Nước ta có nền sản xuất nhỏ là chủ yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện là dư nợ tín dụng đã tăng liên tục qua các năm từ 2.770 triệu chiếm 4,6 % ở năm 2004 đã tăng lên 6.530 triệu với 6,81% ở năm 2005 và tính đến hết năm 2006 là 12.940 triệu chiếm 11,67% trong tổng dư nợ.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng phân theo thời hạn diễn ra với tình hình sau:
Bảng 3: TÍN DỤNG PHÂN THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Ngắn hạn
55.811
76,84
103.929
85,29
167.636
86,86
63.707
61,30
Trung, dài hạn
16.826
23,16
17.929
14,71
25.360
13,14
7.431
41,45
Tổng
72.637
100,00
121.858
100,00
192.996
100,00
71.138
58,38
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Từ bảng số liệu trên cho ta kết quả sau:
- Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2004 cho vay ngắn hạn đạt 55.811 triệu chiếm 76,84%, đặc biệt trong hai năm 2005 và 2006, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 85% trong tổng doanh số cho vay và nó luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn tăng là do: lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Mặt khác, tỉnh Sóc Trăng có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình.
- Bên cạnh cho vay ngắn hạn, Ngân hàng Ba Xuyên còn đầu tư cho vay trung và dài hạn để cung cấp vốn cho người dân mua sắm tài sản, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình…Năm 2006 cho vay trung, dài hạn đạt 25.360 triệu so với năm 2005 tăng 7.431 triệu tương đương 41,45% và chiếm 13,14% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung, dài hạn có tăng nhưng chưa tăng mạnh, tỉ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp. Điều này có thể được giải thích là do tỉnh Sóc Trăng muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp được thành lập ở đây ngày càng nhiều nhu cầu về vốn trung, dài hạn của họ rất lớn. Mặc dù vậy, nền kinh tế tại Sóc Trăng chưa phát triển mạnh nên họ chưa dám mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để đầu tư.
3.4.1.2. Tín dụng theo thành phần kinh tế
Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình tín dụng của Ngân hàng, ngoài việc phân doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng rất đa dạng, cụ thể gồm những đối tượng như sau:
Bảng 4: TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 - 2006 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Hợp tác xã
0
0,00
167
0,14
825
0,43
658
394,01
Cty cổ phần,TNHH
2.766
3,81
1.543
1,27
4.530
2,35
2.987
193,58
DN tư nhân
3.970
5,47
8.000
6,56
20.490
10,62
12.490
156,13
Hộ sx kinh doanh
55.080
75,83
84.581
69,41
120.281
62,32
35.700
42,21
Đối tượng khác
10.128
13,94
26.325
21,60
44.996
23,31
18.671
70,92
Đối tượng đặc biệt
693
0,95
1.242
1,02
1.874
0,97
632
50,89
Tổng
72.637
100,00
121.858
100,00
192.996
100,00
71.138
58,38
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 – 2006
- Hợp tác xã:
Trong năm 2004, không có hợp tác xã nào đến giao dịch tại Ngân hàng, sang năm 2005 doanh số cho vay đối với hợp tác xã đã xuất hiện với số tiền rất ít là 167 triệu, năm 2006 doanh số cho vay hợp tác xã đã tăng 658 triệu đạt 825 triệu. Mặc dù doanh số cho vay đối với đối tượng này có tăng lên nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng cho vay hợp tác xã ít vì số lượng hợp tác xã tồn tại trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng rất ít, vả lại họ kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:
Năm 2006 doanh số cho vay đối tượng này đạt 4.530 triệu tăng 2.987 triệu với tốc độ tăng khá nhanh 193,58%. Tỷ trọng của hai loại hình doanh nghiệp này vẫn còn thấp trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là do hai đối tượng này được thành lập chưa nhiều, riêng công ty cổ phần có nhiều hình thức huy động khác như: phát hành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi bên cạnh hình thức vay vốn Ngân hàng.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục qua các năm, từ 3.970 triệu ở năm 2004 tăng lên 8.000 triệu năm 2005 cuối cùng là 20.490 triệu trong năm 2006 tăng với tốc độ 156,13% so với năm 2005. Cho vay đối tượng này tăng là vì các doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày càng nhiều nhu cầu về vốn là rất lớn do họ phải không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
Do thành lập dễ dàng: thủ tục đơn giản, vốn ít… nên hình thức này tồn tại rất nhiều tại tỉnh Sóc Trăng. Khi xem xét từng đối tượng trong nhóm thì doanh số cho vay nhỏ nhưng khi xem xét cả nhóm thì doanh số cho vay không hề nhỏ. Hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nó luôn chiếm tỷ trọng trên 64% trong tổng doanh số cho vay đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Đối tượng này kinh doanh ở nhiều ngành nghề khác nhau điều đó đã góp phần phân tán rủi ro của Ngân hàng, gần đây các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn đạt hiệu quả cao nên Ngân hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng đối với nhóm đối tượng này.
- Cho vay các đối tượng khác:
Các đối tượng này vay chủ yếu là để xây dựng nhà, mua xe, tiêu dùng…Với định hướng phát triển kinh tế địa phương là phấn đấu đến năm 2007 đưa thị xã Sóc Trăng trở thành Thành phố Sóc Trăng. Vì vậy, trong hai năm 2005 và 2006 kinh tế Sóc Trăng có bước phát triển vượt bậc chính điều này đã kích thích nhu cầu vay vốn của người dân để cải thiện mức sống của mình. Nó đã giải thích tại sao cho vay đối với đối tượng này tăng nhanh trong hai năm 2005 và 2006 từ 26.325 triệu lên 44.996 triệu. Doanh số cho vay đối tượng này luôn đứng thứ hai trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nó chỉ đứng sau cho vay hộ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay đối tượng đặc biệt:
Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào dân tộc Khơme cư trú nhiều nhất nước, số hộ nghèo người Khơme luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Được sự chỉ đạo của Nhà nước và NHNo cấp trên, NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã tiến hành cho vay giảm lãi đối với đối tượng này. Đồng bào Khơme biết đến hình thức cho vay này ngày càng nhiều, họ vay để trồng trọt, chăn nuôi…Vì thế, cho vay đối tượng này cũng đã tăng lên từ 1.242 triệu năm 2005 lên 1.874 triệu năm 2006 tăng 632 triệu tương đương 50,89%, nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
3.4.2. Tình hình thu nợ
Thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng. Việc thu hồi nợ góp phần tích cực trong tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Ngân hàng Ba Xuyên luôn đặt mục tiêu an toàn, hiệu quả lên trên hết không chạy theo doanh số cho vay.
Biểu đồ 3: DOANH SỐ THU NỢ TỪ 2004 – 2006
Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2006 đạt 178.030 triệu tăng 91.803 triệu tương đương 106,47%. Có được kết quả này là do những nguyên nhân sau:
- Khách hàng trong những năm này kinh doanh có hiệu quả.
- Ngân hàng làm tốt công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay.
- Cán bộ tín dụng luôn nhiệt tình kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, luôn tư vấn cho khách hàng về chuyên môn ngành nghề giúp họ sản xuất có hiệu quả.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn chỉ đạo kiên quyết thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, tồn đọng.
- Ngân hàng thường xuyên phân loại nợ để phát hiện nợ có vấn đề từ đó tìm cách xử lí kịp thời.
3.4.1.1. Thu nợ theo thời hạn
Tình hình thu nợ của Ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 5: THU NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Ngắn hạn
11.897
96,10
76.968
89,26
157.019
88,20
80.051
104,01
Trung, dài hạn
483
3,90
9.259
10,74
21.011
11,80
11.752
126,93
Tổng
12.380
100,00
86.227
100,00
178.030
100,00
91.803
106,47
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Thu nợ ngắn hạn tăng nhanh vào năm 2006 từ 76.986 triệu tăng lên 157.019 triệu đã tăng hơn 100%. Doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn cho thấy hiệu quả đầu tư cho vay ngắn hạn đã đáp ứng kịp thời thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh, giúp cho hộ vay kinh doanh có hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn. Mặt khác, doanh số thu nợ cao là vì số nợ đến hạn thanh toán nhiều.
- Thu nợ trung, dài hạn năm 2005 là 9.259 triệu chiếm 10,74% trong tổng doanh số thu nợ, năm 2006 doanh số thu nợ trung, dài hạn đạt 21.011 triệu tăng 11.752 triệu với tốc độ tăng 126,93%. Mặc dù thu nợ trung, dài hạn tăng nhưng tỷ trọng của thu nợ trung, dài hạn trong tổng doanh số thu nợ vẫn còn thấp là do Ngân hàng Ba Xuyên mới được thành lập gần 3 năm nên số nợ trung, dài hạn đến hạn là rất ít. Đồng thời, những hộ vay vốn trung, dài hạn gần đây làm ăn kém hiệu quả nên chưa có đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng.
3.4.2.2. Thu nợ theo thành phần kinh tế
Doanh số thu nợ của Ngân hàng có nhiều biến động trong năm 2006 được thể hiện như sau:
Bảng 6: THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 - 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Hợp tác xã
0
0,00
167
0,19
148
0,08
-19
-11,38
Cty cổ phần,TNHH
474
3,83
2.935
3,40
1.850
1,04
-1.085
-36,97
DN tư nhân
1.200
9,69
4.240
4,92
14.080
7,91
9.840
232,08
Hộ sx kinh doanh
6.354
51,32
56.775
65,84
120.433
67,65
63.658
112,12
Đối tượng khác
4.066
32,84
21.846
25,34
40.117
22,53
18.271
83,64
Đối tượng đặc biệt
286
2,31
264
0,31
1.402
0,79
1.138
431,06
Tổng
12.380
100,00
86.227
100,00
178.030
100,00
91.803
106,47
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:
Doanh số thu nợ của Ngân hàng đối với hai nhóm đối tượng này đều giảm trong năm 2006 cụ thể như: thu nợ hợp tác xã giảm từ 167 triệu xuống còn 148 triệu giảm 19 triệu. Còn thu nợ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần giảm nhiều nhất từ 2.935 triệu ở năm 2005 giảm xuống còn 1.850 triệu ở năm 2006, giảm 1.085 triệu. Thu nợ ở hai nhóm đối tượng này giảm là do: hai nhóm đối tượng này vay chủ yếu là trung, dài hạn nên chưa đến hạn thanh toán cho Ngân hàng. Một lí do khác là các nhóm đối tượng này đa phần là mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm quản lí và chưa có nhiều khách hàng dẫn đến làm ăn chưa đạt hiệu quả cao nên chưa đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
Doanh số thu nợ của đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế, doanh số thu nợ đều chiếm tỷ trọng trên 65% cụ thể là: năm 2005 thu nợ là 56.775 triệu chiếm tỷ trọng 65,84%, năm 2006 là 120.433 triệu tỷ trọng 67,65%. Hộ sản xuất kinh doanh có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay nên có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất là điều hoàn toàn hợp lí. Những khách hàng này kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ, chế biến…gần đây họ kinh doanh đạt hiệu quả cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, cán bộ tín dụng đã thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, giảm thiểu việc gia hạn nợ cho khách hàng.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh số thu nợ tăng từ 4.240 triệu ở năm 2005 lên 14.080 triệu ở năm 2006 tăng 9.840 triệu tương đương 7,91%. Số lượng doanh nghiệp tư nhân vay vốn Ngân hàng còn ít nên Ngân hàng có thể thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đồng thời Ngân hàng đã tư vấn cho khách giúp họ kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Đối tượng khác:
Thu nợ của đối tượng này cũng tăng liên tục từ 21.846 triệu lên 40.117 triệu. Nguyên nhân là do: thành phần trong đối tượng này chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức và những người có thu nhập ổn định, họ có ý thức trả nợ cao nên họ đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Đối tượng đặc biệt:
Nguồn vốn Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của đồng bào Khơme. Họ dùng vốn này để làm ăn, đồng thời do thiên nhiên ưu đãi nên sản xuất nông nghiệp của họ đã đạt được hiệu quả, điều này đã giúp họ trả gốc lãi Ngân hàng đúng hạn góp phần làm tăng doanh số thu nợ từ 286 triệu ở năm 2004 tăng lên 1.402 triệu ở năm 2006.
Tóm lại, hoạt động thu nợ của Ngân hàng luôn đạt kết quả cao qua các năm, có được kết quả này là do sự nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Trong thời gian tới, Ngân hàng Ba Xuyên nên cố gắng duy trì và phát huy hơn nữa thành tích này.
3.4.3. Tình hình dư nợ
Doanh số dư nợ phản ánh qui mô đầu tư vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kì.
Ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng, dư nợ tín dụng tăng liên tục qua các năm, từ 60.257 triệu ở năm 2004 lên 95.888 triệu ở năm 2005 và đến năm 2006 là 110.854 triệu điều đó đã khẳng định quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã ngày càng được mở rộng.
Biểu đồ 4: DOANH SỐ DƯ NỢ TỪ 2004 - 2006
3.4.3.1. Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ tín dụng của Ngân hàng theo thời hạn luôn tăng liên tục qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Ngắn hạn
43.914
72,88
70.875
73,91
81.492
73,51
10.617
14,98
Trung, dài hạn
16.343
27,12
25.013
26,09
29.362
26,49
4.349
17,39
Tổng
60.257
100
95.888
100
110.854
100
14.966
15,61
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Dư nợ ngắn hạn:
Ngân hàng ngày càng đầu tư nhiều vào tín dụng ngắn hạn. Từ 43.914 triệu trong năm 2004 dư nợ ngắn hạn đã tăng lên 70.875 triệu ở năm 2005 và tính đến hết năm 2006 dư nợ ngắn hạn đã đạt 81.492 triệu. Ngân hàng Ba Xuyên chủ yếu cấp tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức là tín dụng theo hạn mức và tín dụng từng lần, nó rất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chu kì của người dân. Đồng thời, Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất thấp dành riêng cho những khách hàng đã vay vốn nhiều lần và có thành tích tốt trong quá khứ, đây là những nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng trong những năm qua.
- Dư nợ trung, dài hạn:
Luôn tăng liên tục qua các năm, từ 16.343 triệu ở năm 2004 đã tăng lên 29.362 triệu ở năm 2006. Nhưng nhìn chung, dư nợ trung, dài hạn ở NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên vẫn còn thấp, tỉ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ qua các năm đều dưới 30%. Gần đây một số doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn không có hiệu quả. Từ đó việc mở rộng đầu tư cho vay tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với Ngân hàng còn trong tình trạng cầm chừng và dè dặt.
3.4.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Hầu hết các thành phần kinh tế đều có doanh số dư nợ tăng qua các năm, trong đó hộ sản xuất kinh doanh luôn là đối tượng có doanh số dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng còn doanh số dư nợ thấp nhất là hợp tác xã. Tình hình dư nợ cụ thể như sau:
Bảng 8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2006-2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
Hợp tác xã
0
0,00
0
0,00
677
0,61
677
_
Cty cổ phần,TNHH
2.292
3,80
900
0,94
3.580
3,23
2.680
297,78
DN tư nhân
2.770
4,60
6.530
6,81
12.940
11,67
6.410
98,16
Hộ sx kinh doanh
48.726
80,86
76.532
79,81
76.380
68,90
-152
-0,20
Đối tượng khác
6.062
10,06
10.541
1,44
15.420
13,91
4.879
46,29
Đối tượng đặc biệt
407
0,68
1.385
10,99
1.857
1,68
472
34,08
Tổng
60.257
100,00
95.888
100,00
110.854
100,00
14.966
15,61
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Hợp tác xã:
Dư nợ đối với hợp tác xã chỉ xuất hiện vào năm 2006 với số tiền ít ỏi là 677 triệu. Trong năm 2005, các hợp tác xã có đến vay vốn Ngân hàng nhưng họ đã trả ngay trong năm này nên dư nợ đã không phát sinh. Số hợp tác xã tồn tại trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng ít nên dư nợ ít là điều không thể trách khỏi. Gần đây Ngân hàng cũng đã không ngừng cố gắng tìm kiếm khách hàng mới vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa góp phần hạn chế rủi ro.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:
Dư nợ tín dụng đối với nhóm đối tượng này tăng không đều qua các năm. Ở năm 2004, dư nợ đạt 2.292 triệu thì đến năm 2005 dư nợ đã giảm đột biến chỉ còn 900 triệu, nhưng sang năm 2006 dư nợ đã tăng trở lại lên 3.580 triệu chiếm 3,23%. Dư nợ thấp ở nhóm đối tượng này vì Ngân hàng bị cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Nước ta có nền sản xuất nhỏ là chủ yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện là dư nợ tín dụng đã tăng liên tục qua các năm từ 2.770 triệu chiếm 4,6 % ở năm 2004 đã tăng lên 6.530 triệu với 6,81% ở năm 2005 và tính đến hết năm 2006 là 12.940 triệu chiếm 11,67% trong tổng dư nợ.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
Đây là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2004 dư nợ đạt 48.726 triệu chiếm trên 80% doanh số dư nợ của cả năm, năm 2005 đạt 76.532 triệu chiếm 79,81%. Năm 2006, dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh không đổi là do cho vay tăng cao nhưng thu nợ cũng tăng cao. Ngân hàng nên tạo ra sự cân đối trong doanh số dư nợ giữa các thành phần kinh tế, không nên đầu tư tín dụng quá nhiều vào một nhóm khách hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro.
- Đối tượng đặc biệt, đối tượng khác:
Dư nợ tín dụng không ngừng được mở rộng đối với hai nhóm đối tượng này. Đặc biệt là đối với các đối tượng khác dư nợ tăng liên tục qua các năm từ 6.062 triệu ở năm 2004 đã tăng lên 15.420 triệu ở năm 2006. Qui mô tín dụng đối với hai nhóm đối tượng này tăng lên, điều này đã khẳng định NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã được nhiều người biết đến.
3.4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng
3.4.4.1. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn trong từng năm của Ngân hàng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng Ba Xuyên qua 3 năm từ 2004 đến 2006 được thể hiện như sau:
Bảng 9: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG TỪ 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Thu nợ
Triệu đồng
12.380
86.227
178.030
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
60.257
78.073
103.371
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
0,21
1,10
1,72
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng chỉ có 0,21 vòng điều này có thể được giải thích là năm 2004 Ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 tháng nên số nợ đến hạn ít dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng ít. Vòng quay vốn tín dụng từ 0,21 vòng ở năm 2004 tăng lên 1,1 vòng ở năm 2005 và ở năm 2006 là 1,72 vòng. Vòng quay vốn tín dụng ở hai năm này tăng cao là do Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Mặt khác, ở những năm này khách hàng của Ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả cao nó đã làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ. Tóm lại, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng diễn ra một cách nhanh chóng.
Bảng 10: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 - 2006
Đơn vị tính: vòng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005-2004
2006-2005
Theo thời hạn
Ngắn hạn
0,27
1,34
2,06
1,07
0,72
Trung, dài hạn
0,03
0,45
0,77
0,42
0,33
Theo thành phần kinh tế
Hợp tác xã
_
_
0,44
_
0,44
Cty cổ phần,TNHH
0,21
1,84
0,83
1,63
-1,01
DN tư nhân
0,43
0,91
1,45
0,48
0,53
Hộ sx kinh doanh
0,13
0,91
1,58
0,78
0,67
Đối tượng khác
0,67
2,63
3,09
1,96
0,46
Đối tượng đặc biệt
0,70
0,29
0,86
-0,41
0,57
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Vòng quay vốn tín dụng theo thời hạn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao có nghĩa là đồng vốn của Ngân hàng đã đến được tay nhiều khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của họ. Trong vòng quay vốn ngắn hạn, ta thấy vòng quay vốn được tăng nhanh vào năm 2005 và 2006 đạt 1,14 vòng và 2,06 vòng, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đã đạt kết quả cao, khách hàng vay vốn ngắn hạn đã kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng không chỉ chú trọng đến tín dụng ngắn hạn mà còn quan tâm đến tín dụng trung, dài hạn nên vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn đã tăng liên tục qua các năm: từ 0,03 vòng ở năm 2004 đã tăng lên 0,45 vòng ở năm 2005 và cuối cùng là 0,77 vòng ở năm 2006. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn lớn hơn vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn là hoàn toàn hợp lí.
- Vòng quay vốn tín dụng theo thành phần kinh tế:
Hầu như vòng quay vốn tín dụng của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng, riêng có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có vòng quay tín dụng giảm mạnh vào năm 2006 là do: trong năm này họ kinh doanh không đạt hiệu quả cao nên chưa đủ vốn trả Ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm. Đối tượng còn lại có vòng quay vốn tín dụng đạt rất cao điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh mang tính chu kì của họ. Đặc biệt là ở nhóm các đối tượng khác vòng quay vốn tín dụng đạt rất cao là 2,63 vòng vào năm 2005 và 3,09 vòng vào năm 2006 đã cho thấy doanh số thu nợ cao hơn nhiều so với dư nợ bình quân cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng ở nhóm đối tượng này không đạt hiệu quả cao.
3.4.4.2. Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ phản ánh công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua từng năm. Hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 11: HỆ SỐ THU NỢ TRONG 3 NĂM TỪ 2004 ĐẾN 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Thu nợ
Triệu đồng
12.380
86.227
178.030
Cho vay
Triệu đồng
72.637
121.858
192.996
Hệ số thu hồi nợ
Lần
0,17
0,71
0,92
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm từ 0,17 lần ở năm 2004 đã tăng nhanh lên 0.71 lần vào năm 2005 và đạt mức kỉ lục 0,92 lần vào năm 2006. Năm 2006, doanh số thu nợ của Ngân hàng rất cao gần bằng doanh số cho vay, điều này đã tạo ra tính an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Bảng 12: HỆ SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005-2004
2006-2005
Theo thời hạn
Ngắn hạn
0,21
0,74
0,94
0,53
0,20
Trung, dài hạn
0,03
0,52
0,83
0,49
0,31
Theo thành phần kinh tế
Hợp tác xã
0,00
1,00
0,18
1,00
-0,82
Cty cổ phần,TNHH
0,17
1,90
0,41
1,73
-1,49
DN tư nhân
0,30
0,53
0,69
0,23
0,16
Hộ sx kinh doanh
0,12
0,67
1,00
0,56
0,33
Đối tượng khác
0,40
0,83
0,89
0,43
0,06
Đối tượng đặc biệt
0,41
0,21
0,75
-0,20
0,54
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Hệ số thu nợ theo thời hạn:
Hệ số thu nợ đối với tín dụng ngắn, trung và dài hạn đều tăng với tốc độ nhanh qua các năm. Cụ thể như sau: hệ số thu nợ ngắn hạn tăng từ 0,21 lần ở năm 2004 tăng lên 0,74 lần ở năm 2005 và gần bằng 1 vào năm 2006, có được thành tích này là do công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả cao, cán bộ tín dụng đã xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kì sản xuất của khách hàng nên khách hàng có thể trả nợ dễ dàng. Còn đối với tín dụng trung, dài hạn: năm 2004 Ngân hàng cho vay 1 đồng thì chỉ thu hồi được 0,03 đồng điều này có thể được giải thích là trong năm này Ngân hàng chỉ hoạt động ở 5 tháng cuối năm nên số nợ đáo hạn là rất ít. Sang năm 2005 và 2006 hệ số thu nợ trung, dài hạn đã tăng nhanh lên 0,52 lần và 0,83 lần nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã thường xuyên gọi điện thoại và gửi giấy thông báo cho khách hàng khi gần đến hạn trả gốc hoặc lãi đã làm cho doanh số thu nợ tăng cao.
- Hệ số thu nợ theo thành phần kinh tế:
Trước tiên ta xem xét hệ số thu nợ của hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần những thành phần kinh tế này có điểm giống nhau là có hệ số thu nợ thấp vào năm 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng.DOC