Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài ở chi cục hải quan Nam Định

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CÁM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.iv

DANH MỤC HÌNH VẼ. v

GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH . x

MỞ ĐẦU.xiii

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

HÀNG HÓA VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI. 1

1.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu cho

thương nhân nước ngoài. 1

1.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá . 1

1.1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. 4

1.1.2.1. Khái niệm . 4

1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu. 6

1.1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu. 7

1.1.3.Vai trò của hoạt động gia công đối với sự phát triển về kinh tế của nước

ta hiện nay. 9

1.1.4. Quy trình hoạt động gia công xuất khẩu . 12

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu. 14

1.2. Nội dung và quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với hoạt động gia

công xuất khẩu . 18

1.2.1. Nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu. 18

1.2.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý của Hải quan đối với hoạt động gia công

xuất khẩu . 21

1.2.2.1. Thông báo hợp đồng gia công xuất khẩu, phụ lục hợp đồng gia công

xuất khẩu . 23

1.2.2.2. Kiểm tra cơ sở sản xuất. 24

pdf134 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài ở chi cục hải quan Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với thương nhân nước ngoài, thay đổi nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế như vấn đề lấy mẫu; quản lý định mức sử dụng... để đơn giản hóa thủ tục cho DN. Cho phép DN được điều chỉnh định mức sau khi XK sản phẩm; đồng thời, bỏ quy định lấy mẫu, bổ sung thêm một số quy định trong quản lý hàng gia công nhằm khắc phục những kẽ hở trong quản lý, những tình huống chưa được quy định tại các văn bản hiện hành, phù hợp với xu hướng từ quản lý mặt hàng sang quản lý theo loại hình DN của ngành Hải quan. 1.5.2. Đáp ứng yêu cầu mới Để đáp ứng yêu cầu quản lý, một trong những điều kiện để cơ quan Hải quan nắm được tình hình hoạt động của DN là cơ sở sản xuất phải gắn liền với Chi cục hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công, tránh việc phân tán làm giảm hiệu quả quản lý. Do đó, cần thiết phải quy định DN thực hiện hợp đồng gia công tại nơi có cơ sở sản xuất để theo dõi, nắm thông tin về DN, tránh trường hợp lợi dụng để gian lận trốn thuế. Tuy nhiên, vẫn có những quy định mở về địa điểm làm thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho DN. Tức là ngoài việc làm thủ tục hải quan tại nơi có cơ sở sản xuất, DN được làm thủ tục hải quan tại cơ sở sản xuất nơi gia công lại trong trường hợp thuê gia công nội địa và trường hợp tại nơi thương nhân có cơ sở sản xuất không có tổ chức hải quan thì thương nhân được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc cục hải quan tỉnh, thành phố để đăng ký làm thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm hướng dẫn với những trường hợp phát sinh 44 chưa được quy định cụ thể trong các văn bản hiện hành. Ví dụ như bổ sung điều kiện đối với DN đi thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Hiện nay, do chưa có quy định nên nhiều DN nhận gia công nhưng không có cơ sở sản xuất, mặt bằng sản xuất mà phải đi thuê. Trong khi Thông tư hiện hành không điều chỉnh đối với DN cho thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Do vậy, nhiều trường hợp DN thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất để gia công nhưng không thực hiện gia công sản phẩm mà tự ý thanh lý hợp đồng thuê, bỏ trốn gây khó khăn cho việc quản lý, giám sát của cơ quan Hải quan. Với những DN liên tục thông báo hợp đồng gia công khác vượt quá năng lực thực tế của chính thương nhân và/hoặc của thương nhân nhận gia công lại cũng sẽ thuộc “tầm ngắm” của cơ quan Hải quan, bị kiểm tra cơ sở sản xuất. Hiện nay có hiện tượng nhiều DN năng lực sản xuất có hạn, trong cùng một thời điểm chỉ có thể thực hiện được một số hợp đồng gia công nhất định nhưng lợi dụng chính sách không hạn chế việc thực hiện nhiều hợp đồng gia công trong một giai đoạn nên các DN này đã liên tục thông báo các hợp đồng gia công. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời rất có thể các DN này lợi dụng loại hình gia công để bán nguyên phụ liệu ra thị trường nội địa, trốn thuế. Do vậy, cần giao hải quan địa phương kịp thời kiểm tra cơ sở sản xuất để nhằm ngăn chặn gian lận thương mại. Chính vì vậy, việc kiểm tra năng lực sản xuất nhằm đánh giá thực chất hoạt động của DN là cần thiết. Tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã quy định nội dung kiểm tra năng lực sản xuất của DN. 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 là cơ sở lý luận công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Vì thế trong chương này tôi xin đề cập đến khái niệm cơ bản và đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu. Đặc biệt là thấy được là vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế chương này cũng đề cập đến khái niệm vai trò, nội dung, công cụ của quản lý thủ tục hải quan đối với hoạt động nhận gia công xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài. Đồng thời thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ đó, để có cái nhìn rõ hơn thực trạng công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định. 46 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Ở CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định Tỉnh Nam Định với diện tích 1.670 km2 với 01 thành phố (là đô thị loại 1 thuộc tỉnh) và 9 huyện, dân số 2.005..000 người. Đây là vùng đất tuy không lớn về diện tích nhưng có nhiều tiềm năng về nhân lực và lợi thế về địa lý: - Đây là trung tâm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, là một trong 3 đỉnh tam giác kinh tế, văn hóa Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định, cách Hải Phòng 90 km, Hà Nội 90 km, là một trong những trung tâm của ngành công nghiệp dêt-may, dịch vụ, du lịch,... - Là nơi có nguồn nhân lực dồi dào, phần lớn là lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp thu, vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, phần lớn được đạo tạo tại chỗ bởi 4 trường Đại học và nhiều trường Cao đẳng, Trung cấp kỹ thuật dạy nghề trong tỉnh. Đây là yếu tố thuận lợi cho hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài; - Là cái nôi ngành dệt may, có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc, là điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lình vực gia công, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu; Từ những năm 1990 đến 2005, khi đất nước ta cựa mình đổi mới hoạt động gia công tại Nam Định phát triển hết sức mạnh mẽ, tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất là Hàn Quốc và Đài Loan đã tìm đến địa chỉ Nam Định xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất, gia công hàng may mặc,giầy da. Tuy nhiên, hoạt động gia công trên thương trường quốc tế không phải là hoạt động thương mại mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho đối tác nhận gia công vì phần lớn đầu vào (nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị), đầu ra của sản phẩm đều phụ thuộc đối tác đặt gia công ở nước ngoài. Lợi nhuận 47 mang lại trong lĩnh vực gia công này chủ yếu là chi phí thuê nhân công rẻ (trung bình bằng 20% trên thế giới và 50% trong khu vực); các chi phí thuê mặt bàng, nhà xưởng, tiền điện, nức, chi phí sinh hoạt phí rẻ,.... Bên cạnh đó giá thuê gia công ngày càng giảm do các doanh nghiệp nhận gia công không kết nối được thành hệ thống, hoạt động manh mún, không ký được những đơn hàng trực tiếp với các hãng nước ngoài mà phần lớn ký quá các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, mặt khác việc cạnh tranh không lành mạnh dần hình thành tạo nên làn sóng giảm giá gia công liên tục để tìm kiếm đơn hàng. Chính vì vậy, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tài chính bắt đầu chuyển dịch sang loại hình sản xuất hàng xuất khẩu , tức là mua nguyên liệu, bán sản phẩm (FOB) vì loại hình này mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho nhà sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, chủ động quá trình sản xuất, đầu ra của sản phẩm và thu lợi nhuận cao. Điển hình đó là các Công ty May Sông Hồng, Youngone; Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam, Công ty TNHH Universal Candle Việt Nam... Tuy nhiên tại Nam Định vẫn còn một lực lượng lớn các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, qui mô khoảng 500 công nhân trở xống, thậm chí có doanh nghiệp chỉ 30 đến 50 công nhân vẫn thực hiện nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 2.2. Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan Nam Định 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục Hải quan Nam Định Chi cục Hải quan Nam Định đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định, trực thuộc Cục Hải quan Thanh Hóa, tiền thân là Hải quan Nam Định được thành lập năm 1996 trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá theo quyết định số 213/QĐ/TCHQ- TCCB ngày 07/03/1996 của Tổng cục Hải quan. Chi cục Hải quan Nam Định gồm Đội Tổng hợp, Đội Nghiệp vụ, Tổ công tác hải quan tại Cảng Hải Thịnh, Tổ công tác hải quan tại ICD Hòa Xá. Thời gian đầu, công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát, quản lý hàng hoá XNK được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm và thủ công; thiếu các văn bản về thuế, chính sách và hành lang pháp lý, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn. Thực hiện 48 Luật Hải quan được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, Hải quan Nam Định được đổi tên thành Chi cục Hải quan Nam Định từ ngày 01/01/2002. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Nam Định 2.2.2.1. Chức năng Chi cục Hải quan Nam Định có chức năng thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan trên địa bàn tỉnh Nam Định. 2.2.2.2. Nhiệm vụ Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Tiến hành kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện theo dõi đôn đốc thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ Hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về 49 chính sách quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan. Trong quá trình hoạt động, Chi cục Hải quan Nam Định luôn tổ chức thực hiện tốt pháp luật về hải quan, về thuế và các pháp luật khác có liên quan, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hải quan, thông quan hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi, không để ách tắc, chậm trễ được cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương đánh giá cao và ủng hộ. Thực hiện tốt việc hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế theo quy định của Ngành Tài chính. Việc hỗ trợ, cung cấp thông tin được thực hiện thường xuyên tại Chi cục trong giờ làm việc hoặc thông qua các hình thức điện thoại, email, hội nghị đối thoại và tại trụ sở các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp có yêu cầu. Duy trì tốt khối đoàn kết nội bộ tốt, kỷ luật, kỷ cương hành chính nghiêm minh, nhiều năm liên tục đơn vị không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, hoặc có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp, khách hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngành, đơn vị. Tại địa bàn Nam Định đã có 01 địa điểm kiểm tra hàng hoá XNK tập trung để thực hiện kiểm tra hàng hoá thuộc diện phân luồng đỏ, 01 Kho ngoại quan để gửi hàng hàng hoá chờ XK ra nước ngoài hoặc NK vào nội địa, đã có quyết định thành lập Cảng nội địa L/S năm 2009. Đây là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, điểm kiểm tra tập trung, nơi thông quan ngoài cửa khẩu được coi là điểm nối dài của cảng biển, giúp giải tỏa ách tắc cho cảng biển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với rất nhiều tiện ích như tiết kiệm thời gian, kinh phí, đồng thời là nơi kích cầu xuất nhập khẩu. Phát triển cảng nội địa, không chỉ mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách cho địa phương từ nguồn thuế xuất nhập khẩu, một nguồn thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách địa phương. Hiện nay, Chi cục Hải quan Nam Định đang quản lý hơn 100 DN thuộc các khu công nghiệp và trên địa bàn tỉnh, hàng hoá XNK chủ yếu là hàng hoá chuyển cửa khẩu với rất nhiều loại hình như hàng gia công, 50 hàng thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, may mặc, cơ khí Chỉ tính riêng năm 2013, tại Hải quan Nam Định đã có 107 DN thực hiện khai báo hải quan điện tử, đạt 100% số DN làm thủ tục hải quan với tổng số lô hàng XNK qua thủ tục hải quan điện tử là 11.761 lô hàng, kim ngạch XNK đạt trên 362 triệu USD. Đây là kết quả đáng khích lệ mà đơn vị đã đạt được và khẳng định vai trò là bạn đồng hành cùng DN cũng như trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. 51 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Hải quan Nam Định CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách chung) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách chính sách mặt hàng và thủ tục Hải quan) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách quản lý thuế và quản lý hàng SXXK) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách giám sát, quản lý hàng gia công) Bộ phận thủ tục đăng ký tiếp nhận tờ khai Bộ phận thuế, kế toán thuế XK, NK Đội Tổng hợp Bộ phận thanh khoản hàng sản xuất XK Bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá Bộ phận thanh khoản hàng gia công + Bộ phận tổng hợp, quản lý rủi ro. + Bộ phận CNTT Đội nghiệp Vụ Kho ngoại quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung (Nguồn: Chi cục Hải quan Nam Định) 52 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Nam Định được chia thành 2 Đội: Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp: - Đội Nghiệp vụ có chức năng trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan, các quy định quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá XK, hàng hoá NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Đội Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá XK, hàng hoá NK và một số nhiệm vụ khác. - Đội Tổng hợp có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp luật. Đội Tổng hợp có nhiệm vụ tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật dối với hàng hoá XK, NK; thực hiện theo dõi đôn đốc, thu đòi nợ đọng, cưỡng chế thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào NSNN. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ thanh khoản hàng hoá sản xuất XK và một số nhiệm vụ khác. Hiện nay, Chi cục Hải quan Nam Định được trang bị 30 máy vi tính (24 máy vi tính để bàn và 04 máy tính xách tay), 02 máy chủ, mạng WAN nội bộ phục vụ cho tra cứu văn bản toàn ngành, kết nối số liệu các phần mềm ứng dụng như hệ thống thông quan điện tử 4.0, chương trình kế toán KT559, chương trình giá tính thuế GTT01, chương trình xử lý vi phạm, chương trình thống kê thuế... đảm bảo tốt cho mọi hoạt động nghiệp vụ. Trong công tác xây dựng lực lượng: bộ máy tổ chức ổn định và ngày càng hoàn thiện đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng nhiệm vụ được giao những năm trước mắt và lâu dài, cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được đầu tư, tạo điều kiện nâng cao kết quả công tác và từng bước hiện đại hoá công tác quản lý hải quan, đời sống vật chất, tinh thần của CBCC được nâng cao hơn trước, phấn khởi yên tâm công tác. Chi cục Hải quan Nam Định liên tục nhiều năm liền được UBND tỉnh Nam Định và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tặng cờ thi đua xuất sắc, bằng khen và nhiều danh hiệu khác. 2.2.3. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định Hàng hóa làm thủ tục hải quan tại đơn vị bao gồm các loại hình như: đầu tư, gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh.. trong đó chủ yếu là hàng gia công và nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. 53 Doanh nghiệp đến làm thủ tục chủ yếu đóng tại địa bàn tỉnh Nam Định như Công ty TNHH Youngone Nam Định, Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Công ty cổ phần Lâm Sản, Công ty TNHH Sungnam Kningting Mill, Công ty TNHH Linh Sa, Công ty TNHH Ninh Thu... Các mặt hàng rất đa dạng về chủng loại nhưng chủ yếu là bông nguyên liệu, sợi, vải, gỗ, nguyên phụ liệu dệt, may, thép hợp kim Ứng dụng CNTT trong quản lý đăng ký hàng hóa xuất nhập khẩu Trong những năm qua, hành khách XNC và hàng hoá XNK (như xuất khẩu: Chủ yếu là hàng phục vụ ngành dệt may, sản phẩm gỗ đã qua chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, xi măng, sắt thép, đá xây dựng, tấm lợp, thực phẩm đông lạnh; nhập khẩu: Chủ yếu là linh kiện xe ôtô, xe gắn máy, vải, phụ liệu may mặc, sợi, bông, nguyên liệu chế biến sữa, clanke, máy móc thiết bị đầu tư) làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Nam Định đã tăng lên nhanh chóng. Chi cục Hải quan Nam Định đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như quản lý rủi ro, kế toán thuế, cơ sở dữ liệu giá, quản lý cán bộ, tài sản, điều hành hành chính qua mạng nội bộ Net. Office thực hiện nối mạng thông tin giữa các cửa khẩu với Cục và Cục với Tổng Cục Hải quan. Một trong những cải cách mạng tính đột phá trong nghiệp vụ quản lý hải quan là năm 2011 Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Theo đó, ngày 7/11/ 2011, Chi cục Hải quan Nam Định cũng đã đưa vào sử dụng thí điểm địa điểm thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Km105, QL10, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định cho ba doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn là Công ty TNHH Youngone Nam Định, Công ty cổ phần May sông Hồng và Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định. Đã tiến hành thông quan nhanh gọn, đảm bảo đúng quy định đề ra cho 250 lô hàng xuất, nhập khẩu thông qua thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống hải quan điện tử được áp dụng chính thức tại Chi cục Hải quan Nam Định từ đầu năm 2013 thu hút 117 doanh nghiệp tham gia, đạt 100% số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Trong năm 2013, tổng số lô hàng xuất nhập khẩu 54 (XNK) qua thủ tục hải quan điện tử là 32.037 lô, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 463 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 593 triệu USD, thu thuế 172 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị đã bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực đảm nhận việc tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận thông tin và giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thường xuyên cập nhật và triển khai kịp thời đến doanh nghiệp các văn bản chính sách mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động XNK. Đối với các doanh nghiệp có số lượng hàng hoá XNK nhiều, đa dạng như Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Công ty TNHH Youngone Nam Định, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam, Công ty TNHH Universal Candle Việt Nam, Chi cục Hải quan Nam Định cử cán bộ thường xuyên giúp doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ về kỹ thuật khai hải quan điện tử bảo đảm đúng quy trình, đúng tiến độ theo Thông tư 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Thông qua hoạt động trao đổi, hỗ trợ giữa hải quan và doanh nghiệp đã giúp cho quy trình nghiệp vụ như áp mã, áp thuế suất, áp giá luôn bảo đảm an toàn, chính xác, góp phần quan trọng vào việc thu đúng, thu đủ các khoản nộp vào ngân sách Nhà nước. Thủ tục hải quan điện tử được đưa vào vận hành đem lại cho doanh nghiệp những tiện lợi căn bản như có thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm có máy tính kết nối internet vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thay cho việc phải khai vào giờ hành chính tại trụ sở cơ quan hải quan như trước đây. Đồng thời được thông quan hàng hóa ngay đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Quy trình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tại bất cứ ở đâu cũng có thể khai báo với hải quan thông qua Internet. Nhờ áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại đã rút ngắn được thời gian thông quan hàng hoá, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. 55 Bảng 2.1. Kim ngạch XNK giai đoạn 2011 - 2013 làm thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan Nam Định Đơn vị tính: USD Năm 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng KN 744.254.961 1.105.328.050 1.056.668.167 361.073.088 48,52 - 48.659.883 - 4,40 XK 451.129.806 573.808.405 592.642.987 122.678.598 27,19 18.834.581 3,28 NK 293.125.154 531.519.645 464.025.180 238.394.490 81,33 -67.494.465 -12,7 (Nguồn: Đội nghiệp vụ - Chi cục Hải quan Nam Định và xử lý cúa tác giả) Sơ đồ 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: USD 60,62% 39,38% 51,92% 48,08% 56,09% 43,91% 0.00 100,000,000.00 200,000,000.00 300,000,000.00 400,000,000.00 500,000,000.00 600,000,000.00 2011 2012 2013 X uất khẩu Nhập khẩu Có thể thấy rằng tình hình xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định trong giai đoạn 2011 - 2013 đang có những biến động nhất định. 56 - Năm 2012 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên rất nhanh từ năm 2011 đến năm 2012, với mức tăng là 48,52%, tương đương với 361.073.088,9 USD. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tăng với tốc độ “khủng” khi mà chỉ trong vòng một năm đã tăng lên mức 531.519.645,16 USD, với tốc độ tăng hơn 80%. Đóng góp vào sự thành công của năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu cũng vươn lên đạt 573.808.405,16 USD, tăng 27,19% so với năm trước. Chính sự thay đổi lớn này, đã khiến cơ cấu xuất nhập khẩu có sự dịch chuyển đáng kể. Từ chỗ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu đã giảm xuống, chiếm 51,92% tổng kim ngạch trong năm 2012, trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu đã vươn lên tiệm cận cân bằng, với tỷ trọng 48,08% trong cơ cấu. Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,12% so cùng kỳ, đạt 39,51% kế hoạch năm; trong đó: các doanh nghiệp Trung ương đạt 13,5 triệu USD, giảm 30,76%; Các doanh nghiệp địa phương đạt 78,5 triệu USD, tăng 22,62%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,4 triệu USD, tăng 13,56% so cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng chủ yếu có sự tăng trưởng so với cùng kỳ: hàng may mặc tăng 17,73%; hàng lâm sản tăng 13,12%; khăn các loại tăng 5,22%;.....riêng chỉ có hàng thủ công mỹ nghệ giảm 1,57%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu hàng dệt may đạt 70,7 triệu USD, tăng 10,19%; bông, xơ, sợi dệt đạt 6,2 triệu USD, tăng 2,55%; thuốc tân dược đạt 2,5 triệu USD, tăng 19,59%. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc ước đạt 22,53 triệu USD, Hồng Kông 9,82 triệu USD, Hàn Quốc 21,56 triệu USD... Sở dĩ có sự phát triển này là do trong từ cuối năm 2011, Chi cục Hải quan Nam Định chứng kiến nhiều sự cải tiến mới, không những trong cách thức làm việc mà còn là sự đầu tư và chú trọng của UBND tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước, đầu tư phát triển tại tỉnh, trong đó có lĩnh vực ngoại thương – xuất nhập khẩu. Điển hình là dự án xây dựng cảng nội địa L/S do công ty TNHH Sài Gòn - Vĩnh Lộc làm chủ đầu tư. Đây là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu truyền thống ở Sài gòn, khi đầu tư vào khu công nghiệp Hòa Xá, nhận thấy tiềm 57 năng phát triển ICD của tỉnh Nam Định, nên đã đề xuất với Bộ Kế hoạch – Đầu tư, xây dựng cảng nội địa LCD trên địa bàn tỉnh. Với số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng và khởi công từ cuối năm 2009, sau 2 năm xây dựng, đến đầu năm 2012, cảng nội địa L/S đã chính thức đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK trên địa bàn. Trên cơ sở hạ tầng hiện có, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư, Công ty lựa chọn phương thức đầu tư từng bước, phù hợp với thực tiễn phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh nhà. Hiện tại, công ty tập trung khai thác dịch vụ kho bãi: như kho ngoại quan, địa điểm kiểm tra tập trung, kho nội địa, kho CMS và dịch vụ hải quan. Công ty hiện có kho ngoại quan diện tích trên 2000 m2, kho nội địa rộng trên 4000 m2, và kho bãi kiểm tra tập trung rộng gần 2000 m2. - Năm 2013 Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, bước sang năm 2013, tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh có những sự sụt giảm đáng kể. Mặc dù, tỷ trọng xuất khẩu tăng 18.834.581,9 so với cùng kỳ năm 2012, nhưng với mức giảm đáng kể của hoạt động nhập khẩu ( giảm 67.494.465,1, tương đương mức giảm 12,7% so với năm 2012) đã kéo theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013, giảm xuống 1.056.668.167,23, tương đương mức giảm 4,4%. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu, tỷ trọng xuất khẩu vẫn chiếm ưu thế, chiếm tỷ lệ 56,09%. Giá trị hàng xuất khẩu các doanh nghiệp Trung ương đạt 27,7 triệu USD, tăng 5,6%; doanh nghiệp địa phương đạt 245,1 triệu USD, tăng 10,3%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 140,7 triệu USD, tăng 6,2% so với năm trước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng so với năm trước: Hàng may mặc tăng 12,7%; hàng lâm sản tăng 36,6%, khăn các loại tăng 10,1%, thịt đông lạnh tăng 6%, tôm đông lạnh tăng 6,6%, %,... riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm 2,1%. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may vẫn phát triển ổn định, trong điều kiện còn nhiều khó khăn về tuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất. Một số doanh nghiệp dệt may lớn đã ký kết đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273308_5445_1951381.pdf
Tài liệu liên quan