Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư ở chi cục hải quan Nam Định

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CÁM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.iv

DANH MỤC HÌNH VẼ .v

LỜI MỞ ĐẦU .xii

1. Lý do chọn đề tài.xii

2. Lịch sử nghiên cứu .xiv

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .xv

3.1. Mục đích nghiên cứu .xv

3.2. Đối tượng nghiên cứu.xv

3.3. Phạm vi nghiên cứu .xvi

4. Các luận điểm cơ bản và đóng góp chính của luận văn .xvi

5. Phương pháp nghiên cứu .xvii

6. Kết cấu của luận văn.xvii

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ

TỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU TẠO TÀI

SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ .1

1.1. Các khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư .1

1.1.1. Khái niệm đầu tư, chính sách đầu tư .1

1.1.2. Đặc điểm, vai trò đầu tư.4

1.1.3. Các hình thức đầu tư.5

1.2. Ưu đãi đầu tư.6

1.2.1. Các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư .6

1.2.2. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.7

1.3. Chính sách ưu đãi hàng hoá NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư .8

1.4. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa NK

nói chung và đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư .10

pdf123 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư ở chi cục hải quan Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh hầu hết các DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận, nên khi đứng trước những rủi ro liên quan đến pháp luật, họ thường lúng túng. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến những DN chấp hành tốt pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động XNK nói chung và hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ nói riêng. Trước tình hình đó đòi hỏi cơ quan hải quan phải tập trung nghiên cứu tìm ra những kẽ hở của pháp luật DN dễ lợi dụng để từ đó đề xuất cấp trên sửa đổi, bổ sung kịp thời và phù hợp cũng như việc kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hóa NK tạo TSCĐ, định hướng cho hoạt động này phát triển theo đúng quy định của pháp luật. 1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan 1.5.2.1. Con người Ngày nay người ta nhìn nhận, do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong bất cứ thời đại nào 36 thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động của DN cũng như hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ CBCC cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong các cơ quan quản lý Nhà nước càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong công tác quản lý Nhà nước trong bất kỳ lĩnh vực nào, để đạt được hiệu quả thì nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Cải cách thủ tục, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành Hải quan khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Bởi vậy, để thực hiện cải cách, hiện đại hóa đạt kết quả tốt, ngành Hải quan cần có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao; đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, ngành hải quan cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với CBCC để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác quản lý Nhà nước về hải quan ngày một hiệu quả hơn. Phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ hiểu biết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. 1.5.2.2. Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức Để quản lý tốt hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ, cơ quan hải quan phải có bộ máy quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Tại Cục Hải quan địa phương phải tổ chức thực hiện quản lý tốt theo các quy trình nghiệp vụ mà Tổng cục Hải quan đã đề ra. Tổng cục Hải quan là cơ quan trực tiếp quản lý Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp các Chi cục Hải quan đóng trên địa bàn quản lý của mình. Các Chi cục là nơi trực tiếp làm tiếp nhận và thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy trình nghiệp vụ hải quan. Từ đó sự quản lý của cơ quan hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ của 37 DN. Nên bộ máy tổ chức tốt sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động NK hàng hóa tạo TSCĐ được thực hiện kịp thời, chính xác, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, phòng chống gian lận thương mại. 1.5.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin của ngành hải quan là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan trong giai đoạn hiện nay, là nền tảng cho quá trình cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của ngành hải quan cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để theo kịp với tiến trình hội nhập cũng như sự phát triển của các DN có hoạt động XNK. Do đó, ngành Hải quan muốn cải cách thủ tục, hiện đại hóa hải quan thì trong chiến lược phát triển phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với định hướng cải cách phát triển. Nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá XNK phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới. Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm bước đầu triển khai cải cách thủ tục, hiện đại hóa để đầu tư đồng bộ và có trọng tâm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tác nghiệp hải quan; phối hợp tích cực hơn với các ngành hữu quan để triển khai đồng bộ hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính. Có như vậy kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan mới có bước đột phá. 38 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 là cơ sở lý luận về đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư và các hình thức đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy trong chương này tôi chỉ đề cập đến các khái niệm cơ bản về đầu tư, chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư và các hình thức đầu tư. Vấn đề thủ tục hải quan và ảnh hưởng của nó đến chính sách ưu đãi đầu tư. Trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan hiện nay chủ yếu thực hiện theo các quy trình thủ tục đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành do đó trong chương này tôi chỉ nêu khái quát về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK theo loại hình kinh doanh cũng như đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư. Trong chương 2 luận văn sẽ vận dụng các lý thuyết này để phân tích thực trạng thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa NK nói chung và đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư tại Chi cục Hải quan Nam Định. 39 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH, QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NK TẠO TSCĐ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH 2.1. Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Nam Định ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Với diện tích 1.669 km², địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng. Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa Ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Trong những năm qua kinh tế tỉnh Nam Định luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đã quy hoạch và phát triển 13 Khu công nghiệp (KCN Hoà xá, KCN An xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Hồng Tiến, KCN Nghĩa An, KCN Xuân Kiên, KCN Trung Thành, KCN Thịnh Long, KCN Nghĩa Bình, KCN tàu Thuỷ, KCN Mỹ Lộc, Cụm công nghiệp La Xuyên) với diện tích 2.239 ha. Các KCN có kết cấu hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư. Nam Định tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế vốn có, kết hợp vận dụng những thiện chí và khuyến khích đầu tư, hy vọng các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến Nam Định nhiều hơn nữa. 40 Hình 2.1. Bản đồ các KCN tỉnh Nam Định (Nguồn: Website của Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định) 2.2. Giới thiệu tổng quan về Chi cục Hải quan Nam Định 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục Hải quan Nam Định Chi cục Hải quan Nam Định đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định tiền thân là Hải quan Nam Định được thành lập năm 1996 theo quyết định số 213/QĐ/TCHQ- TCCB ngày 07/03/1996 của Tổng cục Hải quan. Trong những ngày đầu mới thành lập với nhiều khó khăn do chưa có trụ sở làm việc, cán bộ công chức Hải quan Nam Định phải từng bước khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ. Công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát, quản lý hàng hoá XNK được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm và thủ công; thiếu các văn bản về thuế, chính sách và hành lang pháp lý, thiếu cán bộ có trình độ chuyên mônTuy nhiên được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá, lãnh đạo các ban ngành và với quyết tâm vượt khó, đoàn kết của cán bộ đơn vị, Hải quan Nam Định đã từng bước trưởng thành và 41 luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cấp trên giao phó. Thực hiện Luật Hải quan được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, Hải quan Nam Định được đổi tên thành Chi cục Hải quan Nam Định từ ngày 01/01/2002. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Nam Định Chi cục Hải quan Nam Định là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý NN về hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định với nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ ngày 09 tháng 06 năm 2010 của Tổng cục Hải quan như sau: - Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh; - Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại ngoài phạm vi địa bàn hoạt động. - Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa XK, NK; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước; - Thực hiện thống kê NN về hải quan đối với hàng hóa XK, NK và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan; - Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan; - Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và của Tổng cục Hải quan; 42 - Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; - Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật và phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định; - Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý HQ về hải quan đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục; - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động XNK trên địa bàn; - Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; - Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh; - Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan. Trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan, Chi cục Hải quan Nam Định đã làm tốt vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình; tạo hành lang pháp lý vững chắc và môi trường thuận lợi cho các hoạt động XNK trên địa bàn. Tại địa bàn Nam Định đã có 01 địa điểm kiểm tra hàng hoá XNK tập trung để thực hiện kiểm tra hàng hoá thuộc diện phân luồng đỏ, 01 Kho ngoại quan để gửi hàng hàng hoá chờ XK ra nước ngoài hoặc NK vào nội địa, đã có quyết định thành lập Cảng Nội địa (ICD) L/S là nơi tập kết trung chuyển hàng hoá XNK và đang tiến hành hoàn thiện đồng bộ. Hiện nay, Chi cục Hải quan Nam Định đang quản lý hơn 43 100 DN thuộc các khu công nghiệp và trên địa bàn tỉnh, hàng hoá XNK chủ yếu là hàng hoá chuyển cửa khẩu với rất nhiều loại hình như: đầu tư, gia công, sản xuất XK, kinh doanh, đầu tư. Chi cục Hải quan Nam Định luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi tham gia hoạt động XNK, xác định DN là đối tác, bạn đồng hành. 2.2.3. Tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Nam Định Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan Nam Định được chia thành 2 Đội: Đội Nghiệp vụ và Đội Tổng hợp: - Đội nghiệp vụ có chức năng trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan, các quy định quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá XK, hàng hoá NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Đội Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá XK, hàng hoá NK và một số nhiệm vụ khác. - Đội Tổng hợp có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp luật. Đội Tổng hợp có nhiệm vụ tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá XK, NK; thực hiện theo dõi đôn đốc, thu đòi nợ đọng, cưỡng chế thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào NSNN. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế, xét miễn thuế và một số nhiệm vụ khác. 44 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Hải quan Nam Định CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách chung) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách chính sách mặt hàng và thủ tục Hải quan) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách kiểm tra thu thuế, xét miễn thuế, kế toán thuế) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (Phụ trách giám sát, quản lý hàng gia công) Bộ phận thủ tục đăng ký tiếp nhận tờ khai Bộ phận thuế, kế toán thuế XK, NK Đội Tổng hợp Bộ phận thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế Bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá Bộ phận thanh khoản hàng gia công + Bộ phận tổng hợp, quản lý rủi ro. + Bộ phận CNTT Đội nghiệp Vụ Kho ngoại quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung (Nguồn: Chi cục Hải quan Nam Định) 45 Hiện nay, tổng số CBCC (CBCC) và hợp đồng lao động 68/CP của Chi cục Hải quan Nam Định là 24 người (trong đó CBCC là 20 và hợp đồng lao động 68/CP là 4), theo số liệu (phụ lục 1) cho thấy, có 01 người trình độ trên đại học chiếm 4,17% tổng số CBCC; có 20 người trình độ đại học chiếm tỷ lệ 83,33%, có 3 người trình độ cao đẳng chiếm 12,50% tổng số CBCC và trên 80% có trình độ ngoại ngữ, tin học. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan Nam Định ngày càng được hoàn thiện, hiện nay, gồm 01 Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng, 02 Đội trưởng, được phân cấp theo 2 đội. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về toàn bộ hoạt động của Chi cục, các Phó Chi cục trưởng và Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về nhiệm vụ được phân công. CBCC trong Chi cục được phân công nhiệm vụ cụ thể theo khả năng trình độ, năng lực để phù hợp với công việc. Hiện nay, Chi cục Hải quan Nam Định được trang bị 30 máy vi tính (24 máy vi tính để bàn và 04 máy tính xách tay), 02 máy chủ, mạng WAN nội bộ phục vụ cho tra cứu văn bản toàn ngành, kết nối số liệu các phần mềm ứng dụng như hệ thống thông quan điện tử 4.0, chương trình kế toán KT559, chương trình giá tính thuế GTT01, chương trình xử lý vi phạm, chương trình thống kê thuế... đảm bảo tốt cho mọi hoạt động nghiệp vụ. 2.2.4. Kết quả hoạt động từ năm 2010 đến năm 2013 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chi cục Hải quan Nam Định đã xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực công tác. Lãnh đạo Chi cục đã tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCC, từng Đội công tác; thường xuyên tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ để kiểm tra thực hiện nhiệm vụ từ đó hạn chế được các thiếu sót trong quá trình thực thi. Chi cục Hải quan Nam Định thường xuyên có sự theo dõi nắm bắt thông tin trên địa bàn quản lý để kịp thời xử lý và rà soát giải quyết các vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và thương nhân hoạt động XNK. Cơ cấu hàng XK: chủ yếu là dệt may, thủ công mỹ nghệ, nông sản. Hầu như những mặt hàng trên đều có thuế suất thuế XK 0% do chính sách khuyến khích XK của Đảng và Nhà nước ta. 46 Cơ cấu hàng NK qua Chi cục Hải quan Nam Định là nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị NK tạo TSCĐ, nhựa các loại, bông nguyên liệu, hóa chất các loại, nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược... 2.2.4.1. Số lượng tờ khai Bảng 2.1. Thống kê số lượng tờ khai từ năm 2010 đến năm 2013 của Chi cục Hải quan Nam Định Năm Tờ khai 2010 2011 2012 2013 Chênh lệch 2013 - 2012 Số tuyệt đối Số tương đối (%) TK Nhập khẩu 8.892 13.591 15.339 18.766 3.427 22,34 TK Xuất khẩu 13.453 9.346 10.570 13.259 2.689 25,44 Tổng số TK 22.345 22.937 25.909 32.025 6.116 23,61 (Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định và xử lý của tác giả) Biểu đồ 2.1. Sơ đồ thể hiện sự tăng giảm về số lượng tờ khai từ năm 2010-2013 47 Nhìn qua Biểu đồ 2.1 ta có thể thấy Chi cục Hải quan Nam Định đã làm TTHQ với số lượng tờ khai tương đối lớn. Cụ thể, năm 2010 tổng số tờ khai là 22.345 tờ khai (8.892 tờ khai NK, 13.453 tờ khai XK) thì sang năm 2011 đã tăng thêm 592 tờ khai, tốc độ gia tăng 2,65% so với năm 2010. Tại thời điểm này tỉnh Nam Định đang có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, hỗ trợ đầu tư trong nước nên đã thu hút được nhiều DN ĐT, dẫn đến việc làm TTHQ đối với hàng hoá XNK tại Chi cục Hải quan gia tăng, dẫn đến số lượng tờ khai gia tăng. Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng thì số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu gia tăng nhanh, điều đó kéo theo số lượng tờ khai gia tăng nhanh. Năm 2012 số lượng tờ khai đạt 25.909 tờ (15.339 tờ khai nhập, 10.570 tờ khai xuất), tăng 2.972 tờ khai, tốc độ tăng tương ứng 12,96% so với năm 2011. Năm 2013 số lượng tờ khai là 32.025 tờ khai (18.766 tờ khai nhập, 13.259 tờ khai xuất), tăng 6.116 tờ khai, tốc độ tăng 23,61% so với năm 2012. Điều này có được là do các doanh nghiệp mở rộng các loại hình xuất nhập khẩu, dẫn đến số lượng tờ khai của các loại hình XNK gia tăng. Nhìn chung, tại Chi cục Hải quan Nam Định số lượng tờ khai tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tăng trưởng về số lượng tờ khai không phải là mục tiêu của tỉnh Nam Định, của Chi cục Hải quan Nam Định mà mục tiêu tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu. 2.2.4.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Bảng 2.2. Kim ngạch XNK tại Chi cục Hải quan Nam Định từ năm 2010 - 2013 Đơn vị tính: USD Kim Năm ngạch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2013 - 2012 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Kim ngạch NK 210.120.240 293.125.154 531.520.017 463.745.580 (67.774.437) (12,75) Kim ngạch XK 332.061.438 451.129.806 573.827.397 592.953.172 19.125.775 3,33 Tổng kim ngạch XNK 542.181.678 744.254.960 1.105.347.414 1.056.698.752 (48.648.662) (4,40) (Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định và xử lý của tác giả) 48 Biểu đồ 2.2. Sơ đồ thể hiện sự thay đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến năm 2013 Năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Nam Định đạt 542.181.678 USD (xuất khẩu đạt 451.129.806 USD, nhập khẩu đạt 293.125.154 USD), tăng 202.073.283 USD, tốc độ tăng 37,27% so với năm 2010. Điều này, có được là do UBND tỉnh Nam Định đã có các chính sách thu hút tốt vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác các mặt hàng nguyên phụ liệu may mặc ngành dệt may (chủ yếu tại Nam Định) đã thu hút được sự quan tâm lớn của các đối tác nước ngoài về lĩnh vực gia công. Bên cạnh đó, các tờ khai loại hình như sản xuất xuất khẩu, kinh doanh, đầu tư gia tăng nhanh. Năm 2012 tổng kim ngạch đạt 1.105.347.414 USD (xuất khẩu đạt 573.827.397 USD, nhập khẩu đạt 531.520.017 USD), tăng 361.092.454 USD, tốc độ gia tăng tương ứng 48,52% so với năm 2011. Kim ngạch tăng nhanh là do một số dự án đầu tư mới (từ 7 dự án đầu tư lên 12 dự án đầu tư) và đầu tư mở rộng gia tăng nhanh dẫn tới kim ngạch XNK tăng. Nếu như năm 2012 có sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch nhưng đến năm 2013 kim ngạch XNK giảm xuống chỉ còn 1.056.698.752 USD, tốc độ giảm 4,40% 49 so với năm 2012. Do năm 2013 các dự án đầu tư mới đã chững lại, chủ yếu là đầu tư mở rộng nên kim ngạch XNK giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2012. Qua các số liệu trên thấy kim ngạch XK đều lớn hơn kim ngạch NK, kim ngạch XNK năm sau cao hơn năm trước điều đó phù hợp với xu thế phát triển chung. Mặt khác, tỉnh Nam Định, Chi cục Hải quan Nam Định đã có các biện pháp đúng đắn để thu hút DN về làm thủ tục hải quan để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Song điều này cũng đặt ra một vấn đề quan trọng đó là làm thế nào để quản lý tốt công tác thu thuế XNK, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời thì chắc chắn sẽ mang lại số thu lớn cho NSNN trên địa bàn tỉnh. 2.2.4.3. Công tác thu nộp ngân sách Trong công tác thu nộp ngân sách, xác định nhiệm vụ trọng tâm là thu đúng thu đủ nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước, không để phát sinh nợ xấu, nợ đọng thuế kéo dài nên nhiều năm liên tục Chi cục luôn hoàn thành chỉ tiêu thu nộp thuế được giao, năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.3. Kết quả thu thuế tại Chi cục Hải quan Nam Định qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu thu thuế được giao 65 55 100 117 Kết quả thu thuế 67,8 105,9 156,6 172,1 So sánh kết quả/ Chỉ tiêu thu thuế (%) 104,37 192,52 156,60 147,10 (Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định và xử lý của tác giả) 50 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa chỉ tiêu thu thuế được giao và kết quả thu thuế tại Chi cục Hải quan Nam Định qua các năm 2010 – 2013 Nhìn Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.3 trên cho ta thấy số thuế thu nộp ngân sách từ hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Nam Định ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù trong giai đoạn năm 2010 - 2013, do chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Ở trong nước, lạm phát và lãi suất thường xuyên duy trì ở mức cao. Năm 2013 trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan Nam Định đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với DN tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK. Đồng thời kêu gọi các DN trên địa bàn làm thủ tục tại Chi cục để phát triển nguồn thu cho NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Theo đó, số thu thuế qua các năm tại Chi cục Hải quan Nam Định luôn hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao và số thu năm sau cao hơn năm trước. 51 2.3. Thực trạng áp dụng chính sách, quy trình thủ tục hải quan quản lý hàng hoá NK tạo TSCĐ của dự án đầu tư tại Chi cục Hải quan Nam Định 2.3.1. Đánh giá quá trình thực hiện Bảng 2.4. Bảng so sánh giữa số lượng tờ khai hàng NĐT miễn thuế và hàng có thuế qua các năm Chi cục Hải quan Nam Định Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tờ khai hàng NK có thuế 283 339 430 610 Tổng TK NĐT miễn thuế 218 258 312 432 Tỷ lệ TK hàng NK có thuế/ TK NĐT miễn thuế (%) 129,82 131,40 137,82 141,20 (Nguồn: Đội Tổng hợp - Chi cục Hải quan Nam Định và xử lý của tác giả) Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa tờ khai hàng NĐT miễn thuế và hàng có thuế qua các năm Chi cục Hải quan Nam Định Qua bảng 2.4 ta thấy số lượng tờ khai hàng NK có thuế và số lượng tờ khai NĐT miễn thuế đều gia tăng nhanh qua các năm. Nếu như số TK hàng NK có thuế năm 2010 là 283 thì đến năm 2013 là 610 tờ khai. Bên cạnh đó, tổng TK NĐT miễn thuế năm 2010 là 218 tờ khai thì đến năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273307_5113_1951380.pdf
Tài liệu liên quan