Luận văn Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ . v

BẢNG BIỂU . v

HÌNH VẼ . v

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 3

1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước . 4

1.1.1 Vai trò của nước sạch đối với con người: . 4

1.1.2. Vai trò của nước sạch đối với đời sống dân cư nông thôn . 5

1.2. Một số khái niệm: . 6

1.2.1 Khái niệm về nước sạch: . 6

1.2.2 Khái niệm hệ thống cấp nước: . 7

1.3 Nguồn nước và lựa chọn nguồn cấp cho hệ thống nước sạch . 13

1.3.1 Nguồn nước cung cấp . 13

1.3.2 So sánh, lựa chọn nguồn cấp nước . 15

1.4. Quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn . 17

1.4.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch

nông thôn . 18

1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn. 18

1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn . 24

1.5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên . 24

1.5.2. Sự gia tăng dân số. 25

1.5.3. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn . 25

1.5.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước nông thôn .

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH

NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH . 27

2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh . 28

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoan, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970- 1971 với công suất 1.500 - 2.000 m3/ngày đêm, bơm thẳng vào mạng cấp nước mà không qua xử lý. Khi trạm cấp nước cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng, một bộ phận nhỏ dân cư sống dọc theo đường ống D400 dẫn nước thô vào khu xử lý đã lấy nước trực tiếp nước từ ống nước thô làm nước sinh hoạt. Trạm cấp nước của nhà máy xi măng Hoàng Thạch cũng cấp nước được cho một số hộ gia đình, chủ yếu thuộc khu vực Vĩnh Tuy thuộc thị trấn Mạo Khê, sống dọc đường bê tông vào Nhà máy. Nhiều hộ gia đình đang phải tiếp tục sử dụng nước giếng khơi. Trạm cấp nước của nhà máy xi măng Hoàng Thạch: công suất 10.000 m3/ngày đêm có tính đến khả năng mở rộng công suất lên gấp đôi, cấp nước chủ yếu cho các nhu cầu sản xuất của Nhà máy. Chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư sống trong khu vực này là được sử dụng nước từ trạm cấp nước này. Trạm cấp nước sử dụng cả 2 nguồn nước là nước ngầm từ các giếng khoan có tổng công suất khai thác khoảng 2.000 m3/ng và nguồn nước mặt sông Trung Lương thông qua trạm bơm nước thô Miếu Hương cách trạm xử cấp nước 7 km. Sông Trung Lương chỉ cho phép khai thác nước sinh hoạt ở mức 10.000 - 15.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên do nguồn nước mặt từ Miếu Hương đã đủ cung cấp nước cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, cũng như các thiết bị của hệ thống khai thác nước ngầm như máy bơm, hệ thống điện, đường ống... bị hư hỏng nhiều nên nguồn nước ngầm Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 47 chưa được khai thác. Để đảm bảo cấp nước an toàn cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, đường ống nước thô thứ hai D400 đang được xây dựng. Các trạm cấp nước tập trung nông thôn: có 1 trạm cấp nước nông thôn đó là trạm cấp nước xã Yên Đức công suất thiết kế 700 m3/ngày đêm, hiện tại mới chỉ khai thác 600 m3/ngày đêm và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp. Người dân còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình: giếng khoan, giếng đào, nước mưa và các nguồn nước mặt khác. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 35.760 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 15.429 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 7469 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 48.480 người Với số người sử dụng nước huyện Đông Triều có 92,85% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Đây là huyện có số người được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất trong toàn tỉnh, tuy nhiên số người sử dụng nguồn nước từ giếng đào vẫn là chủ yếu, mà nguồn nước giếng đào như đã phân tích chứa nhiều độc tố và các kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Một thực trạng trong 3 năm qua là nguồn vốn cấp cho chương trình nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn của huyện đều không giải ngân hết vì số vốn quá ít để xây dựng Trạm nước tập trung, còn để xây dựng các giếng đào, giếng khoan thì trong dân đã bão hoà. Trong thời gian tới huyện cần nâng cấp sửa chữa các Trạm cấp nước tập trung đã có và xây dựng mới, đầu tư tập trung có trọng điểm các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện, đặc biệt là những xã dân cư sống tập trung, đông đúc như: Hưng Đạo, Hồng Thái, Bình Khê, Nguyễn Huệ... loại bỏ dần thói quen dùng nước giếng, nước sông, nước ao hồ. Với địa bàn dân cư tập trung ở các xã Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 48 đồng bằng là chính việc xây dựng các Trạm cấp nước tập trung ở huyện Đông Triều là một lợi thế mà các địa phương có số dân đông như Thái Bình, Hải Dương đã triển khai các mô hình cấp nước có hiệu quả. 2.2.2.6 - Huyện Hải Hà - Huyện Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt: Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước; Hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên, có diện tích 18ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất trên đảo; Hồ Khe Đình - Cái Chiên có diện tích 15ha, độ sâu trung bình 4 - 6m, có hệ thống mương bê tông dẫn nước. - Hiện trạng cấp nước của huyện Hải Hà: Hệ thống cấp nước tập trung đô thị: Năm 1998 Nghiên cứu khả thi hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Hà đã được lập và đề xuất xây dựng một hệ thống cấp nước có công suất 3.000 m3/ngày đêm lấy nước từ sông Hải Hà. Công trình đã được xây dựng và đang vận hành sử dụng. Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn: Hiện có 3 TCN nông thôn. TCN xã Phú Hải công suất thiết kế 240 m3/ngày đêm hiện công suất khai thác thực tế là 200 m3/ngày đêm được xây dựng năm 2001. TCN xã Quảng Đức công suất thiết kế 50 m3/ngày đêm được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2008, công suất khai thác thực tế hiện nay 40 m3/ngày đêm, khai thác sử dụng nước ngầm. TCN xã Tiến Tới công suất thiết kế 234 m3/ngày đêm, được xây dựng từ năm 2007. Ngoài ra người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ và nguồn nước mặt. - Hiện nay nhiều trạm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở các xã nêu trên đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều trạm đã không còn phát huy được khả năng cung cấp cho nhân dân như: Trạm cấp nước xã Quảng Đức, Trạm cấp nước xã Phú Hải, hệ thống đường ống cấp nước được xây dựng chủ yếu trên các mương dẫn, không Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 49 được bảo vệ nên hầu hết đã xuống cấp và hư hỏng nặng cần phải được sửa chữa và thay thế để phát huy hiệu quả sử dụng của công trình. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 27.901 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 3022 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 1334 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 4051 người - Hiện trạng sử dụng nước của Huyện: Tính đến cuối năm 2012, có 80,9% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Với đặc thù của huyện trung du miền núi, chia thành 2 vùng rõ rêt: vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng, các phương án xây dựng công trình cấp nước của huyện Hải Hà cũng được chia thành nhiều phương án khác nhau. Đối với các xã miền núi xây dựng các Trạm cấp nước tự chảy hoặc cấp nước thông qua hệ thống các hồ, đập đã được xây dựng. Với các xã vùng đồng bằng, phía Đông của huyện, dân số đều là người từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng di dân vùng kinh tế mới nên nhận thức và suy nghĩ, cách sinh hoạt cũng có khác so với đồng bào người dân tộc, với các xã này trước mắt cần cải tạo lại các Trạm cấp nước tập trung, cần có cơ chế quản lý phù hợp tránh tình trạng công trình cấp nước hư hỏng mà không được sửa chữa, làm cho các công trình ngày càng xuống cấp trầm trọng. Sau đó tiếp tục xây dựng các Trạm cấp nước mới để cung cấp nước cho người dân, đặc biệt là các điểm dân cư tập trung ven biển của địa phương. 2.2.2.7 - Huyện Hoành Bồ Hệ thống cấp nước đô thị và công nghiệp huyện Hoành Bồ: Cùng với sự phát triển của khu công nghiệp Hoành Bồ trên địa phận hai xã Thống Nhất và Lê Lợi, dân cư khu vực cũng tăng lên nhanh chóng. Nhà máy nước Hoành Bồ giai đoạn I được đầu tư xây dựng với công suất 10.000 m3/ngày đêm cấp nước chủ yếu cho hai nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long. Nhu cầu dùng nước cho dân cư khu vực lân cận cũng đã được Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 50 tính toán trong dự án nhưng do một số khó khăn nên việc cấp nước cho các khu dân cư khu vực này chưa được thực hiện trong giai đoạn I của dự án. Công suất khai thác thực tế của nhà máy nước Hoành Bồ hiện nay (năm 2012) chỉ đạt 2.800 m3/ngày, tương đương với 28% công suất thiết kế do nhu cầu công nghiệp quá ít, trong khi số dân của hai xã Thống Nhất và Lê Lợi được tiếp cận với hệ thống cấp nước không đáng kể. Vì vậy cần xem xét việc phát triển hệ thống truyền dẫn - phân phối để tận dụng phần công suất dư thừa để cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt. Hệ thống cấp nước nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 TCN tập trung nông thôn tại xã Tân Dân công suất thiết kế 50 m3/ngày đêm cấp cho 600 người. Còn lại người dân chủ yếu sử dụng nước được khai thác từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình giếng khoan, giếng đào, nước mưa và nước mặt. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 18.159 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 1552 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 11.742 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 540 người Theo kết quả báo cáo đến năm 2012, có 92,48% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Về hệ thống cấp nước của huyện Hoành Bồ trong thời gian tới cần xây dựng thêm các đường ống cấp nước cấp tới các hộ dân sống tập trung của một số xã vùng ven thị trấn như: Sơn Dương, Quảng La, Bằng Cả, các xã còn lại vùng núi cao của huyện cần tập trung phát triển hệ thống cấp nước tự chảy, nguồn nước có thể lấy từ đập Yên Lập, công trình có diện tích bao phủ rộng trải dài trên diện tích của nhiều xã thuộc huyện Hoành Bồ. Bên cạnh đó phát triển thêm các công trình cấp nước tự chảy, các giếng khơi, giếng đào, nguồn nước suối, nước mạch lộ, nước mưa có sử dụng công nghệ lọc nước để cấp cho các hộ dân sống rải rác trong các thôn, khe, Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 51 bản của huyện. 2.2.2.8 - Huyện Tiên Yên Hệ thống cấp nước đô thị huyện Tiên Yên: Năm 1994 thị trấn Tiên Yên xây dựng hệ thống cấp nước lấy nước từ sông Tiên Yên bơm trực tiếp nước lên hai bể chứa đặt trên đồi cao, mỗi bể có dung tích 250 m3 phục vụ cho khoảng 55 hộ gia đình với 420 nhân khẩu. Mạng ống cấp nước có tổng chiều dài 3.880m gồm các đường ống gang và thép D50- D200. Hệ thống cấp nước này thực tế không đáp ứng được yêu cầu về lưu lượng cũng như chất lượng nước do vậy năm 1999- 2000 UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho xây dựng một hệ thống cấp nước mới có công suất 2.500 m3/ngày đêm để đáp ứng các nhu cầu dùng nước của Thị trấn. Mạng ống truyền dẫn- phân phối có tổng chiều dài 5.070m gồm các đường kính ống D80- D200. Ngoài ra còn đầu tư mạng ống phân phối cấp II, cấp III với tổng chiều dài 10 km. Công suất khai thác thực tế của nhà máy nước Tiên Yên hiện nay là khoảng 625m3/ngày bằng 25% công suất thiết kế, cấp nước cho 1.155 khách hàng trong tổng số 1.818 hộ gia đình của thị trấn Tiên Yên tương đương với độ phủ cấp nước 63,53%. Hệ thống cấp nước nông thôn: Trên địa bàn huyện Tiên Yên có 1 hệ thống cấp nước tập trung tự chảy tại thôn Khe Cầu xã Điền Xá, còn lại người dân ở các xã chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các công trình nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng đào, giếng khoan, nước mưa, nước mạch lộ, nước mặt. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 17.925 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 36 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 10.420 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 2143 người Đến năm 2012, toàn huyện có 81,7% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Hiện nay, nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân trên địa Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 52 bàn huyện Tiên Yên là rất lớn, đã có những hộ di dân từ các vùng núi có nguy cơ sạt lở đến các vùng dân cư tập trung theo quy hoạch của huyện, tuy nhiên một thực tế đặt ra là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất rất khó khăn như một số vùng ở xã Đại Dực, Đại Thành, Đông Ngũ, Đồng Rui. Trong khi đó số Trạm cấp nước ở các xã mới chỉ xây dựng được ở Điền Xá, còn lại ở các xã khác hầu như người dân vẫn sử dụng nguồn nước giếng, nước mạch lộ, nước sông suối để sinh hoạt, trong thời gian tới trước mắt có thể sử dụng các nguồn nước sông suối, nước mạch lộ về lâu dài cần xây dựng thêm nhiều trạm cấp nước trên địa bàn huyện để cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt và sản xuất. 2.2.2.9 - Huyện Vân Đồn Huyện Vân đồn hiện tại có hệ thống cấp nước cho thị trấn Cái Rồng nhưng chưa được xây dựng hoàn chỉnh, không có công trình xử lý. Nước thô được bơm từ hồ Mắt Rồng bằng trạm bơm có công suất 20m3/h dẫn trực tiếp đến nơi tiêu thụ bằng mạng lưới đường ống có tổng chiều dài khoảng 3.200m. Đa số dân cư trong thị trấn sử dụng nguồn nước giếng mạch nông. Năm 2005 Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh đã lắp đặt đường ống dẫn nước từ Cửa Ông ra Vân Đồn cấp nước cho thị trấn Cái Rồng và một số khu vực lân cận. Vấn đề cấp nước cho thị trấn Cái Rồng chưa được cải thiện nhiều trong khi nhu cầu dùng nước ngày càng tăng nhất là nhu cầu dùng nước cho hoạt động dịch vụ du lịch. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, theo đó Vân Đồn sẽ trở thành khu kinh tế năng động và quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống cấp nước khu vực thị trấn Cái Rồng nói riêng và của Vân Đồn nói chung cần được nghiên cứu và đầu tư trước một bước để đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực theo quy hoạch được duyệt. Hệ thống cấp nước nông thôn: Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có Trạm cấp nước tập trung nông thôn nào, hai xã Đông Xá và Hạ Long sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước của TP. Cẩm Phả, các xã còn lại sử dụng nguồn nước khai thác từ Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 53 các công trình nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mạch lộ và nguồn nước mặt. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 11.280 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 12.453 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 10.420 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 416 người Theo thống kê đến năm 2012, toàn huyện có 85,28% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Để xây dựng hệ thống cấp nước cho các xã đảo của huyện Vân Đồn cần tính toán đến nguồn nước, yếu tố khoa học công nghệ xử lý nước ngầm nếu khoan lấy nước tầng sâu sẽ bị nhiễm mặn, nếu lấy nước từ Thành phố Cẩm phả chỉ đưa đến được các xã trên đất liền của huyện, còn các xã đảo do tính chất phức tạp của địa hình cộng với dân cư sống rải rác nên việc đưa nước từ Thành phố Cẩm Phả ra các đảo đến từng thôn, xóm của các xã là rất tốn kém, nên trước mắt phải sử dụng nguồn nước trên các xã đảo, đồng thời xây dựng nhiều hồ chứa, bể chứa nước mưa có trữ lượng lớn và các lu chứa nước để người dân có nước sinh hoạt đảm bảo cuộc sống. Hiện nay, Vân Đồn đang được xây dựng thành đặc khu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, trong tương lai sẽ xây dựng sân bay, hệ thống vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế nên dự báo lượng du khách đến với Vân Đồn sẽ ngày càng gia tăng. Mặt khác, Vân Đồn lại là cửa ngõ đi đến huyện đảo Cô Tô nên lượng người lưu trú khi đến tham quan du lịch sẽ ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao. Việc chưa có nguồn nước sạch để cung cấp cho Vân Đồn là một trong những rào cản đối với các nhà đầu tư muốn đến Vân Đồn đầu tư, xây dựng. Theo khảo sát tại doanh nghiệp Mai Quyền tại xã Hạ Long hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nước mạch lộ, lấy từ trên khe núi về để sử dụng làm nước sinh hoạt và ăn uống cho toàn bộ khu du lịch. Nước được lấy từ các khe núi về tập trung tại một hồ Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 54 chứa nhỏ với diện tích khoảng 200m2, sau đó được đưa vào 2 bể chứa, bể lắng, không qua xử lý và cấp trực tiếp cho các nhà nghỉ và khách sạn của công ty, nên vấn đề về nước sinh hoạt, nước ăn uống của nhà nghỉ cũng rất cần được sự quan tâm, nhưng chưa có nguồn nước sạch để cho doanh nghiệp. Đối với một số đảo có tiềm năng phát triển du lịch như Quan Lạn, Minh Châu về mùa hè số lượng khách du lịch tương đối lớn trong khi đó hệ thống cấp nước không đảm bảo cho cả người dân hiện tại và khách tham quan du lịch là vấn đề cần phải được quan tâm, trong tương lai các cấp chính quyền Tỉnh, Huyện cần phải quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước sạch đến được trung tâm du lịch của 2 xã đảo này, để nước sinh hoạt không phải là yếu tố cản trở sự phát triển du lịch, phát triển kinh tế của địa phương. 2.2.2.10 - Thị xã Quảng Yên: Hệ thống cấp nước đô thị: Hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Yên đã được xây dựng từ lâu, ban đầu sử dụng nguồn nước ngầm nhờ 1 trạm bơm giếng có công suất khai thác 800 m3/ngày cấp nước chủ yếu cho khu trung tâm nội thị. Sau đó giếng khoan đã dừng hoạt động do xuống cấp mà không được bảo dưỡng. Để đáp ứng các nhu cầu dùng nước của Thị trấn; năm 1994 nhà máy xử lý nước thị trấn Quảng Yên, lấy nước từ hồ Yên Lập qua kênh N1, công suất thiết kế 2.000 m3/ngày đã được xây dựng và năm 1998 - 1999 mạng lưới cấp nước cho thị trấn đã được nâng cấp và mở rộng. Năm 2009 để tăng cường hiệu quả và chất lượng của hệ thống cấp nước, Công ty Thi công và Cấp nước Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng thêm hồ lắng số 2 cạnh hồ lắng hiện có và xây thêm bể chứa 200m3. Hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Yên do Xí nghiệp Nước Uông Bí quản lý, khai thác và kinh doanh. Mạng lưới đường ống của hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Yên xây dựng và cải tạo đến hầu hết các điểm dùng nước trong khu vực nội thị của Thị trấn. Sau khi được cải tạo năm 2009, trạm xử lý đã hoạt động với hiệu quả tốt hơn, khả năng lưu giữ nước đã được cải thiện làm cho trạm bơm cấp II được vận hành tốt hơn. Mặt Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 55 bằng khu xử lý chật hẹp, khả năng mở rộng bị hạn chế. Việc sử dụng nguồn nước qua kênh N1 có nhiều bất cập do kênh này chủ yếu cung cấp nước tưới cho nông nghiệp nên có tính mùa vụ. Hơn nữa đây là tuyến kênh hở có chiều dài lớn đi qua nhiều khu dân cư nên việc ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi. Nguồn nước ngầm không thể khai thác được nữa do trạm bơm giếng từ lâu đã không được duy trì, bảo dưỡng. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước không cao (khoảng 56%) do việc xây dựng mạng phân phối, đặc biệt là ống cấp 3 bị hạn chế. Hệ thống cấp nước nông thôn: Trên địa bàn Thị xã Quảng Yên có 8 trạm cấp nước tập trung nông thôn: TCN xã Phong Cốc được xây dựng năm 1996 công suất thiết kế 300m3/ngày đêm, công suất khai thác 250m3/ngày đêm. TCN xã Yên Hải được xây dựng năm 1996 công suất thiết kế 400m3/ngày đêm, công suất khai thác 350m3/ngày đêm. TCN xã Liên Vị được xây dựng năm 1998 công suất thiết kế 1.200m3/ngày đêm, công suất khai thác 1.200m3/ngày đêm. TCN xã Cẩm La được xây dựng năm 1997-1998 công suất thiết kế 300m3/ngày đêm, công suất khai thác 300m3/ngày đêm. TCN xã Phong Hải được xây dựng năm 2005-2006 công suất thiết kế 700m3/ngày đêm, công suất khai thác 500m3/ngày đêm. TCN xã Sông Khoai được xây dựng năm 2009-2010 công suất thiết kế 700m3/ngày đêm. TCN xã Nam Hòa được xây dựng năm 2006-2008 công suất thiết kế 500m3/ngày đêm, công suất khai thác 500m3/ngày đêm. TCN xã Liên Hòa được xây dựng năm 1999-2003 công suất thiết kế 2.880m3/ngày đêm, công suất khai thác 1.800m3/ngày đêm. Quảng Yên là một trong số những địa phương đầu tiên được Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh chọn làm điểm để xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo mô hình cấp nước nông thôn. Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 56 Các công trình đã cơ bản phát huy tốt chức năng cấp nước cho ngừoi dân sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên trên địa bàn thị xã vẫn còn một số xã còn gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất như xã Tiền Phong, xã Cẩm La, xã Liên Vị và xã Yên Hải. Các công trình cấp nước ở đây tuy đã được xây dựng từ rất sớm nhưng do chất lượng công trình, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ và quá trình vận hành duy tu bảo dưỡng kém nên đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một nhiều của người dân nông thôn trong khu vực. Nhiều nơi người dân phải sử dụng nước ngập chua mặn để sinh hoạt đặc biệt tại xã Tiền Phong là xã ven biển đến nay vẫn chưa có hệ thống cấp nước tự chảy đến do đây là xã mới thành lập từ những năm 1998 và hệ thống dẫn nước từ hồ Yên Lập khi xây dựng không triển khai được tới đây, nguồn nước ngầm trong xã thường xuyên bị nhiễm chua mặn nên vấn đề nước sạch cho các xã nêu trên là rất khó khăn, vướng mắc. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn thị xã như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 34.243 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 16.978 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 52,342 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 1.707 người Theo thống kê báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện có 90,7% người dân thị xã được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong quá trình vận hành và sử dụng các Trạm cấp nước cần có cơ chế quản lý phù hợp kết hợp với việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên để duy trì các Trạm cấp nước được liên tục vì hiện tại hệ thống sông ngòi, ao hồ của các xã đảo Hà Nam này đang bị ô nhiễm trầm trọng do quá trình sinh hoạt và chất thải của các khu dân cư. Chính vì thế nguồn nước cấp cho dân cư các xã đảo vùng Hà Nam trông chờ chủ yếu vào các Trạm cấp nước tập trung hiện có. Ngoài ra cũng phải có quy chế bảo vệ nguồn nước cấp trực tiếp qua hệ thống kênh dẫn nước từ hồ Yên Lập về nếu Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 57 không tình trạng người dân đầu kênh dẫn thì dư thừa nước, người dân cuối tuyên kênh thì không có nước để sản xuất, thậm chí nguồn nước lại bị ô nhiễm. 2.2.2.11- Thành phố Cẩm Phả Trong phạm vi nghiên cứu về cấp nước sinh hoạt nông thôn, tác giả chỉ đề cập tới 3 xã nông thôn của thành phố đó là xã Dương Huy, xã Cẩm Hải và xã Cộng Hòa. - Hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 2 nhà máy nước cấp nước đô thị đó là nhà máy nước nhiệt điện Mông Dương công suất 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Diễm Vọng công suất 60.000m3/ngày đêm. - Hệ thống cấp nước nông thôn: TCN xã Dương Huy công suất thiết kế 70m3/ngày đêm, các xã còn lại hiện vẫn chưa có TCN tập trung nào, chủ yếu sử dụng nguồn nước khai thác từ các công trình nhỏ lẻ giếng đào, giếng khoan, nước mưa, nước mạch lộ và nước mặt. - Tính đến năm 2012, số người dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện như sau: + Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng đào: 5.284 người; + Số người được sử dụng nước máy hợp vệ sinh : 405 người. + Số người sử dụng nước từ các nguồn khác (nước mạch lộ, nước mưa và nước mặt đã xử lý: 718 người. + Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ giếng khoan: 496 người Theo kết quả thống kê đến năm 2012, khu vực nông thôn của thành phố có 92,18% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Việc xây dựng hệ thống cấp nước cho địa bàn các xã vùng nông thôn của thành phố Cẩm Phả có nhiều thuận lợi do Thành phố hiện có 2 nhà máy cấp nước, đó là nhà máy cấp nước Diễn Vọng và nhà máy cấp nước Mông Dương. Tuy nhiên, vấn đề chính là do số người dân sử dụng và hiệu quả kinh tế khi xây dựng các hệ thống đường ống cấp nước này sẽ phát huy hiệu quả ra sao khi nguồn kinh phí đầu tư lớn và số người dân ở các xã sử dụng ít. 2.2.2.12 - Thành phố Móng Cái Hiện trạng hệ thống cấp nước Thành phố Móng Cái bao gồm cả khu du lịch Trà Cổ hiện đang sử dụng hệ thống cấp nước lấy từ sông Ka Long công suất 5.400 Phân tích thực trạng hệ thống cấp nước sạch vùng nông thôn Nguyễn Văn Tuấn – Luận văn Thạc sỹ 58 m3/ngày, trong đó thành phố Móng Cái sử dụng khoảng 4.000 m3/ngày đêm, Trà Cổ 1.500 m3/ngày. Phạm vi cấp nước của Móng Cái tập trung chủ yếu ở khu vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273352_5581_1951387.pdf
Tài liệu liên quan