Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp chiến lược phát triển công ty TNHH thương mại quốc tế Cao hoàng đến năm 2015

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN .2

MỤC LỤC.3

DANH MỤC CÁC BẢNG.7

DANH MỤC HÌNH VẼ.8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .9

LỜI MỞ ĐẦU .10

1. Lý do chọn đề tài .10

2. Mục tiêu nghiên cứu.10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11

4. Phương pháp nghiên cứu.11

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.11

6. Kết cấu của luận văn.11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.12

1.1. Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh .12

1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh.12

1.1.2. Các yêu cầu của Chiến lược kinh doanh.14

1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp .14

1.1.4. Quản trị chiến lược .15

1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh.17

1.2.1. Khái niệm.17

1.2.2. Trình tự, nội dung các bước Hoạch định chiến lược kinh doanh .18

1.2.3. Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của Công ty.19

pdf107 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp chiến lược phát triển công ty TNHH thương mại quốc tế Cao hoàng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện qua 8 bước sau: - Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính - Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty - Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu - Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp. - Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội. - Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội. - Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 44 - Bước 8: Kết hợp điểm yếu been trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau: - Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác, cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại thị trường. - Weakesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy điểm yếu mà bản thân mình không nhìn thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. - Oppurtunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội bào mới không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các điểm yếu của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. - Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa công ty? Các phân Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 45 tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Oppurtunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn. Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa công ty, hình ảnh công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật. * Nhận xét về ma trận SWOT: - Ưu điểm: + Ma trận SWOT phân tích tương đối hoàn chỉnh sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để hình thành các chiến lược; + Có thể giúp doanh nghiệp đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh. - Nhược điểm: + Yêu cầu một lực lượng thông tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. + Giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp có thể lựa chọn chứ không giúp họ lựa chọn được các Chiến lược kinh doanh tốt nhất. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 46 1.3.5. Xây dựng các giải pháp (chiến lược chức năng) để thực hiện các phương án chiến lược - Giải pháp Marketing - Giải pháp công nghệ. - Giải pháp tổ chức quản lý nguồn nhân lực. - Giải pháp về tài chính. - Giải pháp về tái cấu trúc lại doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản trị. 1.4. Kết luận chương 1: Trong Chương 1, luận văn đã trình bày những cơ sở lý thuyết và các khái niệm thuật ngữ cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng Chiến lược kinh doanh cho công ty. Đó là đưa ra khái niệm về Chiến lược kinh doanh của các học giả để có cái nhìn toàn diện về chiến lược kinh doanh; nêu vai trò, đặc trưng của chiến lược kinh doanh để thấy được tại sao các công ty phải xây dựng Chiến lược kinh doanh; trình bày quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó bao gồm các bước: xác định sứ mệnh, mục tiêu của công ty, phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài công ty, đưa ra các phương pháp xây dựng ma trận để lựa chọn Chiến lược kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện Chiến lược kinh doanh và bước cuối cùng là đánh giá thực hiện. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 47 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CAO HOÀNG 2.1. Giới thiệu về Công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Cao Hoàng được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102038799 ngày cấp 29/04/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, có trụ sở chính tại 164 Hạ Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Công ty TNHH Thương Mại Quốc tế Cao Hoàng Trụ sở Hà Nội Địa chỉ: Số 164 Hạ Đình – Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: 04.36687219 Hotline: 0904333474 Văn phòng giao dịch 1: Địa chỉ: Số 18 Ngõ 19 Kim Đồng – Hoàng Mai - Hà Nội Văn phòng giao dịch 2: Địa chỉ: Số 93 Cầu Giấy- Hà Nội. Điện Thoại:043.8398741 Điện thoại: 04.36687218 Hotline: 0915672869 Webside: mayvanphongcaohoang.com Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 48 Lĩnh vực kinh doanh của công ty: • Kinh doanh các Máy Photocopy; Máy Chiếu và thiết bị trình chiếu; Máy Chấm công; Máy In; Máy Fax; Máy Scan; Máy Hủy giấy; Máy Tính; Máy Phát điện.., • Cung cấp các dịch vụ bảo trì máy tính, Dịch vụ bảo trì máy in, Dịch vụ lắp đặt mạng máy tính. • Nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ Tin học và ứng dụng vào các công nghệ khác Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là lĩnh vực Tin học và chuyển giao công nghệ. Sản phẩm kinh doanh của Công ty là kinh doanh thiết bị máy văn phòng và các thiết bị Tin học, có hơn 200 mặt hàng mà Công ty kinh doanh bao gồm máy in và các linh kiện của các hãng RICOH, TOSHIBA, SHARP, XEROX, CANON, HP, SONY, EDISION, OPTOMA, PANASONIC, HONDAvới nhiều chủng loại khác nhau. Tôn chỉ kinh doanh của công ty: “ Chất lượng đã tốt, dịch vụ tốt hơn” 2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sơ đồ hoạt động của Công ty TNHH Thương Mại Quốc tế Cao Hoàng như sau: Hình 2.1 Sơ đồ tổ hoạt động của công ty TNHH Thương mại quốc tế Cao Hoàng Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 49 Thành phần chính của Ban Giám đốc Công ty Thương mại Quốc tế Cao Hoàng gồm có: Giám đốc : Vũ Thu Hà Phó Giám đốc : Nguyễn Đình Hà Trưởng phòng kinh doanh : Nguyễn Tâm Hương Trưởng phòng kế toán : Phạm Hồng Nhung Trưởng phòng kỹ thuật : Trần Đức Lâm 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban * Giám đốc: Chức năng, nhiệm vụ: - Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty - Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Quyền hạn: - Quyết định tất cả các vấn đề bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất; - Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của Công ty. Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý Công ty - Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty; - Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 50 *Phó giám đốc : Chức năng, nhiệm vụ: - Giúp việc quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc; - Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Quyền hạn: Theo ủy quyền bằng văn bản của giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc. * Phòng Tổ chức - Hành chính Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu được phân công về hành chính, nhân sự và các chính sách phúc lợi khác của công ty. Tham gia xây dựng chiến lược nhân sự đảm bảo thực thi thành công chiến lược kinh doanh đề ra. Kết hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh của công ty. * Phòng Kế toán Thực hiện các nhiệm vụ kế toán tài chính, đảm bảo cân đối tình hình tài chính của Công ty trong quyền hạn được giao. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các mục tiêu tài chính của kế hoạch kinh doanh. Kết hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh của công ty. * Phòng Kỹ thuật Tổ chức đảm bảo kỹ thuật lập kế hoạch sửa chữa, thay thế, chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của kế hoạch kinh doanh, thị trường. Kết hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh của công ty. * Phòng Kinh Doanh Lập kế hoạch kinh doanh, đưa ra các phương án kinh doanh. Phối hợp phòng ban lên kế hoạch để có phương án kinh doanh tốt nhất. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 51 * Kho Tổ chức sắp xếp bảo quản hàng hóa. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của Công ty * Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm Lĩnh vực kinh doanh của công ty: • Kinh doanh các Máy Photocopy; Máy Chiếu và thiết bị trình chiếu; Máy Chấm công; Máy In; Máy Fax; Máy Scan; Máy Hủy giấy; Máy Tính; Máy Phát điện.., • Cung cấp các dịch vụ bảo trì máy tính, Dịch vụ bảo trì máy in, Dịch vụ lắp đặt mạng máy tính. • Nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao công nghệ Tin học và ứng dụng vào các công nghệ khác Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là lĩnh vực Tin học và chuyển giao công nghệ. Sản phẩm kinh doanh của Công ty là Photocopy và các thiết bị Tin học, có hơn 200 mặt hàng mà Công ty kinh doanh bao gồm máy in và các linh kiện của các hãng RICOH, TOSHIBA, SHARP, XEROX, CANON, HP, SONY, EDISION, OPTOMA, PANASONIC, HONDAvới nhiều chủng loại khác nhau. Khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng Hiện tại, khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của Công ty bao gồm: - Các Viện Kiểm Soát nhân dân các tỉnh Thành Miền Bắc - Các UBND Tỉnh, Thành, Huyện các tỉnh Miền Bắc - Các trụ sở và hệ thống phòng giao dịch ngân hàng Techcombank, VP bank tại các tỉnh Miền Bắc. - Các trụ sở như: Sở xây dựng, hệ thống phòng công chứng Hà Nội - Các xưởng và nhà máy sản xuất như: công ty như Việt Nhật, công ty xây dựng cầu đường 1 Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 52 - Các khách hàng thương mại khác... 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011đến 2012 Tình hình tiêu thụ của công ty được thể hiện qua doanh thu 2 năm 2011 và 2012 như bảng 2.1 sau: Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 và 2012 ( Đơn vị : ngàn đồng) Tăng/Giảm 2011 so với năm 2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ lệ % Doanh thu 4.918.312 5.937.014 1.018.702 20,71% Lợi nhuận thuần 59.959 93.280 33.321 55,57% Tỷ số LN/DT (%) 1,2 % 1,6 % Qua bảng doanh thu trong 2 năm ở trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận thuần của công ty tăng lên từng năm. Sự tăng doanh thu và lợi nhuận của năm 2012 so với năm 2011 có thể giải thích được là do năm 2012 công ty đã khai thác tại thị trường Hà Nội và phát triển mở rộng ra các thị trường ngoại tỉnh. Ngoài ra, công ty còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng giành được doanh thu lớn như Laptop, Card màn hình....Do đó, công ty có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu (tăng trưởng 20,71% ứng với 1.018.702 ngàn đồng) và tốc độ tăng tưởng của lợi nhuận chỉ là 55,57% ứng với 33.321 ngàn đồng. Ta thấy tỷ số lợi nhuận/ doanh thu của công ty trong năm 2011 là 1,2 % tuy vẫn còn thấp nhưng nó cho biết việc kinh doanh của công ty rất tốt và tới năm 2012 thì tỷ số này là 1,6 % > 1,2% xu hướng phát triển của công ty là tốt, cho thấy sự tăng trưởng của công ty đang tăng lên từng năm. Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 53 Phân tích tình hình kinh doanh theo khu vực: Bảng 2.2 : Doanh thu theo khu vực địa lý năm 2011 và năm 2012 Đơn vị : Ngàn đồng 2011 2012 STT Khu vực Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng trưởng 1 Hà Nội 3.330.310 68% 3.971.579 67% 19,3% 2 Ngoại tỉnh 1.588.003 32% 1.965.435 33% 23,8% 3 Tổng doanh số 4.918.312 100% 5.937.014 100% Nguồn : Phòng kế toán Phân tích số liệu : Đánh giá tổng quát doanh số năm 2012 như vậy là công ty vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đề ra (công ty hoàn thành được 96,63%). Phân tích kỹ hơn về tình hình kinh doanh các tháng băm 2012, thì việc doanh thu bị giảm so với kế hoạch của công ty tập trung chủ yếu vào hai tháng 6 và 10.( tháng 6 đạt 63% kế hoạch và tháng 10 đạt 75% kế hoạch). Đây là hai tháng chịu biến động mạnh nhất từ yếu tố thị trường cũng như yếu tố sản phẩm. Nhìn chung doanh số của Hà Nội và của ngoại tỉnh trong năm 2012 đều tăng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu ở Hà Nội là 119,3 % còn tốc độ tăng trưởng doanh thu ở ngoại tỉnh lại là 123,8 % . Ta thấy tỷ trọng năm 2012 của khách hàng Hà Nội có xu hướng giảm xuống và khách hàng ngoại tỉnh có tỷ trọng tăng là do lượng khách hàng ngoại tỉnh tăng nhanh hơn số lượng khách hàng Hà Nội (Khách hàng ngoại tỉnh tăng 74 khách hàng còn khách hàng Hà Nội chỉ tăng 34 khách hàng). Có thể giải thích là do năm 2012 công ty mở rộng thị trường ở ngoại tỉnh bằng việc tăng thêm các đại lý, đặc biệt là các khách hàng lớn bị giảm sút mạnh, còn nhiều hơn các khách hàng nhỏ lẻ, lấy hàng không thường xuyên. Việc tiếp tục duy trì được phần lớn các khách hàng lớn ở Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 54 Hà Nội và ngoại tỉnh cho thấy công ty vẫn đang giữ được khách hàng, đặc biệt là có nhiều khách hàng ủng hộ. Vì vậy tỷ trọng khách hàng Hà Nội giảm từ 68% xuống còn 67% và tỷ trọng khách hàng ngoại tỉnh tăng từ 32% lên 33%, xu hướng tăng có hướng tích cực với công ty vì công ty đang mở rộng thị trường và giảm thị phần ở Hà Nội nhưng không được đánh mất thị phần tại địa bàn Hà Nội. ™ Phân tích doanh thu của công ty theo nhóm sản phẩm Bảng 2.3 Doanh thu bán hàng theo nhóm sản phẩm Đơn vị : Ngàn đồng Tên sản phẩm 2012 Tỷ trọng 2012 2011 Tỷ trọng 2011 Tăng trưởng Máy fax 555.955 9,36% 938.758 19,09% Máy photocopy 4.259.307 71,74 % 3.642.143 74,05% 16,10% Máy chấm công 702.035 11,82% Máy chiếu 98.526 1,66% Laptop 162.223 2,72% 112.100 2,28% 44,71 % Sản phẩm khác 158.967 2,68% 225.312 4,58% Tổng 5.937.014 100% 4.918.313 100% Nguồn : Phòng kế toán (Dữ liệu năm 2011 & 2012) Phân tích số liệu : Nhóm sản phẩm chính của Công ty là máy photocopy. Nó đã mang lại doanh thu lớn cho công ty và năm 2012 tăng trưởng 16,10% so với năm 2011, doanh thu về máy photocopy chiếm tỷ trọng lớn nhất là vì công ty tập trung kinh doanh mặt hàng có thể mạnh của mình. Năm 2012 đạt doanh thu lớn về sản phẩm laptop với tăng Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 55 trưởng so với năm 2011 là 44,71 % (tương ứng là 50.121 đồng) là do năm 2012 khách hàng đều nắm bắt được tiện ích của laptop mang lại, sự tiện nghi với giá cả phải chăng Nhóm sản phẩm khác bắt đầu kinh doanh năm 2012 cũng mang lại doanh thu cho Công ty, tuy không lớn nhưng nó cũng phản ánh sự thành công bước đầu về các mặt hàng này. 2.2. Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển của Công ty 2.2.1. Phân tích điều kiện kinh tế 2.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. GDP tăng thể hiện qua sự tăng trưởng của các ngành sản xuất, tăng tiêu dùng của người dân và chính phủ, thặng dư xuất khẩu (GDP được tính bằng tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng) là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong việc dự báo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bảng số liệu dưới đây phản ánh thực trạng chỉ số GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 cũng như dự báo cho năm 2013. 4 Bảng 2.4: Chỉ số GDP hàng năm theo số liệu Tổng cục thống kê STT Năm GDP theo tỷ giá (tỷ USD) GDP theo đầu người (USD) Tăng trưởng 1 2008 89,83 1.024 6,2% 2 2009 92,84 1.040 5,3% 3 2010 102,2 1.168 6,78% 4 2011 122 1.300 5,89% Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 56 5 2012 136 1540 5,2% 6 2013 5,5% (dự báo) (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê, Công ty TNHH Thương mại quốc tế Cao Hoàng, sự tăng trưởng tích cực và bền vững của GDP góp phần đem lại cho công ty những tác động tích cực sau: - GDP tăng trưởng thể hiện sự tăng trưởng của các ngành sản xuất, từ đó góp phần làm tăng nhu cầu hóa chất cơ bản, tăng quy mô nhu cầu thị trường, mở ra nhiều cơ hội cho Công ty trong việc tăng thị phần và doanh thu. - GDP của Việt Nam tăng trưởng bền vững sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI năm 2013 ước tính đạt 14 - 15 tỷ USD theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đó mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty. Cùng với sự tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng, đạt 1540 USD/người/năm trong năm 2013, từ đó góp phần tăng cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển, trong đó có rất nhiều ngành cần sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, thúc đẩy sự phát triển của nhu cầu thị trường điện máy nói chung, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh sản phẩm của công ty. Xét ở góc độ phân tầng về thu nhập, số lượng người dân có thu nhập cao tăng lên đáng kể. Theo thống kế hàng năm của Tổng cục Thống kê thì thu nhập bình quân đầu người tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM năm 2010 ở vào khoảng 1.700 USD/người/năm, và còn tiếp tục tăng đến năm 2013. Việc tăng thu nhập giúp cho cuộc sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM và các thành phố lớn vẫn cao. Từ đó nhu cầu về sử dụng điện, đường, trường, trạm và một số công trình phụ trợ khác như: trung tâm thương mại, trung tâm vui chơi giải trí cũng tăng theo. Tóm lại, việc tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 57 nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần mở rộng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện máy phục vụ cho sản xuất và đời sống, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện máy cũng như của Công ty TNHH thương mại quốc tế Cao Hoàng 2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát Lạm phát có ảnh hưởng sâu sắc đến tiêu dùng và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó phản ánh sức mua của đồng tiền giảm, giá cả thị trường tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát song theo các nhà kinh tế học, lạm phát bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy. Theo các báo cáo thống kê, tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2013 như sau: 5 Bảng 2.5: Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ lạm phát (%) 24.4 7 11.8 18.7 7.5% 8.5% (dự báo) (Nguồn: Báo cáo giám sát kinh tế Châu Á ADB; Số liệu thống kê trên cho thấy, lạm phát có xu hướng giảm trong năm 2011 ở mức dưới hai con số và dự báo tiếp tục được kiểm soát dưới mức hai con số vào năm 2013 với những nỗ lực từ các biện pháp tài chính của chính phủ. Điều này, góp phần tạo thuận lợi cho tình hình kinh doanh của nền kinh tế nói chung cũng như của công ty TNHH thương mại quốc tế Cao Hoàng nói riêng, thể hiện ở những điểm chính sau: - Giá cả tăng cao ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó làm giảm sức mua của người dân, giảm cầu tiêu dùng và tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh của các công ty; từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện máy Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 58 của các công ty. Khi lạm phát được kiểm soát, nhà đầu tư tin tưởng hơn vào sự ổn định của nền kinh tế, mở rộng đầu tư, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ tăng cao. Doanh ghiệp có xu hướng ứng dụng các công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng cường hiệu quả công việc. Thêm nữa, người dân có khả năng chi tiêu nhiều hơn do sức mua của đồng tiền tăng, góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng các mặt hàng máy văn phòng; - Lạm phát được kiểm soát, lợi thế so sánh do đầu tư quốc tế tại Việt Nam tăng, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng dung lượng thị trường trong nước trong đó có nhu cầu sử dụng các sản phẩm máy văn phòng để phục vụ sản xuất. Tóm lại, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của công ty song trong điều kiện hiện nay, với những thông tin về tình hình lạm phát được kiểm soát trong năm 2012 và dự báo năm 2013, những tín hiệu tích cực cho tình hình kinh doanh của công ty TNHH thương mại quốc tế Cao Hoàng. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về suy thoái kinh tế thế giới đã chạm đáy, kỳ vọng về sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế càng rõ ràng hơn, Công ty cần tận dụng thuận lợi này để hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2015. 2.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất Như đã phân tích ở phần trước, để đối phó với tình hình lạm phát, Nhà nước đã áp dụng chính sách tăng lãi suất. Ngày 25/11/2009, Thống đốc NHNN đã ký quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, áp dụng từ ngày 1/12/2009; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7% lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5% lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 1/12/2009. Lãi suất cơ bản được áp dụng ở mức 9%/năm từ 1/12/2010. Như vậy, có thể thấy việc tăng lãi suất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh của các công ty nói chung và Công ty TNHH thương mại quốc tế Cao Hoàng nói riêng, thể hiện ở các khía cạnh chính như sau: - Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí khiến cho các doanh nghiệp e dè đầu tư mới hoặc thu hẹp quy mô sản xuất hiện tại. Điều này ảnh hưởng đến cầu Viện SĐH- Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh- Học viên: Nguyễn Đình Hà Trang 59 của Công ty TNHH t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272671_2301_1951738.pdf
Tài liệu liên quan