phụ trách về nhân sự và kinh doanh. - Cán bộ kế toán cân đối thu chi của phòng và liên lạc thường xuyên với phòng kế toán cua công ty. - Cán bộ bồi thường chuyên thẩm định và bồi thường các hợp đồng bảo hiểm. - Cán bộ thống kê kưu giữ số liệu,làm báo cáo định kì. - Thủ quĩ nhận tiền bảo hiểm,chi tiền bồi thường. - Cán bộ khai thác đi tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho phòng. - Ngoài ra còn có các phòng Bảo hiểm do các ban ngành trong thành phố như phòng bảo hiểm quốc phòng…Các phòng bảo hiểm này ngoài phaỉ cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên địa bàn,còn phải thi đua với nhau bởi phòng bảo hiểm của quận này có thể tìm khách hàng đang thường trú ở quận khác trong thành phố,do đó đòi hỏi các phòng phải năng động tìm kiếm, kí hợp đồng và chăm sóc khách hàng cẩn thận. Với mỗi phòng ban lại có:điểm bán lẻ,cộng tác viên,đại lí.Đây là những cá nhân, tập thể ở ngoài công ty đứng ra tìm kiếm khách hàng cho công ty và lời nhuận họ thu được chính là phần trăm số tiền trên hợp đồng mà công ty kí kết đựơc với khách hàng do họ tìm ra.Đây chính là những chân rết đI sâu tìm kiếm khách hàng đắc lực cho công ty.Nhờ có một cơ cấu tổ chức thích hợp,Bảo Hiểm Hà Nội đã phát huy được sức mạnh của mình trên cơ sở khai thác được ưu thế hoạt động của tất cả các phòng ban cũng như các văn phòng chi nhánh công ty. 4. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 4.1. Đặc điểm tình hình: Trong năm 2005 tình hình kinh tế cả nước nói chung và địa bàn thủ đô Hà nội nói riêng tuy gặp phải nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra và đặc biệt là do dịch cúm gia cầm hoành hành trong một thời gian dài….song tiếp tục tăng trưởng,nổi bật nhất là ngành công nghiệp và tiêu dùng bao gồm cả trong nước và xuất khẩu trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng mạnh.Trong các năm gần đây thành phố liên tục đạt tỉ lệ tăng trưởng cao ở mức 11% dự kiến năm 2006 vẫn giữ mức tăng trưởng này.Đây là những điều kiện khách quan rất có lợi cho bảo hiểm bên cạnh đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao,Bảo Hiểm Hà Nội luôn được sự quan tâm,tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng chính quyền thành phố Hà Nội,sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tổng công ty Bảo Việt Việt Nam cũng như sự hỗ trợ hiệu quả của các phòng ban thuộc tổng công ty Bảo Việt Việt Nam và các đơn vị thành viên thuộc hệ thống Bảo Việt. Bên cạnh những thuận lợi đó Bảo Hiểm Hà Nội cũng gặp phải không ít nhũng khó khăn.Trong thời gian gần đây thị trường bảo hiểm cả nước và Hà Nội có những chuyển biến rõ nét so với thời gian trước đây.Sự ra đời của các công ty bảo hiểm trong nước và việc nhà nước cho phép các công ty Bảo Hiểm liên doanh với nước ngoài được mở rộng lĩnh vực kinh doanh làm cho thị phần của Bảo Hiểm Hà Nội bị thu hẹp rõ rệt.tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được cải thiện,tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt,nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng giảm giá,tăng chi phí kinh doanh để có dịch vụ. Đặc biệt sự gia tăng hoạt động của các công ty bảo hiểm cổ phần mới tham gia thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.Ngoài ra việc nhà nứơc cho phép các công ty Bảo Hiểm liên doanh với nước ngoài mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh huởng không nhỏ đến thị phần của công ty,chi riêng công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA) được phép mở rộng cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển Bảo hiểm Việt Nam nữa làm giảm doanh thu của công ty nhiều tỷ đồng ,hay sự hoạt động của công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc làm Bảo hiểm Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình được đầu tư vốn qua Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam.Các công ty Bảo hiểm sử dụng nhiều biện pháp kể cả không lành mạnh để cạnh tranh.Trên đây là một số nét về đăc điểm tình hình kinh tế xã hội của thị trường bảo hiểm nói chung va Bảo hiểm Hà Nội nói riêng. 4.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005: *Kết quả kinh doanh: Năm 2005 tổng doanh thu công ty đạt 178,92 tỷ đồng tăng trưởng 15% so với năm 2004(Doanh thu thực hiện năm 2004 là 155,56 tỷ đồng).Trong điều kiện kinh doanh găp nhiều khó khăn,Bảo Việt Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch tổng công ty giao va đạt tăng trưởng cao,thể hiên sự cố gắng rất lớn của toan thể cán bộ công nhân viên trong công ty. *Công tác giám định – bồi thường: Trong năm 2005, toàn công ty tiếp nhận và giải quyết 41.420 hồ sơ trong đó: - 5.844 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới - 16.964 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người - 18.485 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hoc sinh - 85 hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy và RRHH - 11 hồ sơ bồi thường bảo hiểm ki thuật - 31 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hải. Và gần 250 các vụ bồi thường các nghiệp vụ khác. Trong số 57 nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai, có 36 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 60,73 tỷ đồng, bằng 32,64% tổng thu.Tỷ lệ bồi thường này nhìn chung trong mức cho phép. Tỷ lệ bồi thường giảm 5% so với năm 2004 cho thấy công ty đã nỗ lực trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất và đã thu được kết quả nhất định. Với những vụ tổn thất lớn trên phân cấp của công ty,công ty đã kịp thời báo cáo và nhận được ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của Bảo Việt Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2005 Bảo hiểm Hà Nội đã phối hợp tốt với các công ty bảo hiểm Đà Nẵng, bảo hiểm Thừa Thiên Huế giải quyết tốt vụ tai nạn tầu E1 xảy ra ngày 12/3/2005 tại Lăng Cô - Thừa Thiên Huế với 11 người chết,bị thương trên 100 người.Công ty đã cử cán bộ kịp thời thăm hỏi gia đình các nạn nhân và chi trả bảo hiểm với tổng số tiền bồi thường là 1,051 tỷ đồng. Việc làm này đã được ngành Đường sắt và hành khách đánh giá cao, nâng cao uy tín của bảo hiểm Bảo Việt nói chung và của bảo hiểm Hà Nội nói riêng. Để có được khả năng bồi thường nhanh chóng kịp thời và chính xác không thể không kể đến công tác giám định như: - Tiếp nhận thông tin và tổ chức giám định kịp thời. - Biên bản giám định và hồ sơ giám định cơ bản đảm bảo yêu cầu. - Công tác phối hợp giữa các phòng, giữa Bảo Việt Hà Nội và khách hàng thực hiện tương đối tốt. - Công tác giám định hộ tỉnh bạn đảm bảo quy định của Tông công ty. Trong năm không phát sinh khiếu nại, vướng mắc với các tỉnh bạn trong việc giải quyết tai nạn trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như : - Vẫn còn một số vụ giám định chậm, giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình giám định. - Một số vụ giám định chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu như: + Biên bản giám định ghi chép không đầy đủ, chưa đánh giá chính xác nguyên nhân tai nạn, quá thụ động vào hồ sơ của cơ quan chức năng. + Một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao phải xác minh kiểm tra lại gây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng. + Một số vụ việc phối hợp giữa các phòng chưa, thống nhất chưa nhịp nhàng. *Những mặt công tác khác: - Công tác tổng hợp, TCCB - đào tạo và lao động tiền lương. Công tác Tổng hợp năm 2005 đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong công tác điều hành, duy trì tốt việc giao ban hàng tháng của Công ty. Giao ban hàng tháng đã thực sự trở thành những buổi hội thảo để các phòng cùng trao đổi, chia sẻ những thông tin trong thị trường, những giải pháp, chíng sách cần được thực hiện để tăng sức cạnh tranh. Trước và sau kỳ giao ban, Báo cáo tổng hợp kết quả công việc chung toàn Công ty đều được lập giúp cho Ban Giám đốc năm bắt sát tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị và để ra nhiệm vụ, biện pháp giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, công tác này cũng còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, đôn đốc các đầu công việc đã để ra theo Chương trình công tác hàng tháng. - Công tác Tổ chức cán bộ: Nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ trong toàn Công ty, Công ty đã bổ nhiệm mới 5 đồng chí lãnh đạo phòng, bổ nhiệm lại cho 21 đồng chí theo phân cấp, báo cáo Bảo Việt Việt Nam bổ nhiệm lại 3 đồng chí. Thực hiện đúng quy định của Luật lao động và quy chế của Công ty, năm qua Công ty đã giải quyết nâng lương cho 47 đồng chí, giải quyết tái tục hợp đồng lao động cho 19 cán bộ, kiểm tra xét duyệt chuyển 46 cán bộ hợp đồng thời hạn sang hợp đồng không xác định thời hạn. Những việc nêu trên đã mang lại sự phấn khởi, tin tưởng và tâm lý ổn định công tác cho các cán bộ trong Công ty. Đầu năm Công ty đã tổ chức tốt việc giao kế hoạch cho các Phòng kinh doanh. Để hoàn thành được nhiệm vụ Tổng Công ty giao, đi đôi với công tác quản lý kinh doanh, công ty cũng luôn chú ý tăng cường giáo dục ý thức xây dựng tập thể đối với cán bộ, các trường hợp vị phạm Quy trình nghiệp vụ, Quy chế quản lý Tài chính đều được xử lý kịp thời. - Công tác đào tạo: Năm 2005 đã quan tâm cả về lượng và chất của công tác đào tạo. Hàng tháng, tuỳ thuộc yêu cầu quản lý, yêu cầu công tác và theo kế hoạch đào tạo trong năm, Công ty đều tổ chức các lớp tập huấn nội bộ cũng như mời các chuyên gia tham gia giảng dạy hay gửi cán bộ tham gia các khoá học của Trung tâm đào tạo và các Trung tâm Giáo dục-Đào tạo khác. Trong đó một số khoá học rất thiết thực và được đánh giá cao. Công ty đã cử 97 lượt cán bộ tham dự các khoá học của Trung tâm đào tạo và Tổng Công ty tổ chức như “Khoá bảo hiểm xe cơ giới và an toàn giao thông”, khoá “Kỹ thuật ôtô”, khoá “ Bảo hiểm xe cơ giới nâng cao”, Khoá “ Ngoại gữ chuyên ngành nâng cao”... Ngoài ra Công ty còn tổ chức 18 lớp và buổi Hội thảo cho toàn thể cán bộ nhân viên như: Mời diễn giả nói chuyện về tình hình chính trị, khoa học xã hội quốc tế và trong nước. Tập huấn một số nghiệp vụ tại Công ty, Đào tạo “Marketing trong bảo hiểm, nghệ thuật chinh phục khách hàng và kỹ năng giao tiếp”, Khoá học “ Kỹ năng đàm phán, soạn thảo ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh”. - Công tác tuyên truyền quảng cáo: Trong năm 2005, công tác tuyên truyền quảng cáo đã được Công ty quant tâm chỉ đạo sát sao hơn. Công ty đã chú ý quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của Bảo Việt trên địa bàn thủ đô, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành ngày truyền thống Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế. - Công tác Tài chính – Kế toán Công tác Tài chính - Kế toán đã kịp thời phản ánh được tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán ấn chỉ, thanh quyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh từng bước được củng cố. Chứng từ sổ sách đầy đủ, rõ ràng. Thực hiện báo cáo nghiệp vụ theo đúng quy định của ngành. Tổ chức tập huấn công tác kế toán và thống kê cho các cán bộ chuyên trách tại các Phòng bảo hiểm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của chế độ, chính sách. Công tác chi trả tiền bồi thường cho khách hàng được đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo phục vụ khách hàng tốt, đáp ứng yêu cầu công tác, hỗ trợ cho công tác khai thác. Phương án khoán chi quản lý được ban hành từ đầu năm đã tạo cho các phòng sự chủ động hơn trong điều hành kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng đã tăng cường kiểm soát chi tiêu theo kế hoạch do các phòng thực hiện. Công ty đã tiến hành việc kiểm tra công tác tài chính kế toán và quản lý tiền mặt tại một số Phòng tại trụ sở Công ty và các quận huyện. Tuy nhiên Công tác Tài chính kế toán vẫn còn có một số tồn tại như sau: + Mặc dù Công ty đã chỉ đạo sát sao và đề ra mốc thời gian hoàn thành việc thanh quyết toán 15% để lại nhà trường nhứng nhiều phòng thực hiện còn chậm, do đó công tác này còn chưa được giải quyết triệt để. + Công ty cần chủ động tiến hành kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn công tác thu chi tài chính của các phòng bảo hiểm khu vực một cách thường xuyên hơn nữa đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Trong năm qua, Công ty đã được Cục Thuế, Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra công tác quản lý tài chính của Công ty. Nhìn chung kết quả cho thấy Công ty đã luôn thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải tiếp tục rút kinh nghiệm và khắc phục những kiến nghị của các đoàn nêu ra để xây dựng bộ máy tài chính kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. - Công tác Thống kê - Tin học Trong năm 2005, bên cạnh việc sử dụng và khai thác các ứng dụng tin học của Tổng Công ty cung cấp, Công ty còn hỗ trợ các phòng một số ứng dụng nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ khách hàng. Một số ứng dụng được áp dụng như: + In Giấy chứng nhận bảo hiểm các nghiệp vụ: ôtô, con người, du lịch, học sinh và bảo hiểm xe máy đối với các hợp đồng lớn. + Theo dõi trình bồi thường nghiệp vụ con người, ôtô trên máy. + Theo dõi thông tin phát sinh và bồi thường trên phân cấp tới từng phòng + Xây dựng bổ sung báo cáo chỉ tiểu kinh tế cho các nghiệp vụ mới + Triển khai công tác thống kê theo từng cán bộ. + Hơn 60% các phòng đã có ứng dụng ADSL giúp cho việc giao dịch với khách hàng được thông suốt và kịp thời, giảm đáng kể việc giao dịch trực tiếp trong các trường hợp có thể giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng chỉ đạo phòng tin học tổ chức việc tập huấn ngay tại các phòng trên cơ sở thực tế công việc hàng ngày. Các ứng dụng và công tác trên không những giúp các cán bộ có thêm thời gian tập trung cho công tác khai thác, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc mà còn góp phần đáng kể trong việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế sau: + Số liệu thống kê còn chưa đầy đủ mất thời gian kiểm tra đối chiếu và bổ sung. Báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế còn có phòng nộp chậm. + Nhìn chung trình độ sử dụng thiết bị tin học của cán bộ còn hạn chế nên hiệu quả ứng dụng thiết bị tin học và mạng nội bộ trong kinh doanh chưa cao. - Công tác sử dụng và quản lý đại lý Năm 2005, Công ty đã đào tạo 6 lớp Đại lý cho 168 học viên (vượt kế hoạch 01 lớp), trong đó: + Đào tạo chính quy 03 lớp đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp cấp I cho 75 học viên. + Đào tạo theo yêu cầu 02 lớp đại lý tổ chức với 72 học viên + Phối hợp với Trung tâm đào tạo Bảo Việt mở 01 lớp đại lý cấp II cho 21 học viên. Công ty thành lập mới 3 tổ Đại lý chuyên nghiệp: Đông Anh, Thanh Trì và một tổ đại lý chuyên nghiệp số 2 – phòng BH Long Biên. Kiện toàn tổ chức đại lý tại các phòng Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân. Công ty cũng thực hiện việc Giao ban Tổ trưởng đại lý hàng tháng. Công ty đã quan tâm theo dõi chế độ hỗ trợ đối với đại lý sát sao hơn cũng như chú trọng khuyến kích, động viên kịp thời hơn qua các đợt thi đua khen thưởng. Đặc biệt năm 2005 là năm đầu tiên Công ty giao kế hoạch doanh thu cho các Tổ đại lý và đến 31/12/2005 doanh thu do đại lý chuyên nghiệp đem lại là 9 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Phòng Quản lý đại lý và các phòng nghiệp vụ cần nghiên cứu để áp dụng cách thức quản lý và sử dụng đại lý chuyên nghiệp có hiệu quả hơn. - Công tác Hành chính – Quản trị Nhìn chung, Phòng đã đáp ứng được yêu cầu công tác, đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ làm việc cho các Phòng ban Công ty để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Trong năm, Công ty đã tiến hành thuê trụ sở làm việc mới cho Phòng Hoàng Mại, Thanh Trì. II. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI 1. Hướng phân tích. Như đã nói ở trên, để dánh giá một cách đầy đủ tình hình hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội đòi hỏi phải tính toán đầy đủ các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu ( đã trình bày ở chương I ). Tuy nhiên, do số liệu thu thập không đầy đủ và việc tính toán quá phức tạp nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta chỉ tính toán và phân tích một số chỉ tiêu quan trọng. 1.1. Chỉ tiêu về quy mô. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô bao gồm số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và doanh thu của nghiệp vụ. Qua nhóm chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội và quy mô phí mà Công ty đã thu được trong một năm hoặc một thời kỳ. Qua đó dánh giá được khả năng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ đó. 1.2. Chỉ tiêu cơ cấu. Chỉ tiêu cơ cấu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm cơ cấu phân theo chủng loại xe như: xe máy 50 cm3, Ôtô 5 chỗ, Ôtô tải; cơ cấu phân theo mức trách nhiệm gồm 3 mức: 12/30, 15/80, 20/80; cơ cấu theo chủ phương tiện cơ giới gồm: chủ phương tiện cơ giới là người Việt Nam, chủ phương tiện cơ giới là người nước ngoài. Mỗi loại cơ cấu ta lại nghiên cứu số lượng xe tham gia từng loại và tỷ trọng của chúng trong tổng số xe tham gia bảo hiểm đồng thời cũng tính luôn doanh thu của mỗi loại và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại trong tổng doanh thu. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu giúp ta biết được xu hướng biến động của mỗi loại tham gia bảo hiểm, loại nào có xu hướng tăng, loại nào có xu hướng giảm, nguyên nhân. Qua đó đánh giá được tiềm năng mỗi loại và xem loại nào có khả năng phát triển mở rộng. 1.3. Chỉ tiêu biến động. Ta có thể xác định mức độ biến động của số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường, tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường. Việc xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu này giúp ta xác định mức tăng giảm hàng năm và trong từng thời kỳ, nhờ vậy có thể dự đoán được giai đoạn tiếp sau và rút ra những sai xót trong giai đoạn vừa qua. 1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Để tính chỉ tiêu biến động số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, cơ cấu của số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn cần sử dụng chỉ tiêu quy mô số xe tham gia bảo hiểm. Để tính các chỉ tiêu biến doanh thu nghiệp vụ, cơ cấu doanh thu… cần sử dụng chỉ tiêu quy mô doanh thu. Để tính chỉ tiêu biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường cần phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ tương ứng như trên để tính. 2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bảng 1 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị : Chiếc Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 4.262 4.895 4.949 5.725 5.814 5.825 Q. Hoàn Kiếm 3.628 3.809 3.852 3.624 3.775 3.845 Q. Hai Bà Trng 2.224 2.334 3.310 2.054 2.220 2.235 Q. Hoàng Mai 0 0 0 2.674 3.046 3.257 Q. Long Biên 0 0 0 2.037 2.558 3.945 Q. Thanh Xuân 1.726 1.790 2.129 2.984 2.506 3.493 Q. Tây Hồ 2.833 2.686 2.790 2.769 2.773 2.784 Q. Đống Đa 3.103 3.130 3.131 2.893 2.731 2.908 Q. Cầu Giấy 1.885 1.630 2.311 2.230 3.145 2.264 H. Sóc Sơn 1.347 2.230 1.721 1.395 1.659 1.857 H. Đông Anh 1.213 1.730 1.826 1.625 2.345 2.352 H. Gia Lâm 2.161 1.838 2.387 1.987 2.357 2.136 H. Từ Liêm 1.631 2.739 2.018 1.653 2.718 2.813 H. Thanh Trì 1.947 1.949 1.576 1.350 2.353 2.286 Xb = ∑ Xb(i) 27.960 30.760 32.000 35.000 40.000 42.000 ( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 ) Qua bảng 1 ta thấy số xe tham gia bảo hiểm của các quận nội thành là đông hpn cả, từ đó có thể suy ra mật độ xe cơ giới trong nội thành là khá cao. Quận Ba Đình là một trong những nơi có số hợp đồng cao nhất, chỉ biến động trong khoảng từ 4262 chiếc (năm 2000) cho đến cao nhất là 5825 chiếc (năm 2005). Hai quận mới thành lập trong năm 2003 là Hoàng Mai và Long Biên cũng lập tức đạt được những kết quả khả quan. Như quận Hoàng Mai, trong năm đầu tiên thành lập đã đạt 2674 chiếc, con số này ở quận Long Biên là 2037 chiếc, trong các năm sau quận Hoàng Mai đạt 3046 chiếc (năm 2004) và 3257 chiếc (năm 2005) còn quận Long Biên đạt 2258 chiêc (năm 2004) và 3945 chiếc (năm 2005). Các huyện ngoại thành tuy có số xe tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng nhờ công tác tiếp thị bảo hiểm tốt nên số lượng luôn luôn ổn định và tăng thêm sau mỗi năm. Để có cái nhìn rõ nhất về số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội, ta sẽ nhìn vào tổng số xe ở mỗi năm và thấy rằng lượg xe đều tăng lên đều trong mỗi năm. năm 200 là 27960 chiếc, năm 2001 là 30760 chiếc, năm 2002 là 32000 chiếc, đến năm 2003 là 35000 chiếc. Năm 2004 có sự đột phá khi con số này là 40000 chiếc và đến năm 2005 là 42000 chiếc. Từ số liệu như trên ta tính biến động của số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội với : + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối : di = Yi – Y (i-1) i = (2,n) Di = Yi – Y 0 i = (1,n) + Tốc độ phát triển : ti = i = (2,n) Ti = i = (2,n) + Tốc độ tăng (giảm) : ai = ti – 1 Ai = Ti – 1 + Giá trị 1% tăng giảm : gi = i = (2,n) Từ bảng 2 ta thấy lượng xe tham gia bảo hiểm trong các năm đều tăng. Lượng tăng trong năm 2002 là thấp nhất cũng đạt 1240 chiếc và cao nhất là năm 2004 đạt tới 5000 chiếc. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta có thể thấy chỉ sau 5năm số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 14040 chiếc Tốc độ tăng được tính ra cũng tương ứng với lượng tăng khi mà năm 2002 chỉ đạt 4,03% và năm 2004 đã đạt được 14,28% và nếu như tính theo tốc độ tăng định góc thì chỉ sau 5 năm công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 50,21% về số lượng xe tham gia bảo hiểm Để có thể nhìn nhận rõ được hơn ta sẽ tính xem trong từng năm 1% tăng sẽ tương ứng với bao nhiêu chiếc do số lượng xe tham gia bảo hiểm có gốc để tính là khác nhau nên 1% tăng của chúng cũng là khác nhau. Nếu năm 2001 1% tăng lên tương ứng với 279,72 chiếc thì năm 2002 đã là 307,69 chiếc và năm 2003 là 320,17 chiếc, đến năm 2004 là 350,14 chiếc và năm 2005 là 400 chiếc. Bảng 3 : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Đơn vị : triệu Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 314 326 375 398 605 619 Q. Hoàn Kiếm 392 415 426 454 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005.docx
Tài liệu liên quan