Với ưu thế về mạng lưới chấp nhận thanh toán (ATM/POS) rộng khắp toàn
quốc, Agribank đem lại cho khách hàng sự tiện lợi tối đa. Đây là động thái khẳng
định sự vươn mình ra quốc tế của một thương hiệu mạnh (Agribank xếp thứ nhất
trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bình chọn của chương trình
phát triển Liên hợp quốc - UNDP ngày 01/01/2007) và đánh dấu sự hội nhập
toàn diện của Agribank trên thị trường. Không dừng lại ở những thành công đã
đạt được, Agribank cam kết sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ thẻ hoàn hảo với nhiều tiện ích và dịch vụ gia tăng để xứng đáng
với sự tin cậy của hàng triệu khách hàng. Điều này một lần nữa khẳng định quyết
tâm của ngân hàng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu gắn liền với đảm
bảo lợi ích của khách hàng.
Ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp& Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam chính thức tổ chức lễ khai trương kết nối thanh toán thẻ VisaMaster, Banknetvn. Sự kiện ngân hàng thương mại lớnnhất Việt nam kết nối thanh
toán thẻ Visa-Master, Banknetvn diễn ra vào thời điểm xu hướng thanh toán qua thẻ
đang ngày càng trở nên phổ biến. Với ưu thế về mạnglưới chấp nhận thanh toán
(ATM/POS) rộng khắp toàn quốc, việc kết nối thanh toán thẻ với Visa, Banknetvn
của Agribank đem lại cho khách hàng sự tiện lợi tốiđa. Đây là động thái khẳng định
sự vươn mình ra quốc tế của một thương hiệu mạnh -
thương hiệu Agribank, đồng thời đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam trên thị trường.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán qua thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
Marketing là nhịp cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, tồn tại một số điểm đáng
lưu ý.
Các bước thực hiện còn khởi động ở mức in tờ rơi quảng cáo, treo các băng
gôn quảng cáo theo các chuyên đề, dịch vụ sản phẩm tại trụ sở chính. Thông
điệp gửi đến khách hàng chỉ là những câu chữ bình thường, chưa mang tính chủ
động thiết kế, chưa sáng tạo và thiếu tính thu hút; ngân hàng còn thụ động trong
việc tìm kiếm khách hàng vì còn thụ động chờ đợi khách hàng tìm đến mà chưa
chủ động tìm đến khách hàng trước tiên. Như vậy, ngân hàng chưa thực hiện
nhiều biện pháp để thông tin đến lượng lớn khách hàng và công tác giới thiệu,
hướng dẫn sử dụng thẻ còn yếu làm khách hàng chưa hiểu hết tính năng thẻ nên
chưa tận dụng được hình thức quảng cáo từ khách hàng đến khách hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng thường thực hiện chính sách khuyến mãi: miễn phí
phát hành thẻ, áp dụng số dư tối thiểu linh hoạt trong tài khoản, đơn giản hóa thủ tục
cấp thẻ… nhằm gia tăng lượng thẻ thanh toán mới cho chi nhánh hoặc dần dần phát
triển thêm tiện ích cho thẻ thanh toán. Đây là chiến lược thường thấy ở các ngân
hàng thương mại khác nên chính sách Marketing mà ngân hàng đang sử dụng chưa
thật nổi bật và mang điểm khác biệt cho riêng ngân hàng. Vì vậy, hoạt động này đối
với ngân hàng được xem là một điểm yếu cần có biện pháp khắc phục nhanh
chóng.
3.1.7 Về nhân sự
Hiện nay, nhân sự tại chi nhánh bao gồm 62 người trong đó 56 người có trình
độ từ đại học trở lên, 6 người có trình độ dưới đại học. Đây được xem là một điểm
mạnh do trình độ nhân sự hiện có tại ngân hàng là khá cao, nguồn nhân lực trẻ nhiệt
tình hết lòng vì công việc. Sự phát triển của ngân hàng trong những năm vừa qua là
biểu hiện và là minh chứng cho kết quả làm việc của đội ngũ nguồn nhân lực này.
Tuy như thế nhưng ngân hàng không ngừng quên công tác nâng cao chất lượng
nguồn lực, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu kỷ luật lao động cao. Hứa hẹn
trong tương lai sẽ là một nguồn nhân lực hội đủ yêu cầu của nền kinh tế hiện đại,
năng động.
Tuy nhiên, do định hướng phát triển của ngân hàng là tiếp tục phát triển
thanh toán qua tài khoản thẻ, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cho sự phát triển
kinh doanh của toàn hệ thống, thì riêng chi nhánh phải tuyển dụng thêm nhân lực
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 26 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ. Vì hiện ngân hàng chỉ có 4 cán bộ ngân hàng
phụ trách toàn dịch vụ thẻ nên trong thời gian tới số lượng như thế sẽ không thể kiêm
nhiệm tất cả công việc, năng suất không cao và vì thế hạn chế doanh thu cho ngân
hàng.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TRONG 3 NĂM VỪA QUA
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 2006 - 2008.
Đvt: triệu đồng
Khoản 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008
mục Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 458.990 531.885 683.709 72.895 15,88 151.824 28,54
Chi phí 415.232 481.995 671.017 66.763 16,08 189.022 39,22
Lợi nhuận 43.758 79.890 12.692 36.132 82,57 -67.198 -84,11
(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo chi nhánh thành phố Cần Thơ)
Hoạt động chung của chi nhánh nhìn chung trong 3 năm vừa qua đều thu được
lợi nhuận. Chi phí và doanh thu của ngân hàng đều có xu hướng tăng; còn lợi
nhuận thì tăng giảm không đều, tăng vào năm 2007 nhưng lại giảm xuống vào
cuối năm 2008. Cụ thể tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh như sau:
* Về chi phí và doanh thu:
- Chi phí kinh doanh và doanh thu của ngân hàng qua các năm đều tăng lên
nhưng tốc độ tăng chưa gây đột biến. Năm 2008 là năm có tốc độ tăng chi phí cao
nhất, tăng tới 39,22 % so với năm 2007 tương ứng tăng với số tiền là 189.022 triệu.
Đây cũng là năm có doanh thu tăng cao nhất, tốc độ tăng là 28,54 % so với 2007
tương ứng với số tiền tăng là 151.824 triệu đồng.
- Chênh lệch của khoản mục chi phí năm 2007 và 2006, tốc độ tăng là 16,08 % với
số tiền tăng là 66.763 triệu đồng. Doanh thu có tốc độ tăng xấp xỉ bằng chi phí là
15,88 % tương đương với số tiền 72.895 triệu.
* Về lợi nhuận:
Lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm, đáng chú ý là sự gia tăng khá lớn của
khoản mục này vào năm 2007. Tốc độ tăng tới 82,57 % tương đương với số tiền
tăng 36.132 triệu đồng so với cuối năm 2006. Tuy nhiên, sự gia tăng không kéo
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 27 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
dài đến hết năm 2008, lợi nhuận bị giảm xuống chỉ còn đạt 12.692 triệu, với tốc độ
giảm tới 84,11 % và số tiền giảm là 67.198 triệu đồng so với cuối năm 2007. Có thể
thấy được tốc độ tăng vào năm 2007 và tốc độ giảm vào năm 2008 là tương
đương nhau.
Lý giải cho sự giảm xuống và tăng lên không đồng đều này là do năm 2008 có chi
phí tăng lên với tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu (39,22 % so với tốc độ tăng của
doanh thu là 28,54 %) dẫn đến lợi nhuận thấp hơn nhiều so với mức đạt được của năm
2007. Còn lợi nhuận năm 2007 tăng với giá trị khá lớn là do số tiền tăng của doanh thu
năm 2007 so với 2006 lớn hơn chênh lệch của chi phí mặc dù về tốc độ tăng của chi
phí vẫn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Thực tế thì chi phí biến động như vậy là do năm 2008 là một năm được đánh giá
là đầy khó khăn cho ngành ngân hàng, công tác huy động vốn gặp phải những biến
động do gặp phải sự điều chỉnh tăng đột ngột lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước
trong nổ lực cố gắng kiềm chế lượng tiền mặt trong lưu thông kiềm chế lạm phát
tăng cao hơn nữa, cộng với sự giành giựt thị trường giữa các ngân hàng và sự bù đắp
thiếu hụt trong thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động leo thang chưa từng có. Chính
nguyên nhân này làm cho chi phí đầu vào của ngân hàng tăng cao và chi phí hoạt
động của năm 2008 tăng lên. Mặt khác, do gặp khó trong mặt bằng lãi suất cho vay,
lãi suất đầu ra, nguồn thu chính của ngân hàng - thu tín dụng giảm xuống dẫn đến
tổng thu năm 2008 tăng với tốc độ chậm nên kết quả tạo ra lợi nhuận không cao.
Nói chung, tình hình hoạt động chung của ngân hàng đang trên đà tăng trưởng, liên
tục các năm thu được lợi nhuận. Vấn đề cần đặt ra đó là ngân hàng cần phải có giải
pháp quản lý nguồn thu chi hợp lý, rõ ràng hơn, thực hiện các báo cáo tổng kết cuối
năm chính xác, kịp thời phản ánh được tình hình thực tế trước mắt để có thể đưa ra
giải pháp khắc phục và phát triển kịp thời.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 28 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 2006 - 2008
4.1 THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN
HÀNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
4.1.1 Giới thiệu tổng quát về dịch vụ thẻ tại ngân hàng từ 2006 - 2008
Bắt đầu tham gia thị trường thẻ Việt Nam từ năm 2003, sau 5 năm triển
khai, dịch vụ thẻ của Agribank đã được triển khai trên khắp 64 tỉnh, thành phố
với hơn 30 triệu điểm chấp nhận thanh toán, 1.200 máy ATM, 2.000 EDC tại
quầy rộng khắp toàn quốc. Năm 2005, Agribank ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ nội
địa với tên gọi “thẻ Success” với ưu thế vượt trội như: thủ tục đơn giản, hạn mức
thấu chi cao, mức phí hấp dẫn, an toàn, hỗ trợ khách hàng 24/24, v.v… Sản phẩm
thẻ Success đã thu hút được số lượng khách khàng sử dụng thẻ. Đến nay, số
lượng thẻ phát hành đạt trên 2 triệu thẻ, nâng thị phần thẻ của ngân hàng tại Việt
Nam lên 19%, đứng thứ hai trong tổng số 40 ngân hàng tham gia hoạt động thẻ
tại Việt NamBên cạnh sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa (Success) ra đời từ năm 2005,
với đặc tính đa năng, tiện dụng cho việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã
hội và đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Agribank tiếp tục khẳng
định vị thế trong cung ứng các sản phẩm thẻ quốc tế. Điều này đã khẳng định sự
thành công của sản phẩm thẻ Success trên thị trường thẻ Việt Nam.
Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thanh toán qua thẻ của khách
hàng, đồng thời đem đến cho khách hàng sự thuận tiện tối đa, Agribank đã không
ngừng hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Sự kiện ngân
hàng thương mại lớn nhất Việt Nam kết nối thanh toán thẻ Visa, Banknetvn, theo
đó các sản phẩm thẻ thanh toán mang thương hiệu Visa, Banknetvn sẽ được chấp
nhận thanh toán tại bất kỳ ATM/POS có logo Agribank, Visa, Banknetvn trong
và ngoài nước. Việc kết nối thanh toán thẻ Visa, Banknetvn là bước phát triển tất
yếu của Agribank trong quá trình hội nhập nằm nâng cao khả năng cạnh tranh và
khẳng định vị thế của Agribank trên thị trường thẻ Việt Nam.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 29 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
Với ưu thế về mạng lưới chấp nhận thanh toán (ATM/POS) rộng khắp toàn
quốc, Agribank đem lại cho khách hàng sự tiện lợi tối đa. Đây là động thái khẳng
định sự vươn mình ra quốc tế của một thương hiệu mạnh (Agribank xếp thứ nhất
trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bình chọn của chương trình
phát triển Liên hợp quốc - UNDP ngày 01/01/2007) và đánh dấu sự hội nhập
toàn diện của Agribank trên thị trường. Không dừng lại ở những thành công đã
đạt được, Agribank cam kết sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ thẻ hoàn hảo với nhiều tiện ích và dịch vụ gia tăng để xứng đáng
với sự tin cậy của hàng triệu khách hàng. Điều này một lần nữa khẳng định quyết
tâm của ngân hàng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu gắn liền với đảm
bảo lợi ích của khách hàng.
Ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam chính thức tổ chức lễ khai trương kết nối thanh toán thẻ Visa-
Master, Banknetvn. Sự kiện ngân hàng thương mại lớn nhất Việt nam kết nối thanh
toán thẻ Visa-Master, Banknetvn diễn ra vào thời điểm xu hướng thanh toán qua thẻ
đang ngày càng trở nên phổ biến. Với ưu thế về mạng lưới chấp nhận thanh toán
(ATM/POS) rộng khắp toàn quốc, việc kết nối thanh toán thẻ với Visa, Banknetvn
của Agribank đem lại cho khách hàng sự tiện lợi tối đa. Đây là động thái khẳng định
sự vươn mình ra quốc tế của một thương hiệu mạnh -
thương hiệu Agribank, đồng thời đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam trên thị trường.
Các sản phẩm thẻ đang lưu hành tại ngân hàng hiện nay như:
Thẻ ghi nợ nội địa ( Thẻ Success ): là thẻ rút tiền do ngân hàng phát hành trên
tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực
hiện các dịch vụ ngân hàng khác tại máy ATM, thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các
đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank.
Thẻ thanh toán quốc tế Visa - Master: bao gồm hai loại thẻ sau:
+>Thẻ tín dụng quốc tế (Visa Credit): Agribank phát hành 3 hạng thẻ: thẻ
Chuẩn (Classic), thẻ Vàng (Gold), hạng thẻ Bạch Kim (Platium). Hạng thẻ chuẩn
có hạn mức tín dụng tối đa đến 50 triệu đồng; Hạng thẻ Vàng có hạn mức tín
dụng từ trên 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Ngoài hạn mức tín dụng cao, chủ
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 30 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
thẻ còn được hưởng ưu đãi miễn lãi ngân hàng trong vòng 45 ngày kể từ ngày giao
dịch phát sinh.
+>Thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit):
Agribank phát hành 3 hạng thẻ: Hạng thẻ Vàng (Gold) và hạng thẻ Chuẩn
(Classic), hạng thẻ Bạch Kim (Platium). Khách hàng có thể sử dụng chính số tiền trên
tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ với hạn mức thanh toán tối
đa 100 triệu đồng/ngày; Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản với hạn mức tối đa 50 triệu
đồng/ngày; Ngoài ra, khách hàng còn có thể thực hiệc các chức năng, tiện ích khác
như: vấn tin số dư tài khoản, đổi PIN, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn,... tại
ATM/POS.
4.1.2 Tình hình phát triển của dịch vụ thẻ giai đoạn 2006 - 2008
4.1.2.1 Đánh giá sự tăng trưởng về số lượng thẻ thanh toán
a/ Số lượng phát hành của từng loại thẻ tính đến cuối năm 2008
Bảng 2: SỐ LƯỢNG PHÁT HÀNH CỦA CÁC LOẠI THẺ THANH
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM.
ĐVT: thẻ
Loại thẻ
* Thẻ
Success
* Thẻ quốc
tế *
- Thẻ ghi
nợ
- Thẻ tín
dụng
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số thẻ % Số thẻ %
10.354 17.304 28.049 6.950 67,12 10.745 64,66
2 - - - -
0 - - - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai sản phẩm - dịch vụ năm 2008).
* Ghi chú: thẻ quốc tế mới được triển khai lưu hành từ tháng 08/2008.
Bắt đầu hoạt động vào năm 2003, hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng gặp
ít nhiều khó khăn. Trong những năm đầu mới phát hành, số lượng phát hành còn
ở mức khá khiêm tốn, mỗi năm chỉ phát hành thêm khoảng 1.000 - 2.000 chiếc.
Mãi đến năm 2005 thì hoạt động phát hành thẻ thanh toán mới đi vào sôi động.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình tăng trưởng thẻ thanh toán của
ngân hàng ở mức khá, trên 50% sau mỗi năm. Năm 2007, có mức tăng trưởng
cao nhất với tỷ lệ tăng 67,12 % so với năm 2006, phát hành được thêm 6.950 thẻ
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 31 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
ghi nợ nội địa đưa tổng số thẻ ghi nợ nội địa lên tới 17.304 thẻ và cao hơn mức tăng
trưởng của năm 2008, đạt mức tăng so với 2007 là 64,66 %. Tuy nhiên, dù tốc độ tăng
có chậm đôi chút so với năm 2007, nhưng tổng số thẻ phát hành thêm trong năm 2008
lại cao hơn năm 2007 với 10.745 thẻ ghi nợ nội địa được phát hành thêm, nâng tổng
số thẻ đang lưu hành tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
thành phố Cần Thơ đạt con số 28.049 thẻ.
Đáng lưu ý là từ tháng 09/2008, ngân hàng bắt đầu phát hành thêm loại sản
phẩm thẻ mới là thẻ quốc tế (Visa - Master Card). Tuy nhiên, tính từ khi bắt đầu triển
khai đến cuối năm 2008 thì con số thẻ phát hành mới chỉ ở mức rất khiêm tốn - 2
thẻ. Đây là điểm cần phải quan tâm và cần gấp giải pháp để phát triển. Như vậy,
loại thẻ ghi nợ nội địa (success) đang chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thẻ của
ngân hàng và đối với loại thẻ quốc tế cần có những giải pháp phát triển nhanh
chóng, đúng mức. Bởi lẽ, nguyên nhân số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành còn
quá khiêm tốn là do đây là loại sản phẩm còn mới, công tác Marketing cho sản
phẩm này còn hạn chế, chưa giới thiệu được sâu rộng đến đối tượng khách hàng có
nhu cầu.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do từ đầu năm 2006, ngân hàng chú
trọng nhiều hơn đến công tác quảng bá, tiếp thị: miễn phí phát hành thẻ, phí
thường niên, áp dụng số dư tối thiểu linh hoạt trong tài khoản, đơn giản hóa thủ
tục làm thẻ… chính sách này đã góp phần thu hút khách hàng đến mở tài khoản
thẻ thanh toán ngày càng đông. Chính sách khuyến mãi, miễn phí phát hành
tương tự như thế cũng được nhiều ngân hàng trong địa bàn áp dụng nhưng do có
ưu thế hơn các ngân hàng thương mại khác - tham gia triển khi dịch vụ thẻ trên
cùng địa bàn, thì hiện tại số lượng máy ATM của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ đứng hàng thứ 4 (19 máy, chiếm tỷ
trọng 9,84 %). Ngoài thế mạnh vừa nêu, thì ưu điểm của hệ thống máy ATM của
đơn vị là rút được nhiều tiền, tiền chẵn nhiều hơn tiền lẻ và có tốc độ xử lý trên
giao dịch nhanh…Vì vậy, khách hàng chọn làm thẻ thanh toán ở ngân hàng ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó có một lý do khách quan là từ giai đoạn 2006 - 2007,
thị trường thẻ trở nên sôi động vì Việt Nam bước vào sân chơi rộng WTO, ngày
càng có thêm ngân hàng nước ngoài vào đầu tư vào dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi
nợ - một vũ khí đắc lực giúp cho các ngân hàng này thâm nhập thị trường. Hàng
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 32 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các
ngân hàng trong nước. Cuộc so tài diễn ra tương tự trên địa bàn thành phố ta. Số lượng
thẻ mới phát hành tăng lên không ngừng trong thời gian này.
Tuy vậy, chúng ta cũng không thể chủ quan về thị phần thẻ của ngân hàng đang
nắm giữ tại thành phố Cần Thơ vì hiện nay các ngân hàng thương mại cũng đang đặt
dịch vụ thẻ là dịch vụ có tiềm năng, làm định hướng phát triển trong tương lai. Cho
nên, việc cạnh tranh để mở rộng thị phần của ngân hàng năm vừa qua trong thời gian
sắp tới càng thêm gay gắt. Biểu hiện là tốc độ tăng số lượng phát hành có sự giảm sút
vào năm 2008 so với 2007. Cuộc chạy đua phát hành thẻ thời gian tới sẽ khó khăn
hơn nhiều.
b/ Tổng số dư trên tài khoản thẻ, lượng giao dịch và doanh số giao dịch
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHI TIẾT CỦA THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2006-2008.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng số dư
trên tài
khoản thẻ
Tổng số thẻ
phát hành
(thẻ)
Số dư bình
quân
Lượng giao
dịch (lượt)
Doanh số
giao dịch
2006 2007 2008
7.939 14.187 26.907
10.354 17.304 28.049
0,767 0,819 0,959
83.564 182.093 344.916
83.925 247.354 489.588
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
6.248 78,70 12.720 89,66
6.950 67,12 10.745 64,66
0,052 6,77 0,14 17,09
98.529 117,90 162.823 89,41
163.429 194,73 242.234 97,93
(Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai sản phẩm-dịch vụ năm 2008).
Ghi chú: Tổng số dư trên tài khoản thẻ không bao gồm cho thẻ quốc tế. - Về
tình hình số dư trên tài khoản thẻ:
Trong 3 năm vừa qua, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ liên tục đạt mức tăng
trưởng mạnh. Năm 2007 tăng 78,7 % so với năm 2006 với mức tăng tuyệt đối là
6.248 triệu đồng. Năm 2008 còn có mức tăng trưởng khá hơn năm 2007, tỷ lệ
tăng gần 90 % với giá trị tăng là 12.720 triệu đồng trong tài khoản thẻ.
Đồng thời, có điểm khá lạc quan khi nhận thấy rằng tốc độ tăng của tổng số
dư trên tài khoản thẻ luôn lớn hơn tốc độ tăng của số thẻ thanh toán đã phát hành
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 33 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
3 năm qua. Cụ thể, năm 2007 có tốc độ tăng của số dư trên tài khoản thẻ là
178,7% trong khi tốc độ tăng của số thẻ phát hành chỉ với 167,12 %. Chênh lệch
giữa hai tốc độ tăng của hai chỉ tiêu là 11,58 % và chênh lệch này vào năm 2008
lên mức 25 %. Cùng với việc số thẻ phát hành không ngừng tăng lên thì số dư
trên tài khoản thẻ tăng lên nhanh hơn, ta có thể nói rằng thẻ thanh toán của chi
nhánh có sự tăng lên đồng đều về số lượng phát hành và về số dư trên tài khoản.
Đây là biểu hiện tốt, thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng.
Vì nếu như, số lượng phát hành tuy có tăng lên nhưng số dư trên tài khoản tăng
lên chỉ với mức độ chậm hơn hoặc bằng thì chứng tỏ chiếc thẻ thanh toán của
ngân hàng ít được khách hàng quan tâm. Khách hàng chỉ đến ngân hàng mở tài
khoản thẻ và chỉ dừng lại ở đó, không mặn mà tới việc đến giao dịch tại ngân
hàng để sử dụng những tiện ích mà chiếc thẻ thanh toán đem lại. Tuy nhiên để có
thể nhận định rõ thêm về tình hình số dư và số lượng thẻ, chúng ta cần phải kết
hợp với chỉ tiêu số dư bình quân trên mỗi tài khoản thẻ thanh toán.
- Về tình hình số dư bình quân trên tài khoản thẻ thanh toán:
Mặc dù số dư trên tài khoản thẻ có mức tăng trưởng cao nhưng số dư bình
quân trên tài khoản thẻ vào các năm chỉ ở dưới mức 1 triệu đồng. Năm 2008 là
năm có số dư bình quân trên tài khoản thẻ cao nhất với giá trị là 0,959 triệu
đồng/tài khoản và là năm thứ hai tăng liên tiếp trong 3 năm vừa qua, thế nhưng
số dư bình quân cũng chỉ ở dưới mức 1 triệu đồng. Những con số trên vừa cho
thấy điểm tốt và không tốt trong hoạt động thẻ tại ngân hàng. Điểm không tốt là
qua giá trị tài khoản bình quân trên mỗi chiếc thẻ, ta nhận thấy có những tài
khoản thẻ có số dư tồn tại rất thấp, nhỏ hơn số dư tài khoản bình quân hằng năm.
Mặt tốt đó là qua 3 năm, tình hình số dư bình quân không ngừng tăng lên làm
cho số dư tài khoản bình quân không ngừng được cải thiện.
- Về chỉ tiêu lượng giao dịch:
Dựa vào bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy, số lượng giao dịch qua tài
khoản thẻ thanh toán đều có mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước gần
90%. Trong đó, lượng giao dịch vào năm 2008 tăng mạnh nhất với số lượng tăng so
với cuối năm 2007 là 162.823 lượt, tỷ lệ tăng 89,41%, còn tỷ lệ tăng của năm 2007 so
với cùng kỳ 2006 lại là tỷ lệ tăng cao nhất trong các năm với tỷ lệ tăng gần 1,2 lần;
giá trị tăng thêm là 98.529 lượt giao dịch.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 34 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
- Về doanh số giao dịch:
Một khi số lượng giao dịch tăng lên sau từng năm thì cũng dễ kéo theo sự tăng
lên của doanh số giao dịch. Thật vậy, tương tự như khuynh hướng tăng trưởng của
lượng giao dịch, năm 2008 là năm có giá trị doanh số giao dịch tăng mạnh nhất với
giá trị tăng 242.234 triệu đồng, tỷ lệ tăng 97,93 % - không có tỷ lệ tăng mạnh nhất, mà
tỷ lệ tăng cao nhất là năm 2007 với tỷ lệ tăng hơn 1,97 lần, giá trị tăng khoảng
163.429 triệu đồng so với cùng kỳ 2006.
Số lượng giao dịch tăng, doanh số giao dịch cũng tăng lên từng năm là dấu hiệu
tốt cho hoạt động thẻ tại ngân hàng. Giá trị số lượng giao dịch và doanh số giao dịch
tăng dần và năm 2008 tăng mạnh nhất là chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đang đi
vào sự phát triển thuận lợi, doanh số được thực hiện giao dịch ngày càng nhiều cũng
biểu thị cho việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của ngân
hàng giao dịch với những món tiền có giá trị ngày càng lớn. Điều này có nghĩa là thẻ
thanh toán của ngân hàng ngày càng thu hút hơn với khách hàng, kéo lượng khách
hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày một đông. Nhất là khi tốc độ phát hành thêm
thẻ mới lại kém hơn tốc độ tăng của số lượng giao dịch và doanh số giao dịch (tốc độ
phát hành mới dao động trong khoảng 64 -67% còn tốc độ tăng của hai chỉ tiêu giao
dịch dao động trong khoảng 90-194%) càng thể hiện được chất lượng và tiện ích thẻ
thanh toán của ngân hàng Nông nghiệp đang được sự tin dùng của khách hàng.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng là từ giai đoạn 2006-2007, thành phố Cần
Thơ phát triển trong bối cảnh kinh tế cả nước hội nhập vào kinh tế thế giới, nền
kinh tế trong tình trạng tiếp tục tăng trưởng ổn định, nhu cầu sử dụng thanh toán
qua ngân hàng ngày càng gia tăng, lạm phát ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu
người tăng cao kéo theo tiền nhàn rỗi và mức tiêu dùng của người dân tăng cao,
lượng dân số có thu nhập phát sinh qua ngân hàng thêm nhiều. Những lý do này
khiến số dư và số dư bình quân qua tài khoản thẻ, doanh số giao dịch và lượng
giao dịch không ngừng tăng lên và tăng cao hơn tốc độ phát hành thẻ.
Số dư tài khoản thẻ tăng cao qua các năm chứng tỏ người dân trên địa bàn
thành phố đã bắt đầu quen với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Việc
giao dịch qua thẻ được kết nối 24/24 giúp chúng ta thuận tiện hơn về thời gian và
dễ dàng hơn trong việc đi lại một khi có thể đứng ở một nơi mà thanh toán tiền
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 35 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
cho nhiều nơi (giao dịch rút tiền mọi lúc khi cần thiết, thanh toán tiền điện, nước, điện
thoại, đặt vé máy bay, chuyển khoản) đều được thực hiện nhanh chóng chỉ bằng vài
thao tác trên máy ATM.
c/ Công tác trả lương tự động qua tài khoản
- Chấp hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản của những đối
tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đầu năm 2008, được sự đồng thuận của
Giám đốc chi nhánh thành phố Cần Thơ, bộ phận nghiệp vụ bắt đầu triển khai Dịch
vụ chuyển lương tự động.
Thống kê trong năm 2008 tại Hội sở đã thực hiện trả lương cho tổng cộng 116
đơn vị với tổng số 4.527 tài khoản cá nhân. Thực hiện chuyển lương qua tài khoản
năm 2008 là 53.061 lượt với số tiền 96.274 triệu đồng.
- Thời gian tới, được sự khuyến khích của Nhà Nước về việc các doanh
nghiệp thực hiện trả lương tự động qua tài khoản, lượng đối tượng làm việc trong lĩnh
vực tài chính - ngân hàng càng thêm đông, cán bộ, công chức làm việc trong các khu
công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà
nước sẽ góp phần gia tăng nhu cầu sử dụng thẻ và thực hiện trả lương qua tài khoản.
Vì vậy, ngân hàng cần có giải pháp phát triển cho phân khúc này vì thực tế chỉ tính
trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt
động.
GVHD: Ngô Mỹ Trân Trang 36 SVTH: Trương Thị Thu Liên
Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh thành phố Cần Thơ
4.1.2.3 Kết quả hoạt động của dịch vụ thanh toán thẻ từ 2006 - 2008
a/ Tỷ trọng thu nhập (doanh thu) của dịch vụ thanh toán thẻ
Bảng 4: TỶ TRỌNG THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Thu từ thẻ 134,98 265,1 235,63
Thu từ DV 2.806 3.548 8.146
Tổng thu
458.990
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán qua thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ.pdf