MỤC LỤC. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT . 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU . 4
MỞ ĐẦU . 6
Chương I . 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP . 8
1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp . 8
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp . 8
1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp . 9
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 10
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính . 17
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp . 19
1.2.1. Thực chất, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. 19
1.2.2. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp . 23
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp . 27
Tóm tắt chương I. 31
Chương II. 32
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM . 32
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền
Nam. 32
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triểnvà chức năng nhiệm vụ. 32
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty. 35
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh
doanh Khí hóa lỏng miền Nam . 36
2.1.4. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
. 40
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí
hóa lỏng miền Nam. 47
111 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường cung cấp gas dân dụng và công nghiệp có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các công ty tham gia thị trường, với sự góp mặt của các
công ty nhiên liệu lớn trên thế giới, thị phần PV GAS SOUTH vẫn đứng đầu
trong các công ty kinh doanh gas tại miền Nam, ổn định, luôn duy trì ở mức 16 –
30 % thị phần.
45
Biểu đồ 2.8: Thị phần các hãng khu vực phía Nam 2006
Biểu đồ 2.9: Thị phần các hãng khu vực phía Nam 2008
46
Biểu đồ 2.10: Thị phần các hãng khu vực phía Nam 2009
Biểu đồ 2.11: Thị phần các hãng khu vực phía Nam 2010
(Nguồn Bản cáo bạch công ty cổ phẩn kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam)
47
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa
lỏng miền Nam
2.2.1. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty
2.2.1.1 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng quát
Phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng quát nhằm mục đích trả lời câu hỏi: tài
chính của doanh nghiệp có hiệu quả không?
Số liệu dùng để phân tích được trích từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ
phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam trong 2 năm 2010 và 2011
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả HĐKD công ty cổ phần kinh doanh
khí hóa lỏng miền Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Ghi chú
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3,431,544 4,941,464
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 39,726 43,322
3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3,391,818 4,898,142
4. Giá vốn hàng bán 3,095,649 4,307,143
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung
cấp dịch vụ
296,168 590,999
6. Doanh thu hoạt động tài chính 179,276 34,366
7. Chi phí tài chính 43,646 107,100
Trong đó chi phí lãi vay 29,027 92,503
8. Chi phí bán hàng 164,489 309,809
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 43,348 69,541
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
223,960 138,915
11. Thu nhập khác 4,418 21,371
48
12. Chi phí khác 3,454 16,993
13. Lợi nhuận khác 964 4,377
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
224,924 143,293
15. Chi phí thuế TNDN 34,493 15,029
16. Lợi nhuận sau thuế 190,431 128,264
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần kinh doanh khí hóa
lỏng miền Nam
Đơn vị: Triệu đồng
TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 672,007 905,727 941,334
I.
Tiền và các khoản tương đương
tiền
167,310 148,985 235,098
1. Tiền 147,113 138,985 235,098
2. Các khoản tương đương tiền 20,196 10,000
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 390,201 605,343 622,923
1. Phải thu của khách hàng 376,301 560,661 532,345
2. Trả trước cho người bán 19,111 18,492 44,934
3. Các khoản phải thu khác 3,755 29,678 46,049
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
(8,966) (3,489) (405,602)
III. Hàng tồn kho 75,649 99,930 46,902
1. Hàng tồn kho 75,649 99,930 46,902
IV. Tài sản ngắn hạn khác 38,846 51,469 36,411
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 7,045 12,433 6,987
49
2. Thuế GTGT được khấu trừ 24,817 34,729 18,643
3. Các khoản phải thu Nhà nước 94 798
4. Tài sản ngắn hạn khác 6,888 4,306 9,981
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 559,670 1,116,922 1,496,617
I. Các khoản phải thu dài hạn 85
1. Phải thu dài hạn khác 85
II. Tài sản cố định 313,895 701,328 826,608
1. Tài sản cố định hữu hình 273,327 594,999 596,351
- Nguyên giá 306,697 668,314 726,818
- Giá trị hao mòn lũy kế (33,369) (73,315) (130,467)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 866 54,268 175,297
- Nguyên giá 1,521 55,482 191,275
- Giá trị hao mòn lũy kế (655) (1,214) (15,978)
3. Tài sản cố định vô hình 11,475 14,850 14,978
- Nguyên giá 11,661 15,161 15,637
- Giá trị hao mòn lũy kế (185) (311) (659)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
28,227 37,210 39,981
III.
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
108,218 183,616 471,426
1. Đầu tư vào công ty con 118,763 310,989
2. Đầu tư vào công ty liên
doanh, liên kết
37,264 64,853 64,307
3. Đầu tư dài hạn khác 73,354 100,000
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn
(2,401) (3,871)
50
IV. Tài sản dài hạn khác 137,471 231,977 198,583
1. Chi phí trả trước dài hạn 137,471 225,817 182,000
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 16,583
3. Tài sản dài hạn khác 6,160
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,231,678 2,022,649 2,437,951
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 1,039,434 1,703,161 1,830,527
I. Nợ ngắn hạn 801,328 1,235,965 1,293,341
1. Vay và nợ ngắn hạn 29,973 257,460 311,045
2. Phải trả cho người bán 561,815 847,964 868,205
3. Người mua trả tiền trước 12,191 1,363 2,607
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
1,776 33,998 533
5. Phải trả người lao động 10,026 13,032 9,492
6. Chi phí phải trả 522 27,433 19,861
7. Phải trả nội bộ 173,834
8. Các khoản phải trả, phải nộp
khác
5,133 49,066 75,762
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,355 5,645 5,833
II. Nợ dài hạn 238,105 467,196 537,186
1. Phải trả dài hạn khác 61,000 64,752 40,176
2. Vay và nợ dài hạn 177,105 401,340 495,912
3. Dự phòng mất việc làm 1,104 1,097
B. NGUỒN VỐN 193,599 319,488 607,424
I. Vốn chủ sở hữu 192,243 319,488 606,989
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 150,000 158,756 380,000
51
2. Thặng dư vốn cổ phần 1,849 45,594
3. Quỹ đầu tư phát triển 8,068 104,188 105,438
4. Quỹ dự phòng tài chính 3,860 12,894 19,393
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
30,315 41,800 56,562
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 435
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp 435
TỔNG NGUỒN VỐN 1,231,678 2,022,649 2,437,951
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
Để trả lời câu hỏi: Tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả không? Chúng
ta tiến hành tính toán chỉ tiêu hiệu quả tổng quát của Tổng công ty: sức sinh lời
nguồn vốn chủ sở hữu (ROE).
Bảng 2.4. Chỉ tiêu sức sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 Chênh lệch Số %
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 190,431 128,264 -62,167 -32.65%
VCSH BQ (E) Triệu đồng 255865.5 463238.5 207,373 81.05%
ROE của Công ty % 74.43% 27.69% -46.74% -62.80%
ROE của ngành % 21.53% 25.18% 3.65% 16.95%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
52
Biểu đồ 2.12 : EPS, ROE và ROA từ quý 3 năm 2010 đến quý 2 năm
2011 của một số công ty trong ngành
(Nguồn: báo cáo phân tích ngành khí đốt của ROSE ROYAL SECURITIES
09/08/2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền
Nam khá cao, đặc biệt ROE của năm 2010 rất cao và cao hơn hẳn chỉ số trung
bình của ngành trong 2 năm vừa qua. Năm 2011 chỉ tiêu này giảm mạnh so với
năm 2010, với tỷ lệ giảm là 62.8% cho thấy năm 2011, hiệu quả tài chính của
Công ty giảm đi rất nhiều so với năm 2010. Nguyên nhân là do lợi nhuận của
công ty giảm đi 1.48 lần (32.65%) trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân lại
tăng lên 1.81 lần (81.05%). Xem xét mức giảm đó và so sánh với chỉ số trung
bình của ngành ta thấy mặc dù sức sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty có giảm
nhưng vẫn cao hơn so với chỉ số trung bình của ngành, hiệu quả tài chính của
Công ty tốt và Công ty vẫn đang cố gắng duy trì phương hướng kinh doanh để
đạt được ROE cao như trong 2 năm vừa qua.
53
2.2.1.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đến chỉ
tiêu tổng quát
Mục đích phân tích là để trả lời câu hỏi: ROE tăng hay giảm giữa các kỳ
là do chỉ tiêu nào chi phối? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tiến hành tính toán
các chỉ tiêu thành phần
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến ROE
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa
lỏng miền Nam)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011
Chênh
lệch
Số %
1.Lợi nhuận
sau thuế
Triệu đồng 190,431 128,264 -62,167 -32.65%
2.Doanh thu
thuần
Triệu đồng 3,391,818 4,898,142 1,506,324 44.41%
3. Tổng tài sản
bình quân
Triệu đồng 1,627,164 2,230,300 603,137 37.07%
4.Nguồn
VCSH b/q
Triệu đồng 255,865.50 463,238.50 207,373 81.05%
5. ROE % 74.43% 27.69% -46.74% -62.80%
6. ROS % 5.61% 2.62% -3.00% -53.36%
7. Năng suất
TTS
Vòng 2.08 2.20 0.11 5.36%
8. Nghịch đảo
HS tài trợ
Lần 6.36 4.81 -1.54 -24.29%
54
Dựa vào bảng 2.6 ta thấy chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp năm 2011 giảm
46.74% so với năm 2010. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của
chỉ tiêu này, chỉ só duy nhất chỉ tiêu năng suất tổng tài sản tăng, còn lại 2 chỉ
tiêu ROS và nghịch đảo hệ số tài trợ giảm.
Chỉ tiêu năng suất tổng tài sản phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nói chung
trong Công ty. Chỉ tiêu này tăng lên 0,11 vòng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn
kinh doanh của Công ty tăng, có ảnh hưởng tốt đến sức sinh lời của vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên mức tăng này thấp, chỉ có 5.36%.
Chỉ tiêu ROS dương tức là Công ty làm ăn có lãi, tuy nhiên chỉ tiêu này
lại giảm với tốc độ là 53.36% so với năm 2010 phản ánh Công ty bị giảm sút
nhiều về lợi nhuận mặc dù doanh thu có tăng lên. Nguyên nhân là do cấp quản
lý chưa có những biện pháp để quản lý chi phí tốt để góp phần nâng cao sức sinh
lời của đồng vốn trong doanh nghiệp mình.
Còn lại chỉ tiêu nghịch đảo hệ số tài trợ cũng giảm, nhưng với tốc độ nhỏ
hơn là 24.29%. Trong năm 2011, do lãi suất vay vốn ngân hàng rất cao, vay vốn
khó khăn, nên Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản.
2.2.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần
a) Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để biết được các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROS, tiến hành phân tích
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.
55
Bảng 2.6. Phân tích bảng báo cáo kết quả HĐKD công ty cổ phần kinh
doanh khí hóa lỏng miền Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3,431,544 4,941,464 1,509,920
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 39,726 43,322 3,596
3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3,391,818 4,898,142 1,506,324
4. Giá vốn hàng bán 3,095,649 4,307,143 1,211,494
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung
cấp dịch vụ
296,168 590,999 294,831
6. Doanh thu hoạt động tài chính 179,276 34,366 -144,910
7. Chi phí tài chính 43,646 107,100 63,454
Trong đó chi phí lãi vay 29,027 92,503 63,476
8. Chi phí bán hàng 164,489 309,809 145,320
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 43,348 69,541 26,193
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
223,960 138,915 -85,045
11. Thu nhập khác 4,418 21,371 16,953
12. Chi phí khác 3,454 16,993 13,539
13. Lợi nhuận khác 964 4,377 3,413
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
224,924 143,293 -81,631
15. Chi phí thuế TNDN 34,493 15,029 -19,464
16. Lợi nhuận sau thuế 190,431 128,264 -62,167
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
56
Năm 2011 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động cùng với sự sụt giảm
không ngừng của thị trường chứng khoán trên phạm vi toàn thế giới, mà thị
trường chứng khoán của Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng hế sức
nặng nề, Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thì ảm đạm vô cùng, nhiều công
ty xây dựng không bán được nhà và trung cư, thanh khoản trên thị trường bất
động sản giảm mạnh. Tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tín dụng
thắt chặt, xuất nhập khẩu suy giảm nên dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của hầu
hết các công ty là điều tất yếu. Do ảnh hưởng của xu thế khách quan trên, doanh
thu hoạt động tài chính của Công ty giảm đi so với năm 2010. Tổng doanh thu
hoạt động tài chính năm 2011 là 34,366 triệu đồng, giảm giá trị 144,910 triệu
đồng và giảm 80.83% so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng của
Công ty vẫn tăng so với năm 2010. Tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2011 là 4,941,464 triệu động, tăng giá trị 1,509,902 triệu đồng và
tăng 44% so với năm 2010 cho thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty
vẫn tăng lên, chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Trong năm 2011, công ty
đang đẩy mạnh kinh doanh CNG và công ty cũng chủ động nâng mức chiết khấu
để thúc đẩy công tác bán hàng, do đó doanh thuần của năm 2011 tăng lên
44.41% so với năm 2010.
Về giá vốn hàng bán và các khoản chi phí của doanh nghiệp: từ năm 2010
đến năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 39.14% khá tương đương với mức tăng
44% của doanh thu thuần, trong khi đó các khoản chi phí tăng mạnh, cụ thể như
sau: chi phí tài chính tăng 145.38% trong đó chi phí lãi vay tăng 218.68%, chi
phí bán hàng tăng 88.35%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 60.42%. Do đó lợi
nhuận sau thuế của Công ty bị giảm đi 32.65%.
Để đánh giá sâu sắc hơn về tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp và
dự đoán về khả năng tích lũy của Tổng công ty, ta lập bảng phân tích các chỉ
tiêu so sánh giữa chi phí của doanh nghiệp với doanh thu như sau:
57
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của Công ty Cổ
phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (2010 - 2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 Chênh lệch
Doanh thu thuần Triệu đồng 3,391,818 4,898,142 1,506,324
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 3,095,649 4,307,143 1,211,494
Chi phí bán hàng Triệu đồng 164,489 309,809 145,320
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Triệu đồng
43,348 69,541 26,193
Tỷ suất GVHB/DTT % 91.27% 87.93% -3.33%
Tỷ suất CPBH/DTT % 4.85% 6.33% 1.48%
Tỷ suất CPQL/DTT % 1.28% 1.42% 0.14%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
đang giảm dần, năm 2010 tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là
91.27%, đến năm 2011 giảm xuống 87.93%. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh
thu thuần giảm xuống như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của chi phí bán hàng trong doanh thu thuần tăng lên từ 5% đến
6%. Tăng tỷ trọng chi phí bán hàng do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh
sản phẩm CNG – sản phẩm có lãi gộp cao hơn LPG. Tuy nhiên tốc độ tăng của
tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của doanh
thu thuần, cho thấy việc tăng chi phí bán hàng để mở rộng kinh doanh CNG đã
mang lại lợi ích cho công ty.
Giá mua khí đầu vào là yếu tố tác động mạnh đến chi phí sản xuất kinh
doanh của PGS. Hàng năm chi phí mua khí chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí
sản xuất kinh doanh (88% năm 2010 và 92% năm 2009). PGS mua LPG với giá
được điều chỉnh theo sự biến động giá LPG trên thị trường thế giới, còn CNG
mua với giá cố định được kí kết hàng năm (năm 2011 là 6.2USD/triệu BTU).
Với vị thế là nhà kinh doanh LPG có thị phần lớn nhất khu vực phí nam, nhà
58
kinh doanh CNG duy nhất trên thị trường thì PGS có khả năng điều chỉnh giá
bán sản phầm đầu ra trong trường hợp giá khí đầu vào có sự biến động mạnh.
Do đó, rủi ro từ biến động giá nguyên liệu khí đầu vào của PGS đã giảm bớt
đáng kể.
Tỷ trọng chi phí vận chuyển và khấu hao trong chi phí sản xuất kinh doanh
đã gia tăng mạnh từ 1% năm 2009 lên 5% năm 2010. Hiện nay đặc điểm kinh
doanh CNG là phải vận chuyển khí đến nơi tiêu thụ thông qua các xe bồn
chuyên dụng dẫn đến chi phí vận chuyển gia tăng. Bên cạnh đó, các dự án kho
cảng, trạm chiết nạp khí của PGS hoàn thành và bắt đầu khai thác dẫn đến chi
phí khấu hao gia tăng trong năm vừa qua. Trong những năm tới, chi phí khấu
hao sẽ gia tăng đáng kể do PGS chỉ mới bắt đầu thực hiện khấu hao.
b. Phân tích năng suất tài sản
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu năng suất của tài sản
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011
Chênh
lệch %
1. Doanh thu
thuần Triệu đồng
3,391,818 4,898,142
1,506,324 44.41%
2. Giá vốn
hàng bán Triệu đồng
3,095,649 4,307,143
1,211,494 39.14%
3. Tổng tài
sản b/q Triệu đồng 1,627,163.5 2,230,300 603,136.5 37.07%
a. TSNH b/q Triệu đồng 788,867 923,530.5 134,663.5 17.07%
Tiền b/q Triệu đồng 158,147.5 192,041.5 33,894 21.43%
Hàng tồn kho
b/q Triệu đồng 87,789.5 73,416 -14,373.5 -16.37%
Khoản phải
thu b/q Triệu đồng 497,772 614,113 116,341 23.37%
TSNH khác Triệu đồng 45,157.5 43,940 -1,217.50 -2.70%
59
b/q
b. TSDH b/q Triệu đồng 838,296 1,306,769.5 468,473.5 55.88%
Trong đó
nguyên giá
b/q Triệu đồng 529,418 836,344 306,926 57.97%
3. Năng suất
TTS lần 2.08 2.20 0.11 5.36%
a. NS TSNH
Vòng quay
HTK vòng 38.64 66.72 28.08 72.68%
Số ngày 1
vòng quay ngày 9.45 5.47 -3.98 -42.09%
Vòng quay
các khoản
phải thu vòng 6.81 7.98 1.16 17.05%
Kỳ thu tiền
b/q ngày 53.57 45.76 -7.80 -14.57%
NS TSNH vòng 4.30 5.30 1.00 23.35%
Số ngày 1
vòng quay ngày 84.89 68.82 -16.07 -18.93%
Hàm lượng
VLĐ lần 0.23 0.19 -0.04 -18.93
b. NS TSDH
NS TSDH lần 4.05 3.75 -0.30 -7.36%
NS NG
TSDH lần 6.41 5.86 -0.55 -8.59%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
60
Đánh giá năng suất TSNH
Năm 2010, Công ty đầu tư vào TSNH 1 lượng là 905,727 triệu đồng
(44.78%), đến năm 2011, Công ty chuyển hướng đầu tư vào tài sản dài hạn
nhiều hơn, nên đã giảm đầu tư vào tài sản lưu động với lượng giảm là 35,607
triệu đồng, tương ứng với giảm 3.93%. Việc giảm đầu tư vào TSNH và thay vào
đó là đầu tư vào TSDH do đặc điểm ngành kinh doanh khí LPG và CNG đòi hỏi
phải đầu tư rất lớn vào các trạm chiết nạp khí, vỏ bình, hệ thống kho cảng,
phương tiện vận tải khí đến nơi tiêu thụ. PGS dự chi khoảng 511.7 tỷ đồng để
đầu tư vào hệ thống hạ tầng kho, xe trong đó nổi bật là trạm chiết nạp CNG
Đồng Nai với nhu cầu vốn 319 tỷ đồng và xe chở CNG trị giá 148.5 tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo phân tích PGS của VIET THANH SECURITIES)
Vốn bằng tiền tăng lên trong 2 năm qua. Tại thời điểm 31/12/2011, lượng
vốn bằng tiền của Công ty là 235,098 triệu đồng, chiếm 9.64% vốn lưu động,
tăng lên so với đầu năm là 86,113 triệu đồng, tương ứng với giảm 57.8%. Xét
thành phần các khoản tiền ta thấy tiền mặt tại quỹ ngày 31/12/2011 là 4309 triệu
đồng, chiếm 0.18%; tiền gửi ngân hàng là 230654 triệu đồng, chiếm 9.46%.
Như vậy ta thấy tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn, chứng tỏ Công ty
đã sử dụng hình thức thanh toán chủ yếu không dùng tiền mặt, mà dùng thanh
toán chuyển khoản cho các hoạt động tài chính của mình. Phương thức này
không những an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức khi thanh toán mà
Công ty còn được hưởng lãi suất tiền gửi, làm tăng doanh thu hoạt động tài
chính. Việc duy trì một lượng vốn bằng tiền nhất định có vai trò rất quan trọng
đối với doanh nghiệp, vì nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, vật tư hàng hóa. Đáp ứng kịp
thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của Công ty như chi lương, thưởng, nộp thuế,
ngoài ra còn cần để dự phòng cho những nhu cầu bất thường khác chưa dự đoán
được.
Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn còn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp làm tăng hệ số khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nếu dự trữ lượng
61
tiền mặt quá lớn thì lại làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn. Vì vậy, Tổng công ty chỉ dự trữ một lượng tiền mặt vừa đủ cho các
nhu cầu thanh toán, còn lại chuyển vào hoạt động đầu tư nhằm tăng khả năng
sinh lời của đồng vốn. Mặt khác, nếu tỷ lệ giảm dự trữ tiền mặt tương đối lớn có
thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Tổng công ty, gây ra rủi ro
trong việc thanh toán, có thể dẫn đến không đủ lượng tiền cần thiết để thanh
toán cho nhà cung cấp, đối tác khi đến hạn thanh toán.
Bảng 2.9. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa
lỏng miền Nam
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN 2010 % 2011 % CL %
A.
TÀI SẢN NGẮN
HẠN
905,727 44.78% 941,334 38.61% 35,607 3.93%
I.
Tiền và các khoản
tương đương tiền
148,985 16.45% 235,098 24.97% 86,113 57.80%
1. Tiền 138,985 15.35% 235,098 24.97% 96,113 69.15%
2. Các khoản
tương đương tiền
10,000 1.10% 0.00% (10,000) -100.00%
II.
Các khoản phải
thu ngắn hạn
605,343 66.84% 622,923 66.17% 17,580 2.90%
1. Phải thu của
khách hàng
560,661 61.90% 532,345 56.55% (28,316) -5.05%
2. Trả trước cho
người bán
18,492 2.04% 44,934 4.77% 26,442 142.99%
5. Các khoản phải
thu khác
29,678 3.28% 46,049 4.89% 16,371 55.16%
6. Dự phòng phải
thu ngắn hạn khó
đòi
(3,489) -0.39% (405,602) -43.09% (402,113) 11525.16%
62
III. Hàng tồn kho 99,930 11.03% 46,902 4.98% (53,028) -53.07%
1. Hàng tồn kho 99,930 11.03% 46,902 4.98% (53,028) -53.07%
IV.
Tài sản ngắn hạn
khác
51,469 5.68% 36,411 3.87% (15,058) -29.26%
1. Chi phí trả
trước ngắn hạn
12,433 1.37% 6,987 0.74% (5,446) -43.80%
2. Thuế GTGT
được khấu trừ
34,729 3.83% 18,643 1.98% (16,086) -46.32%
3. Các khoản phải
thu Nhà nước
798 0.08% 798
4. Tài sản ngắn
hạn khác
4,306 0.48% 9,981 1.06% 5,675 131.79%
B.
TÀI SẢN DÀI
HẠN
1,116,922 55.22% 1,496,617 61.39% 379,695 33.99%
I. Tài sản cố định 701,328 62.79% 826,608 55.23% 125,280 17.86%
1. Tài sản cố định
hữu hình
594,999 53.27% 596,351 39.85% 1,352 0.23%
- Nguyên giá 668,314 59.84% 726,818 48.56% 58,504 8.75%
- Giá trị hao mòn
lũy kế
(73,315) -6.56% (130,467) -8.72% (57,152) 77.95%
2. Tài sản cố định
thuê tài chính
54,268 4.86% 175,297 11.71% 121,029 223.02%
- Nguyên giá 55,482 4.97% 191,275 12.78% 135,793 244.75%
- Giá trị hao mòn
lũy kế
(1,214) -0.11% (15,978) -1.07% (14,764) 1216.14%
3. Tài sản cố định
vô hình
14,850 1.33% 14,978 1.00% 128 0.86%
- Nguyên giá 15,161 1.36% 15,637 1.04% 476 3.14%
- Giá trị hao mòn (311) -0.03% (659) -0.04% (348) 111.90%
63
lũy kế
4. Chi phí xây
dựng cơ bản dở
dang
37,210 3.33% 39,981 2.67% 2,771 7.45%
II.
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
183,616 16.44% 471,426 31.50% 287,810 156.75%
1. Đầu tư vào
công ty con
118,763 10.63% 310,989 20.78% 192,226 161.86%
2. Đầu tư vào
công ty liên
doanh, liên kết
64,853 5.81% 64,307 4.30% (546) -0.84%
3. Đầu tư dài hạn
khác
100,000 6.68% 100,000
4. Dự phòng giảm
giá đầu tư tài
chính dài hạn
(3,871) -0.26% (3,871)
III.
Tài sản dài hạn
khác
231,977 20.77% 198,583 13.27% (33,394) -14.40%
1. Chi phí trả
trước dài hạn
225,817 20.22% 182,000 12.16% (43,817) -19.40%
2. Tài sản thuế
thu nhập hoãn lại
16,583 1.11% 16,583
3. Tài sản dài hạn
khác
6,160 0.55% (6,160) -100.00%
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
2,022,649 100.00% 2,437,951 100.00% 415,302 20.53%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng
miền Nam)
64
Đến năm 2011, lượng hàng tồn kho của Công ty đã giảm đáng kể cả về số
lượng lẫn tỷ trọng của nó trong tài sản ngắn hạn với số tuyệt đối là 53028 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 53.07%, làm cho tỷ trọng của hàng tồn kho
của Công ty trong tài sản ngắn hạn giảm từ 11.03% xuống 4.98%. Cụ thể hơn,
hàng mua đang đi đường giảm từ 35837 triệu đồng xuống 28924 triệu đồng ,
tương ứng với tỷ lệ giảm là 19.29%; nguyên liệu, vật liệu tăng lên từ 2658 triệu
đồng đến 4553 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 71.29%; công cụ, dụng cụ
tăng lên từ 130 triệu đồng đến 985 triệu đồng, tăng lên 7.57 lần; hàng hóa giảm
mạnh từ 61304 triệu đồng xuống 12439 triệu đồng, giảm xuống 4.93 lần. PGS
có được sự ổn định trong nguồn nguyên liệu khí đầu vào do công ty mua nguồn
khí từ Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas) và công ty TNHH lọc hóa dầu Bình
Sơn. PVGas là cổ đông lớn nhất chiếm 35% vốn điều lệ của PGS do đó nguồn
khí mua từ PVGas luôn được cung cấp ổn định. Đối với nguồn nguyên liệu cung
cấp bởi công ty Bình Sơn do nhà máy lọc dầu Dung Quất có 2 tháng bảo dưỡng
trong năm 2011. Do đó đây là một trong những nguyên nhân PGS tăng lượng
nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất. Ngoài ra, với định hướng đẩy mạnh kinh
doanh CNG trong điều kiện công ty được hưởng mức thuế ưu đãi cho mặt hàng
CNG, công ty đã tăng cường mua nguồn nguyên liệu với giá cố định được kí kết
hàng năm (năm 2011 là 6.2USD/triệu BTU). Nhu cầu LPG và CNG trong năm
2011 tăng lên, công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa nên lượng hàng tồn kho
giảm xuống. Giá trị hàng tồn kho giảm chứng tỏ một lượng vốn của công ty đã
không bị ứ đọng, có khả năng sinh lời và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,
công ty cần có biện pháp đẩy nhanh công tác thu hồi vốn, thu tiền về để tăng
nhanh tốc độ vòng quay của vốn.
Tài sản ngắn hạn khác trong 2 năm qua có tăng lên nhưng nó chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tài sản ngắn hạn nên sự thay đổi của khoản mục này hầu như
không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động tài sản ngắn hạn trong Công ty.
Để đánh giá năng suất của TSNH, ta đi xem xét các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay HTK và số ngày 1 vòng quay HTK
65
Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ ta đi phân tích
mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay
hàng tồn kho như sau:
Qua bảng 2.9, ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2011 rất cao, 66.72
vòng trong khi vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 38.64 vòng, tăng 28.08
vòng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 72.68%. Số ngày của 1 vòng
quay giảm từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271624_2715_1951668.pdf