MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cám ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu . iv
Danh mục các bảng .v
Danh mục các sơ đồ . vii
Mục lục. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Phương pháp nghiên cứu.2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
5. Kết cấu của luận văn .3
PHẦN NỘI DUNG .4
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH.4
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .4
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp.4
1.1.2. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp.6
1.1.3. Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp .10
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .13
1.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản
với nguồn vốn doanh nghiệp.17
1.2.3. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Công ty.18
1.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Công ty .21
1.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh Công ty.25
1.2.6. Phân tích tình hình luân chuyển hàng hoá tồn kho của Công ty .25
1.2.7. Phân tích tỷ suất sinh lời của Công ty .26
1.2.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản .26
1.2.9. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH.27
1.2.10. Phân tích đòn bẩy tài chính.27
1.2.11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.28
1.3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .29
1.3.1 Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp sản xuất.29
1.3.2 Đòn bẩy kinh doanh.30
1.3.3 Dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp.31
1.3.4 Phương pháp ước tính nhu cầu vốn lưu động dựa vào tỷ lệ phần trăm trên
doanh thu.33
1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCÔNG TY .33
1.4.1 Những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính Công ty .33
1.4.2 Phương pháp phân tích .36
CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG ĐÔNG .38
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT LÂM SẢN
XUẤT KHẨU QUẢNG ĐÔNG .38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .38
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty .39
2.1.3 Quy trình công nghệ .42
2.2.PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH .43
2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản.43
2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.46
2.3 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ .47
2.3.1 Phân tích các khoản phải thu .47
2.3.2 Phân tích các khoản phải trả .48
2.3.3 Phân tích tỷ số nợ phải trả trên các khoản phải thu .49
2.4 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN .51
2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn.51
2.4.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành .52
2.4.3 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.52
2.4.4 Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn .53
2.4.5 Hệ số khả năng thanh toán nhanh .54
2.4.6 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu .55
2.5 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN.55
2.5.1 Luân chuyển hàng tồn kho.55
2.5.2 Luân chuyển khoản phải thu .57
2.5.3 Luân chuyển vốn lưu động .58
2.5.4 Phân tích sự biến động của doanh thu theo nhân tố VLĐ và số vòng quayVLĐ.59
2.5.5 Luân chuyển vốn cố định.60
2.5.6 Luân chuyển vốn chủ sở hữu .61
2.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.64
2.6.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và
chi phí quản lí.64
2.6.2 Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất kinh doanh .67
2.7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI .70
2.7.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .70
2.7.2 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động .71
2.7.3 Phân tích sự biến động của lợi nhuận với sự ảnh hưởng của VLĐ và tỷ
suất lợi nhuận trên VLĐ.72
2.7.4 Tỷ suất sinh lời vốn cố định.73
2.7.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.74
2.7.6 Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DUPONT .74
2.7.7 Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân
tố VCSH và tỷ suất lợi nhuận trên VCSH.76
2.8 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .77
2.8.1 Dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp với chỉ số Z .77
2.8.2 Phân tích điểm hòa vốn.78
2.8.3 Dự báo doanh thu lợi nhuận.78
2.8.4 Dự báo nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp phần trăm theo doanhthu.78
CHƯƠNG 3.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT KHẨU
QUẢNG ĐÔNG.81
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY .81
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY.81
3.2.1 Tổ chức và nâng cao chất lượng phân tích tài chính của Công ty.81
3.2.2. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá .82
3.2.3. Huy động có hiệu quả các nguồn tài trợ .84
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, phải trả .86
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.86
3.2.6. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế .87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.89
3.1. KẾT LUẬN.89
3.2. KIẾN NGHỊ .91
3.2.1. Đối với Nhà nước .91
3.2.2. Đối với công ty .92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.93
PHỤ LỤC.95
Bản nhận xét của Ủy viên phản biện luận văn
rên cơ sở hợp đồng lao động
Quyền hạn giám đốc được quy định trong điều lệ của công ty
Phó giám đốc:
Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong việc quản lí điều hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi được ủy quyền phó giám đốc thay mặt
giám đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi ủy quyền của giám đốc. Nhiệm vụ,
quyền hạn của giám đốc được quy định trong điều lệ của công ty.
Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu có nhiệm vụ giám sát các hoạt
động tài chính kinh doanh của công ty. Quyền hạn nhiệm vụ của ban kiểm soát
được quy định tại điều lệ của công ty.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng tổ chức hành chính:
- Giúp giám đốc: Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, Quản lí nhân sự , tiền
lương, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách quy định của cán bộ công nhân
viên, tham mưu cho giám đốc khen thưởng, kỉ luật.
Phòng kế toán tài chính:
- Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
đúng luật kế toán và thống kê.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nguồn vốn cấp, vốn
vay, vốn huy động phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn
vị trực thuộc.
Kế toán trưởng:
- Thực hiện các qui định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty.
- Tổ chức, điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các đơn vị trực thuộc.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng & nội dung công
việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham
mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý và ra quyết
định kinh tế, tài chính của đơn vị.
- Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế
toán, thủ quỹ, thủ kho mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ
quỹ, thủ kho.
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài
chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ
thuật, các dự toán chi phí.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.
Nhân viên kế toán:
- Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo qui
định của nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị, tổ trưởng kế toán và kế toán trưởng
cấp trên về phần việc được phân công.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo qui định của pháp luật.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Phòng kế hoạch, kỹ thuật:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch định mức tiêu
hao chi phí sản xuất.
- Giúp giám đốc kí các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, mua nguyên vật liệu
- Triển khai thu mua nguyên vật liệu
- Triển khai quản lí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Quản lí tổ kho, nguyên liệu, bốc xếp
Bộ phận sản xuất:
- Phân xưởng băm dăm: Gồm 2 phân xưởng băm dăm theo tiêu chuẩn từng hợp
đồng đã kí
- Phân xưởng mộc: Gồm 1 phân xưởng xử lí cưa xẻ cây gỗ lớn theo tiêu chuẩn
để đưa vào phân xưởng băm
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Đại hội đồng cổ đồng
Ban giám đốc
Chú thích :
: Quan hệ trực
: Quan hệ chức năng
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
Hội đồng quản trị Ban kiểm
soát
Phòng tổ chức –
Hành chính
Phòng Tài
chính- Kế toán
Bộ phận
nguyên
liệu
Bộ phận
kinh doanh
Phân
xưởng chế
biến dăm
Phân
xưởng chế
biến mộcĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
2.1.3 Quy trình công nghệ
Chế biến dăm gỗ là sự kết hợp giữa lao động thủ công, lao động cơ giới đơn
giản không qua xử lí hóa chất, không ảnh hưởng đến môi trường.
Quy trình như sau:
- Gỗ lóng bóc sạch vỏ, chiều dài tối đa 2m, làm sạch bùn, đất, không có kim loại
được tập trung tại bãi nguyên liệu.
- Quy cách: Với gỗ Ø ≤ 20 cm đưa trực tiếp vào máy băm dăm
Với gỗ Ø ≥ 20cm được đưa vào máy chế biến mộc trước khi đưa vào máy băm dăm.
- Phân loại dăm bằng hệ thống sàng tiêu chuẩn 20 x 15 x 5 mm.
- Dăm được máy tời chuyển ra bãi chứa dăm.
Quy trình chế biến trên khá đơn giản tuy nhiên đây là hàng xuất khẩu cho thị
trường nước ngoài đặc biệt là Nhật bản sẽ đòi hỏi tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe
vì vậy tất cả các khẩu từ thu mua đến khi xuất hàng sẽ phải theo dõi và kiểm tra rất
nghiêm ngặt.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty
Cưa xẻ + Mộc
Gỗ xẻ
Không đạt TCGỗ lóng
Máy chặt mảnhG
Keo lai , bạch đàn làm sạch
vỏ, kim loại
Đạt TC
Đạt TC
Kho chứa dăm
Xuất hàng
Xơ dăm chưa đạt
tiêu chuẩn
Sàng lựa Xử lí
> TC < TC
Đạt TC
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
2.2.PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách
tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan.
Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực
chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình
hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản
2.2.1.1 Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản
Từ năm 2008 đến 2009 ta thấy tổng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn đã có mức
tăng trưởng rất cao là 46% cùng với đó là mức tăng trưởng của tổng tài sản cũng đạt
mức cao nhất trong vòng 4 năm là 23%, tỷ trọng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn trong
tổng tài sản là 67% cũng đạt mức tăng trưởng cao tuy nhiên mức độ tăng trưởng của
cả TSLĐ & đầu tư ngắn hạn và tổng tài sản đều giảm nhẹ vào năm 2010.
Bảng 2.1 Phân tích biến động tỷ trọng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
trong tổng tài sản
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
TSLD & đầu tư ngắn hạn 12.14 17.76 15.59 17.92 46 -12 15
Tổng tài sản 21.55 26.57 23.86 25.39 23 -10 6
Tỷ lệ TSLD & đầu tư
ngắn hạn/Tổng tài sản (%)
56 67 65 71
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Nguyên nhân là năm 2009 lượng hàng tồn kho tăng cao do doanh nghiệp
nhận được thêm đơn đặt hàng số lượng lớn từ khách hàng Trung Quốc và doanh
TSLD & đầu tư ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ trọng TSLD & đầu tư
ngắn hạn/Tổng tài sản
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
nghiệp đã phải đầu tư thêm máy móc thiết bị cũng như để lượng hàng tồn kho cao
nhằm đảm bảo đơn hàng. Chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của tổng
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, dẫn đến tỷ
trọng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản thời điểm này rất cao. Tuy nhiên
phân tích kĩ hơn ở sau thì có thể thấy do các khoản phải thu của 2009 đã tăng lên
gấp 36 lần điều này dẫn đến nguy cơ mất vốn và bị chiếm dụng vốn rất lớn tại
doanh nghiệp đã gây tăng trưởng quá nóng không an toàn về tài chính.
Giai đoạn từ 2009 – 2010 đã có sự sụt giảm của cả TSLĐ& đầu tư ngắn hạn
và tồng tài sản nguyên nhân là trong năm 2010 doanh nghiệp đã tăng cường thu hồi
các khoản phải thu làm các khoản phải thu giảm xuống, doanh nghiệp cũng đã tìm
được giải pháp giảm hàng tồn kho xuống nên tình hình tài chính khá an toàn.
Giai đoạn từ 2010 đến 2011 cùng với khó khăn chung của nền kinh tế thế
giới dẫn đến lượng hàng xuất khẩu giảm sút và công ty cũng không tránh khỏi xu
hướng đó. Điều này dẫn đến lượng hàng tồn kho cao làm vốn bị ứ đọng, các doanh
nghiệp đối tác cũng mua chịu không có tiền thanh toán dẫn đến các khoản phải thu
tăng lên gần 11 lần so với năm 2010 năm 2011 cũng là năm mà tỷ trọng TSLĐ &
đầu tư ngắn hạn cao nhất và cũng không an toàn nhất.
2.2.1.2 Tỷ suất đầu tư
Năm 2009 so với 2008 ta thấy tỷ suất đầu tư tổng quát giảm 12% nguyên nhân là
do tỷ suất đầu tư tài sản cố định giảm 12%, ta thấy kết hợp với kết quả phân tích ở
trên thì tổng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn ở giai đoạn này tăng quá mạnh lên 46% trong
khi tổng tài sản tăng với tốc độ 23% điều này đã ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn dùng
đầu tư cho mua sắm tài sản cố định suy giảm và theo phân tích ở trên thì vốn đang
nằm ở trong lượng hàng hóa tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Năm 2010 so với năm 2009 tỷ suất đầu tư tổng quát có xu hướng tăng nhẹ
thêm 2% tuy nhiên so với năm 2008 thì vẫn rất thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã có cố
gắng cải thiện tình hình giảm bớt hàng hóa tồn kho, kí kết hợp đồng xuất khẩu mới
với đối tác Trung quốc dẫn đến TSLĐ & đầu tư ngắn hạn giảm xuống vì vậy làm
giảm tổng tài sản của doanh nghiệp. Các khoản đầu tư dài hạn tăng lên 187% ,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
TSCĐ giảm do doanh nghiệp bán một số máy móc sản xuất cũ của Đài Loan, đầu tư
mua lại các loại máy nhỏ gọn ít tiền do Việt Nam sản xuất cải thiện được tình hình
sản xuất hơn.
Bảng 2.2 Phân tích tỷ suất đầu tư
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
TSCD & đầu tư dài hạn 9.917 8.948 8.683 7.671 -10 -3 -12
Đầu tư dài hạn 500 142 408 200 -72 187 -51
TSCD 9.417 8.806 8.275 7.471 -6 -6 -10
Tổng tài sản 21.558 26.572 23.867 25.393 23 -10 6
Tỷ suất đầu tư tổng quát (%) 46 34 36 30
Tỷ suất đầu tư TSCD (%) 44 33 35 29
Tỷ suất đầu tư tài chính dài
hạn (%)
2 1 2 1
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Giai đoạn 2010 đến 2011 tỷ suất đầu tư tổng quát lại có tín hiệu suy giảm
thêm 6% chỉ còn 30% tổng tài sản. Nguyên nhân là do các khoản phải thu ở giai
đoạn này tăng lên đến 11 lần so với 2010 và hàng tồn kho cao dẫn đến TSLĐ & đầu
tư ngắn hạn tăng cao trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng nhẹ 6% điều này tiếp tục cho
thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và cơ sở sản xuất cũng như qui mô năng
lực sản xuất đang ngày càng thu hẹp lại cho thấy tín hiệu không tốt của doanh
nghiệp đặc biệt là tỷ suất đầu tư tổng quát có xu hướng giảm dần. Điều này đặc biệt
không tốt đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một điều rất dễ nhận thấy và đáng lo ở doanh nghiệp là TSCĐ lại giảm dần
chứng tỏ quy mô sản suất đang suy giảm đây là vấn đề rất cần được quan tâm đối
với ban lãnh đạo công ty. Vì vậy công ty nên chú trọng hơn nữa việc đầu tư xây
dựng cơ bản nhà xưởng sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh bên cạnh đó chú trọng tính toán làm giảm lượng hàng tồn kho, tiếp tục thu
hồi nợ của khách hàng tránh bị chiếm dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
- Tỷ suất nợ
Giai đoạn năm 2008 đến năm 2009 nợ phải trả tăng đến 31% nguyên nhân là do
doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dăm và bạch đàn, giai đoạn này
thì tổng nguồn vốn cũng tăng đến 23% tuy nhiên nguồn vốn tăng này là do tiền vay nằm
trong hàng tồn kho của doanh nghiệp cao vì vậy dẫn đến tỷ suất nợ năm 2009 là 45%.
Bảng 2.3 Phân tích tỷ suất nợ
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
Nợ phải trả 9.213 12.079 4.778 4.408 31 -60 -8
Tổng nguồn vốn 21.558 26.572 23.867 25.393 23 -10 6
Tỷ suất nợ (%) 43 45 20 17
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Tuy nhiên các giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 thì tỷ số nợ này liên tục
giảm đây cho thấy doanh nghiệp có hệ số an toàn rất cao. Nhìn nhận kĩ hơn thì thấy
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp từ năm 2009 bắt đầu giảm dần đến năm 2011,
điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm qui mô kinh doanh. Đứng trên góc độ là
chủ nợ hay ngân hàng thì rất muốn doanh nghiệp có tỷ số này thấp tuy nhiên việc
này cho thấy doanh nghiệp hoạt động quá an toàn phụ thuộc ít vào vốn vay cho thấy
chủ doanh nghiệp không thích rủi ro vì vậy ít đi vay, tuy nhiên tỉ số này thấp quá
cũng không tốt vì nó liên quan đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp sẽ yếu đi.
- Tỷ suất tự tài trợ
Giai đoạn năm 2008 đến 2009 tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp giảm nhẹ nhưng
không đáng kể năm 2009 vẫn đạt đến 55% mức độ tự chủ của doanh nghiệp khá cao.
Bắt đầu từ năm 2009 đến 2011 tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp liên tục tăng
rất cao đến năm 2011 đã là 83% . Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã kêu gọi sự
đóng góp vốn của cổ đông làm VCSH tăng lên cho thấy doanh nghiệp rất muốn tự
chủ về vốn kinh doanh tuy nhiên tổng nguồn vốn kể từ năm 2009 liên tục suy giảm
cho thấy chủ doanh nghiệp đang muốn thu hẹp lại vốn chờ thời cơ đầu tư khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Bảng 2.4 Phân tích tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
Nguồn vốn chủ sở hữu 12.345 14.494 19.090 20.987 17 32 10
Tổng nguồn vốn 21.558 26.572 23.867 25.393 23 -10 6
Tỷ suất tự tài trợ (%) 57 55 80 83
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
2.3 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động của
các khoản phải thu và các khoản phải trả giúp ta có được những nhận định chính
xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân
của mọi sự ngưng trệ, khê đọng của các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác
được những khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ về mặt tài chính, nó có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.3.1 Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu ở doanh nghiệp chủ yếu là từ các đầu nậu thu mua
nguyên liệu và công ty sản xuất Hào Hưng bên cạnh chưa thanh toán tiền hàng hoặc
thanh toán chậm tiền trong khi hàng đã giao. Phân tích bảng tiếp theo ta sẽ thấy rõ
hơn xu hướng biến động của các khoản phải thu qua các năm.
Bảng 2.5 Phân tích các khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
Tổng các khoản
phải thu 350 13.021 470 5.528 3620 -96 1076
Tổng tài sản
lưu động 12.140 17.767 15.593 17.923 46 -12 15
Tỷ lệ các khoản
phải thu/ Tổng
tài sản lưu động
(%)
3 73 3 31
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Giai đoạn năm 2008 đến 2009 tổng các khoản phải thu cũng như tổng tài
sản lưu động của doanh nghiệp đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của các khoản
phải thu lên đến 36,2 lần trong khi đó tốc độ tăng của tổng tài sản lưu động chỉ
là 0,46 lần. Điều này dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu
động lên đến 73%. Đây là tín hiệu tài chính không an toàn đối với doanh
nghiệp. Các khoản phải thu tăng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng
thị trường, tìm các đối tác, khách hàng nên nới lỏng về mặt tài chính cho khách
hàng nợ, như vậy vốn doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ năm 2009 đến 2010 tổng các khoản phải thu giảm mạnh chỉ còn 470
triệu đồng so với 13.021 triệu đồng của năm 2009, tuy nhiên tổng tài sản lưu động
cũng bị giảm xuống 12% so với năm 2009. Điều này ghi nhận nỗ lực lớn của doanh
nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng và cho thấy các bạn
hàng đối tác của doanh nghiệp làm ăn có uy tín trong việc trả nợ.
Giai đoạn năm 2010 đến 2011 tổng tài sản lưu động tăng trưởng 15 % tuy
nhiên các khoản phải thu năm 2011 lại tăng nhanh đột biến tăng gấp 10,76 lần so
với năm 2010. Điều này lại cho thấy một năm đầy rủi ro và hoạt động tài chính
không tốt của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng trưởng với tốc độ cao trong
khi tổng tài sản lưu động tăng trưởng thấp hơn điều này chứng tỏ các khoản mục
khác trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp ngày một giảm sút. Tỷ trọng các
khoản phải thu tăng lên đạt mức 31%. Doanh nghiệp cần lưu ý phân loại các khách
hàng có khả năng trả nợ tốt hay xấu từ đó lên công tác tổ chức thu hồi nợ hiệu quả.
2.3.2 Phân tích các khoản phải trả
Các khoản phải trả chủ yếu của doanh nghiệp là tiền trả thu mua rừng
nguyên liệu, tiền trả các hộ trồng rừng, tiền trả các đầu nậu thu mua nguyên liệu
rừng. Các khoản phải trả khác như trả nộp thuế cho nhà nước, trả lương cán bộ công
nhân viên doanh nghiệp nhìn chung trong những năm qua đều thực hiện khá tốt.
Những phân tích dưới đây sẽ cho ta thấy rõ được tình hình biến động các khoản
phải trả của doanh nghiệp qua 4 năm từ 2008 đến 2011.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Bảng 2.6 Phân tích các khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động
Chỉ tiêu
( Triệu đồng )
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
Tổng các khoản
phải trả
9.213 12.079 4.778 4.408 31 -60 -8
Tổng tài sản
lưu động
12.140 17.767 15.593 17.923 46 -12 15
Tỷ lệ các khoản
phải trả/Tổng
tài sản lưu
động (%)
76 68 31 25
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Giai đoạn từ 2008 đến 2009 tổng các khoản phải trả tăng đến 31% lên đến
12.079 triệu đồng trong khi đó tổng tài sản lưu động cũng tăng lên đến 46%, nhờ
tốc độ tăng của tổng tài sản lưu động cao hơn nên tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng
tài sản lưu động giảm xuống 8% còn 68%. Tổng tài sản lưu động tăng kết hợp với
phân tích ở trên chủ yếu là do hàng tồn kho tăng cao, ở đây doanh nghiệp không
bán được hàng nên buộc phải chiếm dụng vốn của các đầu nậu chuyên thu mua
nguyên liệu. Ở đây đã có sự suy giảm các khoản phải trả tuy nhiên vẫn còn ở mức
khá cao dẫn đến mất an toàn thanh toán cho doanh nghiệp.
Những năm về sau tổng tài sản lưu động có xu hướng tăng đến năm 2011 đạt
được 17.923 triệu đồng. Các khoản nợ phải trả liên tục giảm như từ năm 2009 đến năm
2010 giảm đến hơn 60%, năm 2011 so với năm 2010 tiếp tục giảm 8%. Đây là xu
hướng rất tốt của doanh nghiệp cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang
dần dần có chiều hướng tốt lên theo từng năm thể hiện năm 2010 so với năm 2009
giảm đến 37% chỉ còn 31%, năm 2011 so với 2010 giảm tiếp 6% nữa chỉ còn 25%.
Đây là một chỉ số khá tốt phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên
cũng cho thấy rằng khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp không cao.
2.3.3 Phân tích tỷ số nợ phải trả trên các khoản phải thu
Năm 2009 tỷ trọng giữa nợ phải trả và các khoản phải thu cực kì cao cho thấy
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
50
doanh nghiệp đang nợ rất cao so với các khoản thu về. Năm này thể hiện là năm
thiếu vốn của doanh nghiệp nên doanh nghiệp buộc phải nợ với khách hàng, đối tác,
chiếm dụng vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn năm 2009 so với năm 2008 các khoản phải thu có tốc độ tăng
trưởng rất mạnh tăng đến 36,2 lần trong khi các khoản nợ phải trả chỉ tăng có
0,31 lần điều này đã giúp cho tỷ lệ giữa nợ phải trả và các khoản phải thu dần trở
lại thế cân bằng cho thấy việc nợ và phải đi thu hồi nợ của doanh nghiệp gần
tương đương nhau.
Bảng 2.7 Phân tích tỷ số các khoản phải trả trên các khoản phải thu
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm
(%)
09/08 10/09 11/10
Nợ phải trả 9.213 12.079 4.778 4.408 31 -60 -8
Các khoản phải thu 350 13.021 470 5.528 3620 -96 1076
NPT/ Các KPT (%) 2632 93 1017 80
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Từ năm 2009 đến năm 2010 nợ phải trả của doanh nghiệp giảm đến 31%,
các khoản phải thu cũng giảm cực mạnh khi giảm tới 96%, nguyên nhân là vào năm
2010 doanh nghiệp đã kêu gọi được các cổ đông bơm thêm vốn vào đồng thời tăng
cường thu hồi nợ từ các khách hàng. Năm 2010 tỷ lệ giữa khoản phải trả với khoản
phải thu là 1017% cho thấy năm này doanh nghiệp đang có mức độ chiếm dụng vốn
cực kì cao trong khi vốn bị chiếm dụng rất thấp chỉ bằng 1/10 so với nợ.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 doanh nghiệp lại trở về thế khá cân bằng
giữa nợ phải trả và các khoản phải thu thể hiện ở việc các khoản phải trả giảm gần
8% trong khi các khoản phải thu tăng gần 11 lần, chính sự tăng giảm trái chiều và
tốc độ tăng các khoản phải thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của các khoản
phải trả nên tỷ trọng giữa nợ phải trả và các khoản phải thu là 80%.
Năm 2011 thể hiện doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với
đi chiếm dụng vốn của người khác. Nguyên nhân là doanh nghiệp luôn tích cực
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
thanh toán các khoản nợ đến hạn để thể hiện uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với các hộ trồng rừng. Tuy nhiên bên phía đối tác khách hàng thì khó khăn trong
thị trường xuất khẩu nói chung gây khó khăn đến việc bán hàng dẫn đến thanh toán
chậm khiến các khoản phải thu tăng lên.
2.4 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2009 các khoản nợ ngắn hạn tăng lên đến
12.079 triệu đồng tuy nhiên tốc độ tăng là 31% vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của
TSLĐ & ĐTNH là 46% vì vậy vốn luân chuyển của năm 2009 vẫn đạt mức cao gần
gấp đôi so với năm 2008.
Bảng 2.8 Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm (%)
09/08 10/09 11/10
TSLĐ & ĐTNH 12.140 17.767 15.593 17.923 46 -12 15
Nợ ngắn hạn 9.213 12.079 4.778 886 31 -60 -81
Vốn luân chuyển 2.927 5.688 10.815 17.037 94 90 58
Tổng nguồn vốn 21.558 26.572 23.867 25.393 23 -10 6
Hệ số tài trợ
thường xuyên (%)
14 21 45 67
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Các giai đoạn về sau thì TSLĐ & ĐTNH có tăng giảm tuy nhiên nợ ngắn hạn
thì lại có xu hướng giảm rất mạnh từ năm 2010 tốc độ giảm đến 60% so với năm
2009, năm 2011 tốc độ giảm là 81% so với năm 2010 vì vậy vốn luân chuyển luôn
có xu hướng tăng lên các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao và đều đặn là 94%,
90% và 58% đạt đến mức 17.037 triệu đồng năm 2011.
Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn
cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.
Nhìn chung qua 4 năm thì vốn luân chuyển của doanh nghiệp cực kì tốt với tốc độ
tăng trưởng cao và đều đặn.
Tổng nguồn vốn có biến động tăng giảm cụ thể tăng từ 21.558 triệu đồng
năm 2008 đến 26.572 triệu đồng vào năm 2009. Tuy nhiên từ năm 2009 đến năm
2011 tổng nguồn vốn giảm chỉ còn 25.393 năm 2011. Việc phân tích biến động vốn
luân chuyển ở trên có xu hướng rất tốt qua 4 năm vậy nên hệ số tài trợ thường
xuyên của doanh nghiệp vẫn rất tốt và tăng rất đều đặn qua các thời kì và đến năm
2011 đạt đến 67% đây là hệ số phản ảnh nguồn tài trợ thường xuyên của doanh
nghiệp rất tốt.
Vốn luân chuyển chỉ cho chúng ta thấy được cái nhìn khái quát về khả năng
chi trả. Để đánh giá chính xác hơn ta tiến hành phân tích tiếp những chỉ tiêu sau.
2.4.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành là hệ số phản ánh một cách tổng quát khả năng
chi trả của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài
sản đảm bảo ở đây ta có thể thấy nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành của
doanh nghiệp cực kì tốt.
Bảng 2.9 Phân tích biến động hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm
(%)
09/08 10/09 11/10
Tổng tài sản 21.558 26.572 23.867 25.393 23 -10 6
Nợ phải trả 9.213 12.079 4.778 4.408 31 -60 -8
Hệ số thanh toán
hiện hành (%)
234 220 500 576
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
2.4.3 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Qua bảng phân tích ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp qua các thời kì vẫn cực kì tốt tuy nhiên tài sản ngắn hạn của doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
nghiệp bao gồm cả hàng tồn kho. Mặt hàng duy nhất của doanh nghiệp là dăm keo lai
và bạch đàn tùy từng thời kì, có những thời kì xuất khẩu gặp khó khăn cả năm trời cũng
không xuất được hàng tồn kho nhiều mà mặt hàng này khó bán không như những mặt
hàng khác vì vậy ta cần phân tích tiếp hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
để có cái nhìn rõ nét hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bảng 2.10 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
(Triệu đồng)
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động tăng giảm
(%)
09/08 10/09 11/10
Tổng tài sản ngắn hạn 12.140 17.767 15.593 17.923 46 -12 15
Nợ phải trả 9.213 12.079 4.778 4.408 31 -60 -8
Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn (%)
132 147 326 407
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
2.4.4 Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009 ta nhận thấy rằng hệ số khả năng thanh
toán của tài sản ngắn hạn doanh nghiệp cực kì thấp chỉ dạt 2% năm 2008 và 4%
năm 2009 như vậy có thể thấy rằng tổng tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là hàng
tồn kho mà dăm giấy là mặt hàng đặc thù khi doanh nghiệp không xuất khẩu được
thì cũng đồng nghĩa là không thể dễ dàng bán ra ngoài thu tiền về được.
Tuy nhiên sang năm 2010 doanh nghiệp đã có đ