Luận văn Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2001 - 2007

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 3

1.1 Khái quát về chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 3

1.1.1 Quan niệm về chiến lược phát triển thương mại. 3

1.1.2 Hệ thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 6

1.1.3 Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 8

1.1.3.1 Vai trò của chiến lược phát triển thương mại. 8

1.1.3.2 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại. 14

1.1.3.2.1. Hệ thống quan điểm trong chiến lược thương mại: 14

1.1.3.2.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại: 14

1.1.3.2.3 Các phương án chiến lược phát triển thương mại. 16

1.1.3.2.4 Các kế hoạch hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển thương mại. 17

1.1.3.2.5 Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược. 19

1.2 Phương pháp phân tích tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại. 19

1.2.1 Phân tích chi tiết. 20

1.2.2 Phân tích so sánh. 20

1.2.3 Phân tích tổng hợp. 20

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại. 21

1.3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế. 21

1.3.2Các yếu tố trong nước: 23

1.3.2.1 Các yếu tố tự nhiên: 23

1.3.2.2 Các yếu tố kinh tế 25

1.3.2.3 Các yếu tố về văn hoá – xã hội. 26

1.3.2.4 Các yếu tố thuộc về công nghệ và kỹ thuật sản xuất. 27

1.3.3 Các yếu tố trong phạm vi ngành thương mại 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO 31

2.1 Đặc điểm và yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 31

2.1.1 Vị trí và vai trò tiềm năng của nước CHDCND Lào 31

2.1.2 Quan hệ quốc tế 32

2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào. 33

2.1.4 Yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào. 36

2.2 Tổng quan về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nướcc CHDCND Lào 2001-2010. 37

2.2.1 Chiến lược phát triển thương mại nước CHDCND Lào2001-2010. 37

2.2.1.1 Mục tiêu chiến lược và dự đoán của ngành thương mại 38

2.2.1.2 Chiến lược chủ yếu phát triển thương mại: 40

2.2.2 Thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào. 44

2.2.2.1 Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước. 44

2.2.2.2Những kênh hàng hoá lưu thông chủ yếu của nước CHDCND Lào. 45

2.2.3 Tổng kim ngạch và cơ cấu xuât khẩu. 46

2.2.4 Tổng kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu. 51

2.3 Đánh giá về tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001-2007 54

2.3.1 Những mặt đã làm được. 54

2.3.2 Những mặt yếu kém, tồn tại. 57

2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại. 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2010 59

3.1 Mục tiêu chiến lược phat triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào từ 2008 đến 2010. 59

3.2 Những mục tiêu và định hướng phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008- 2010. 61

3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008-2010 64

3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh doanh trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại. 65

3.3.2 Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế. 66

3.3.3 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên trên phạm vi cả nước. 67

3.3.4 Đẩy mạnh quá trình cải cách các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên toàn quốc. 69

3.3.5 Tổ chức tốt công tác dự báo thị trường và mạng lưới thong tin thương mại. 70

3.3.6 Thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong lĩnh vực thương mại. 71

3.3.7 Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại. 75

3.3.8 Giải pháp cơ bản từ phía doanh nghiệp. 76

3.3.8 Các giải pháp khác để phát triển thương mại. 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

docx84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2001 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lào. 2.1.2 Quan hệ quốc tế Nước CHDCND Lào là nước nằm giữa các nước Đông Nam Á, có biên giới giáp với các nước đang có nền kinh tế phát triển và xôi động như: Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay CHDCND Lào đã có quan hệ chính trị, kinh tế vơi nhiều nước trên thế giới. Năm 1997 Lào vào làm thành viên của ASEAN, hiện nay CHDCND Lào đang trong quá trình đàm phán đa phương và song phương về việc hội nhập vào làm thành viên của WTO, ngoài ra còn có quan hệ với EU và nhiều các tổ chức quốc tế. Đối với Việt Nam, Lào đã có quan hệ truyền thống từ lâu đời về nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: quan hệ chính trị, quốc phòng, giáo dục, quan hệ kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác. Có thể nói là quan hệ giữa Việt Nam và Lào là quan hệ đặc biệt mà chưa từng có các quốc gia nào có trên thế giới này. Hồ Chủ tịch đã nói về quan hệ đặc biệt và sâu sắc giữa Việt nam và Lào rằng: “ Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua Việt – Lào hai nước chúng ta tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” 2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào. Trong thời gian qua nền kinh tế của Lào đã trải qua nhiều khó khăn bị ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế - tài chính của nước CHDCND Lào, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho kinh tế của Lào. Bộ công nghiệp và thương mại cũng đã đóng góp vào quá trình khống chế và chống lạm phát trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, quản lý hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu và các hoạt động khác đạt được kết quả như sau: Một: Trong những năm qua nền kinh tế của Lào vẫn giữ được mức tăng trưởng , và mức tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng lên. Trong 5 năm qua GDP tăng bình quân 6,2%/năm giảm 0,8% so với kế hoạch. Cho dù mức tăng trưởng chưa đạt được theo kế hoạch đề ra, nhưng với mức tăng trưởng như thế cũng là mức tăng trương rất đáng kể do nhân dân cả nước cùng nhau phấn đấu, nếu so với mức tăng trưởng của các nước khác thi mức tăng trưởng của CHDCND Lào cũng đang ở mức cao:Cam-pu-chia 5,5%, In-đô-nê-sia 4,2%, Malaysia 4,3%, philippil 4,2%, Singapo 3,8%, Thái lan 4%, Hông Kông 2,8%, Hàn Quốc 4,8%, Việt Nam 7,5%. Tổng quát kết quả việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại so với kế hoạch. Mức tăng lên bình quân của GDP là 6,24%/năm, kế hoạch đặt ra là 7-7,5%. Mức tăng lên tong lĩnh vực nông- lâm nghiêp, thuỷ sản là 3,4%/năm, kế hoạch đặt ra là 4-5%. Mức tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,3%/năm, kế hoạch đặt ra là 11%. Mức tăng trưởng xuất khẩu tăng 7%/năm, kế hoạch đặt ra là 8,6%.thiếu hụt cán cân thương mại trong năm 2005 là 230 triệu USD chiếm 8% của GDP năm đó. GDP năm 2005 đạt 2,8 tỉ USD, tính bình quân đầu người là 491USD/người. Mức tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ đạt 6,7%, kế hoạch đặt ra là 8-9%. Mức lạm phát tăng lên 9,6% Hai: Sự phát triển trong nền kinh tế đã đi cùng với sự thay đổi các bộ phận kinh tế và đi đôi với sự tăng lên chất lương hàng hoá: - Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nước CHDCND Lào là một nước có lợi thế trong việc sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây chính phủ Lào đã tập trung, mở rộng sản xuất nông nghiệp từ cách sản xuất tự nhiên sang việc sản xuất thành hàng hoá để đáp ứng nhu cầu để sản xuất chế biến ngày càng tăng nhiều lên để thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước, việc sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và vững chắc, mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 3,4%/năm. Đến năm 2005 kết quả sản xuất nông nghiệp đã tăng lên nhiều so với năm 2000, trong đó điện hình nhất là việc sản xuất ngô đạt được 372.560 tấn, tăng gấp 3 lần ( Trồng nhiều ở các tỉnh: Bo Keo; Xay Nha Bu Li; Hua Phăn; Xiêng Khoang; và một số tỉnh miền trung), Cà fê đạt 25.000 tấn tăng lên 6%, trồng nhiều ở tỉnh Chăm Pa Sắc; Xa La Văn và Xê Kong, lạc đạt 26.990 tấn tăng gấp 2 lần, trồng nhiều ở tỉnh Xay Nha Bu Li; Luang Pha Bang; Viêng Chăn; Xa La Văn và Chăm Pa Xắc, đậu nành đạt 11.100 tấn tăng gấp 2 lần, phần lớn trồng ở các tỉnh: Luang Pha Băng; Hua Phăn; Bo Keo; Chăm Pa Xắc, đậu xanh đạt 3.700 tấn tăng 3 lần, trồng nhiều ở tỉnh: Luang Pha Băng; Viêng Chăn; Chăm pa xắc, thuốc lá đạt 28.100 tấn, trồng nhiều ở: Bo Li Khăm Xay; Khăm Muân; Xa Văn Na Khệt, mía đạt 196.100 tấn trồng nhiều ở : Thủ đo Viêng Chăn; Luang Nam Tha; Phông Xa Li; Bo Li Khăm Xay, các loại rau đạt được 744.450 tấn tăng thêm 17%, vừng đạt 8.710 tấn tăng 2,6 lần. Ngoài ra việc trồng cây công nghiệp để xuất khẩu, cây ăn quả cũng đang được phát triển mạnh chẳng hạn như: cây cao su; trầm hương; chuối; khoai tây; gừng… Ngành chăn nuôi cũng được phát triển, đến năm 2005 cả nước sản xuất được 130.900 tấn thịt, so với năm 2000 tăng lên 13%, sản xuất cá được 102.600 tấn so với năm 2000 tăng lên 25%. Những con số nêu trên đã cho chúng ta thấy được sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, như chúng ta biết Lào là một nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp và có lợi về tài nguyên thiên nhiên cho nên ngành thương mại của Lào muốn phát triển được thì cần dựa vào những lợi thế này. - Ngành công nghiệp và xây dựng Sản xuất công nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ, mức độ tăng trưởng của từng năm là tương đối cao, mức tăng trửng trung bình của ngành này là 11,46%/năm trong đó ngành khai thác mỏ tăng lên 33,87%, ngành chế biến lương thực thực phẩm tăng 9,17%, thuốc lá tăng 20,75%, dệt tăng 20,11%, may tăng 11,15%, sản xuất giầy tăng 7,57%, chế biến gỗ tăng 1,17%. Những con số trên cho thấy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp của CHDCND Lào. Hiện nay đã xây dựng được khu công nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn, xây dựng vùng kinh tế đặc biệt tại tỉnh Sa Văn Na Khệt, điều đó sẽ tạo điều kiện cho sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Ngành dịch vụ Cùng với sự phát triển của các ngành khác, ngành dịch vụ cũng được phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu trong việc sản xuất kinh doanh cũng như đời sống. Mức tăng trưởng bình quân đạt được 6,8%/năm. Một số loại dịch vụ cũng đã được phát triển và thay đổi chẳng hạn như: thương mại, vận chuyển, viễn thông, du lịch, khách sản, nhà ăn. Trong đó ngành du lịch là ngành được phát triển cao, tính trung bình khách du lịch sang Lào là 1,05 triêu người / năm nguồn thu từ ngành du lịch đạt được 100 triệu USD. Việc vận chuyển hàng hoá tăng 11%/năm, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng 15%/năm, đặc biệt vận chuyển hàng hoá qua biên giới tính trung bình là đạt 20%/năm, vận chuyển hành khách tăng lên 7%/năm. Đặc biệt đã có nhiều loại dịch vụ mới xuất hiện như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. 2.1.4 Yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào. Một là: Phát triển thương mại tại CHDCND Lào phải nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thương mại là một ngành tổng hợp, phát triển thương mại phải dựa và phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế-xã hội của Lào, phải đi cùng với việc phát triển của các ngành khác: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ… Hai là: Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước để mở rộng thị trường hàng hoá trong và ngoài nước, coi việc mở rộng thị trường là chiến lược hàng đầu phát triển nền kinh tế hàng hoá của Lào. Như đã nêu trên Lào có lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất nông, lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện. Với những lợi thế so sánh của Lào trong việc sản xuất những hàng hoá đó, có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường hàng hoá Lào sẽ có triển vọng phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu. Trong việc mở rộng thị trường thì việc mở cửa thị trường ra khỏi biên giới là có tính chất quyết định, bở vì những hàng hoá mà Lào có thể xuất khẩu được là những hàng hoá chưa có uy tín cao và chưa có thương hiệu phổ biến trên thị trường nước ngoài, vậy việc thâm nhập thị trường quốc tế là vấn đề rất khó đối với hàng hoá của Lào. Nhưng việc mở rộng thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình xây dựng kinh tế-xã hội trong quá trình hội nhập. Lào có xuất thì mới có điều kiện nhập. Tuy nhiên Lào không thể coi nhẹ việc mở cửa thị trường trong nước vừa có tác dụng nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác dụng khuyến khích, kích thích việc sản xuất hàng hoá. Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị bắt buộc Lào phải mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế. Muốn làm được tốt việc mở cửa thị trường trước hết phải xác định được lợi thế tiềm năng của đất nước để tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thương mại lâu dai và thích hợp với từng thời kỳ trong quá trình hội nhập. 2.2 Tổng quan về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nướcc CHDCND Lào 2001-2010. 2.2.1 Chiến lược phát triển thương mại nước CHDCND Lào2001-2010. Chiến lược phát triển thương mại của CHDCND Lào đã được xây dựng và thông qua đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng nhân dân cách mạng Lào 2.2.1.1 Mục tiêu chiến lược và dự đoán của ngành thương mại A. Mục tiêu chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào _ Xoá bỏ hệ thống kinh tế tự nhiên thành kinh tế sản xuất hàng hoá, và phát triển nông thôn, giảm bất sự nghèo của nhân dân, nâng cao nhu cầu của nhân dân gắn liền với sức mua của nhân dân ngày càng tăng lên. - Tăng cường hoạt động xuất khẩu, phải đi cùng với sự cải thiện các công ty xuât nhập khẩu, cải thiên các hoạt động tổ chức thương mại trong các tỉnh biên giới, tăng cường hoạt động kinh doanh thương mại Nhà nước với nước ngoài và các tổ chức kinh tế quốc tê, xây dưng luật kinh doanh sao cho phù hợp với luật quốc tế chẳng hạn như: pháp luật về hợp đồng xuất nhập khẩu. - Đáp ứng được nhu câu về hàng tiêu dùng trong nước, có khả năng khiểm soát giá cả hàng hoá, hỗ trợ việc sản xuất hàng hoá trong nước, giới thiệu cách tiêu dùng cho khách hàng, làm cho giá cả trên thị trường có sự công băng, đặc biệt là những mặt hàng có tiềm lực và các loại hàng hoá cần thiết cho đời sống nhân dân để đảm bảo vững chắc và cân bằng trong nền kinh tế. - Lợi dụng lợi thế về vị trí địa lý của đất nước, tăng cường hoạt động thương mại qua biên giới, hoạt động xuất khẩu trên cơ sở sự cải thiện ngành dịch vụ cần thiết, cách quản lý tốt và cách chính sách thích hợp nhằm tạo ra nhiều lợi thế và đạt được hiệu quả tối đa hoá lợi nhuận. - Tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại trong khu vực và quốc tế để sử dụng chính sách, cơ hội để dành được hiệu quả kinh tế cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chủ yếu là các quyền lợi trong thương mại và quyền lợi trên thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. B> Dự định thực hiện chiến lược phát triển thương mại. Từ các mục tiêu trên Bộ thương mại đã dự định trong chiến lược phát triển thương mại như sau: - Giai đoạn 2001 đến 2005: + Tăng cương hoạt động lưu thông hàng hoá bán lẻ đến năm 2005 phải đạt được mức tăng trưởng bình quân là 15%. + Tỉ lệ của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lể so với tổng mức thu nhập quốc dân GDP trong năm 2005 phải đạt từ 15% trở lên. + Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá trong nước phải đạt mức bình quân là 10% trong năm 2005. + Nhập khẩu tăng bình quân 7% trong năm 2005. + Đến năm 2005 phải giảm 70% mức nhập khẩu xi măng và đến năm 2010 phải chấm dứt việc nhập khẩu xi măng và có khả năng xuất khẩu xi măng ra nước ngoài. cấm nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm mà có khả năng sản xuất trong nước. + Tăng cường xây dựng khu thương mại phi thuế quan ( vùng thương mại biên giới) ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc của Lào, xây kho nhập hàng tại các cửa khẩu ở miền Nam, và từ năm 2005 phải phát triển khung thương mại ở miền Nam. Dự định tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005 phải đạt 596 triệu USD, và tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt 420 triệu USD. + Cán cân thương mại trong năm 2005 phải không quá 10% của tổng GDP. - Giai đoạn 2005-2010. + Việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu phải mở rộng từ thị trường khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, No ve, Nga sang thị trường Mỹ, Nhật, Trung Đông. + Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: Phấn đấu xuất khẩu những mặt hàng chế biến và hàng nửa chiến biến cho được 60% của tổng giá trị xuất khẩu. Phát triển hàng hoá mới để tăng kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu xuất khẩu hàng hoá mới sang thị trường mới như: Nhật Bản, Úc, Newsilan và các thị trường khác. Bảng3 : Dự định tổng kim ngạch của từng thời kỳ thược hiện chiến lược. Năm 2001 2005 2010 Nhập khẩu 395 596 917 Xuất khẩu 298 420 676,4 Nguồn: Bộ Công nghiệp và thương mại (đơn vị tính: triệu USD) 2.2.1.2 Chiến lược chủ yếu phát triển thương mại: Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Công nghiệp và thương mại đã xây dựng được chiến lược chủ yếu như sau: A> Chiến lược mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước gắn liền với sự tăng sức mua của nhân dân. - Trước hết chúng ta phải giải quyết hai ý tưởng: chỉ thấy được sự quan trọng của hoạt động dịch vụ qua biên giới, chỉ tập trung và sản xuất. Chúng ta phải tập trung sản xuất các mặt hàng có lợi thế trong tự nhiên thiên nhiên. Chúng ta phải nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho đời sống như: xi măng, thép, vật liệu xây dựng, đồ gỗ, đồ tiêu dùng, lương thực thực phẩm, giấy, thuốc chứa bệnh, đồ nhựa, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và chế biến. - Muốn có sản phẩm trong nước phải có đầu tư của Nhà nước cộng với đầu tư của các ngành kinh tế và đầu tư nước ngoài bởi vì sẽ tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trường xuất khẩu. - Tiếp tục phát triển thị trường bán buôn thành các vùng các miền, tăng cường hợp tác với nông dân gắn liền với sự hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản. - Cải thiện doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cá nhân có khả năng sản xuất kinh doanh trong cả nước đặc biệt là vùng nông thôn. - Tăng cường bảo quản sản phẩm trong nước bằng cách chống nhập lẩu và nhập hàng hoá bán lẻ. - Phải có chính sách quản lý giá cả hàng hoá trên thị trường, xây dựng chính sách khuyến khích lưu thông hàng hoá đi các vùng nông thôn và các tỉnh miền núi làm cho thị trường nông thôn được mở rộng và nâng cao thu nhập cũng như sức mua cho người dân. B> Chiến lược xuất khẩu. Chiến lược xuất khẩu chủ yếu của Lào bao gồm ba chiến lược chính như sau: Một: Khuyến khích sản xuất hàng hoá đã có thị trường, tăng khối lượng và chất lượng hàng hoá nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Hàng hoá mà Lào có tiềm năng và uy tín là: cà fe, đồ gỗ, hàng nông sản tự nhiên ( không có hoá chất ), hàng dệt may, Hat tha cam, khoáng sản và điện…Lào có thể cạnh tranh băng giá cả và chất lượng hàng hoá trên thị trường nước ngoài được. Ngoài ra Lào sẽ cố gắng dành được quyền thương mại với tư cách là nước kém phát triển. Giữ lại các thị trường đã có như: Châu Âu, canada, No ve, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN. Cố gắng thâm nhập thị trường Nhật Bản, Mỹ, các nước Trung Đông. Hai: Việc sản xuất hàng hoá, dịch vu phải đầu tư sản xuất của Nhà đầu từ nước ngoài. Trước khi đầu tư vào Lào, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghiên cứu xem những tiềm năng của Lào, vốn và thị trường. Nếu Lào có chính sách và dự án thích hợp, họ sẽ đầu tư vào ngay và đấy sẽ là điều kiện để khuyến khích sản xuất, và tìm được thị trường nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài họ đã có uy tín và chuyên môn về ngành mà họ đầu tư. Vậy chất lượng hàng hoá mà họ đầu tư sẽ cao, có khả năng đạt được tiêu chuẩn quốc tế mà Lào rất khó có thể sản xuất hàng hoá có chất lượng và có uy tín như vậy. Đầu tư nước ngoài còn giúp cho việc đào tạo tay nghề cho công nhân và sử dụng nguồn nguyên liệu thô của Lào có giá trị cao lên. Khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đầu tư vào sản xuất và hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Ba: Mở rộng thị trường phải gắn liền với việc tìm đối thủ cạnh tranh và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Việc mở rộng thị trường và giữ lại thị trường là những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá, thông thường trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và biến đổi rất nhanh cho nên việc giữ lại thị trường và mở rộng thị trường là vấn đề cần thiết trong hoạt động thương mại. Trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, việc tham gia và nghiên cứu chính sách và quy luật của các tổ chức quốc tế là vấn đề rất quan trọng đặc biệt là hiện nay Lào đang trong quá trình hội nhập các tổ chức như: AFTA, WTO vậy cần phải nghiên cứu kỹ những hậu quả và những bất lợi khi tham gia. Bốn: Khuyến khích sản xuất để xuất khẩu tại chỗ. Trong điều kiện Lào có tiềm năng về ngành du lịch, nếu chung ta tăng cường phát triển ngành du lịch mạnh gắn liền với việc sản xuất lương thực thực phẩm, khách sản, nhà nghỉ, đồ lưu niểm, hàng thủ công mỹ nghệ sẽ làm cho đồng tiền của khách dụ lịch mang sang không chay ra ngoai nước. Ngoài ra còn có các chuyên gia đại sứ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đang hoạt động tại Lào. Họ là những người có thu nhập và sức mua cao nên nếu chung ta đáp ứng được nhu cầu mua của họ thì chúng ta sẽ có thu nhập kông ít. C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng. Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới: CHDCHD Lào có biên giới giáp với nước nước: Việt Nam, Trung Quốc, Cam pu chia, Thái Lan, Myama. Trong điều kiện đường giao thông chưa thuận lợi, việc sản xuất còn dựa vào tự nhiên, nên thương mại biên giới có vai trò rất quan trọng trong việc giao dịch, trao đổi hàng hoá để giải quyết và tăng đời sông nhân dân Lào trên các tỉnh biên giới. Trước khi có quan hệ kinh tế cũng như thương mại với các nước khu vực, các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế thì phải bắt đầu phát triển quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại với các nước láng giềng. Trong thời kỳ hội nhập chúng ta cần phải giành những quyền lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Với lý do đó, Đảng và Nhà nước Lào đã khuyến khích hoạt động thương mại qua biên giới, nhằm kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở quy mô nhỏ và nhập các loại hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thô và máy móc để tiêu dùng và phục vụ trong việc sản xuất của nhân dân trong vùng biên giới đặc biệt là các vùng sâu vùng xa mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các hệ thống bán lẻ đi không đến. Từ hoạt động kinh doanh qua biên giới sẽ tạo ra sự hợp tác và sản xuất hàng hoá giữa các tỉnh các vùng biên giới của hai nước. Hai: Dự án chủ yếu phục vụ cho việc khuyến khích thương mại biên giới. Dự án cải thiện các quy định về hoạt động kinh doanh thương mại biên giới. Dự án cải thiện cách tổ chức chỉ đạo tầm vĩ mô và việc tổ chức liên doanh của các doanh nghiệp thương mại. Dự án liên doanh với nước láng giềng để khuyến khích sản xuất cùng nhau. Đặc biệt là CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc. Ba: Các quy định để hạn chế bất lợi và tăng hiệu quả của thương mại biên giới Phải có quy định trong việc nhập khẩu lẻ và buôn lậu. Nhà nước phải quy định các mặt hàng mà thương mại biên giới có khả năng kinh doanh với nước láng giềng được. Quy định vung, lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp và các liên doanh thương mại biên giới. Nhà nước phải có quy cách hỗ trợ vốn khuyến khích sản xuất và thu mua sản phẩm. D> Chiến lược thương mại dịch vụ qua biên giới. Để mở rộng thương mại với nước ngoài Lào cần phải giải quyết được vấn đề lưu chuyển hàng hoá trên đường biến cho được, vì đây là điểm yếu của Lào. Trước hết Lào phải giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá qua biên giới và các dịch vụ qua biên giới, Bộ thương mại phải hợp tác với các bộ có liên quan như: Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính để tạo điều kiện tốt cho thương mại qua biên giới và làm cho việc giải quyết đó đi đúng luật lệ quốc tế về việc vận chuyển qua biên giới chẳng hạn như: Nếu Thái lan muốn cho xe của họ vận chuyển hàng hoá vào Việt Nam (qua Lào) thì Thái lan cũng phải cho phép xe của Lào chở hàng vào cảng Khong Tơi của Thái lan. Ngoài đường ra biển qua Thái lan, Lào còn có đường ra biển qua Việt Nam đoạn đường ngắn hơn như: Vinh, Đà Năng và cảng Hồ chí minh. Để thực hiện chiến lược đó Lào phải tham gia xây đường kinh tế đặc biệt từ phía Đông sang phía Tây trên khu vực, xây dựng vùng kinh tế tại tỉnh Xa Văn Na Khệt. 2.2.2 Thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào. 2.2.2.1 Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước. Một: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ Sau khi có chiến lược phát triển thương mại. Bộ, sở và các tổ chức thương mại đã tập trung tổ chức thực hiện chiến lược. Làm cho thị trường trong nước có sự thay đổi nhanh chóng, hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương, giữa các tỉnh với nhau đang diễn ra rất nhiều, làm tăng lượng và loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%. Trong khâu bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng, năm 2001 tỉ trọng bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chiếm 68,5% đến năm 2007 tăng lên 81,6%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại tư nhân kinh doanh linh hoạt, lực lượng tham gia lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Hai: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn. Với vị trí thuận lợi là trung tâm của những đầu mối giao thông giữa các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Myan ma, Trung Quốc và Căm pu chia. Ngành thương mại Lào đã phát huy lợi thế này bằng cách nhập xuất và tái xuất khẩu. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng của thương mại Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao tới 70%. Tuy nhiên những năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng phần thương mại bán buôn vì đã tham gia vào được những mặt hàng trước đây chỉ do thương mại quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, thép, hàng may mặc, mỹ phẩm… 2.2.2.2Những kênh hàng hoá lưu thông chủ yếu của nước CHDCND Lào. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ tại Lào ngày càng tăng nhanh cùng sự phát triển kinh tế đất nước. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phần lớn là việc xuất nhập khẩu và một số hàng hoá bán buôn trông nước chẳng hạn như: Bia, Xi măng. Vì hai măt hàng này chỉ có nhà máy sản xuất tại Viêng Chăn. Những năm qua Lào đã hình thành một số kênh bán buôn bán lẻ như sau: - Bán buôn trong và ngoài nước. + Từ thủ đô Viêng Chăn sang các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác. Hàng hoá được lưu chuyển chủ yếu là: Điện, gỗ, hàng nông lâm nghiệp và bia. + Từ các tỉnh miền Nam sang nước ngoài: Việt Nam, Thái lan. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: cà fe, gỗ, hàng lầm sản. + Từ các tỉnh miền Bắc sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: gỗ, cao su, hàng lâm sản. + Từ Viêng Chăn đi: miền Bắc, miền Nam ( cả nước ). Chủ yếu là việc phân phối bia và xi măng vì hai mặt hàng này chỉ sản xuất ở Viêng Chăn. Nền kinh tế của Lào cũng dựa nhiều vào kinh tế của các nước xung quanh như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Vậy đã hình thành kênh bán buôn từ những nước này vào thị trường Lào: + Từ Thái Lan vào Lào: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, một số lương thực thực phẩm, hàng mỹ phẩm, hàng điện tủ… Lào nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan chiếm 70% trong tổng số lượng hàng hoá nhập từ bên ngoài. + Từ Việt Nam vào Lào: vật liêu xây dựng, thuốc chữa bệnh đồ nhựa… Đặc biệt các tỉnh biên giới là chủ yếu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Việt Nam. + Từ Trung Quốc vào Lào: xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng điện tử, đồ chơi trẻ con… - Kênh lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: chủ yếu là các cửa hàng, các siêu thị, chợ. Hiện nay Lào đã xây dựng mạng lưới chợ trên toàn quốc, tất cả các huyện đều có chợ, hệ thống siêu thị cũng đang được phát triển trong thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác. 2.2.3 Tổng kim ngạch và cơ cấu xuât khẩu. Từ khi có chiến lược phát triển thương mại đã làm cho hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào tăng lên nhanh, trung bình tăng lên 7% nhưng chưa đath được mục tiêu đề ra là mức tăng trưởng xuất khẩu phải đạt 8,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm sau khi thực hiện chiến lược đạt 1,83 tỷ USD. Mức xuất khẩu bình quân tính trên đầu người là 86,7 USD. So với các nước trong khu vực là rất thấp. Hiên nay CHDCND Lào đang xuất khẩu chủ yếu một số hàng hoá như: điện lực, cà fe, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, khoáng sản… Ngoài ra còn có một số loại hàng mới có thế mạnh như: chè, rau, hoa quả, cây công nghiệp, gạo, ngô, các loại đậu. Tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông lâm nghiệp và hàng thuỷ sản có xu hướng giảm đi, ngược lại tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu các hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng lên rất đáng kể. Đặc biệt là loại hàng may mặc, điện, khoáng sản. Chính sách đối ngoại đã làm cho CHDCND Lào hoà nhập vào được các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và quốc tế. tạo sự thuận lợi cho việc mở cửa thị trường nước ngoài ngày càng nhiều, mà ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLuananthacsy4.docx
Tài liệu liên quan