Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm

Cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và cơ cấu cho vay của ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động và tính tự chủ trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong vốn huy động của ngân hàng thông qua việc phân tích cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm qua bảng số liệu:

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng còn thấp chưa đến 20% trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên nhu cầu vốn trung và dài hạn tăng lên làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2004 chiếm 14,54%, năm 2005: 51.643 triệu đồng, chiếm 16,50% tăng 11.745 triệu đồng hay tăng 24,44% so với năm 2004, năm 2006: 78.778 triệu đồng, chiếm 19,46%, tăng 27.135 triệu đồng hay tăng 52,54% so với năm 2005. Sở dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn liên tục tăng qua 3 năm là do nhu cầu vốn cải tạo vườn tạp ngày càng tăng lên. Vũng Liêm là một huyện nổi tiếng về những vườn cây ăn trái đặc sản. Như chúng ta đã biết giá cả những mặt hàng nông sản trở nên khá ổn định nên nông dân làm vườn trở nên tích cực cải tạo vườn, xây dựng những vườn cây ăn trái ngày càng có giá trị về mặt kinh tế. Đặc biệt là vùng cù lao Thanh Bình, Quới Thiện nhu cầu cải tạo vườn tạp tăng mạnh qua các năm. Sản xuất ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện nhiều hộ nông dân đã vượt lên giàu xây dựng nhà cửa từ đó nhu cầu thêm cho việc xây dựng nhà cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn. Với việc cấp tín dụng cho những khách hàng cũ về nhu cầu vốn chăn nuôi bò, mua máy nông nghiệp thì ngân hàng còn đẩy mạnh cấp tín dụng cho việc xuất khẩu lao động. Khai thác được nhu cầu vốn về xuất khẩu lao động ngân hàng còn mở rộng cho vay vốn để xuất khẩu lao động. Trong doanh mục cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cũng rất đa dạng phong phú như cho vay phát triển mạng lưới điện, xây dựng đê bao, chuyển đổi phương tiện…Chính vì vậy mà doanh số cho vay trung hạn liên tục tăng qua các năm. Phân tích doanh số thu nợ, dư nợ theo thời hạn Việc cấp tín dụng có hiệu quả hay không? Ta không thể dựa vào doanh số cho vay mà có thể đánh giá được mà chúng ta cần phải xem xét khả năng thu hồi vốn của ngân hàng có tốt hay không thì mới có thể đánh giá là đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả. Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Do chu kỳ sản xuất của nông dân là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên đa số nông dân thu hoạch xong là trả nợ cho ngân hàng rồi tiến hành làm thủ tục vay trở lại liền trong ngày để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất. Vì vậy mà doanh số thu nợ của ngân hàng khá đảm bảo. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm, năm 2005: 225.781 triệu đồng tăng 22.956 triệu đồng hay tăng 10,17% so với năm 2004, năm 2006: 303.086 triệu đồng tăng 54.349 triệu đồng hay tăng 21,85% so với năm 2005. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng qua các năm, năm 2005 là 49.932 triệu đồng tăng 12.833 triệu đồng hay tăng 34,59% so với năm 2004, năm 2006: 71.795 triệu đồng tăng 21.863 triệu đồng hay tăng 43,79% so với năm 2005. Còn dư nợ thì tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2005: 196.106 triệu đồng tăng 12.530 triệu đồng hay tăng 6,83% so với năm 2004, năm 2006: 219.093 triệu đồng tăng 22.987 triệu đồng hay tăng 11,72% so với năm 2005. Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng dần qua 3 năm, dư nợ trung và dài hạn năm 2005: 56.627 triệu đồng tăng 1.711 triệu đồng hay tăng 3,12% so với năm 2004; năm 2006: 63.610 triệu đồng tăng 6.983 triệu đồng hay tăng 12,33% so với năm 2005, cũng do doanh số cho vay trung hạn tăng qua 3 năm nên làm cho dư nợ cũng liên tục tăng. Dư nợ ngày một tăng lên nguyên nhân là do ngân hàng luôn mở rộng cấp tín dụng đối với các lĩnh vực mới đặc biệt là trong những năm gần đây thì ngân khai thác triệt để nhu cầu vốn và đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các khách hàng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, cải tạo vườn tạp. + Phân tích tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế Nền kinh tế của huyện chủ yếu còn thuần nông, sản xuất nhỏ nên cấp tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong những năm gần đây chi phí sản xuất nông nghiệp tăng lên rất cao. Xét cả về doanh số cho vay ngắn hạn lẫn trung và dài hạn ta đều thấy tỷ trọng cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm ưu thế cụ thể ta đi vào phân tích tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế thông qua bảng số liệu sau: Về doanh số cho vay Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay đối với hộ sản xuất qua 3 năm đều chiếm trên 90%. Xét về tỷ trọng thì ta thấy cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm qua các năm tuy nhiên nó lại giảm không đáng kể vẫn còn nằm ở mức cao như năm 2004: 95,64%, năm 2005: 92,23%, năm 2006: 90,50% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Bảng 6: CƠ CẤU CHO VAY NGẮN HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO& PTNT VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Doanh nghiệp tư nhân 1.975 0,84 6.115 2,34 7.205 2,21 Hộ sản xuất kinh doanh 224.233 95,64 240.960 92,23 295.102 90,50 Cho vay khác 8.235 3,51 14.192 5,43 23.766 7,29 Tổng doanh số cho vay 234.443 100,00 261.267 100,00 326.073 100,00 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006) Doanh số cho vay thì cũng liên tục tăng lên cụ thể năm 2005: 240.960 triệu đồng tăng 16.727 triệu đồng hay tăng 7,46% so với năm 2004, năm 2006: tăng 54,142 triệu đồng hay tăng 22,47% so với năm 2005. Hộ sản xuất kinh doanh là khách hàng truyền thống gắn bó với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm vì thế mà ngân hàng luôn tăng cường đầu tư mở rộng và đa dạng sản phẩm tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng doanh số cho vay ngày càng nhanh là vì nhu cầu vốn để sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên. Ở vùng Cù lao xã Quới Thiện và ven sông Cổ Chiên, điều kiện tự nhiên rất thuận tiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Trong 2 năm 2005, năm 2006 phát triển lên rất nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Việc chăn nuôi heo, gia cầm mấy năm vừa qua đã gây thiệt hại cho nhiều hộ nông dân, vì thế nhu cầu vay vốn để chăn nuôi heo, gà vịt đã sút giảm, họ đã chuyển sang nuôi cá tra, cá ba sa …một tiềm năng mà gần đây người nông dân đã khai thác và phát triển. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân đã có sự tăng lên đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp cụ thể năm 2004: 1.975 triệu đồng chiếm 0,84%, năm 2005: 6.115 triệu đồng chiếm 2,34% tăng 4.410 triệu đồng hay tăng 209,60% so với năm 2004, năm 2006 chiếm 2,21%, tăng 1.090 triệu đồng hay tăng 17,83% so với năm 2005. Do các doanh nghiệp tư nhân ngày càng mở rộng sản xuất, chi phí sản xuất ngày càng tăng lên đòi hỏi họ phải không ngừng tăng nguồn vốn hoạt động để kịp thời đáp ứng quá trình kinh doanh, mặt khác ngân hàng mở rộng thêm mối quan hệ với một số doanh nghiệp tư nhân mới. Cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân thì ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho nên năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 1.090 triệu đồng hay tăng 17,83% so với năm 2005. Về thu nợ và dư nợ Kết quả thu nợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp tư nhân luôn tốt. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện công nghiệp dịch vụ chiếm chưa tới 5% nên doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhưng tốc độ thu nợ tăng qua 3 năm luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay cụ thể năm 2005 tốc độ tăng của doanh số cho vay là 209,60% trong khi đó doanh số thu nợ năm 2005: 5.005 triệu đồng tăng 4.425 triệu đồng hay tăng 762,93% so với năm 2004, năm 2006 tốc độ tăng của doanh số cho vay là 17,83% so với năm 2005, ứng với tốc độ thu nợ năm 2006 là 57,62%, doanh số thu nợ tăng 2.884 triệu đồng so với năm 2005. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân là khách hàng uy tín thực hiện rất tốt nghĩa vụ đối với ngân hàng cho nên ngân hàng một mặt đảm bảo giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, mặt khác tạo thêm mối quan hệ đối với khách hàng mới giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Còn thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tốc độ thu nợ không bằng tốc độ cho vay. Dư nợ cho vay sẽ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm. Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2005: 2.835 triệu đồng tăng 1.110 triệu đồng hay tăng 64,35% so với năm 2004. Cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng luôn ở mức cao. Năm 2006 do có nhiều món vay ngân hàng đã thu hồi vì vậy làm dư nợ năm 2006 giảm 684 triệu đồng hay giảm 24,13% so với năm 2005. Còn dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh cũng tăng qua các năm năm 2005: 190.672 triệu đồng tăng 10.168 triệu đồng hay tăng 5,63% so với năm 2004, năm 2006 tăng 21.805 triệu đồng hay tăng 11,44% so với năm 2005. Những hộ sản xuất kinh doanh hiếm khi trả nợ trước hạn nên dư nợ ở đối tượng này luôn ở mức cao, những hộ sản xuất kinh doanh nếu như có trả trước thời hạn là do nhu cầu vốn sản xuất tăng lên họ trả món cũ để tiếp tục vay lại liền món nợ mới cao hơn cho nên dư nợ luôn ở mức cao, thêm nữa là các nhà vườn vay chi phí chăm sóc cây ăn quả do ảnh hưởng của cơn bão số 9 nhiều nhà vườn đã bị thiệt hại rất nhiều nên đã không thực hiện được khả năng trả nợ cho ngân hàng, một số xin gia hạn nợ, và từ tháng 11/2005 đến tháng 11/2006 thì những hộ chăn nuôi gia cầm gặp phải dịch bệnh thì được gia hạn nợ nên làm dư nợ tăng cao. + Phân tích tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế Về doanh số cho vay: (DSCV) Ta thấy nhu cầu vốn của hộ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng qua các năm cụ thể năm 2005 tăng 7.979 triệu đồng hay tăng 20,25% so với năm 2004; năm 2006 tăng 27.039 triệu đồng hay tăng 57,07% so với năm 2005. Nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp tư nhân qua 3 năm cũng liên tục tăng lên. Năm 2004: 500 triệu đồng, năm 2005: 4.266 triệu đồng tăng 3.766 triệu đồng hay tăng 753,20% so với năm 2004, năm 2006: 4.362 triệu đồng tăng 96 triệu đồng hay tăng 2,25% so với năm 2005. Ngoài nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có nhu cầu vay trung hạn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất vì vậy mà làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn tăng cao. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu: Bảng 7: TÌNH HÌNH CHO VAY, THU NỢ , DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO& PTNT VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp tư nhân 500 4.266 4.362 3.766 753,20 96 2,25 Hộ sản xuất kinh doanh 39.398 47.377 74.416 7.979 20,25 27.039 57,07 Doanh số cho vay trung và dài hạn 39.898 51.643 78.778 11.745 29,44 27.135 52,54 Doanh nghiệp tư nhân 340 2.770 4.436 2.430 714,71 1.666 60,14 Hộ sản xuất kinh doanh 36.759 47.162 67.359 10.403 28,30 20.197 42,82 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 37.099 49.932 71.795 12.833 34,59 21.863 43,79 Doanh nghiệp tư nhân 1.660 3.156 3.082 1.496 90,12 -74 -2,34 Hộ sản xuất kinh doanh 53.256 53.471 60.528 215 0,40 7.057 13,20 Dư nợ trung và dài hạn 54.916 56.627 63.610 1.711 3,12 6.983 12,33 Nguồn báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-20 Trong doanh số cho vay trung và dài hạn qua 3 năm thì cho vay hộ sản xuất kinh doanh (HSXKD) luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2004 trong tổng doanh số cho vay là 39.898 triệu đồng thì doanh số cho vay đối với HSXKD chiếm 98,75%, năm 2005: 51.643 triệu đồng, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất chiếm 91,74%, tương tự năm 2006 tổng doanh số cho vay 78.778 triệu đồng, doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 94,46%. Số còn lại là cho vay doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 8: CƠ CẤU CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO & PTNT VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp tư nhân 500 1,25 4.266 8,26 4.266 5,54 Hộ sản xuất kinh doanh 39.398 98,75 47.377 91,74 47.377 94,46 Doanh số cho vay trung và dài hạn 39.898 100,00 51.643 100,00 51.643 100,00 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006) Về doanh số thu nợ và dư nợ Tuy tỷ trọng cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân ngắn hạn hay trung hạn đều ở mức thấp nhưng ngược lại thì doanh số thu nợ ở đối tượng này luôn ở mức cao so với doanh số cho vay vì hoạt động sản xuất của họ luôn đạt hiệu quả. Năm 2005 doanh số thu nợ là 2.770 triệu đồng, tăng 2.430 triệu đồng hay tăng 714,71% so với năm 2004, năm 2006 doanh số thu nợ là 4.436 triệu đồng tăng 1.666 triệu đồng hay tăng 60,14% so với năm 2005. Còn doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh cũng khá hiệu quả thể hiện tốc độ thu nợ ngày càng tăng cao, năm 2005 tốc độ thu nợ tăng 28,30% so với năm 2004, năm 2006 tăng 42,82% so với năm 2005. Tuy nhiên tốc độ dư nợ năm 2005 tăng rất cao so với năm 2004 bởi vì nhu cầu vốn cải tạo vườn tạp và nhà ở năm 2005 tăng lên cao, đầu tư trung và dài hạn thì tốc độ thu nợ khá chậm vì vậy dư nợ luôn ở mức cao, dư nợ doanh nghiệp tư nhân năm 2005: 3.156 triệu đồng, tăng 1.496 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 giảm xuống 74 triệu đồng hay giảm 2,34% so với năm 2005 do một số món nợ ngân hàng đã thu hồi. Dư nợ hộ sản xuất kinh doanh tăng lên, năm 2005 tăng 215 triệu đồng hay tăng 0,40% so với năm 2004, năm 2006 tăng 7.057 triệu đồng hay tăng 13,20% so với năm 2005. 4.1.2. Phân tích phần nguồn vốn 4.1.2.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn qua 3 năm Bảng 9: NGUỒN VỐN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ 90.271 34,49 120.527 43,21 127.297 40,81 30.256 33,52 6.770 5,62 VĐC 171.453 65,51 158.409 56,79 184.612 59,19 -13.044 -7,61 26.203 16,54 S NV 261.724 100,00 278.936 100,00 311.909 100,00 17.212 6,58 32.973 11,82 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006) Ghi chú: VHĐ: Vốn huy động, VĐC: Vốn điều chuyển Như chúng ta đã biết để ngân hàng duy trì và mở rộng phát triển kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động sẽ quyết định rất lớn quy mô hoạt động của ngân hàng. Là một chi nhánh cấp 2 NHNo & PTNT với vị thế hoạt động là ở nông thôn, phần đa là sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Điều này đã gây khó khăn không ít cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Để đáp ứng tốt cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngân hàng hoạt động với 2 nguồn vốn đó là nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển. Mặc dù thu nhập của nông dân dần được nâng cao nhưng vốn khai thác từ khách hàng thì vẫn không đáp ứng đủ nguồn vốn hoạt động kinh doanh nên hoạt động của ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả không cao nguyên nhân vẫn nằm trong nội tại bản thân ngân hàng đó là do phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu thanh toán giao dịch với khách hàng còn yếu kém nên không thu hút được nguồn vốn với yêu cầu thanh toán của khách hàng. Người nông dân vẫn còn mang tâm lý thích để tiền trong nhà hơn là đem gửi tiền vào ngân hàng. Cụ thể ta sẽ đi phân tích từng khoản mục nguồn vốn của ngân hàng: Hình 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 a) Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn điều chuyển Nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua 3 năm, năm 2004 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao 65,51%, năm 2005: 158.409 triệu đồng chiếm 56,79%%, giảm 13.044 triệu đồng hay giảm 7,61% so với năm 2004, năm 2005 ngân hàng huy động vốn khá hiệu quả, những chính sách thu hút vốn của ngân hàng cũng dần tác động tích cực đến người nông dân: chẳng hạn như các loại hình thu hút gửi tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán ngày càng được phổ biến trong dân hơn đồng thời với lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn lãi suất tiền gửi ngày càng tăng nên đã thu hút khách hàng gửi tiền ngày một tăng. Điều này làm cho vốn điều chuyển năm 2005 giảm so với năm 2004. Năm 2006 do doanh số cho vay tăng lên, vốn điều chuyển tiếp tục tăng lên 26.203 triệu đồng hay tăng 16,54% so với năm 2005 để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Vốn điều chuyển càng nhiều một phần nào cũng tạo thuận lợi cho ngân hàng, nhưng ngân hàng đừng nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Bởi vì kinh doanh với nguồn vốn huy động ngân hàng sẽ hoạt động chủ động hơn chẳng hạn như trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng có nguồn vốn với thời hạn dài 12 tháng trở lên, 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng cao sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Hơn nữa, sử dụng nguồn vốn điều chuyển chi phí ngân hàng bỏ ra cao hơn so với sử dụng nguồn vốn huy động. Để biết rõ hơn sự chủ động sử dụng vốn huy động của ngân hàng ta đi phân tích cụ thể nguồn vốn huy động của ngân hàng: Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn huy động Ta thấy nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và tốc độ tăng không cao lắm. Năm 2004: 90.271 triệu đồng, chiếm 34,49%, năm 2005: 120.527 triệu đồng, chiếm 43,21%, tăng 30.256 triệu đồng hay tăng 33,52% so với năm 2004, năm 2006: 127.297 triệu đồng, chiếm 40,81%, tăng 6.770 triệu đồng hay tăng 5,62 % so với năm 2005. Mặc dù điều kiện sản xuất trong 2 năm 2005, năm 2006 bên cạnh những thuận lợi thì người nông dân gặp phải không ít khó khăn, nhưng nguồn vốn huy động đạt được kết quả như vậy chứng tỏ ngân hàng cũng đã có những nỗ lực rất lớn, biết khai thác, tìm kiếm khách hàng, biết vạch chiến lược huy động vốn hấp dẫn thích hợp với nguồn vốn nhàn rỗi của người dân. Áp lực cạnh tranh trong vấn đề huy động vốn ở ngân hàng thấp mà chỉ có khó khăn là thu nhập của dân cư thấp cho nên vốn nhàn rỗi không nhiều lắm, hơn nữa vẫn còn những hiện tượng như hụi hè, cho vay nặng lãi vì vậy mà ngân hàng gặp khó khăn không ít. Vậy ngân hàng có những cách gì để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi này ta đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động. 4.1.2.2. Phân tích cụ thể tình hình biến động của nguồn vốn huy động. Cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và cơ cấu cho vay của ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động và tính tự chủ trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong vốn huy động của ngân hàng thông qua việc phân tích cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm qua bảng số liệu: Bảng 10: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Tiền gửi của KBNN 34.908 38,67 47.711 39,59 31,527 24,77 12.803 36,68 -16.184 -33,92 2. Tiền gửi của TCTD trong nước 94 0,10 40 0,03 46 0,04 -54 -57,45 6 15,00 3. Tiền gửi của khách hàng 53.399 59,15 67.200 55,76 70.369 55,28 13.801 25,85 3.169 4,72 Tiền gửi của đơn vị, TCKT 3.417 3,78 2.650 2,2 2.573 2,02 -TG bằng VND 3.416 3,78 2.648 2,20 2.568 2,02 -768 -22,48 -80 -3,02 +TGKKH 2.848 3,15 2.560 2,12 2.155 1,69 -288 -10,11 -405 -15,82 +Tiền gửi vốn chuyên dùng 568 0,63 88 0,07 413 0,32 -480 -84,51 325 369,32 -TG bằng ngoại tệ 1 0,00 2 0,00 5 0,00 1 100,00 3 150,00 Tiền gửi của dân cư -Tiền gửi tiết kiệm bằng VND 49.037 54,32 62.715 52,03 65.781 51,68 13.678 27,89 3.066 4,89 *TGTKKKH 3.931 4,35 1.481 1,23 6.658 5,23 -2.450 -62,33 5.177 349,56 *TGTKCKH 45.106 49,97 61.234 50,81 59.123 46,44 16.128 35,76 -2.111 -3,45 .Dưới 12 tháng 23.672 26,22 35.322 29,31 26.490 20,81 11.650 49,21 -8.832 -25,00 .Từ 12T đến dưới 24T 19.790 21,92 24.211 20,09 30.295 23,80 4.421 22,34 6.084 25,13 .Từ 24 tháng trở lên 249 0,28 1.564 1,30 2.092 1,64 1.315 528,11 528 33,76 .TGTK khác 1.395 1,55 137 0,11 246 0,19 -1.258 -90,18 109 79,56 -TGTK bằng ngoại tệ, vàng 945 1,05 1.835 1,52 2.015 1,58 890 94,18 180 9,81 4. Phát hành giấy tờ có giá 1.870 2,07 5.576 4,63 25.355 19,92 3.706 198,18 19.779 354,72 Tổng vốn huy động 90.271 100,00 120.527 100,00 127.297 100,00 30.256 33,52 6.770 5,62 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006 Qua bảng số liệu ta thấy được vốn huy động liên tục tăng qua 3 năm, năm 2004: 90.271 triệu đồng, năm 2005: 120.527 triệu đồng tăng 30.256 triệu đồng hay tăng 33,52% so với năm 2004, năm 2006: 127.297 triệu đồng hay tăng 6.770 triệu đồng hay tăng 5,62% so với năm 2005. Tốc độ tăng của vốn huy động năm 2005 tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn huy động năm 2006. Cụ thể ta đi phân tích sự biến động thông qua sự biến động của các khoản mục nhỏ của vốn huy động. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ: Hình 3: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006 Tiền gửi của kho bạc nhà nước: (TGKBNN) Trước hết ta thấy TGKBNN có sự tăng giảm qua các năm, năm 2005 TGKBNN là 47.711 triệu đồng tăng 12.803 triệu đồng hay tăng 36,68% so với năm 2004. Do năm 2004 ngoài các khoản thuế, phí, lệ phí của dân cư các tổ chức kinh tế, cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước còn gửi ở ngân hàng để sinh lợi thì trong năm 2005 Nhà nước còn duyệt các công trình, dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện như nâng cấp các đê bao, xây dựng bờ kè, chợ Vũng Liêm, chợ Trung Hiếu, khi chưa tiến hành thi công thì khoản tiền này cũng được gửi ở ngân hàng đến năm 2006 tiền gửi kho bạc nhà nước giảm 16.184 triệu đồng hay giảm 33,92% so với năm 2005. Lý do là năm 2006 công trình bắt đầu thi công khoản tiền này được đưa vào quá trình xây dựng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD): Trong kết cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các TCTD qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng rất thấp chưa tới 1% tổng vốn huy động. Chứng tỏ hình thức thanh toán liên hàng giữa các tổ chức tín dụng với NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm còn hạn chế. Các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các tổ chức tín dụng với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm chỉ là những giao dịch thanh toán không thường xuyên ngân hàng thực hiện rồi thu phí dịch vụ nên các ngân hàng và tổ chức tín dụng không có mở tài khoản tại ngân hàng. Ở ngân hàng chỉ có tiền gửi của ngân hàng chính sách. Năm 2004 tiền gửi của ngân hàng chính sách là 94 triệu đồng cao hơn so với năm 2005 và năm 2006 là vì năm 2004 ngân hàng còn cấp tín dụng và thu lãi cho ngân hàng chính sách. Từ năm 2005 trở đi thì ngân hàng không còn cấp tín dụng cho ngân hàng chính sách nữa. Do vậy mà khoản tiền gửi này giảm xuống. Tiền gửi của khách hàng: (TGKH) Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ khách hàng qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên thì tỷ trọng TGKH có xu hướng giảm qua các năm do tỷ trọng vốn huy động từ các hình thức khác có xu hướng tăng lên. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từ khách hàng phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn, với chu kỳ sản xuất của nông dân thì nguồn vốn chỉ tạm thời nhàn rỗi trong thời gian ngắn và khi họ gửi tiền thì họ chỉ mong muốn nhận được mức sinh lợi cao chứ không nhằm mục đích thanh toán. Hơn nữa tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TGTKCKH) rất đa dạng có các hình thức như: TGTKCKH dưới 12 tháng, từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, từ 24 tháng trở lên. Trong đó thì tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng lại có nhiều kỳ hạn như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng rất phù hợp với nguồn vốn nhàn rỗi của nông dân cho nên phần lớn là họ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2004: TGTKCKH dưới 12 tháng là 23.672 triệu đồng, năm 2005: 35.322 triệu đồng tăng 11.650 triệu đồng hay tăng 49,21% so với năm 2004. Năm 2006 thì TGTKCKH dưới 12 tháng có sự sút giảm, giảm 8.832 triệu đồng hay giảm 25% so với năm 2005. Bên cạnh đó thì loại TGTKCKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, từ 24 tháng trở lên lại có xu hướng tăng lên. Hình thức TGTKCKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng cũng rất đa dạng TGTKCKH 24 tháng trở lên, TGTK gởi góp 12 tháng trở lên, TGTK hưởng lãi suất bậc thàng 12 tháng trở lên, TGTK gởi góp 24 tháng được nhiều khách hàng quan tâm đặc biệt là những khách hàng muốn tỷ suất sinh lợi cao hoặc có nhu cầu tích lũy lâu dài, họ sẽ lựa chọn hình thức gởi góp hoặc gởi hưởng lãi suất bậc thàng. Vốn huy động từ dạng tiền gửi này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2004: 21,92%, năm 2005: 20,09%, năm 2006: 23,80% tổng vốn huy động và liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 TGTKCKH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 24.211 triệu đồng tăng 4.421 triệu đồng hay tăng 22,34% so với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm.doc
Tài liệu liên quan