Luận văn Phân tích tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. .1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .1

1.1.1. Sựcần thiết đềtài.1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn.2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2

1.2.1. Mục tiêu chung .2

1.2.2. Mục tiêu cụthể.2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

1.3.1. Không gian.3

1.3.2. Thời gian thực hiện.3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .3

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU.3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5

2.1.1. Tín dụng ngân hàng .5

2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .6

2.1.3. Các hình thức tín dụng.7

2.1.4. Những quy định chung vềcho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng

phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ. . 9

2.1.5. Rủi ro tín dụng .16

2.1.6. Một sốchỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng .20

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu .22

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu.22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO VAY XÂY

DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ỞNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ.23

3.1. GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ.23

vii

3.1.1. Khái quát vềkinh tếxã hội khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long .23

3.1.2. Giới thiệu chi nhánh ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

thành phốCần Thơ.27

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ

TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI

NHÁNH CẦN THƠ.44

3.2.1. Phân tích doanh sốcho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng qua 3

năm từnăm 2005 đến năm 2007.45

3.2.2. Phân tích tình hình thu nợ.46

3.2.3. Phântích tình hình dưnợtín dụng .49

3.2.4. Phân tích tình hình nợquá hạn xây dựng và phát triển nhà qua 3 năm từ

2005 đến 2007 tại ngân hàng .51

3.2.5. Đánh giá tình hìnhcho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng Phát

triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ.53

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG

CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ58

4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DƯNỢTÍN DỤNG58

4.1.1. Yếu tốvềsốlượng khách hàng giữa các năm .58

4.1.2. Yếu tốvề đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay.59

4.1.3. Yếu tốvề địa bàn cho vay.59

4.1.4. Yếu tốvềcạnh tranh .59

4.1.5. Yếu tốvềcơchếchính sách, nền kinh tế.60

4.2. CÁC YẾU TỐDẪN ĐẾN NỢQUÁ HẠN .60

4.2.1. Từphía khách hàng .60

4.2.2. Từphía ngân hàng .60

4.2.3. Cơchếchính sách, nền kinh tế.60

CHƯƠNG 5: MỘT SỐBIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO VAY

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ.62

5.1. GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG DƯNỢTÍN DỤNG.62

viii

5.1.1. Nhu cầu vềvốn vay xây dựng và phát triển nhà trên địa bàn thành phốCần

Thơhiện nay .62

5.1.2. Khảnăng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng .63

5.1.3. Giải pháp tăng trưởng dưnợtín dụng cho vay xây dựng và phát triển

nhà.65

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HẠN CHẾNỢQUÁ

HẠN.66

5.2.1. Vềphía cán bộngân hàng.67

5.2.2. Tăng cường thẩm định, xét duyệt trước khi cho vay.67

5.2.3. Thu thập thông tin từphía khách hàng .67

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.68

6.1.KẾT LUẬN.68

6.2. KIẾN NGHỊ.69

6.2.1. Một sốkiến nghịvềcho vay xây dựng và phát triển nhà ởtại ngân hàng

phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ.69

6.2.2. Những đềxuất đối với cơquan các cấp chính quyền địa phương và hội sở

.69

pdf83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đối tốt còn lại đường xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở lưu thông. Đường làng xã quá ít khoảng 400 xã vùng sâu ô tô loại nhỏ không đi được. Cầu khỉ còn nhiều. Tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi cao gần 20% trong khi cả nước 16,5%. Tỷ lệ lao động kỹ thuật so với lao động trong độ tuổi của vùng đạt thấp nhất khoảng 4% thấp nhất so với các vùng, thấp hơn trung bình cả nước khoảng 10% (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chính điều này cũng đã trở thành vật cản trở cho bước tiến của vùng. Thành phố Cần thơ cũng chịu những khó khăn này nhưng mức độ không bằng các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, dân cư vùng ngập lũ như Thốt Nốt, Ô Môn… phải chịu thiệt hại lớn hằng năm khi lũ kéo về vì phần lớn nhà ở củu dân cư là nhà tạm bợ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 – 2010 Thành phố Cần Thơ đã tiến hành xây dựng nhiều dự án ưu tiên phát triển nhà ở cho dân cư nhất là dân cư vùng lũ. Việc khó khăn nhất khi chuẩn bị tiến hành các dự án này là vấn đề thiếu vốn đầu tư trong việc giúp người dân “an cư lạc nghiệp”. Vì vậy sự ra đời của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông cửu Long là đòi hỏi khách quan và tất yếu. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 27 3.1.2. Giới thiệu chi nhánh ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long thành phố Cần Thơ 3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (NHPTN ĐBSCL) là ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước được thành lập theo qui định số 769/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch là HOUSING BANK OF MEKONG DELTA (MHB), ngân hàng chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1998 với vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới rộng khắp, NHPTN ĐBSCL với mục tiêu chủ yếu là huy động vốn và hỗ trợ cho vay xây dựng và phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy công trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nước Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Công văn số 350/CV-NHNN ngày 21/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 28/04/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1999 với trụ sở chính đặt tại số 5 Phan Đình Phùng-Thành phố Cần Thơ. Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đã mở thêm hai phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn. Đặc biệt hiện nay ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch tại Thốt Nốt. Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao theo xu hướng hiện nay, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra, ngân hàng còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới. Bên cạnh những dịch vụ phong phú như các NHTM khác, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khư dân cư tập trung. Bằng chứng hữu hiệu nhất là đến cuối năm 2003, chi nhánh đã đầu tư 450 tỷ đồng cho hơn 5000 hộ Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 28 trên địa bàn thành phố cần Thơ để mua, xây dựng, sửa chữa nhà, tham gia đầu tư vào các khu dân cư lớn của địa phương như khu dân cư 91B-TP Cần Thơ, khu dân cư phường Hưng Phú-TP Cần Thơ, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt. Với những nỗ lực không ngừng, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ a) Huy động vốn + Huy động vốn bằng đồng Việt Nam: Nhận tiền gửi không kỳ hạn (ký thác hoạt kỳ) của dân cư, cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam. Nhận tiền gửi có kỳ hạn (ký thác định kỳ) loại 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các định kỳ dài hạn đến 5 năm. Nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân trong nước và người ngoài nước ngoài sinh sống ở Việt Nam bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, tiết kiệm xổ số có thưởng.. Phát hành kỳ phiếu có mục đích nhiều loại kỳ hạn với lãi suất cao, hình thức trả lãi phong phú như: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ. + Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nhận tiền gửi bằng các loại ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ (USD) với hình thức không kỳ hạn và các loại kỳ hạn đa dạng (1 tuần, 10 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng…). + Các hình thức huy động vốn khác trên thị trường liên ngân hàng • Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với lãi suất cao. • Nhận tiền gửi đối ứng giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ mạnh với các tổ chức tín dụng khác. • Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 29 • Hoán đổi ngoại tệ để nhận đồng Việt Nam và ngược lại với các tổ chức tín dụng khác. b) Về hoạt động tín dụng Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Tổng giám đốc. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như các hoạt động thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán, mở L/C… 3.1.2.3. Bộ máy tổ chức a. Sơ đồ bộ máy tổ chức SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ b. Chức năng của các phòng ban Ban giám đốc: + Giám đốc: chỉ đạo, phụ trách chung, là người trực tiếp nhận các chủ trương của NHPTN ĐBSCL Việt Nam, của NHNN và đề ra phương hướng nhiệm vụ theo định hướng của ngân hàng cấp trên. Trực tiếp giám sát hoạt động của các phòng ban. Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế toán ngân quỹ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng hành chánh nhân sự Ban giám đốc Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 30 + Phó giám đốc: Là người thừa lệnh của giám đốc, quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc chung khi giám đốc đi vắng và báo cáo khi giám đốc có mặt. Phòng nghiệp vụ kinh doanh Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn; lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn; lập chương trình kế hoạch phát triển mạng lưới và kế hoạch phát triển của chi nhánh. Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tìm khách hàng mới và quan hệ với khách hàng theo chiến lược khách hàng của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo chế độ tín dụng của NHNN và theo hướng dẫn của NHPTN ĐBSCL, trình giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thẩm định các phương án, dự án đầu tư ngắn hạn, trung và dài hạn theo quyết định về thẩm định dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc và các quy định khác do Tổng giám đốc ban hành. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo chế độ tín dụng quy định, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất xử lý cá khoản nợ quá hạn. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh tiền tệ theo các quy định của nhà nước, NHNN và NHPTN ĐBSCL. Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNN và theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc NHPTN ĐBSCL. Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh theo quy định của NHNN và theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc NHPTN ĐBSCL ban hành. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 31 Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho đi thuê ngoài. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, thẩm định kinh doanh đối ngoại và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định. Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao. Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chi trả kiều hối. Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống NHPTN ĐBSCL, NHNN và các ngân hàng khác ngoài hệ thống. Tổ chức thu, chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và khách hàng theo quy định của NHNN và NHPTN ĐBSCL. Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. Thực hiện kiểm tra vấn đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh. Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ của hệ thống. Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố có bảo lãnh do phòng nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu kế toán, các số liệu theo quy định. Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hằng năm với hội sở. Lập kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh và theo dõi việc tổ chức thực hiện. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng hành chánh nhân sự Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ công nhân viên chức biên chế cũng như hợp đồng trong công việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 32 Lập các thủ tục cần thiết trình ban Giám đốc, ra quyết định nâng lương hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban giám đốc. Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cá chính sách, chế độ của Nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác. Phòng kiểm soát nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHPTN ĐBSCL Cần Thơ và các đơn vị trực thuộc, kiểm tra giám sát việc chấp hành quá trình nghiệp vụ kinh doanh về an toàn trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính theo đúng nguyên tắc chế độ đã quy định và làm báo cáo gửi Ngân hàng cấp trên. Phối hợp đoàn thanh tra, kiểm tra Nhà nước, Ngân hàng và hồ sơ trong việc thanh tra, kiểm tra tại chi nhánh. Giải quyết các đơn, thư khiếu tố, khiếu nại, các đơn tố cáo có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng a) Tình hình nguồn vốn Để có thể thực hiện hoạt động cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương ứng. Vốn của ngân hàng có nhiều nguồn gốc như: vốn tự huy động,vốn điều chuyển tự hội sở và tài sản nợ khác. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2005 đến 2007 được thể hiện qua bảng sau Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 33 Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % ST % Vốn huy động 231.161 32,12 261.441 38,63 345.050 38,35 30.280 13,10 83.609 31,98 Vốn điều chuyển từ hội sở 457.800 63,61 389.659 57,58 529.186 58,81 -68.141 -14,88 139.527 35,81 Tài sản nợ khác 30.778 4,27 25.656 3,79 25.622 2,84 -5.122 -16,64 -0.034 -0,13 Tổng cộng 719.739 100 676.756 100 899.858 100 -42.983 -5,97 223.102 32,97 (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Dựa trên bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh biến động không đồng đều qua 3 năm. Tổng nguồn vốn kinh doanh thực hiện đến cuối năm 2005 đạt 719.739 triệu đồng, sang năm 2006, tổng nguồn vốn kinh doanh đạt 676.756 triệu đồng, giảm 42,983 triệu đồng, tương đương giảm 5,97%. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn kinh doanh đạt 899.858 triệu đồng, tăng 223.102 triệu đồng, tương đương 32,97%. Sự biến động của tổng nguồn vốn kinh doanh qua các năm là do sự tăng giảm cơ cấu trong nguồn vốn kinh doanh. + Vốn huy động: đến cuối năm 2005, vốn huy động đạt 231.161 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,12% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2006 vốn huy động đạt 261.441 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,63% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, tăng 30.280 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 13,10%. Đến năm 2007 vốn huy động tăng lên 345.050 triệu đồng,tăng 83.609 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 31,98%. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đang có xu hướng phát triển tốt, có được kết quả này là do chi nhánh luôn tạo ra hình ảnh tốt đẹp về mình, chi nhánh có trụ sở khang trang lại được đặt ở vị trí thuận lợi, có đội ngũ nhân viên trẻ, cởi mở trong giao dịch. Bên Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 34 cạnh đó do xác định được tầm quan trọng của vốn huy động nên Ban lãnh đạo đã trực tiếp giao cho nhân viên phòng nguồn vốn lập các kế hoạch, mục tiêu để tăng cường huy động vốn. Với hai chương trình “tiết kiệm có gởi – có thưởng”, và “tiết kiệm dành cho người cao tuổi” cộng thêm phương châm của Ngân hàng là “đến tận nơi-mời tận mặt” Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gởi tiền vào chi nhánh ngày càng tăng. Mặc dù vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhưng có dấu hiệu tiến triển khả quan qua từng năm cho thấy chi nhánh đang cố gắng trong công tác huy động vốn. + Vốn điều chuyển từ hội sở: bên cạnh vốn huy động, để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì vốn điều chỉnh từ hội sở cũng chiếm phần quan trọng trong tổng nguồn vốn. Nó giúp cho ngân hàng thực hiện các dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Bên cạnh vốn huy động thì vốn điều chuyển từ hội sở luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể vào năm 2005, vốn điều chuyển từ hội sở chiếm 63,61% tổng nguồn vốn kinh doanh, sang năm 2006 chiếm tỷ trọng 57,58% tổng nguồn vốn và đến cuối năm 2007 thì tỷ trọng này tăng lên 58,81%. Vốn điều chuyển từ hội sở tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2005 đạt 457.800 triệu đồng, sang năm 2006 còn 389.659 triệu đồng, giảm đi 68,141 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 14,88%. Đến năm 2007 thì vốn điều chỉnh tại hội sở lại tăng lên 529.186 triệu đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2006 là 35,81%, tương đương tăng 139.527 triệu đồng. Do lãi suất vốn điều hòa thường cao hơn lãi suất huy động vốn nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy, cán bộ - công nhân viên của chi nhánh cần tích cực chủ động hơn nữa trong công tác huy động vốn, lãnh đạo chi nhánh cần áp dụng các phương thức, những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tăng nguồn vốn huy động, giảm bớt chi phí vốn điều chuyển và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. + Tài sản nợ khác: nhìn chung qua 3 năm từ 2005 đến 2007 thì tài sản nợ khác giảm dần qua 3 năm. Năm 2005 đạt 30,778 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,27% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, sang năm 2006 thì chỉ đạt 25.656 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,79%, giảm đi 5.122 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 16,64%. Đến năm 2007 tài sản nợ khác tiếp tục giảm còn 25.622 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,84% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, giảm 34 triệu so với năm 2006, Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 35 tương đương giảm 0,13%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đã có sự chuẩn bị tốt trong công tác huy động vốn nên ngân hàng không có nhu cầu vốn từ bên ngoài dẫn đến việc tài sản nợ giảm. Đồ thị 1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2005-2007 0 200000 400000 600000 800000 1000000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tr iệ u đồ ng Vốn huy động Vốn điều chuyển từ hội sở Tài sản nợ khác Tổng cộng + Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng cũng như hoạt động huy động vốn đều là những hoạt động quan trọng của ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng tạo ra được một luồng tiền đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngân hàng. Thông qua các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng, sau khi trừ đi phần lãi phải trả từ hoạt động huy động vốn và các chi phí khác có liên quan, nó sẽ tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên thì hoạt động tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, nên cần được quản lý tốt. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005 đến 2007 được mô tả qua bảng số liệu sau. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 36 Bảng 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng DSCV 526.964 719.741 1.181.110 192.777 36,58 461.369 64,10 2.Tổng DSTN 511.471 699.794 958.025 188.323 36,82 258.231 36,90 3.Tổng DN 649.409 669.356 892.442 19.947 3,072 223.086 33,33 4. Tổng NQH 15.337 16.509 22.367 1.172 7,642 5.858 35,48 Ghi chú: DSCV: doanh số cho vay, DSTN: doanh số thu nợ, DN: dư nợ, NH: ngắn hạn, T&DH: trung và dài hạn, XDN: xây dựng nhà, NQH:nợ quá hạn. (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2006 doanh số cho vay đạt 714.741 triệu đồng, tăng 192.777 triệu đồng so với năm 2005 (526.964 triệu đồng), tương đương tăng 36,58% thì đến năm 2007 doanh số cho vay tăng vọt lên1.181.110 triệu đồng, tăng 461.369 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 64,10%. Đạt được như vậy là do kể từ khi gia nhập WTO (2006) thì các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với các mặt hàng thế giới bằng cách cải tiến chu trình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã hình thành nên một lượng nhu cầu vốn lớn từ phía doanh nghiệp đối với ngân hàng, nó góp phần tạo điều kiện thuận lợi công tác cho vay của ngân hàng. Bên cạnh ấy là do sự nổ lực không ngừng từ phía ngân hàng trong việc tăng cường công tác cho vay. Ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra các chính sách khuyến khích việc vay vốn, thực hiện linh hoạt cơ chế điều hành lãi suất, đa dạng hóa các hình thức và mục tiêu cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Và bằng sự nhiệt tình của các cán bộ trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn đã góp phần làm tăng doanh số cho vay. Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 37 + Doanh số thu nợ (DSTN) Nếu như doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng mà chưa thể hiện được kết quả vốn vay có đạt được hiệu quả hay không về phía khách hàng cũng như ngân hàng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh được điều đó thông qua khả năng trả nợ của khách hàng. Vào năm 2005 doanh số cho vay đạt 511.471 triệu đồng, sang năm 2006 thì đạt 669.356 triệu đồng, tăng 188.323 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 36,82%. Đến năm 2007 thì doanh số thu nợ 958.025 triệu đồng, tăng 258.231 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 36,90%. Tóm lại doanh số thu nợ tăng đều qua 3 năm từ 2005 đến 2007, nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng kỹ càng trước khi cho vay, tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ còn kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan ban ngành để thu hồi nợ theo cơ chế quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô. Về phía khách hàng do sử dụng vốn có hiệu quả và sinh lời nên khả năng trả vốn cao, góp phần nâng cao doanh số thu nợ của ngân hàng. + Dư nợ tín dụng: Là chỉ tiêu giúp ta có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động tín dụng, nó phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Năm 2005 dư nợ tín dụng là 649.409 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ tín dụng tăng lên 669.356 triệu đồng, tăng 19.947 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tốc độ tăng là 3,07%. Đến năm 2007 thì dư nợ tín dụng tiếp tục tăng và đạt 892.442 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 223.086 triệu đồng, tương đương tăng 33,33%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là nhờ các chính sách tăng cường doanh số cho vay nên dư nợ tín dụng cũng tăng theo qua 3 năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng. + Nợ quá hạn: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Thông thường một ngân hàng nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Trong điều kiện ngân hàng có vốn tự có không đủ đầu tư tín dụng thì ngân hàng sẽ tăng cường hoạt động huy động vốn. Và nếu nợ quá hạn cao (khả năng thu hồi nợ thấp) thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 38 kinh doanh của mình. Vì vậy mà nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005, nợ quá hạn đạt 15.337 triệu đồng, sang năm 2006 tăng lên 16.509 triệu đồng, tăng 1.172 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 7,64%. Đến năm 2007 thì nợ quá hạn lại tiếp tục tăng lên 22.367 triệu đồng, tăng 5.858 triệu so với năm 2006, tương đương tốc độ tăng là 35,48%. Sự gia tăng này chủ yếu một phần do các doanh nghiệp vay vốn làm ăn không hiệu quả, một phần do thiên tai như bão, dịch bệnh …gây ra một số tổn thất cho khách hàng nên khách hàng chậm trễ trong việc trả lãi và vốn cho ngân hàng. Tuy nợ quá hạn tăng nhưng vẫn nằm trong vùng kiểm soát của ngân hàng. Mặc dù vậy nhưng xu hướng nợ quá hạn ngày càng tăng là điều không tốt, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nợ quá hạn giảm đến mức tối thiểu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng như tích cực xử lý thu những món nợ vay đã tồn đọng và dây dưa trong thời gian dài. Đồ thị 2: Tình hình tín dụng của NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2005-2007 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tr i ệ u đ ồ ng 1.Tổng DSCV 2.Tổng DSTN 3.Tổng DN 4. Tổng NQH Kết quả tài chính: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý Phân tích tình hình cho vay XD & PT nhà tại NHPTNĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ GVHD: Ths.Trần Quốc Dũng SVTH: Thái Ngọc Thanh 39 tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thành phố cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan