Mục lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1
1.1. VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4
1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI NGHIÊN
CỨU .5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ RỦI
RO LÃI SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN . 22
3.1. KHÁI QUÁT VỀNHNo & PTNT TRÀ ÔN. 22
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ THỰC
TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo TRÀ ÔN TRONG 3 NĂM . 35
3.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, tài sản và nguồn vốn nhạy
cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn. 35
3.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản, nhu cầu vốn và nguồn vốn
nhạy cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn. 49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐGIẢI PHÁP VỀQUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN . 75
4.1. NHẬN XÉT VỀNHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN
TẠI . 75
4.2. MỘT SỐBIỆN PHÁP CHỦYẾU NHẰM HẠN CHẾRỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN . 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 82
5.1. KẾT LUẬN . 82
5.2. KIẾN NGHỊ . 83
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng tài sản, tăng nhẹ 6 triệu đồng tương đương 0,22% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng giảm tiền mặt tại quỹ so với năm 2005
và có tăng so với 2006 vì đây là khoản tiền có được do huy động vốn, mà huy
động thì gắn liền với việc trả lãi suất cho khách hàng cho nên hạn chế để tiền mặt
quá nhiều và ở mức độ phù hợp để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng
và thực hiện một số chính sách và chủ trương của nhà nước trong việc điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia thông qua quy định của nhà nước mức tiền gửi dự trữ
bắt buộc và tiền gửi nhu cầu thanh toán. Trong năm 2007 tiền mặt tại quỹ là
2.757 triệu đồng tăng trở lại là 369 triệu đồng tương đương 15,45% so với năm
2006. Nguyên nhân do biến động khoản mục cho vay tăng 18,72% so với năm
2006 (chiếm 97% so với tổng tài sản) và vốn huy động tăng trong năm 2007 là
19,82% so với năm 2006 (chiếm 61,72% trong tổng nguồn vốn) nên tăng tiền
mặt tại quỹ trở lại.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 40 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
3.2.1.2. Khái quát cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3
năm (2005 – 2007)
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần
kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế
cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế
thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu
là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy,
một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là
nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được
thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong quá
trình hoạt động, ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa
dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay
các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản suất kinh doanh.
Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
ngân hàng mở rộng đầu tư vào tín dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các
thành phần kinh tế và dân cư.
Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Trà Ôn được hình thành
chủ yếu từ nguồn nào ta xem xét bảng 8.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 41 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
BẢNG 8:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA
NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
Nguồn vốn
2005 2006 2007 Số tiền %
Số
tiền
%
I. Vốn huy động 122.411 128.169 153.576 5.758 4,70 25.407 19,82
II. Vốn trung ương 63.700 77.609 90.257 13.909 21,84 12.648 16,30
III. Vốn chủ sở hữu 3.956 4.569 4.956 613 15,50 387 8,47
Tổn nguồn vốn 190.067 210.347 248.789 20.280 10,67 38.442 18,28
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT qua 3 năm (2005 – 2007)
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
I. Vốn huy động
II. Vốn trung ương
III. Vốn chủ sở hữu
HÌNH 3: KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT TRÀ
ÔN QUA 3 NĂM (2005 – 2007)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 42 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Qua bảng 8 ta thấy tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng điều tăng
qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn đạt
190.067 triệu đồng đến năm 2006 là 210.347 triệu đồng tăng 20.280 triệu đồng
tương đương 10,67% so với năm 2005, năm 2007 là 248.789 triệu đồng tăng
38.442 triệu đồng tương đương 18,28% so với năm 2006. Tăng trưởng nguồn
vốn qua 3 năm vẫn đảm bảo mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sở dĩ
có sự tăng trưởng ổn định như vậy là do:
- Thị trường cạnh tranh của ngân hàng luôn giữ vững ở thế mạnh, cho nên
ít chịu sự biến động của thị trường trong những năm qua, không những giữ chân
được khách hàng mà còn thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân
hàng trong 3 năm qua và tiếp tục phát huy thế mạnh này trong những năm tiếp
theo.
- Ngân hàng có một chiến lược huy động nguồn vốn có hiệu quả. Ngân
hàng đã tiến hành nhiều chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng… nhằm
tăng nguồn vốn huy động theo mục tiệu đã hoạch định.
- Bên cạnh đó còn có đội ngũ công nhân viên đầy năng lực và quyết tâm với
nghề kết hợp một cách khoa học với sự chỉ đạo của ban Giám đốc, nhất là áp
dụng những kỹ thuật công nghệ hiện đại, tất cả những điều đó đã làm nên thành
tích là nguồn vốn luôn giữ mức điều tăng qua các năm.
Tăng trưởng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước thể hiện rõ qua từng
khoản mục nguồn vốn:
Vốn huy động: Qua bảng 8 ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
tăng trong năm 2006 và tiếp tục tăng lên trong năm 2007. Cụ thể, năm 2005 vốn
huy động đạt 122.411 triệu đồng, qua năm 2006 tăng lên được 128.169 triệu
đồng tăng 5.758 triệu đồng tương đương 4,70% so với năm 2005; năm 2007 là
153.576 triệu đồng tăng 25.407 triệu đồng tương đương 19,82% so với năm
2006. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện
qua qui mô vốn hoạt động tăng. Sự tăng trưởng vốn này xuất phát từ nhu cầu về
vốn của các đơn vị kinh tế trong huyện ngày càng tăng và ngân hàng ngày càng
mở rộng phạm vi cho vay do đó ngân hàng cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt
động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 43 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Vốn vay ngân hàng trung ương: Trong cơ cấu vốn của ngân hàng, vay
ngân hàng trung ương là nơi cuối cùng đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngân hàng,
đây là nơi cung cấp nguồn vốn rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại. Cụ
thể như sau:
- Năm 2005 là 63.700 triệu đồng, chiếm 33,51% tổng nguồn vốn
- Năm 2006 là 77.609 triệu đồng, chiếm 36,90% tổng nguồn vốn
- Năm 2007 là 90.257 triệu đồng, chiếm 36,28% tổng nguồn vốn
Vốn vay ngân hàng trung ương tăng hay giảm là do nhu cầu vốn trên địa
bàn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chính những yếu tố này, ta thấy
nguồn vốn vay từ ngân hàng trung ương biến động qua các năm không cùng tốc
độ tăng trưởng vốn huy động. Trong khi tốc độ tăng huy động vốn luôn giữ xu
hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2007 còn vốn trung ương cũng tăng từ năm
2005 đến năm 2007, nhưng tốc độ không tăng so với tổng nguồn vốn. Tuy nhiên,
năm 2006 vốn trung ương tăng là 77.609 triệu đồng tăng 13.909 triệu đồng tương
đương 21,84% so với năm 2005 (so với tổng nguồn vốn là 36,90%), tốc độ tăng
là do dư nợ ở mức tăng là 11,26% nên việc vay vốn từ ngân hàng trung ương
tăng. Nhưng sang năm 2007 vốn trung ương là 90.257 triệu đồng tăng 12.648
triệu đồng tương đương 16,30% so với năm 2006 (so với tổng nguồn vốn giảm
nhẹ là 36,28%), tình hình dư nợ tăng 18,72% và vốn huy động tăng rất khả quan
nên NHNo & PTNT Trà Ôn giảm nhẹ tốc độ vay vốn ngân hàng trung ương để
giảm bớt chi phí vay.
Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn vay của ngân hàng trung ương để phục
vụ nhu cầu vốn tại địa phương, NHNo & PTNT Trà Ôn không ngừng nâng cao
công tác huy động vốn của mình và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của một ngân
hàng thương mại quốc doanh. Nhờ phong cách phục vụ tận tình của từng cán bộ
ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, NHNo & PTNT Trà Ôn đã
huy động được lượng vốn tăng qua các năm đáp ứng cho hoạt động của mình.
Vốn chủ sở hữu: Bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ
và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của ngân hàng trung
ương… Năm 2005 là 3.956 triệu đồng, năm 2006 là 4.569 triệu đồng tăng 613
triệu đồng tương đương 15,50% so với năm 2005, năm 2007 là 4.956 triệu đồng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 44 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
tăng 387 triệu đồng tương đương 8,47% so với năm 2007. Nguyên nhân vốn chủ
sở hữu của ngân hàng tăng qua 3 năm liên tiếp là do ngân hàng kinh doanh có
hiệu quả nên tăng lợi nhuận được giữ lại, thu nhập lớn hơn chi phí, tình hình
khấu hao tài sản phục vụ cho mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh của ngân
hàng tăng lên.
Tuy nhiên, công tác huy động vốn đa số dựa vào vay ngân hàng trung
ương sẽ làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn.
Nhưng nguyên nhân không phải là do lãi suất huy động của ngân hàng không hấp
dẫn mà vì do những thông tin về lãi suất của ngân hàng chưa đến được với khách
hàng mới và thông thường những thông tin về lãi suất chỉ được truyền miệng;
những áp phít, băng gôn tuyên truyền chỉ ở trước cổng ngân hàng trong khi ngân
hàng có vị trí không thuận lợi nên những thông tin về huy động vốn của ngân
hàng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, vấn đề thu nhập bình quân của người dân Trà
Ôn chưa cao, điều này ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
Phân tích cơ cấu vốn huy động của NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm
(2005 – 2007)
Để hiểu rõ cơ cấu vốn huy động của NHNo & PTNT Trà Ôn được hình
thành từ những nguồn nào, biến động qua các năm ra sao thể hiện trong bảng 9.
BẢNG 9:TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005 – 2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006 Vốn huy động
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi tiết kiệm 80.832 82.586 101.046 1.754 2,17 18.460 22,35
2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.712 2.110 951 398 23,25 -1.159 -54,93
3. Tiền gửi tổ chức tín dụng 118 176 13 58 49,15 -163 -92,61
4. Tiền gửi kho bạc nhà nước 28.101 30.573 31.675 2.472 8,80 1.102 3,60
5. Giấy tờ có giá 6.016 7.092 8.639 1.076 17,89 1.547 21,81
6. Nguồn vốn tài trợ DANIDA 5.632 5.632 11.252 0 0 5.620 99,79
Tổng vốn huy động 122.411 128.169 153.576 5.758 4,70 25.407 19,82
(Nguồn: Phòng nguồn vốn của NHNo & PTNT Trà Ôn)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 46 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
2005 2006 2007 Năm
Triệu đồng
1. Tiền gửi tiết kiệm
2. Tiền gửi các tổ chức
kinh tế
3. Tiền gửi tổ chức tín
dụng
4. Tiền gửi kho bạc nhà
nước
5. Giấy tờ có giá
6. Nguồn vốn tài trợ
DANIDA
HÌNH 4: KHÁI QUÁT VỀ VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT TRÀ
ÔN QUA 3 NĂM (2005 – 2007)
Huy động vốn là vấn đề quan trọng trong việc tạo vốn để cho vay và phát
triển, đồng thời nó cũng là vấn đề cơ bản để quyết định cho hoạt động kinh doanh
tiền tệ tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại.
Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của
ngân hàng. Trong những năm gần đây, do những biến động của nền kinh tế, cùng
với việc trên địa bàn ngày càng có nhiều dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cạnh tranh
và do những thay đổi mạnh về tài chính trong nước và thế giới sẽ ảnh hưởng đến
tâm lý của khách hàng vì lãi suất huy động của các ngân hàng ngoài quốc doanh
tăng khá mạnh sau khi nước ta gia nhập WTO đã gây không ít khó khăn cho việc
huy động vốn tại ngân hàng.
Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay
và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy
động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với chính ngân hàng mà còn có
ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn phục vụ cho đầu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 47 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho
người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi, an toàn.
Qua bảng 9, vốn huy động điều tăng qua các năm nhưng so với tổng
nguồn vốn thì được thể hiện như sau:
- Năm 2005 đạt 122.411 triệu đồng, chiếm 64,40% tổng nguồn vốn
- Năm 2006 đạt 128.169 triệu đồng, chiếm 60,93% tổng nguồn vốn
- Năm 2007 đạt 153.576 triệu đồng, chiếm 61,72% tổng nguồn vốn
Tốc độ tăng vốn huy động luôn giữ xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm
2007. Nhưng tốc độ tăng so với tổng nguồn vốn giảm mạnh năm 2006, tăng trở
lại vào năm 2007. Năm 2006 thì khả năng huy động vốn tăng 128.169 triệu đồng
nhưng tốc độ tăng so với tổng nguồn vốn là 60,93% và tốc độ này giảm 3,47% so
với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 là 153.567 triệu đồng, tốc độ tăng trở lại so
với tổng nguồn vốn là 61,72%, huy động vốn tăng mạnh là do lãi suất huy động
tăng.
Vốn huy động: Bao gồm các khoản mục như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi kho bạc nhà
nước, giấy tờ có giá, nguồn vốn tài trợ DANIDA…
Trong vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là chiếm tỷ
trọng cao nhất. Năm 2005 là 80.832 triệu đồng, năm 2006 là 82.586 triệu đồng
tăng 1.754 triệu đồng tương đương 2,17% so với năm 2005, năm 2007 là 101.046
triệu đồng tăng 18.460 triệu đồng tương đương 22,35% so với năm 2006.
Có thể thấy vốn huy động tại NHNo & PTNT Trà Ôn trong thời gian qua
tăng trưởng tương đối ổn định, mặt dù năm 2006 có tốc độ tăng chậm so với năm
2005 nhưng vẫn tăng tốt. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua ngân
hàng luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động
vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ, vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng
lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong
việc đầu tư cho vay vốn.
Mặc dù có sự tác động của thị trường trong nước và thế giới như: Ảnh
hưởng của cúm gia cầm, thị trường bất động sản trầm lắng làm tác động bất lợi
đến nhu cầu của nhóm khách hàng lớn của ngân hàng, nhưng vốn huy động của
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 48 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
ngân hàng vẫn tăng qua các năm như trong bảng 9. Bên cạnh đó sự cạnh tranh
gay gắt của các dịch vụ khác trong cùng địa bàn và các ngân hàng thương mại
ngoài huyện gây khó khăn không nhỏ cho công tác huy động vốn của ngân hàng,
nhưng đối với ngân hàng để đạt được mục tiêu nguồn vốn như vậy thì ngân hàng
đã tích cực thực hiện những biện pháp lớn như:
- Triển khai nghiêm túc chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007 của Tổng
Giám đốc và các mục tiêu trọng tâm theo đề án cơ cấu lại hoạt động NHNo &
PTNT về huy động vốn.
- Từ Hội sở đến các đơn vị NHNo phụ thuộc xây dựng cụ thể phương án
huy động vốn, chú trọng đối tượng dân cư, huy động ngoại tệ, các tổ chức kinh tế
có nguồn vốn lớn và rẽ.
- Sinh hoạt, quán triệt nội dung chỉ đạo và đôn đốc thực hiện 12 giải pháp
lớn theo văn bản 3085/NHNo ngày 29/08/2006 của Tổng Giám đốc cho công tác
huy động vốn cuối năm 2007.
- Thực hiện đa dạng hình thức, phương thức huy động, áp dụng linh hoạt lãi
suất huy động vốn trên cơ sở khung lãi suất của NHNo & PTNT từng thời điểm
và phù hợp với thị trường vốn, đảm bảo lợi ích của khách hàng và của NHNo &
PTNT.
- Quan tâm và thực hiện tốt công tác chăm sóc đối với tất cả khách hàng,
bao gồm phong cách – tác phong giao tiếp, thăm hỏi, tư vấn, hậu mãi…
Tại Hội sở huyện thành lập Ban chỉ đạo công tác huy động vốn (do Giám
đốc làm trưởng ban), hưởng ứng phong trào thi đua 6 tháng đầu năm và 6 tháng
cuối năm, thường xuyên đôn đốc, động viên khuyến khích các đơn vị thi đua
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn.
Qua kết quả thực hiện năm 2007, do tính thời vụ của hoạt động sản suất nên
công tác huy động vốn thuận lợi vào thời điểm cuối quý III và quý IV hàng năm;
sau tết nguyên đán nguồn vốn giảm dần cho đến khi thu hoạch vụ cây ăn quả và
vụ lúa hè thu hàng năm. So sánh tính chất loại nguồn vốn thì nguồn vốn dân cư
cụ thể là loại có kỳ hạn có ổn định cao nhất, nguồn vốn của các tổ chức kinh tế
và các tổ chức khác dễ biến động, nhưng tỷ trọng huy động vốn tăng mạnh so với
năm 2006, có tính ổn định cao so với năm trước đây.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 49 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Vốn huy động tăng, đây là điểm mạnh của ngân hàng, nó góp phần vào
việc dự trữ, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đánh
giá được sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công tác mở
rộng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Trà Ôn.
3.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản, nhu cầu vốn và
nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn
3.2.2.1. Tình hình biến động của tài sản và nhu cầu vốn nhạy cảm với lãi
suất
Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ
thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm với lãi suất) và luồng tiền thuộc nguồn vốn
(nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác
định (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng …). Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy
cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư
này sẽ thay đổi. Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập
về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn
tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là việc phân chia vốn giữa tiền
mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Trong bảng cân đối kế
toán của ngân hàng thì khoản mục đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và cho vay
ngắn hạn là hai khoản mục có độ nhạy cảm cao với lãi suất. Hai khoản mục này
sẽ là nhân tố quan trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và quản trị rủi ro lãi
suất của mình khi lãi suất biến đổi. Tuy nhiên, trong hoạt động của NHNo &
PTNT Trà Ôn thì chứng khoán ngắn hạn hầu như là không qua 3 năm, cho nên
chỉ có cho vay ngắn hạn là nhạy cảm với lãi suất, thể hiện qua bảng 10.
BẢNG 10: TÌNH HÌNH TÀI SẢN BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
NĂM
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006 Tài sản nhạy cảm với lãi suất
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiệp tư nhân 2.000 2.100 2.500 100 5 400 19,05
2. Hộ sản xuất kinh doanh 132.574 161.201 177.448 28.627 21,59 16.247 10,08
- Kinh tế tổng hợp 129.723 155.689 170.186 25.966 20,02 14.497 9,31
- Màu 76 69 10 -7 -9,21 -59 -85,51
- Chăn nuôi 818 1.385 2.939 567 69,32 1.554 112,20
- Chăm sóc vườn 839 1.018 936 179 21,33 -82 -8,06
- Máy nông nghiệp 606 839 2.100 233 38,45 1.261 150,30
- Khác 512 2,201 1.277 1.689 329,88 -924 -41,98
3.Cho vay dự án 4.848 4.317 11.086 -531 -10,95 6.769 156,80
- AFD 0 0 6.981 0 0 6.981 0
- RDF II 3.304 659 0 -2.645 -80,05 -659 -100
- Dự án TCNT MLF 1.544 3.658 4.105 2.114 136,92 447 12,22
Tổng tài sản nhạy cảm 139.422 167.618 191.034 28.196 20,22 23.416 13,97
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005 – 2007)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 51 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
1. Doanh nghiệp tư
nhân
2. Hộ sản xuất kinh
doanh
3.Cho vay dự án
HÌNH 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN NHẠY CẢM VỚI LÃI
SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005 – 2007)
Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất
có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động
của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông
thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy
chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng
khoán là những khoản đầu tư sinh lời của ngân hàng nhưng mức lợi nhuận và rủi
ro khác nhau. So với việc mua trái phiếu chính phủ thì nghiệp vụ tín dụng có độ
rủi ro lớn hơn và lợi nhuận vì thế đạt được cũng nhiều hơn.
Chính vì vậy, thông thường dư nợ tín dụng nhạy cảm với lãi suất luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Qua bảng 10, trong
những năm vừa qua tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Trà Ôn có sự
biến động đáng kể. Cụ thể, năm 2005 là 139.422 triệu đồng (chiếm 100% trong
tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất), tăng mạnh lên ở năm 2006 là 167.618 triệu
đồng (chiếm 100% trong tổng tài sản nhạy cảm lãi suất), năm 2007 là 191.034
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 52 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
triệu đồng chiếm tỷ lệ đầu tư ổn định là 100% trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi
suất qua các năm. Ta thấy tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất, năm 2006 là
167.618 triệu đồng tăng 28.196 triệu đồng tương đương 20,22% so với năm 2005
và năm 2007 là 191.034 triệu đồng tăng 23.416 triệu đồng tương đương 13,97%
so với năm 2006. Tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 giảm xuống 6,25%
so với tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005, nguyên nhân là do lãi suất cho
vay tăng làm cho tâm lý gánh nặng chi phí nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và
hộ sản xuất kinh doanh. Thị trường cung ứng vốn gần như ngưng trệ tại các ngân
hàng thương mại khác, và thị trường nhu cầu ở đây bắt đầu có sự chọn lọc các
khách hàng có nhu cầu vốn mạnh và khả năng tài chính khá vững cho việc chi trả
nợ đúng hạn có uy tín được giữ lại, còn khách hàng yếu về mặt tài chính thì bảo
hòa.
Trong năm 2007, chi nhánh đã mở rộng quy mô tín dụng và đơn giản hóa
thủ tục, tiết kiệm thời gian vay vốn khá phức tạp trước đây, nhất là sự tiếp cận
phân vùng cho cán bộ tín dụng cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin nên số
khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều. Đồng thời, trong năm 2007 ngân hàng
đã tiến hành giải ngân cho các dự án của một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh
đạt mức vượt chỉ tiêu.
Xu thế hội nhập kinh tế và tài chính thế giới diễn ra ngày càng một mạnh
mẽ, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày một phát triển và là những đối thủ
cạnh tranh lớn đối với NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT
Trà Ôn nói riêng trong lĩnh vực vay và các dịch vụ khác. Qua bảng 9 về tình hình
tài sản nhạy cảm của ngân hàng ta thấy được toàn cảnh tình hình hoạt động của
ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng chú trọng đầu tư phát
triển nông nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế
tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh
vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Nhằm để phân tán rủi ro trong lĩnh vực đầu tư tín dụng của mình và thực
hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình
mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo & PTNT
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 53 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Trà Ôn đã cho vay đa dạng nhiều đối tượng mà ngân hàng thường xuyên quan
tâm là doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác.
Ngân hàng chú trọng đầu tư nhiều nhất là hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, đối
tượng đầu tư khác thì rất ít.
Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp ngoài quốc doanh): Đây là thành
phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện
một phần khả năng tăng tưởng kinh tế trên địa bàn. Doanh số cho vay thành phần
này năm 2005 là 2.000 triệu đồng, năm 2006 là 2.100 triệu đồng tăng 100 triệu
đồng tương đương 5% so với năm 2005, năm 2007 là 2.500 triệu đồng tăng 400
triệu đồng tương đương 19,05% so với năm 2006. Toàn huyện có trên 108 doanh
nghiệp tư nhân, NHNo & PTNT huyện Trà Ôn đã đầu tư cho 58 doanh nghiệp,
trong đó có quan hệ với những khách hàng có uy tín như Doanh nghiệp tư nhân
Thành Phát, Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa, … số tiền cho vay hàng năm có thể
lên đến trên hàng 100 tỷ đồng (theo báo cáo các quý) để giải quyết tình hình lưu
động vốn cho doanh nghiệp giải quyết khó khăn nhất thời của các doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các lĩnh vực
vật tư xây dựng, kinh doanh dịch vụ nên điều kiện cần và đủ là vốn của ngân
hàng cần tập trung cho vay nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh
doanh.
Hộ sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ... Mà thành phần cho vay
chủ yếu là nông dân, vì theo ngân hàng nông dân là khách hàng có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển và uy tín của ngân hàng. Theo như lời phát biểu của
Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam: “ thực tế hoạt động tín dụng trên thương
trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay
trả sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng
hành có uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá trình hoạt động
của mình ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này.
Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất luôn
chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay hộ
sản xuất luôn tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay hộ sản xuất cho vay
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 54 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
là 132.574 triệu đồng, năm 2006 doanh số là 161.201 triệu đồng tăng 28.627 triệu
đồng tương đương 21,59% so với năm 2005, năm 2007 là 177.448 triệu đồng
tăng 16.247 triệu đồng tương đương 10,08% so với năm 2006.
Doanh số cho vay của ngân hàng đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn.pdf