Tâm lý người dân Thanh hoá nói chung, cũng như người dân huyện Thạch Thành nói riêng muốn sinh con ngay sau khi kết hôn, ở lứa tuổi kết hôn hợp pháp và sinh con trong điều kiện thuận lợi nhất cho cả mẹ và con là một điều bình thường. Điều đáng nói ở đây là tâm lý ảnh hưởng đến số cuộc kết hôn sớm trước tuổi quy định, sinh sớm và sinh nhiều con, từ đó ảnh hưởng đến mức sinh.
Nhìn chung trình độ học vấn của nhân dân huyện Thạch Thành là không đồng đều nhau giữa các dân tộc và giữa các xã. Dân trí thấp, lại không có khả năng bồi bổ thêm, kiến thức ngày càng mai một đi. ở các xã vùng cao và người dân tộc ( Mường, HMông ) thì tâm lý sợ con ế vợ, ế chồng luôn luôn ám ảnh trong các bậc cha mẹ, thường suy nghĩ lệch lạc về hôn nhân và tương lai, hạnh phúc của con, chỉ thấy cái lợi, cái tiện trước mắt mà chưa thấy được tác hại lâu dài.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ cũng thấp hơn của nam. Ngoài độ tuổi lao động số lượng nữ tham gia vào quá trình lao động cũng nhiều hơn nam giới, do vậy năng suất lao động thường rất thấp.
3.3.2.Chất lượng lao động.
*Trình độ học vấn.
Năm 1999 tỷ lệ chưa biết chữ của lực lượng lao động huyện Thạch Thành chiếm 4,8%, chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 22,3%. Tốt nghiệp cấp I là 26,6%. Tốt nghiệp cấp II và III chiếm 42,9%. Trình độ học vấn của huyện Thạch Thành đã được nâng cao hơn rất nhiều so với những năm 1986. Tuy nhiên nếu đem so sánh trình độ văn hoá này với toàn bộ tỉnh Thanh Hoá thì huyện Thạch Thành vẫn là huyên có trình độ văn hoá thấp hơn so với trung bình tỉnh.
Bảng 6. Trình độ học vấn lực lượng lao động
huyện Thạch Thành năm 1999
Toàn huyện
%
Nữ
%
Tổng
66.150
33.736
Chưa biết chữ
3.175
4,8
2.968
8,8
Chưa tốt nghiệp cấp 1
14.751
22,3
13.427
39,8
Đã tốt nghiệp cấp 1
18.985
28,7
9.277
27,5
Đã tốt nghiệp cấp 2
18.919
28,6
6.140
18,2
Đã tốt nghiệp cấp 3
10.320
10,1
1.924
5,7
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thành – Thanh Hoá
Điều đặc biệt quan tâm là trình độ học vấn của lực lượng lao động nữ trên địa bàn huyện Thạch Thành thấp hơn rất nhiều so với trình độ lực lượng lao động nam. Tỷ lệ nữ chưa biết chữ và tốt nghiệp cấp 1 chiếm 24,7% so với tổng lao động và 48,5% so với tổng lực lượng lao động nữ. Trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp cấp 3 chỉ chiếm 2,9% so với tổng lao động toàn huyện và 5,7% so với tổng lao động nữ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lực lượng lao động của huyện Thạch Thành nói chung và lực lượng lao động nữ nói riêng thấp là do:
- Chủ yếu huyện Thạch Thành vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng công giáo và những xã có dân tộc ít người sinh sống như xã Thạch lâm, Thạch tượng, Thạch quảng.v.v. Do vậy số nữ ít có điều kiện đến trường và học càng cao thì số học sinh nữ càng giảm sút rõ rệt.
-Do các cấp lãnh đạo chưa có chính sách giáo dục phù hợp nhất đối với mức sống của người dân huyện Thạch Thành. Thu nhập thấp lại đông con nên các hộ nông dân chỉ đủ chi phí cho con mình học trong những năm đầu còn sau đó thì tình nguyện cho con mình nghỉ học. Vì vậy hiện tượng mù chữ và tái mù chữ còn khá phổ biến trong những năm gần đây
- Do tư tưỏng của người dân huyện Thạch Thành quan niệm rằng học chẳng để làm gì vì trước sau họ cũng quay về với nghề nông thuần tuý. Vì thế họ chỉ cần học để đủ biết đọc,biết viết và làm tính đơn giản. Còn học lên cấp 2, cấp 3 là điều không cần thiết và hoang phí tiền bạc.
Chính những nguyên nhân trên đã dẫn tới trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Thạch Thành còn rất thấp.
*Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Theo số liệu thống kê Phòng lao động –Thương binh xã hội huyện Thạch Thành năm 1999 cho thấy:Số lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật rất cao chiếm 90%; có chuyên môn kỹ thuật chiếm 10%.
Trong đó:
-Công nhân kỹ thuật chiếm: 4,309%.
-Cao đẳng và đại học chiếm: 2,64%
-Trên đại học chiếm: 0,0098%
Do số lượng của cải vật chất được sản xuất ra còn rất thấp trong khi lực lượng lao động không có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật lại chiếm tỷ lệ cao đã dẫn tới tình trạng lao động chưa có việc làm khá lớn.
-Số người thất nghiệp lớn, năm 1999 có khoảng 1985 người chiếm 3% lực lượng lao động.
Điều đáng chú ý là huyện Thạch Thành có số lượng người thiếu việc làm quá lớn, chủ yếu là thiếu việc làm theo thời vụ. Số người thiếu việc làm là 48.123 người chiếm 75% số người có việc làm. Thời gian lao động của những ngưòi này chiếm 50-60% quỹ thời gian.
Nguyên nhân của hiện tượng thiếu việc làm, quỹ thời gian sử dụng thấp là:
- Do sự gia tăng dân số cũng như sự gia tăng lao động hàng năm còn cao, lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp mà diện tích đất canh tác không những bị tăng mà ngày càng bị giảm xuống.
- Do ngành nghề phụ không được mở rộng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.
Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, dân số- lao động đều có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển triển kinh tế của huyện Thạch Thành. Nhưng dân số - nguồn lực con người vẫn là nhân tố trung tâm của toàn quốc gia nói chung và của huyện huyện Thạch Thành nói riêng. Để có sự phát triển kinh tế bền vững nhất thì đảng uỷ và nhân dân huyện Thạch Thành phải có những giải pháp tác động vào con người , tác động vào dân số để chất lượng con người, chất lượng dân số nâng cao khi đó kinh tế huyện Thạch Thành phát triển bền vững nhất.
II.Phân tích tình hình biến động mức sinh của huyện
Thạch Thành giai đoạn 1985-1999
1.Phân tích tình hình biến động mức sinh thô của dân số.
Dân số thường xuyên vận động và phát triển.nếu xét trên phạm vi toàn thế giới hoặc từng nước, sự vận động đó chủ yếu do biến động tự nhiên (sinh và chết ) tạo nên. Trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung mức chết biến động không nhiều, tăng giảm dân số chủ yếu do sự vận động ,mức sinh quyết định. Quá trình vận động dân số nói chung và mức sinh nói riêng không chỉ chịu tác động của các yếu tố tự nhiên sinh vật, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội. Vì vậy trong các thời kỳ khác nhau, ở các nước khác nhau, biến động mức sinh khác nhau.
Bảng 7: Biến động mức sinh thô trên thế giới.
Các vùng
1950-1955
1960-1965
1975-1980
1985-1990
Toàn thế giới
35,6
33,7
31,3
27
Trong đó
-
-
-
-
Các nước kinh tế phát triển
22,9
20,5
17,4
15
Các nước kinh tế chưa phát triển
42,1
39,5
36,4
31
Việt Nam thuộc các nước chưa phát triển, vì vậy sự biến động mức sinh cũng có đặc trưng của các nước chưa phát triển. Mức sinh trong những năm gần đây tuy có giảm, nhưng tốc độ giảm vẫn còn chậm và còn ở mức cao.những năm 60 mức sinh rất cao (46%0 ), đến những năm 70 đã giảm nhưng còn chậm, năm 1976: 39,5%0 ;Năm 1980:31,7%0; Năm 1992là 29,7%0.
Thạch Thành là một huyện miền núi song nó cũng tuân theo quy luật tự nhiên của nó. Mức sinh thô của huyện cao nhưng sau đó giảm dần.Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá mức sinh. Trong thực tế chỉ tiêu mà người ta thường sử dụng đó là tỷ suất sinh thô CBR.
Bảng 8: Biến động mức sinh thô CBR qua các năm.
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
1985
1989
1995
1999
D. số trung bình
Người
95.281
114.090
132.536
135.592
Số trẻ em mới sinh
Người
3.097
3.737
3.698
1.722
CBR
%
32,5
32,75
27,9
12,69
Nguồn: Phòng Dân số- Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Mức CBR đã giảm đáng kể, qua 15 năm từ 1985 đến 1999. Trung bình mỗi năm giảm 1,32%0, đạt và vượt chỉ tiêu trung ương và tỉnh giao ( 0,6 - 0,7%0). Tính từ thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999 dân số huyện Thạch Thành sau 10 năm tăng 21.498 người tương đương với dân số của 3 xã lớn hiện nay như Thạch bình. Bình quân mỗi năm tăng 2.149 người, như vậy mỗi 1 năm dân số huyện Thạch Thành tăng lên tương đương với 1 xã Thạch lâm hiện nay.
Nhưng một nghịch lý xảy ra ở huyện Thạch Thành là ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số sinh sống thì CBR tăng nhanh và còn rất cao. Theo kết quả điều tra năm 1999 dân tộc Hmông có tỷ suất sinh cao nhất là 39,4%0, tiếp đến là dân tộc Dao 35,7%0 dân tộc Gia Rai có tỷ suất sinh thô là 28,5%0 và dân tộc Mường là 27,5%0. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, sự khác nhau về tỷ suất sinh tổng cộng cũng tương tự như sự khác nhau về tỷ suất sinh thô trong các nhóm dân tộc này. Dân tộc Hmông có tỷ suất inh tổng cộng cao nhất 6,3 con, dân tộc Dao 4,9 con, dân tộc Gia Rai 4,5 con và dân tộc Mường 3,5 con.
Bảng 9: Tỷ suất sinh thô và tỷ suất sinh tổng cộng của các nhóm
dân tộc năm 1999.
Nhóm dân tộc
CBR
TFR
Mường
27,5
3,4
Hmông
39,4
6,3
Dao
35,7
4,9
Gia Rai
28,5
4,1
Nguồn: Phòng Dân số Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Mức CBR giảm mạnh, nhưng tại sao số trẻ em sinh ra hàng năm vẫn còn lớn?
-Thứ nhất là dù CBR giảm nhưng quy mô dân số lớn, đặc biệt là dân số nữ quá cao nên khó có thể giảm được số trẻ em sinh ra trong năm.
-Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 21,16% tổng dân số. Đặc biệt số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng là 25.681 người chiếm 20% tổng dân số hay 72,8% dân số nữ từ 15 - 49 tuổi.
- ở huyện Thạch Thành còn nhiều nguyên nhân khiến cho số trẻ em sinh ra lớn: Cấu trúc dân số trẻ, dân trí phát triển thấp, ảnh hưởng của tập tục, phong tục tập quán, tâm lý xã hội cũ, công tác thông tin giáo dục truyền thông chưa đạt yêu cầu, đội ngũ làm công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phải tất cả mọi người đều nhận thức đúng về dân số.
Như ở phần trước chúng ta thấy huyện Thạch Thành có 3 khu vực có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau. Do đó mức sinh thô ở mỗi khu vực cũng khác nhau.
Tóm lại, ở các nhóm tuổi khác nhau, ở các xã khác nhau có mức sinh khác nhau.
Bảng 10: Tình hình TFR của 6 xã vùng cao năm 1999
Tên đơn vị
TFR
Thạch lâm
3,4
Thạch tượng
3,3
Thạch quảng
2,05
Thành minh
2,15
Thành mỹ
3,29
Thành yên
3,75
Nguồn : Phòng Dân số kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Trong các xã của huyện thì các xã vùng cao là xã có tỷ lệ TFR cao ( số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao ). Ngược lại với xã vùng cao, các thị trấn có tỷ lệ TFR thấp hơn so với các xã trong huyện được thể hiện.
Bảng 11: Tình hình TFR của 3 thị trấn năm 1999
Thị trấn
TFR
Thị trấn Kim tân
1,4
Thị trấn Vân du
1,12
Thị trấn Nông trường Thạch thành
1,69
Nguồn: Phòng dân số Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
2.Phân tích tình hình biến động mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ và mức sinh chung.
Biến động tỷ suất sinh thô trong những năm qua từ năm 1985 - 1999 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có yếu tố mức sinh của phụ nữ ở các độ tuổi là rất khác nhau.
Biểu12: Mức sinh ở các nhóm tuổi và biến động qua các năm.
Nhóm tuổi
ASFRx %
1985
1989
1995
1999
15 - 19
50
51
38
23
20 - 24
240
226
190
97
25 - 29
160
165
200
101
30 - 34
141
155
95
62
35 - 39
99
147
60
46
40 - 44
59
70
39
15
45 - 49
43
61
10
9
TFR
3,9
4,3
3,2
1,8
Nguồn: Phòng Dân số kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Từ bảng 12 ta thấy rằng, ở các lứa tuổi khác nhau mức sinh của phụ nữ chênh lệch nhau rất nhiều. Nhìn chung ở 2 nhóm tuổi 15 - 19 và 45 - 49 là 2 nhóm có mức sinh thấp nhất trong nhóm phụ nữ 15 - 49.
-Mức sinh ở nhóm 15 - 19 tăng lên ở giai đoạn 1985 - 1989 bởi vì ở nhóm này chủ yếu là sinh lần thứ nhất, hạn chế sinh đẻ ở nhóm này gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây nhận thức cuả cả nam nữ thanh niên về vấn đề dân số có thay đổi theo chieèu hướng tích cực, vì vậy mức sinh ở nhóm tuổi này giảm còn 23%0 vào năm 1999.
- ở nhóm tuổi 45 - 49 mức sinh cũng như tỷ lệ phụ nữ sinh trong nhóm tuổi này với tổng số phụ nữ tham gia vào quá trình sinh đẻ là thấp, nhưng với nhóm tuổi này đáng lẽ không nên sinh đẻ nữa. Tuy nhiên từ 1989 đến 1999 công tác dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình có những chuyển biến rõ rệt, việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại làm cho mức sinh ở nhóm này ngày càng giảm xuống, từ 61%0 năm 1989 xuống còn 9%0 năm 1999.
Như vậy, phụ nữ huyện Thạch Thành tham gia vào quá trình sinh đẻ rất sớm, thời gian tham gia vào quá trình sinh đẻ còn dài, số người cao tuổi còn đẻ chiếm tỷ lệ cao. Những trường hợp này thường rơi vào trường hợp tảo hôn và sinh con ngoài ý muốn. ở những xã vùng cao, vùng công giáo nhận thức của con người về dân số còn thấp kém, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu.
ở những xã vùng cao, vùng công giáo nhận thức của con người về vấn đề dân số còn thấp kém, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. ở những xã vùng cao như Thạch lâm, Thạch tượng, Thạch quảng, Thành minh, Thành mỹ, Thành yên có công tác dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình còn gặp nhiều khó khăn, cho nên hiện tượng tảo hôn vỡ kế hoạch đã làm cho 2 nhóm tuổi 15 - 19 và 45 -49 tuổi có mức sinh cao và cao hơn nhiều so với bình quân huyện. Dân tộc Hmong, dân tộc Mương…Giống như các dân tộc khác có tỷ lệ sinh đặc trưng theo độ tuổi đạt mức cao nhất ỏ độ tuổi 25-29 và sau đố giảm dần. Dân tộc Dao đạt mức sinh cao nhất ở độ tuổi 30-34. Tuy nhiên, ở mọi nhóm tuổi, mức sinh của người Hmong là cao nhất, tiếp đến là dân tộc Giarai, dân tộc dao và dân tộc Mường. ở nhóm tuổi 40-44, mức sinh của dân tộc Mông vẫn cao hơn mức sinh cao nhất của dân tộc Mường ở nhóm tuổi 25-29 và của dân tộc Dao ở nhóm tuổi 30-34.
Bảng 13: Tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi của các dân tộc năm 1999
Nhóm dân tộc
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
Mường
0,03
0,2001
0,2056
0,1124
0,1104
0,0301
0,0105
Hmông
0,0935
0,2151
0,2999
0,2751
0,2098
0,2079
0,107
Dao
0,0951
0,215
0,2158
0,2198
0,11
0,1010
0,0411
Giarai
0,06
0,2
0,2012
0,2
0,1025
0,1
0,0611
Nguồn: Phòng Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
3.Phân tích tình hình sinh đẻ theo số lần sinh của phụ nữ.
Mức sinh cao hay thấp còn được thể hiện ở số lần sinh của phụ nữ. Số lần sinh của 1 phụ nữ mà càng cao chứng tỏ người đó có nhiều con, mức sinh cao và làm cho số con trung bình của 1 phụ nữ cũng tăng lên.
Theo kết quả báo cáo số trẻ em sinh ra chia theo độ tuổi và lần sinh của người mẹ trong 28 xã năm 1999 ta được bảng12. Giả thiết rằng các bà mẹ này sống trọn đời từ 15 - 49 tuổi. Để xác định được mức độ sinh đẻ của người phụ nữ và các chỉ tiêu phản ánh mức độ dày, thưa. Từ bảng 14 ta xác định được các chỉ tiêu sau:
Từ các chỉ tiêu trên ta nhận thấy rằng tuổi đẻ trung bình của phụ nữ không phải là cao 28,3 tuổi. Đối với lần đầu thì tuổi đẻ lại không thấp 22,59 tuổi. Nhưng những lần cuối thì tuổi đẻ lại cao 40,4 tuổi. Tính trung bình thì cho lần đầu thì tuổi đẻ không thấp nhưng vẫn có trường hợp đẻ sớm. Trong nhóm ( 15 - 19 ) đã có tới 8,9% đã sinh con lần 2, chứng tỏ hiện tượng tảo hôn nhiều.
Trẻ em sinh ra ở các bà mẹ trẻ 15 - 19 chiếm 10,1% so với tổng số trẻ em được sinh ra. Trong số này có những bà mẹ vi phạm luật hôn nhân và gia đình, sinh con trước 18 tuổi chiếm 2,1%, cá biệt hơn nữa dưới 18 tuổi nhưng lại sinh con lần 2 có tới 10 trường hợp. Đối với trường hợp này xảy ra ở vùng cao và công giáo.
ở những tuổi 45 - 49 mà vẫn còn đẻ, chứng tỏ đẻ muộn nhưng lại rơi vào những người sinh nhiều con có tới 66% sinh con thứ tư trở lên, 14% sinh con thứ 3 trong tổng số người đẻ ở nhóm 15 - 49.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao chiếm tới 19,33%; trong đó sinh con thứ 3 chiếm 15,3%, sinh con thứ 4 chiếm 3,03%, sinh con thứ 5 trở lên 1%.
Tuy đã có tiến bộ so với những năm trước, những năm trước tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao hơn nhiều. Năm 1998 có tới 24,98% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; trong đó 18% sinh con thứ 3; 4,98% sinh con thứ 4 và 2% sinh con thứ 5 trở lên.
Tóm lại hiện tượng đẻ sớm, đẻ dày, đẻ muộn còn xảy ra khá phổ biến trên địa bàn huyện Thạch Thành, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng tôn giáo.
Bảng 14
III.Phân tích sự biến động mức sinh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Thạch thành là một huyện miền núi, thiên tai khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Địa hình phức tạp, đồi núi nhiều, đồng bằng ít, luôn phải chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra như lũ lụt, hạn hán kéo dài cho nên kinh tế chậm phát triển hơn các huyện khác. Hơn nữa tốc độ phát triển dân số còn cao ở các xã vùng cao, vùng tôn giáo, vùng dân tộc ít người sinh sống. Chính vì lẽ đó cái đói, cái nghèo luôn rình rập người dân huyện Thạch Thành trong những năm qua.
Bảng15: Tỷ lệ đói nghèo của huyện Thạch Thành qua các năm.
Năm
Tổng số hộ
Số hộ đói nghèo
Tỷ lệ % đói nghèo
1996
25.174
7.751
30,7
1997
25.309
7.618
30,1
1998
26.038
7.815
29,9
1999
26.313
7.815
29,7
Nguồn: Phòng LĐ - TBXH huyện Thạch Thành.
Nhận xét: Qua bảng này ta thấy từ năm 1996 đến năm 1998 huyện mới giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống được 1% - một tỷ lệ quá thấp.
Hơn nữa trong các xã của huyện Thạch Thành thì điều đặc biệt quan tâm đó là mức sinh cao thì tỷ lệ nghèo đói càng lớn. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở các xã vùng cao(có mức sinh lớn) là các xã có tỷ lệ đói nghèo cao. Trong đó xã Thành yên là xã có tỷ lệ nghèo cao nhất 52%, hơn một nửa người dân trong xã luôn phải chịu cảnh đói cảnh nghèo, trẻ em không được đến trường.
Bảng 16: Tình hình biến động mức sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ đói nghèo 6 xã vùng cao năm 1999
Tên xã
TFR
Tỷ lệ đói nghèo %
Thạch lâm
3,4
48,6
Thạch tượng
3,3
47,7
Thạch quảng
2,05
31,4
Thành minh
2,15
33,7
Thành mỹ
3,29
47,5
Thành yên
3,75
52,1
Nguồn: Phòng LĐ - TBXH huyện Thạch Thành.
Ngược với các xã vùng cao, các thị trấn có tỷ lệ đói nghèo thấp hơn hẳn so với các xã trong huyện, điều này phù hợp với thực tế phát triển dân số. Nó được thể hiện qua bảng 15.
Bảng 17: Biến động mức sinh ảnh hưởng đến tình hình đói nghèo của 3 thị trấn huyện Thạch Thành năm 1999.
Thị trấn
TFR
Tỷ lệ đói nghèo
Thị trấn Kim tân
1,4
8,4
Thị trấn Vân du
1,12
3,7
Thị trấn NT Thạch thành
1,69
20,8
Nguồn: Phòng LĐ - TBXH huyện Thạch Thành.
Từ bảng 14 và bảng 15 ta thấy tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã vùng cao, vùng tôn giáo gấp 4 lần ở thị trấn; TFR ở các xã vùng cao gấp 3 lần so với thị trấn.
Như vậy, sự biến động mức sinh có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở xã Thành yên là 3,75 con thì tỷ lệ đói nghèo đạt ở con số cao 52,3%. Ngược lại ở thị trấn Vân du số con trung bình là 1,12 con thì tỷ lệ đói nghèo chỉ có 3,7%.
Nguyên nhân vì đâu mà biến động mức sinh lại ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế ở huyện Thạch Thành nói chung và các xã vùng cao nói riêng?
-Đất trở nên khan hiếm.
-Suy giảm diện tích rừng ở huyện Thạch Thành.
-Thiếu việc làm trên địa bàn huyện.
-Bình quân lương thực giảm đi.
-Giáo dục và sức khoẻ giảm sút.
Như vậy sự gia tăng dân số tại huyện Thạch Thành nói chung mà đặc biệt là các xã vùng cao đã làm mất cân đối với việc gia tăng của cải vật chất, làm cho một bộ phận dân cư của huyện Thạch Thành lâm vào cảnh không có công ăn việc làm, đói nghèo. Từ sự phân tích ảnh hưởng mức sinh đến phát triển dân số và phát triển kinh tế, điều bức xúc hiện nay ở huyện Thạch Thành là cần thiết phải giảm dần mức gia tăng dân số, làm kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển. Trên cơ sở đó nâng cao dần chất lượng cuộc sống của nhân dân. Muốn đạt được mục tiêu ý nghĩa đó, biện pháp tốt nhât, hợp pháp nhất đối với toàn huyện Thạch Thành nói chung và 6 xã vùng cao nói riêng đó là: Giảm tỷ suất sinh thô, giảm đến mức sấp xỉ bằng tỷ suất chết thô, hay mỗi cặp vợ chồng tự nguyện chấp nhận thực hiện quy mô gia đình nhỏ, có 1 hoặc 2 con
IV.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở huyện Thạch Thành.
1.Tình hình kết hôn.
Nhìn chung tình hình kết hôn ở huyện Thạch Thành hàng năm rất nhiều bởi vì cấu trúc dân số thuộc loại trẻ. Số lượng người ở độ tuổi được pháp luật cho phép kết hôn chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số gần 55%. Nhưng số kết hôn lần đầu trong năm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức sinh huyện Thạch Thành . Còn những trường hợp tái giá ảnh hưởng đến mức sinh hầu như không đáng kể. Trong nhóm kết hôn lần đầu do số người kết hôn ở độ tuổi cao nhiều, đã làm cho tuổi kết hôn trung bình lần đầu của huyện Thạch Thành không phải là thấp. Nhưng các xã vùng cao, vùng tôn giáo thì hiện tượng tảo hôn xuất hiện còn nhiều, tuy có giảm trong một số năm gần đây song vẫn còn nhiều.
Theo kết quả điều tra chọn mẫu năm 1999. ở nhóm tuổi 15 - 16 Thạch thành đã có 60 em đã có vợ hoặc chồng chiếm 0,99% trong tổng số 5.940 em. Từ 16 - 20 tuổi đã kết hôn năm 1999 là 8,15% tương đương 855 em có vợ hoặc chồng.
Số liệu thống kê của phòng Dân số kế hoạch hoá gia đình ở huyện Thạch Thành cho thấy hiện tượng tảo hôn chủ yếu nhất vẫn là các xã vùng cao. Các xã và thị trấn khác thì con số này rất ít, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng18: Tình hình kết hôn trong năm 1999 (ngưòi )
Tên xã
Nhóm 15 - 16 tuổi
Nhóm 16 - 20 tuổi
-Xã vùng cao
+Thạch lâm
8
168
+Thạch tượng
8
118
+Thạch quảng
6
100
+Thành minh
7
77
+Thành mỹ
9
97
+Thành yên
10
174
-Xã khác
11
150
-Các thị trấn
1
10
Tổng
60
855
Nguồn: Phòng Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Tuổi kết hôn lần đầu của bà con dân tộc thấp hơn so với của người Kinh tại đó. Đa phần người dân tộc tiểu số kết hôn từ 20 tuổi trở lại, số người kết hon dưới 18 tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể. Người Khơme có tuổi kết hôn cao hơn và nằm ở mức tương đương với người kinh: 50% từ 21 tuổi trở lên. Nhìn chung tỷ lệ kết hôn lần đầu phản ánh rõ nét trình độ phát triển xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau vơí thứ tự: Kinh, Khơme, Mường, Tày, Hmông.
Như vậy, tỷ lệ tảo hôn ở các xã vùng cao trên địa bàn huyện Thạch Thành là cực kỳ lớn. Nó là gánh nặng lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thạch Thành. Các cấp, các ngành cần có các chính sách hữu hiệu nhất áp dụng cho các xã vùng cao - những xã quá nghèo đói này.
2.Tình hình áp dụng các biện pháp tránh thai.
Sử dụng các biện pháp tránh thai là yếu tố quyết định đến hành vi sinh đẻ của người dân.
Bảng 19: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại qua các năm.( đây là mỗi năm thực hiện số lượt )
Năm
Tên biện pháp
1985
1995
1996
1997
1998
1999
Dụng cụ tử cung
1.530
2.200
3.257
2.541
3.138
3.605
Đình sản
-Nam
-Nữ
-
27
4
491
5
296
14
205
7
143
8
75
Bao cao su
-
541
550
453
1.000
884
Viên tránh thai
170
550
451
289
650
690
Tổng
1727
3836
4559
3502
4938
5262
Nguồn: Phòng Dân số kế hoạch hoá gia đình huyện Thạch Thành
Nhìn chung, bức tranh biện pháp tránh thai đã có thay đổi, số lượng ngày một tăng lên:
Biện pháp đặt dụng cụ tử cung ( DCTC) vẫn là một biện pháp được nhiều người sử dụng nhất và cũng chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tất cả các biện pháp tránh thai.Song song với biện pháp này, các biện pháp khác đã có chuyển biến, bước đầu đa dạng hoá các biện pháp.
-Thuốc tránh thai có gần 700 chị em sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng thuốc uống, một số ít đã bắt đầu sử dụng thuốc tiêm đặc biệt là thuốc cấy.
-Biện pháp thích hợp nhất hiện nay ở huyện Thạch Thành vẫn là đặt vòng, bởi vì số người cho rằng biện pháp này không có vấn đề gì tới 50,3%, còn các biện pháp khác họ cho rằng kém hiệu quả, có hại đến sức khoẻ, khó khăn, bất tiện, không biết hoặc có những ý kiến khác chiếm tỷ lệ cao, cho nên số người sử dụng ít.
Nói chung, tất cả các biện pháp số người sử dụng qua các năm đều tăng lên nhưng vẫn còn ít, bởi vì số người cho rằng không có vấn đề gì xảy ra khi sử dụng chỉ có 9,71%, còn số người có những nguyên nhân khác nhau ở những biện pháp khác nhau chiếm tỷ lệ cao chiếm 90,29% từ đó họ không sử dụng. ở các độ tuổi khác nhau tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra mẫu ta có bảng sau:
Bảng 20: Tỷ lệ sử dụngcác biện pháp tránh thai ở các lứa tuổi
năm 1999
Nhóm
Tổng số phụ nữ
Phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai
% sử dụng biện pháp tránh thai
15 - 19
5.917
65
1,1
20 - 24
5.038
831
16,5
25 - 29
4.826
2.291
47,48
30 - 34
4.460
2.354
52,8
35 - 39
3.308
2.187
66,12
40 - 45
1.889
1.263
66,86
45 - 49
2.356
1.455
61,75
Tổng
36.098
10.446
28,9
- ở độ tuổi 15 - 19 so với các nhóm tuổi khác, tỷ lệ phụ nữ có chồng thấp, nói chung chỉ sử dụng các biện pháp tránh thai đối với trường hợp có chồng. Vì vậy tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở nhóm tuổi này là thấp (1,1%). Nhưng tỷ lệ này lại chủ yếu đạt được do ở các xã vùng thấp và các thị trấn, còn các xã vùng cao thì tỷ lệ tránh thai lại thấp.
+Đối với 6 xã vùng cao
Phụ nữ bình quân 1 xã: 234 người.
Phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai: 5/6 xã.
% sử dụng biện pháp tránh thai: 0,35.
+Đối với 22 thị trấn khác + xã khác:
Phụ nữ bình quân 1 xã: 205 người.
Phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai: 60/22 xã.
% sử dụng biện pháp tránh thai: 1,33.
-Còn đối với nhóm tuổi 20 - 24 là lứa tuổi có đủ điều kiện và có khả năng sinh đẻ tốt nhất, nên họ thường sinh con ở lứa tuổi này, do đó số người sử dụng các biện pháp tránh thai đang còn ít chiếm tỷ lệ chưa cao 16,5%. Điều này làm cho tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm 20 - 24 cao. Thực tế ở nhóm 44 - 49, khả năng sinh đẻ của phụ nữ không còn cao nữa nên tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai có giảm so với nhóm từ 25- 44 (chỉ chiếm 61,73%)
Trong số đang sử dụng các biện pháp tránh thai, giữa các phụ nữ có số con khác nhau thì tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cũng khác nhau.
Bảng 21: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo số con
còn sống (Điều tra mẫu)
Nhóm
% đang sử dụng BPTT
Phân theo số con còn sống
0
1
2
3
4
5+
15 - 19
100
28,57
42,86
14,29
14,29
0,00
0,00
20 - 24
100
3,03
65,66
28,28
3,03
0,00
0,00
25 - 29
100
0,00
17,22
55,96
21,52
4,3
0,99
30 - 34
100
0,49
3,64
39,81
38,83
15,78
1,46
35 - 39
100
0,36
2,49
24,91
35,23
23,84
13,17
40 - 44
100
0,00
0,00
15,49
34,51
34,96
15,04
45 - 49
100
1,65
1,65
12,4
27,27
32,23
24,79
Tổng
100
0,69
9,94
33,39
30,32
18,16
7,6
- ở nhóm tuổi 15-19 chưa có con, mà sử dụng các biện pháp tránh thai nhiều hơn các nhóm khác ( 20 - 29) mà họ chưa có con thì số người áp dụng các biện pháp tránh thai rất ít, điều đó hoàn toàn phù hợp tâm lý nhân dân Việt nam, những người chưa có con sử dụng chỉ chiếm 0,69%. Cần phải nâng cao tỷ lệ những người đã có 2 con, sử dụng những biện pháp tránh thai cao hơn nữa nhằm làm giảm tỷ lệ sinh con thứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình sinh đẻ và những biện pháp chủ yếu nhằm ổn định mức sinh ở huyện Thạch Thành trong những năm qua.DOC