Luận văn Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ

MỤC LỤC

DẪN NHẬP.1

1. Lý do, mục đích nghiên cứu của đề tài .1

2. Lịch sử vấn đề .3

3. Giới hạn, phạm vi đề tài.7

4. Phương pháp nghiên cứu.8

5. Đóng góp mới của luận văn .9

6.Cấu trúc của luận văn.9

Chương 1 NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TIỂU

THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ.11

1.1. Cuộc đời nhà văn Phan Tứ.11

1.2. Sự nghiệp văn chương.16

1.2.1. Quá trình sáng tác.16

1.2.2. Các tác phẩm đã xuất bản: .23

1.2.3. Những trăn trở của Phan Tứ về vấn đề con người trong sáng tác văn học.24

1.3. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Người cùng quê.32

1.3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975.32

1.3.2. Sự vận động đổi mới văn học sau 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu

(trong phạm vi tiểu thuyết).34

Chương 2 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU

THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .41

2.1. Con người cá nhân .41

2.2. Con người trong mối quan hệ đan xen, phức tạp.53

2.3. Con người khát khao tận hưởng tình yêu và hạnh phúc .57Chương 3 SỰ ĐỔI MỚI CÁCH NHÌN VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU

THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.67

3.1.Sự dịch chuyển không – thời gian gắn với hành trình đời tư nhân vật.67

3.1.1. Nhà văn đặt nhân vật trong nhiều loại không gian khác nhau, theo sự vận

động của nhân vật.67

3.1.2. Thời gian không theo logic tuyến tính, có thể đảo chiều một cách tự do.77

3.2. Kết cấu đa tuyến.84

3.2.1.Tuyến nhân vật và tuyến sự kiện đan chéo vào nhau.84

3.2.2. Sự kiện lịch sử, xã hội chi phối đời sống, số phận nhân vật.90

3.3. Cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật.95

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại.95

3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại.102

KẾT LUẬN .107

TÀI LIỆU THAM KHẢO .111

MỤC LỤC.122

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự đổi mới cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuồng không cưỡng nổi. Dù sao chị vẫn là đàn bà. Người đàn bà nào lại không khao khát có chồng bên cạnh, có vài đứa con quấn quýt quanh mình, có căn nhà yên ổn với vườn rau, ao cá, mọi thứ nấu nướng hay may vá dưới tay, có nhiều người thân sẵn sàng xúm tới để chia sẻ vui buồn. Chị chưa từng được sống êm ấm trong vai người vợ, người mẹ” [121, tr.560]. Đó là sự bất hạnh mà một người phụ nữ như chị phải âm thầm chịu đựng. Những thầm kín riêng tư được Phan Tứ soi từ góc khuất trong tâm hồn người cách mạng. Họ đã hy sinh hạnh phúc giản dị của đời mình để phục vụ Tổ quốc. Cũng là nỗi đau mà một người mẹ như Năm Bưởi phải trải qua. Sau nhiều năm ở tù, nhiều đợt tra tấn quá dữ, Bưởi về nhà với thân hình còm cõi, hay khạc ra máu, mang thêm nỗi đau phải trả thằng Chung 53 cho Hai Khánh – cha nó. Cô xã đội ngổ ngáo năm xưa, với gò má nhọndám ngồi rèn hay đánh búa chẳng thua ai, đi đâu cũng khoác cây súng kỵ binh Nhật, lý sự đến mức bị gọi lóng là Năm Nhím. “Nay chỉ là người đàn bà khặc khừ, xếp loại bảng đen, cấm ra khỏi thôn, mà không cấm cũng không tự đi nổi” [121, tr.146]. Con người chịu tác động của quy luật chiến tranh nhưng vẫn có một đời sống riêng. Có bao nhiêu con người có bấy nhiêu số phận, bấy nhiêu thế giới tâm hồn phức tạp. Con người khẳng định bản thân mình giữa hiện thực khi nó được cất tiếng nói của mình, cần được mưu cầu hạnh phúc cuộc sống. Việc mở rộng cái nhìn con người của Phan Tứ sang bình diện cá nhân là chiều sâu của đổi mới của tư duy nghệ thuật. 2.2. Con người trong mối quan hệ đan xen, phức tạp Con người không thể tồn tại nếu tách rời môi trường xã hội xung quanh. Hay nói cách khác, con người luôn phải sống trong một môi trường nhất định và bản chất con người luôn được bộc lộ thông qua những mối quan hệ trong môi trường ấy. C.Mác nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Nghĩa là, khi ta muốn tìm hiểu bản chất một con người cụ thể thì cần phải xem xét đến những mối quan hệ xã hội của họ. Trong nhiều tác phẩm văn học, việc xây dựng nhân vật anh hùng cũng được các nhà văn chú ý những mối quan hệ xã hội của nó. Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Mô tả người anh hùng trong quan hệ xã hội của họ và mô tả người anh hùng trong quá trình phát triển thông qua những quan hệ ấy, đó là yêu cầu của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mặt triết học và của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa về mặt văn học” [91, tr.106]. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà đề cập đến vai trò của mối quan hệ trong tác phẩm: “cái cơ bản vẫn là nhu cầu của công chúng về một khía cạnh của chủ đề con người trong nghệ thuật. Người ta không phải chỉ sống bằng chính trị mà phần lớn là bằng quan hệ ở đời giữa con người 54 với nhau, bằng đạo lý, văn hóa, phong tục. Tác phẩm nào mang những nội dung này thường dễ gần gũi với công chúng đông đảo” [108]. Sau ngày hòa bình lặp lại, mối quan hệ của con người không còn đơn giản trong giới hạn cái nhìn giữa ta và địch. Con người có muôn vàn những mối quan hệ khác nhau trong đời sống hàng ngày: giai cấp, gia đình, tập thể, tình cảm..Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân có những hành vi, ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Với cách nhìn này, nhà văn xây dựng nhân vật của mình với từng cuộc đời, số phận và tính cách khác nhau ở những môi trường khác nhau. Bằng nhãn quan của nhà văn nắm bắt sâu sắc hiện thực đời sống, Phan Tứ đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ nhiều chiều. Sự chuyển dịch cách nhìn con người trong quan hệ ta – địch sang cái nhìn con người trong mối quan hệ đa dạng, đan xen là biểu hiện của sự tìm tòi, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Thế giới nghệ thuật trong Người cùng quê hiện lên phong phú, phức tạp những mối quan hệ của nhân vật. Tiêu biểu là mối quan hệ tay ba giữa Tú Đỉnh (quan phủ) – Khánh (sinh viên trường luật) – Ximonet Mỹ Duyên (gái nhảy) biểu thị cho sự đa dạng trong mối quan hệ đời thường của con người. Ung Viết Khánh trong quan hệ gia đình gọi Tú Đỉnh là cha dượng, gọi Mỹ Duyên là dì ba, nhưng trong quan hệ tình cảm riêng tư thì anh là tình địch của ông bố hờ này, là tình nhân của Mỹ Duyên. Về sau, khi Duyên tham gia hoạt động cách mạng, quan hệ giữa Khánh, Phủ Đỉnh với Mỹ Duyên là những kẻ đối lập nhau. Mối quan hệ giữa cô và Khánh được nối “bằng sợi cao su khi căng khi chùng, chưa hề đứt” [121, tr.396]. Trong quan hệ giai cấp, Khánh thuộc tầng lớp địa chủ quan lại nhưng không có ý thức phân biệt giai cấp, chưa lần nào để người ở – thằng Cam phải “chạy ngựa” mà “đèo luôn đứa bé giữ ngựa ngồi lên trước yên. Về gần tới ấp mới chia ngôi chủ tớ” [121, tr.272]; ủng hộ cách mạng bằng việc mua súng nhưng không dám lăn xả hành động cách mạng và “chỉ muốn dính vào cách mạng như 55 trước đây đi sinh hoạt Hướng đạo chiều chủ nhật, đi dạy Truyền bá quốc ngữ mỗi tuần vài đêm” [121, tr.395]. Đó là một thái độ nửa vời, không dứt khoát. Ngoài ra, Khánh còn mối quan hệ với tổ chức Việt quốc, với chế độ cộng hòa Sài Gòn: “từ thân tù kiệt quệ anh bước vào quân lực, nhận lon ba bông mai vàng đại úy, để ít lâu sau được vinh thăng lên thiếu tá. Khánh đã chứng minh được lòng trung thành với Ngô Tổng thống bằng những chiến công chẳng mấy ồn ào của ngành tâm lý chiến” [121, tr.107]. Từ sự đa dạng trong quan hệ giao tiếp xã hội, Phan Tứ cho người đọc thấy một nhân vật – Khánh có nhiều phức tạp trong đời sống nội tâm và những sự lựa chọn phức tạp, thậm chí là sai lầm về phương diện chính trị: “Một con người rất lạ. Thể xác cường tráng nhưng tâm hồn yếu đuối, dễ tủi hờn. Vô cùng thông minh và ham họcnhưng ứng xử trong đời sai hết chỗ này đến vấp chỗ khác, làm khổ cô Năm Bưởi, bị thằng Chung hành hạ như báo oán, và sai lầm nặng nhất là đi tìm trưa tròn bóng lúc hai giờ chiều với ảo tưởng có thể xây một chế độ dân chủ kiểu Pháp hay Anh trên đất nước này, đã đi tìm tình cảm gia đình khi mọi con người đã thay đổi” [121, tr.499]. Song hành với Khánh là người tình Mỹ Duyên – một người đàn bà thông minh, sắc sảo khiến Khánh phải thất kinh khi cô “đọc vanh vách ra những suy tính thầm kín nhất của anh bằng những lời cắn sâu đốt thịt như axít” [121, tr.47]. Trong quan hệ với gia đình Tú Đỉnh, cô biết đóng kịch là một bà vợ bé luôn nghe lời, biết chiều chuộng bà vợ cả (mua tặng lễ vật, ăn chay cùng). Trong quan hệ với các hãng thông tấn xã Nhật, Pháp, AFP, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi.. , với gia đình Laphacsơ thì Duyên là con người khôn ngoan, nhạy bén. Trong quan hệ với cách mạng, cô từng dạy Truyền bá quốc ngữ, trút bỏ bộ cánh lộng lẫy bằng bộ bà ba giản dị và sau này chính Mỹ Duyên là cơ sở của Mặt trận Giải phóng. Cô đã tác động tới Khánh quay trở về với đồng bào, đồng chí của mình. Trong quan hệ tay ba này, có lẽ nhân vật Phủ Đỉnh biết đóng đủ các loại vai trên sân khấu hiện thực 56 đời sống thông qua các mối quan hệ của ông ta: “Từ Việt quốc nhảy sang Cần lao nhân vị, từ thờ ông bà sang thờ Chúa, từ tri phủ sang chủ tịch Liên Việt, sang phó tỉnh trưởng, thời nào ông cũng ngoi lên đỉnh sóng được” [121, tr.106]. Ông ta không khác gì một con kỳ nhông thay đổi màu sắc theo thời. Sự đa dạng những mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày khiến con người trở nên phức tạp, khó nắm bắt đời tư. Nhiều khi con người phải đeo “mặt nạ” giao tiếp trong từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể. Cũng như Phủ Đỉnh, nhân vật Cửu Áng – nhân vật trung gian biết đóng đủ các vai: “ông chúa làng bản xứ khi gặp chủ đồn điền Laphạt, viên lý trưởng khúm núm khi sang ấp quan phủ, một tay thương lái lõi đời khi thăm ông Xâm Tố bên bàn đèn, và ông xã vô cùng bình dân hồ hởi khi dạo quanh làng” [121, tr.128], là “bác Mười Áng lần lượt làm trưởng ban Bình dân học vụ, trưởng ban Đỡ đầu dân quân, phó Chủ tịch Liên Việt xã” [121, tr.625] trong thời kỳ cách mạng. Con người sống không thể tách rời quan hệ cộng đồng làng xóm, gia đình. Mối quan hệ tưởng như gần gũi, thân thuộc nhưng không đơn giản, và đầy sự rối ren trong đó. Một gia đình cách mạng như Tư Chua lò rèn trong những ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng là nơi dân làng Linh Lâm hội họp đông vui. Trải qua giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ, gia đình ông bị xếp vào loại A tình nghi can cứu, có lúc bà con lối xóm lại xa lánh, không dám ra mặt trực tiếp giúp đỡ ông. “Ông mướn người giúp leo cây, sửa mái, chẳng ai nhận thuê. Nhưng chỉ một vài hôm sau, dân Linh Lâm đến nhà ông, vác theo vài cây tre mà ông biết đã ngâm tới mọc rêu, ném uỳnh xuống, nói to là trả công rèn cuốc rựa gì đó mà ông chưa hề làm cho họCòn những đám trẻ không nhận ông thuê, lại đến vì không đủ tiền công rèn, nói phải là một buổi thay cho một ang lúa nhưng nấn ná tới ba ngày” [121, tr.144]. Người ta sợ liên lụy đến nhà Tư Chua nhưng vẫn trí trá âm thầm giúp đỡ. Bản thân Chanh ngoài những mối liên hệ với tập thể cách mạng, với đồng bào, nhân vật cũng được 57 đặt trong mối quan hệ gia đình đầy phức tạp. Đó là cảnh anh em ganh ghét, hằn thù lẫn nhau, tranh giành tài sản của nhau. Tư Quýt đi học tố cộng để tố Chanh, Năm Bưởi. Chanh đã “gặp quá nhiều gia đình chia năm xẻ bảy, tố giác lẫn nhau, chỉ đau lòng khi mấy anh chị em trong nhà cũng theo cái đà chung ấy” [121, tr.52]. Nhất là trong tình thế khó xử, khi Chanh có đứa em trai – Bảy Bòng theo giặc, làm cảnh sát trưởng xã Tây Giang, đầu quân cho biệt kích Mỹ, được “các vị cấp trên Mỹ và Việt xếp hắn vào loại cảnh sát trào Ngô Đình Diệm, hung dữ và dốt nát, chỉ biết tra khảo, hối lộ đầy túi, ăn gan uống huyết cộng sản” [121, tr.463]. Với gia đình – xã hội, Bảy Bòng là kẻ phản bội vì làm tay sai của địch. Với cách mạng thì anh ta được “cơ sở ta xếp loại ác ôn phải xử tử” [121, tr.142]. Chanh sẽ làm gì khi hai anh em giáp mặt nhau, ai sẽ là người nổ súng đầu tiên. Bởi Bòng coi Cả Chanh, Năm Bưởi như là kẻ thù. Bòng tuyên bố sẽ không tha cho hai người nếu bắt được. Bảy Bòng ghét vợ chồng Tư Quýt ra mặt. Nhưng với Thùy – vợ của Chanh, Bòng tỏ ra là một đứa em nghe lời, kính trọng, thương yêu chị hết mực, luôn tìm cách bảo vệ Thùy và cũng phục Chanh nhất. Sự phức tạp trong mối quan hệ gia đình Tư Chua là điển hình cho hiện thực cuộc sống hàng ngày của con người. Bằng hình tượng nghệ thuật, Phan Tứ hình thành nên một thế giới con người đa dạng, phức tạp trong Người cùng quê. Cái nhìn của Phan Tứ chứng minh khả năng chiếm lĩnh hiện thực đời sống và con người một cách nhạy bén. Chính từ những mối quan hệ, Phan Tứ đã khám phá ra chiều sâu trong con người. Đây là biểu hiện rõ nét cảm quan hiện thực mới của nhà văn Phan Tứ sau 1975. 2.3. Con người khát khao tận hưởng tình yêu và hạnh phúc Con người sinh ra đều có nhu cầu được sẻ chia những cảm xúc trong cuộc sống, đặc biệt nhu cầu được cho đi và nhận lại những tình cảm yêu thương giữa người với người. Trong những năm tháng chiến tranh, nước mất nhà tan, 58 con người đành giấu kín những tình cảm đời thường để ra đi vì nghĩa lớn. Hầu hết tình cảm thiêng liêng của con người trong văn chương giai đoạn này đều quy tụ về tình cảm dân tộc. “Những tình cảm riêng tư trong nhiều tác phẩm chỉ được ghi lại những nét thấp thoáng như để làm nền cho những tình cảm trong quan hệ cộng đồng” [58, tr.103-104]. Qua thực tiễn ở chiến trường, Phan Tứ chiêm nghiệm: “Từ trăm ngàn trường hợp rối rắm ta sẽ tìm ra cách giải quyết các rối rắm với một quan điểm về tình yêu và hạnh phúc: lấy hiếu làm trinh, chung thủy với cách mạng là chung thủy với chồng” [53, tr.732]. Từ chính trải nghiệm của bản thân đã chi phối quan điểm sáng tác của Phan Tứ. Nhà văn bộc bạch tâm tư sâu kín: “Tôi đã quá 30 tuổi, mối tình có phần muộn màng của tôi còn có thể bị tan vỡ. Mặc kệ, nhiệm vụ trên hết. Giải phóng rồi có thể tính sổ xem bản thân mình còn lại gì, gia đình mình và những gì thân yêu nhất của riêng mình. Hiện tại, không tính toán gì cho cá nhân cả” [53, tr.161]. Bằng thực tiễn, trải nghiệm, nên trong sáng tác trước 1975, Phan Tứ soi chiếu tình yêu đôi lứa, hạnh phúc cá nhân trên cơ sở tình cảm cách mạng, tình đồng chí. Trong Trước giờ nổ súng, anh Pheng thích cô Soan nhưng anh vẫn trả lời: “Thích chứ. Nhưng đợi độc lập đã. Đánh thắng rồi, cô chưa lấy ai thì tôi đến hỏi” [52, tr.306]. Tuyên – Trung đoàn trưởng, bí thư Đảng ủy cũng có cảm tình với Soan, không dám bày tỏ tình yêu đó. “Ba mươi tuổi đầu, anh vẫn không kịp lo đến vợ con. Từ dạo vượt ngục Sơn La, hoạt động Việt Minh bí mật, qua kháng chiến đến nay vừa tròn mười một năm, anh chưa yêu ai, và hình như cũng chưa ai yêu anh. Anh có cảm tình với giới phụ nữ nói chung, thấy mỗi cô gái đều mang đến cho anh một chút gì tươi mát, êm dịu trong mười một năm căng thẳng liên miên ấy. Hết chiến dịch đến chỉnh huấn, xong chỉnh huấn đến luyện quân, qua luyện quân đến chiến dịch mới, bao giờ cũng có yêu cầu “tạm gác việc riêng, tập trung tư tưởng”. Đối với yêu cầu ấy anh luôn gương mẫu, quá gương mẫu là khác” [52, 59 tr.307]. Tình yêu giữa Mẫn và Thiêm (Mẫn và tôi) không phải ngẫu nhiên mà họ gặp nhau rồi yêu nhau ngay. Thiêm và Mẫn có nhiều mặt khác nhau: tính nết, nghề nghiệp, về trình độ văn hóa, về sự từng trảiHồi đầu, Thiêm cho rằng “Mẫn không thuộc kiểu người tôi thích” [119, tr.80], xin chỉ “kính nhi viễn chi” [119, tr.124]. Qua một thời gian, trong quan hệ công tác, họ phục nhau mến nhau và ngày trở nên gần gũi vì cả hai có cùng một số nét căn bản giống nhau: cùng lý tưởng, cùng ham học hỏi, cùng dám nghĩ, dám làm. Mẫn yêu Thiêm đến mất ăn mất ngủ nhưng vẫn thấy “cái Chu Lai lù lù trước mặt”, vẫn sợ cưới vì vướng chồng con, ảnh hưởng đến việc nước. Thiêm khao khát cháy bỏng được gặp Mẫn, ai cũng tưởng anh sẽ tâm sự dặn dò nhưng không, anh chỉ gặp Mẫn để yêu thương, để hỏi han tình hình chiến sự và câu chuyện tình yêu giữa họ vẫn là học làm cách mạng, học làm người: “Sao trong đêm trăng, hai người yêu nhau lại nói chuyện chính trị?”. Thông qua mối tình Thiêm – Mẫn, tác giả gợi ra một số vấn đề có ý nghĩa, đặc biệt vấn đề tình yêu và lý tưởng, làm cho đọc giả phải suy nghĩ. Tình yêu của Bê và Sâm (Gia đình má Bảy) cũng là tình yêu nảy nở dưới hầm chống càn. Họ muốn giành phần nguy hiểm về bản thân để người kia được an toàn: “Anh thương Quảng và liều chết cứu Quảng. Anh yêu em, muốn ra ngoài cản địch cho em.Em vừa giành của anh cái hạnh phúc được quên mình” [117, tr.779]. Tình yêu đó càng được bồi đắp trong quá trình hai người giúp nhau thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Họ đến với nhau bằng sự cảm phục lẫn nhau trong hoạt động cách mạng. Và chính Phan Tứ cũng có mối tình với cô Thảo ở hậu phương. Tình yêu của họ đẹp lung linh hơn khi mang màu sắc chính trị, qua những trang thư cô Thảo nói: “Tình yêu của em dành cho anh còn mang ý nghĩa chính trị” [53, tr.717]. 60 Khi chiến tranh kết thúc, hạnh phúc và nhu cầu riêng tư của con người được bày tỏ cởi mở hơn, cảm xúc gần với đời thường. “Quả đã một thời nhiều người tin rằng "chính trị là thống soái", giai cấp là cái thấm vào tất cả mọi ngõ ngách của đời sống, xuyên suốt con người từ đầu tới chân, dường như mọi nỗi đau của kiếp người đều gắn với bất công giai cấp, với chính trị phản động, ngay đến tình yêu, dù là yêu một bông hoa hay một con người thì mọi thứ cũng đều mang tính giai cấp cả. Cách vận dụng quan điểm giai cấp triệt để đến mức dung tục và đôi khi nghiệt ngã ấy đã làm héo mòn phần nào dòng nhân văn trong văn học chúng ta. Nó vừa che khuất những giá trị nhân đạo tốt đẹp của văn học quá khứ và văn học nước ngoài, vừa cản trở những người sáng tác nói lên những gì thầm kín trong "cõi nhân gian bé tí" của con người” [108]. Sau 1975, Phan Tứ phóng khoáng hơn trong cái nhìn tình yêu đôi lứa. Nhân vật của ông thể hiện tình cảm một cách chân thành, cởi mở. Họ yêu nhau vì mến nhau bằng cảm xúc đời thường, không còn là sự kết hợp giữa tình cảm chính trị và tình cảm cá nhân. Đó là tình yêu giữa anh cán bộ với cô gái bình dân, tình yêu của cô du kích với anh chàng sinh viên luật, tình yêu giữa cô gái nhảy đầm với con trai quan phủ.Tất cả tình yêu đó xuất phát từ rung cảm trái tim của con người bình thường. Nhân vật Phan Chanh không che giấu cảm xúc dâng trào trong lòng với cô Thùy – con gái của ông Hai Rề làm cùng ngành hỏa xa với anh. Anh cũng có hành động bối rối, vụng về của tâm trạng đang yêu: “anh luống cuống hôn vội vàng vào má, vào tai, vào cổ Thùy. Thùy vừa ngước mặt lên, anh hôn luôn vào trán, vào mũi” [121, tr.438]. Anh cũng thổn thức khi bày tỏ tình yêu: “Anh yêu em khủng khiếp. Thùy ơi, nhứt định cưới nhau nghen Thùy? Nói đi em. Hẹn cắn cưa đi em, cho anh yên bụng” [121, tr.439]. Đúng vậy: “Các nhà tiểu thuyết muốn triển khai tác phẩm cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cho nhân vật trải nghiệm trong không gian, thời gian rộng và các cung bậc tình cảm đa dạng, sinh động phức tạp” 61 [121, tr.103-104]. Để cho nhân vật sống với những con sóng tình cảm của mình, nhà văn mới xây dựng được tính chân thật trong tác phẩm. Chanh cũng không kiềm lòng khi về làm thanh tra ngành Hỏa xa toàn Trung Bộ, tranh thủ đến gặp cô Thùy với lời lẽ hết sức thương nhớ: “anh chạy về gấp thăm em, đừng giận, tại anh nhớ em quá..” [121, tr.440]. Có khi, tình yêu cũng chỉ từ một phía nhưng nó giúp con người nuôi bao hy vọng. Cô du kích Năm Bưởi được mệnh danh là Năm Nhím đã mang trong lòng tình yêu đơn phương với cậu con trai quan phủ - Hai Khánh: “Trời sập em không sợ, nhứt đánh nhì đày em không sợ, chỉ sợ anh không thương em” [121, tr.546]. Bưởi gặp Khánh trong bệnh xá, Bưởi chăm sóc chu đáo cho anh, rồi: “Bưởi mê cuồng, Khánh chỉ yếu lòng và thương hại” [121, tr.547]. Và chính sức hút kì lạ đến mãnh liệt của tình yêu khiến con người trở nên tính toán. Cái nhiệt huyết của người lính đi tình nguyện đã xen lẫn động cơ cá nhân. Tám Thống tính vốn hay ghen đi tình nguyện sang Lào vì muốn được gần người yêu – y tá Lan và đòi cuới ngay. Cuối cùng Lan phải đính hôn để Thống yên tâm công tác. Không bao lâu, đám cưới hai người diễn ra nhanh chóng trước khi họ tập kết hành quân hai nẻo, Lan lấy Thống với lý do đơn giản: “tìm hiểu lâu, thấy hợp nhau, cùng xây dựng” [121, tr.89]. Nếu như hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay hiện lên với đức tính chung thủy, thủ tiết thờ chồng thì giờ đây họ bỏ qua đạo đức phong kiến vốn ràng buộc hạnh phúc của con người, họ đi theo tiếng gọi của con tim, cần một bàn tay chở che, yêu thương, san sẻ với họ những khó khăn trong cuộc sống. Sau khi chồng hy sinh, Lan đến với Cam qua dòng suy nghĩ: “Anh Thống, anh Cam, các anh có hiểu được lúc này em đang cần một người đàn ông trong nhà không” [121, tr.90]. Lan mến Cam từ lâu nhưng lại lấy Thống và khi Thống hy sinh, tình cảm năm xưa trỗi dậy, Lan vẫn còn yêu Cam. Nhận được thư của Cam, cô ngất ngây trong hạnh phúc: “chỉ gặp mấy tiếng hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc. Cái hạnh phúc vô cùng khao 62 khát đang đến với Hoàng Lan” [121, tr.150]. Người đọc không khỏi xao xuyến trước những lời nồng nàn tha thiết của Cam dành cho Lan: “anh yêu em, anh yêu mẹ con em, anh muốn là chồng em, em có chịu làm vợ anh không?” [121, tr.150]. Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc và nó cũng là lãnh địa không có biên giới: mối tình công khai hay mối tình vụng trộm. Tình yêu giữa Khánh và Duyên là mối tình vụng trộm giữa bà mẹ kế – Mỹ Duyên với con trai của chồng (Phủ Đỉnh) – Ung Viết Khánh. Lúc đầu Khánh tỏ ra “lạnh lùng” nhìn bằng “ánh mắt khinh bỉ và giận dữ” đối với cô gái nhảy khét tiếng phá của và ngoa ngoắt Mỹ Duyên, nhưng trong lần trót nhận lời thách, Khánh chở dì Ba đi thăm núi Non Nước, đã phải lòng cô này: “Duyên ơi, con quỷ và nàng tiên của anh ơi, em có thể là bạn trăm năm hay chỉ là cô gái lẳng lơ tìm thêm dấm ớt, em sẽ đi luôn hay trở về, em sẽ là dì Ba hay vợ anh?” [121 ,tr.392]. Tự do yêu đương là tiền đề giúp con người hướng đến con người với nhu cầu tự nhiên. Con người là sản phẩm của tự nhiên không thể không quan tâm đến nhu cầu: ăn, ở, mặc, đi lại,... Là sản phẩm của xã hội, con người dần ý thức được sao cho ăn mặc có văn hóa. Nhưng do một thời gian dài chiến tranh khốc liệt, con người chịu đựng tinh thần khắc khổ, ép mình vào lối sống, lối suy nghĩ khổ hạnh dẫn đến một số nhu cầu tự nhiên bị hạ thấp hoặc bị né tránh trong các sáng tác. Tiểu thuyết sử thi 1945– 1975 rất kỵ việc miêu tả bản năng gốc của người chiến sĩ. Điều ấy hoàn toàn có lý vì đó là cái thời “nén tình riêng vì nghĩa lớn”. Đó là sự thật mà Phan Tứ đã nói: “Tôi tình cờ đọc thư vợ của cán bộ gửi cho chồng nhắc lại những kỷ niệm cuộc sống ái ân lúc gần gũi.Liên hệ bản thân: luôn tự đè nén những ham muốn tình dục, luôn nói đùa: “Đừng nói chuyện đàn bà với tôi, tôi đã là thầy tu, gần thành Phật rồi!” Rõ ràng anh em đã sống không bình thường nhưng đã phải cố tạo cho thành bình thường” [53, tr.353]. 63 Vấn đề tình yêu, hạnh phúc của con người sau 1975 gắn chặt với việc giải phóng con người cá nhân. Tiểu thuyết hôm nay phá vỡ bức tường kiêng kỵ đó để đi sâu vào nhu cầu tự nhiên chính đáng của con người, để tìm hiểu những vẻ đẹp tình cảm riêng tư, những khát khao tình dục rất đời thường của con người. Đúng vậy, con người sống trước hết có nghĩa là ăn, ở, mặc và những việc khác nữa. Trong các việc khác này, chắc chắn có vấn đề tình dục. Sau năm 1975 đánh giá công bằng, ở những tác phẩm chân chính, việc đề cập yếu tố tình dục giúp tác phẩm trở nên chân thật, “người hơn”, mang giá trị nhân bản của nó. Lunatsarxki nói về sinh hoạt tình dục như sau: “từ tình yêu giới tính sẽ tạo ra những tuyệt phẩm của hạnh phúc và khoái cảm mà người đàn ông và người đàn bà thuộc các thế hệ trước nằm mơ cũng không thể thấy được” [27]. Chính Phan Tứ cũng tâm sự trong nhật ký chiến trường: “Tôi đã trải qua 17 năm chiến đấu.Có lúc bị một ham muốn xác thịt giày vò.Nhưng tự chủ bản thân trở thành thói quen và đến nay tôi vẫn sống trong trắng” [53, tr.533]. Và ông cũng kể lại rằng, trong quá trình sống ở nhà dân, có không ít cô gái, chị phụ nữ cố tình phô bày cơ thể trần trụi như mời gọi ông. Thực ra, những người đó đang khao khát nhục thể. Đó là nhu cầu bình thường của con người nhưng bị kìm nén bởi hoàn cảnh khách quan. Hiểu được quy luật cuộc sống của con người nên trong sáng tác Phan Tứ cũng không né tránh khi để nhân vật có đời sống bản năng chân thật. Với Người cùng quê, Phan Tứ chú ý tới cảm xúc tình yêu nhục thể của con người. Đó là giây phút ái ân giữa cặp vợ chồng hay tình nhân: Mỹ Duyên – Khánh, Khánh – Năm Bưởi, Chanh – Thùy, Sáu Cam – Hoàng Lan. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhu cầu thể xác của con người không thể thiếu. Cả Chanh hiện thân của nhân vật anh hùng nhưng cũng không bỏ qua phần bản năng trong con người. Đó là cảnh Thùy: “liếc nhìn cửa hang, thong thả cởi áo, phơi bộ ngực trần nở nang, trắng muốt.Chanh ghé môi hôn.Làn da đàn bà thơm mát khiến anh 64 choáng váng. Anh quên bẵng lời tự hứa lần này sẽ không đưa tai họa vào bụng vợ” [121, tr.54]. Mỗi lần Thùy lên xanh thăm Chanh là họ lao vào nhau: “chỉ nửa giờ hay một tiếng sau, em đã tự lao vào anh, tự hiến thân cho anh như một cô gái trinh lần đầu biết ái ân. Và anh cũng không cưỡng nổi mình, anh quên hết, quên rằng tất cả tội vạ sẽ do em lãnh đủ” [121, tr.227]. Và Thùy đưa ra lý do “vợ chồng vắng lâu quá, gặp hồi yếu đuối, tránh sao khỏi” [121, tr.227]. Bản năng ấy cũng không cưỡng lại được khi Thùy đã có thai hơn ba tháng: “nhẹ nhẹ cũng được, không sao đâu anh. Tội nghiệp” [121, tr.432]. Phan Tứ đã có cách nhìn mới mẻ khi miêu tả người phụ nữ chủ động trong chuyện chăn gối. Lan là người đưa ra ý kiến trước với Cam: “Đêm nay chúng mình là vợ chồng!”. Lần đầu tiên trong đời, Sáu Cam biết làm chồng. Lan càng biết rõ Cam hơn, “những vụng về của trai tân đối với đàn bà đã một đời chồng con rất dễ nhận ra” [121, tr.152]. Đôi tình nhân Khánh – Duyên được Phan Tứ miêu tả với đời sống nhục dục phóng khoáng: “Khánh lao vào ôm ghì Duyên trong tay. Họ không nghe tiếng còi báo động réo to dần phía Nhà hát lớn” [121, tr.147], cùng với cử chỉ suồng sã: “Họ không xuống buồng ngủ dưới nhà, ăn uống xong nằm luôn trên gác. Duyên trải chiếu xuống sàn phủ thêm tấm ra, mắc màn vào các cọc đèn, rất thạoHai giờ sau, họ rời nhau” [121, tr.45- 46]. Nếu như Lan, Duyên, Thùy được gần gũi bên người yêu thương mình, thì Năm Bưởi có khao khát của mối tình đơn phương với Hai Khánh. Cô yêu Khánh chân thành, tự nguyện trao thân cho anh. Khánh không yêu Năm Bưởi nhưng vẫn ăn nằm với cô. Đó không hẳn là sự thương hại và sự đáp tình của một chàng trai chịu ơn cô gái đã yêu và chăm sóc chu đáo cho mình trong lúc ốm đau. Nhìn trên bình diện nhục dục, hành động của anh bắt nguồn từ bản năng của người đàn ông, nhu cầu sinh lý của con người. Đúng như Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu 65 trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_28_2933127095_6477_1872314.pdf
Tài liệu liên quan