PHẦN MỞ ĐẦU.4
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.6
1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp.6
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp .6
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của tài chính doanh nghiệp .7
1.1.2.1. Chức năng của tài chính doanh nghiệp .7
1.1.2.2. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp.8
1.1.2.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp .9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp.10
1.1.3.1. Những yếu tố bên trong.10
1.1.3.2. Những yếu tố bên ngoài.12
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.13
1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp .13
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp .13
1.3. Đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp.15
1.4. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và các loại hình phân tích
tài chính doanh nghiệp .17
1.4.1. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp .17
1.4.2. Các loại hình phân tích tài chính doanh nghiệp .18
1.5. Tài liệu cơ sở và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .19
1.5.1. Các tài liệu cơ sở dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.19
1.5.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.22
1.6. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.29
1.6.1. Quy trình phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính .29
1.6.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.32
1.6.3. Phân tích hiệu quả tài chính .35
1.6.4. Phân tích rủi ro tài chính .40
1.6.5. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính .43
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TAE
YANG VIỆT NAM .52
131 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp củng cố tình hình tài chính của công ty TNHH tae yang Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vấn đề chế độ chính sách của người lao động như nghỉ lễ, thai sản
+ Đối với vấn đề lao động: Phụ trách theo dõi tình hình lao động và báo cáo
cho cấp trên.. Lập kế hoạch cho hưu trí, tuyển dụng lao động bổ sung.
+ Đối với công tác tiền lương: Xét duyệt mức lao động, đơn giá tiền lương
đối với các sản phẩm chủ yếu của công ty để trình, duyệt; kiểm tra việc thực hiện,
quyết toán đơn giá tiền lương và việc trả lương ở các đơn vị.
+ Công tác văn thư: Quản lý công tác văn thư, hành chính, quản lý tài sản,
phương tiện làm việc, các trang thiết bị, dụng cụ khối phòng ban nghiệp vụ công ty.
+ Tổ chức phối hợp với các bộ phận liên quan, trang trí khánh tiết, phục vụ lễ
hội, tiếp khách, đại hội, hội nghị, hội thảo của công ty.
+ Quản lý và điều động xe ô tô con;
+ Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, lễ tân;
+ Duy trì công tác hành chính đời sống trong toàn Công ty;
+ Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu SXKD theo
sự chỉ đạo của Công ty.
- Trung tâm nghiên cứu
+ Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành hoặc mua bán các
nghiên cứu, công nghệ, mẫu mã sản phẩm mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
- Phòng Xuất nhập khẩu
+ Quản lý Các khu vực thị trường của công ty trên thế giới.
+ Hoạch định chiến lược kinh doanh.
+ Phân tích và đưa ra những dự báo về thị trường khách hàng.
+ Quản lý các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 56
+ Tổ chức điều hành đội xe vận tải, quảng cáo, hợp đồng mua bán, và các
hợp đồng dịch vụ khác.
+ Xây dựng chiến lược phát triển, tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh hàng
năm.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển thị trường kinh
doanh với định hướng kinh doanh của Công ty.
+ Nghiên cứu và tổng hợp chính sách giá cả thị trường trong kinh sản phẩm
thìa, dĩa Inox và các sản phẩm, dịch vụ mà Công ty sản xuất, kinh doanh.
+ Đề xuất các chính sách giá, chính sách khuyến mãi, hậu mãi, chiết khấu,
tiếp thị, quảng cáo, biện pháp tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty.
+ Lập kế hoạch phân bổ, tổ chức điều động, cân đối hàng hoá cho các khu
vực thị trường.
+ Quản lý và phát triển hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Tổ
chức bán hàng và giới thiệu sản phẩm hàng hoá của Công ty;
+ Xây dựng mối quan hệ tốt, đúng pháp luật với các khách hàng, đối tác,
nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
+ Tổng hợp đơn đặt hàng và thông báo kế hoạch bán hàng của từng tháng
cho ban giám đốc để chủ động kế hoạch sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Tổng hợp và báo cáo bán hàng, thị trường thường xuyên theo ngày, tuần,
tháng, quý và năm theo đúng quy định;
+ Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh cho từng giai đoạn, tham mưu
cho Giám đốc Công ty: định hướng kinh doanh các sản phẩm của Công ty; quản lý
và phát triển mạng lưới đại lý, cửa hàng kinh doanh của Công ty và khách hàng.
+ Tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng;
+ Thực hiện nhệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.
- Phòng Kế toán - Tài chính
+ Bảo toàn, khai thác có hiệu quả và phát triển vốn của Công ty.
+ Theo dõi, quản lý và điều hành các hoạt động tài chính trong toàn Công ty.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 57
+ Tổ chức thực hiện, quản lý và đảm bảo công tác kế toán - thống kê trong
toàn Công ty tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, Luật
thống kê, Luật thuế và chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, Quy chế
tài chính của Công ty.
+ Thực hiện các báo cáo tài chính kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm
đúng kỳ hạn, đảm bảo tính chính xác và pháp lý các số liệu để giúp Giám đốc Công
ty điều chỉnh các hoạt động SXKD của đơn vị.
+ Theo dõi, quản lý tiền vốn, vật tư, tài sản của Công ty. Đảm bảo tiền vốn
cho SXKD.
+ Quản lý các chứng từ thanh toán và thanh toán đảm bảo đúng quy định về
tài chính.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo qui định hiện hành.
+ Tổng hợp kiểm kê vật tư, tài sản, của Công ty theo qui định hiện hành.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.
- Phòng Đảm bảo chất lượng
+ Kết hợp và hỗ trợ sản xuất kiểm soát lỗi, đưa ra các hành động khắc phục,
phòng ngừa đề xuất giải pháp cần thiết cho sản phẩm.
+ Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ
nguyên liệu ban đầu , dây chuyền sản xuất, thành phẩm và đến tay khách hàng.
+ Chịu trách nhiệm xây dựng và đào tạo huấn luyện hệ thống quản lý chất
lượng cho nhà máy ISO 9000, ISO 14000.
+ Tham mưu BGĐ về chất lượng sản phẩm, các vấn đề, tồn tại, cải tiến.
- Phòng Kiểm soát chất lượng
+ Xây dựng bảng tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đã triển khai làm cơ sở kiểm
tra chất lượng vật tư đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm trên từng công đoạn
trong Nhà máy.
+ Cân đối nguồn lực, bố trí hợp lí phù hợp kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo
tiến độ kiểm tra và chất lượng kiểm tra đầy đủ, chính xác trên từng công đoạn sản
xuất.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 58
+ Kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn sản xuất. Triển khai hoàn thành
thủ tục và thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa khi phát hiện các điểm không
phù hợp về chất lượng trong nhà máy.
+ Kiểm soát kết quả, hiệu quả công việc đã giao về mặt chất lượng, tiến độ
thực hiện công việc so với yêu cầu ban đầu, tham gia đánh giá kết quả thực hiện của
NV.
+ Đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng tiêu chuẩn và an toàn theo thông số, tiêu
chuẩn được phê duyệt.
+ Truy tìm nguyên nhân xảy ra sự không Phù hợp và tìm phương pháp khắc
phục, phòng ngừa.
- Đội xe
Hiện tại Công ty có 16 xe các loại trong đó có 7 xe tải loại 1,25 tấn và 3,5
tấn, 2 xe 15 chỗ, 3 xe 7 chỗ, 3 xe 4 chỗ. Nhiệm vụ của đội xe là:
+ Quản lý và vận hành phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đưa đón cán bộ, công nhân viên đi làm hàng ngày.
+ Kết hợp xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng trong tháng.
+ Định kỳ bảo dưỡng phương tiện đảm bảo phương tiện luôn sẵng sàng phục
vụ vận tải của công ty.
2.1.4. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 568.325 894.671 326.346 57,42%
2. Giá vốn 425.870 766.075 340.205 79,88%
3. Lợi nhuận sau thuế 67.206 49.461 17.745 26,40%
4. Thuế TNDN 3.777 3.780 3 0,08%
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy:
- Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2012 tăng 326.346 triệu đồng so với
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 59
năm 2011, tương ứng tăng mức tăng 57,42%. Mặc dù vậy, Giá vốn hàng bán cũng
tăng 340.205 triệu, tương ứng mức 79,88% cho thấy tốc độ tăng chi phí nguyên liệu
đầu vào nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần là 22,46%. như vậy việc
kiểm soát chi phí giá vốn của công ty năm 2012 so với năm 2011 là đang gặp những
vấn đề khó khăn nhất định.
- Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động
khác năm 2012 giảm 17.745 triệu tương ứng mức giảm 26,40% so với năm 2011.
Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận sau thuế chính là do mức tăng của Giá vốn
hàng bán nhanh hơn mức tăng doanh thu, việc quản lý chi phí của công ty trong
năm 2012 không được đảm bảo như năm 2011.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trong năm 2012 tăng không đáng
kể so với năm 2011, chỉ ở mức tăng 0,08%. Mặc dù doanh thu tăng song năm 2012
công ty được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Nghị quyết số
29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về việc tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp do vậy Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trong năm này
không tăng nhiều.
2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty
- Những thuận lợi, khó khăn của công ty
Khung hoảng tài chính thế giới và khu vực cùng với những khó khăn của nền
kinh tế trong nước, là một doanh nghiệp với cơ cấu vốn và quy mô nhỏ, doanh
nghiệp hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
Tuy nhiên, với sự đoàn kết cao, những nỗ lực vượt bậc của ban lãnh đạo và
toàn thể cán bộ, nhân viên của công ty, công ty sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại
hiện tại và từng bước vươn lên mạnh mẽ hơn.
- Phương hướng phát triển của công ty
Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, đồng thời tranh thủ
được cơ hội, nhận thấy nhiều thách thức, ban lãnh đạo công ty sớm đề ra phương
hướng phát triển theo mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu cơ bản hiện tại là khắc
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 60
phục được những khó khăn trước mắt, mở rộng thị trường xuất khẩu thìa, dĩa sang
các nước châu Âu và Mỹ, giải quyết những tồn tại trong quá trình hoạt động đưa
doanh nghiệp ổn định, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều kiện thị
trường hiện tại đang là thách thức song cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội kinh doanh trong
một số lĩnh vực hoạt động của công ty.
Trong thời gian tới công ty chủ chương tăng cường công tác phân tích và
nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, kết hợp với đổi mới hoạt động quản lý để
xây dựng doanh nghiệp phát triển ổn định nhưng có khả năng linh hoạt, nhạy bén
hơn với những biến động thị trường.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TaeYang Việt Nam
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
2.2.1.1. Phân tích các cân bằng tài chính chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán
- Phân tích quan hệ cân đối tài chính
+ Cân đối tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng
của công ty. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính
sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ.
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nhìn nhận và
đánh giá tổng quát về tình hình, tốt xấu, khả quan hay không trong hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Tổng hợp và khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta có
bảng sau:
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 61
Năm 2011
Nợ ngắn hạn
73,11%
TSLĐ và
ĐTNH
81,37%
TSCĐ và ĐTDH
18,63%
NVCSH
26,89%
Năm 2012
Nợ ngắn hạn
67,32%
TSLĐ và
ĐTNH
77,25%
TSCĐ và ĐTDH
22,75%
NVCSH
32,67%
Qua phân tích bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta thấy cơ cấu tài sản
và nguồn vốn trong hai năm 2011 và 2012 không có thay đổi nhiều, nên ta tập trung
phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong một năm để thấy rõ được tình hình tài
chính của doanh nghiệp có an toàn hay không, cụ thể như sau:
- Năm 2011, cơ cấu tài sản gồm 81,37% TSLĐ và 18,63% TSCĐ, cơ cấu
nguồn vốn gồm 73,11% nợ ngắn hạn và 26,89% vốn chủ sở hữu. Năm 2012, cơ cấu
tài sản có sự thay đổi tương đối, tài sản ngắn hạn giảm còn 77,25% trong khi đó
TSCĐ tăng lên đạt 22,75%. Cơ cấu nguồn vốn gồm 67,32% nợ ngắn hạn và 32,67%
vốn chủ sở hữu.
+ Đặc thù của Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam là doanh nghiệp chuyên
sản xuất các sản phẩm dao, thìa, dĩa, đồ dùng cho bàn ăn bằng Inox, các sản phẩm
lõi lô, lô đánh bóng bằng vải, sáp đánh bóng kim loại và xây dựng nhà xưởng cho
thuê. Do đó, hàng năm doanh nghiệp sẽ cần mua lượng nguyên vật liệu với giá
thành rất lớn (chủ yếu là Inox để sản xuất). Quy trình sản xuất sẽ tương đối dài và
việc quay vòng thu hồi vốn sẽ chậm. Với việc doanh nghiệp sử dụng nợ phải trả lớn
hơn 2 lần vốn chủ sở hữu và với cơ cấu vốn như vậy doanh nghiệp có thể gặp rủi ro
về mặt tài chính. Xét về nợ phải trả thì toàn bộ đều là nợ ngắn hạn để dùng cho
TSLĐ và ĐTNH tương ứng trên 81% nguồn vốn. Tài sản cố định không được đầu
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 62
tư bởi các khoản vay dài hạn mà dùng vốn tự có. Cơ cấu tài sản cố định chiếm tỷ
trọng thấp thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật và đầu tư công nghệ chưa thực sự cao
(Trang thiết bị, máy móc có công nghệ tiên tiến chưa được doanh nghiệp chú ý đầu
tư nhiều). Để an toàn và sử dụng nguồn vốn được hiệu quả, tài sản cố định của
doanh nghiệp nên được đầu tư bởi vốn chủ sở hữu và một phần vốn vay dài hạn.
+ Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua hai năm là tương đối ổn định,
sử dụng vốn vay đúng mục đích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay chủ
yếu là vay ngắn hạn của các ngân hàng và của những đơn vị mua hàng phế phẩm
của Công ty, doanh nghiệp không sử dụng vốn vay dài hạn để đầu tư nâng cấp trang
thiết bị, quy trình công nghệ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn
vốn vay để đầu tư cho TSCĐ nên năng suất lao động chưa cao, hàm lượng công
nghệ trong sản phẩm là chưa nhiều, trước mắt thì doanh nghiệp giảm được chi phí
khấu hao và tăng được lợi nhuận nhưng về dài hạn khả năng cạnh tranh giảm nhất là
cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và sự khác biệt. Do đó doanh nghiệp nên tăng tỷ
trọng vốn vay ngân hàng đặc biệt là vốn dài hạn, tránh tình trạng sử dụng vốn ngắn
hạn để tài trợ cho tài sản cố định gây lãng phí nguồn lực và mất cân đối tài chính.
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản
Tình hình về biến động tài sản và nguồn vốn đối với mỗi doanh nghiệp phản
ánh tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn, đồng thời qua đó cho thấy tình hình hoạt
động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển thì sự đầu tư về tài sản sẽ thay đổi,
sự biến động của tài sản tăng lên hoặc giảm đi của các bộ phận tài sản tương ứng
phải phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty, sự thay đổi này có ảnh
hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tài chính.
Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản qua các năm 2011-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 63
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm BQ Đầu năm Cuối năm BQ Tuyệt đối (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 276.135 459.464 367.799 459.464 475.251 467.358 15.787 3,44%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 21.642 6.469 14.056 6.469 4.315 5.392 -2.154 -33,30%
1. Tiền 21.642 6.469 14.056 6.469 4.315 5.392 -2.154 -33,30%
2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0 0%
II. Phải thu ngắn hạn 146.396 279.729 213.062 279.729 338.806 309.267 59.077 21,12%
1. Phải thu của khách hàng 111.496 205.672 158.584 205.672 264.368 235.020 58.696 28,54%
2. Trả trước cho người bán 26.255 61.348 43.802 61.348 60.759 61.054 -589 -0,96%
3. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 0%
4. Các khoản phải thu khác 8.644 12.708 10.676 12.708 13.678 13.193 970 7,63%
5. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi 0 0 0 0 0 0 0
III. Hàng tồn kho 101.169 160.014 130.591 160.014 112.470 136.242 -47.544 -29,71%
1. Hàng tồn kho 101.169 160.014 130.591 160.014 112.470 136.242 -47.544 -29,71%
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0 0 0%
V. Tài sản ngắn hạn khác 6.927 13.251 10.089 13.251 19.659 16.455 6.408 48,36%
1. Thuế GTGT được khấu trừ 4.095 4.895 4.495 4.895 11.238 8.066 6.343 129,58%
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
14 0 7 0 0 0 0
3. Tài sản ngắn hạn khác 2.816 8.355 5.586 8.355 8.421 8.388 66 0,79%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 62.783 105.185 83.984 105.185 139.985 122.585 34.800 33,08%
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 64
I. Tài sản cố định 42.791 58.988 50.890 58.988 93.506 76.247 34.518 58,52%
1. TSCĐ hữu hình 41.921 43.253 42.587 43.253 64.311 53.782 21.058 48,69%
- Nguyên giá 101.162 114.360 107.761 114.360 150.684 132.522 36.324 31,76%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 59.240 71.106 65.173 71.106 86.373 78.739 15.267 21,47%
2. TSCĐ vô hình 870 826 848 826 782 804 -44 -5,33%
- Nguyên giá 1.196 1.196 1.196 1.196 1.196 1.196 0 0,00%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 326 369 347 369 413 391 44 11,92%
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 14.908 7.454 14.908 28.412 21.660 13.504 90,58%
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15.645 45.814 42.622 45.814 45.814 69.599 0 0,00%
1. Đầu tư vào công ty con 11.221 53.282 32.251 53.282 53.282 53.282 0 0,00%
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 4.424 4.424 4.424 4.424 4.424 4.424 0 0,00%
3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn
0 -11.892 5.946 -11.892 -11.892 -11.892 0 0,00%
III. Tài sản dài hạn khác 4.347 383 2.365 383 665 524 282 73,63%
1. Chi phí trả trước dài hạn 4.347 383 2.365 383 665 524 282 73,63%
Tổng cộng tài sản 338.918 564.651 451.784 564.649 615.238 589.943 50.587 8,96%
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 65
Từ bảng Tình hình biến động tài sản chúng ta thấy:
- Quy mô tài sản:
+ Năm 2012 của Công ty tăng 50.587 triệu đồng so với năm 2011, tương đương
mức tăng 8,96%. Lý do của việc tăng quy mô tổng tài sản của Công ty đó là trong năm
2012 Công ty đã tăng cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, tốc độ gia tăng tài sản
dài hạn nhanh hơn tài sản ngắn hạn (26,98% so với 3,44%). Việc chênh lệch giữa tốc
độ gia tăng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đã tác động đến cơ câu tài sản, làm tỷ
trọng tài sản tăng lên.
- Về tài sản ngắn hạn:
+ Năm 2012, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng tài sản
của Công ty, ở mức 74,37%. Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 15.787 triệu đồng so với
năm 2011, từ 459.464 triệu lên 475.251 triệu, tương ứng với mức tăng 3,44%. Nguyên
nhân dẫn tới sự tăng tài sản ngắn hạn chủ yếu là do khoản phải thu ngắn hạn của Tae
Yang Vina đã tăng lên đáng kể trong năm 2012 mặc dù lượng tiền mặt và hàng tồn
kho có giảm đi.
+ Năm 2012, Phải thu ngắn hạn của Công ty tăng 59.077 triệu đồng so với năm
2011, tương ứng mức tăng 21,12%. Trong đó, phải thu khách hàng tăng 58.696 triệu
đồng tương ứng 28,54% trong khi khoản trả trước người bán giảm 589 triệu đồng,
tương ứng 0,96%. Nguyên nhân là do năm 2012, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn
nhiều khó khăn, các đối tác mua hàng của Công ty ở nước ngoài thiếu vốn kinh doanh,
ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ của Công ty. Khoản trả trước cho người bán giảm được
0,96% so với năm 2011, khoản giảm tuy không nhiều nhưng phần nào cho thấy được
đối tác cung cấp nguyên, vật liệu cho Công ty đã phần nào tin tưởng vào đối tác làm
ăn lâu dài của mình. Đây là dấu hiệu tốt đối với Tae Yang Vina sẽ giúp Công ty chủ
động được nguồn nguyên vật liệu hơn nhất là trong bối cảnh Công ty đang có xu
hướng mở rộng hoạt động sản xuất và nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
+ Các khoản phải thu khác tăng 970 triệu đồng, tương ứng với 7,63%. Điều này
là do năm 2012, Công ty có thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ, công nhân viên khoản
tạm ứng vay để sửa chữa nhà.
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 66
+ Hàng tồn kho năm 2012 giảm 47.544 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng
ở mức 29,71%. Nguyên nhân của việc hàng tồn kho giảm tương đối lớn so với năm
trước là do giá nguyên vật liệu đầu vào ổn định và có xu hướng giảm, lạm phát thấp
hơn lãi suất tiền vay ngân hàng nên công ty không dự trữ nhiều nguyên liệu. Mặt khác,
điều này cũng thể hiện công tác dự báo của Công ty đã được thực hiện tốt hơn, xác
định chính xác hơn nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm đầu ra của mình.
- Tài sản dài hạn:
+ Tài sản dài hạn năm 2012 tăng 34.800 triệu đồng so với năm 2011 (từ
105.185 triệu lên 139.985 triệu), tương ứng với mức tăng 33,08%. Nguyên nhân là do
tài sản cố định tăng 34.518 triệu đồng, tương ứng mức 58,52% và tài sản dài hạn khác
tăng 73,63%. Điều này cho thấy năm 2012 mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn
còn nhiều khó khăn, song Công ty đã có chiến lược tăng cường đầu tư vào nhà xưởng,
máy móc để tiếp tục mở rộng sản xuất.
Qua đó, chúng ta thấy tình hình biến động tài sản trong 2 năm 2012 và 2011 và
là biến động tăng, mức tăng 8,96%. Như vậy, mặc dù nền kinh tế còn đang gặp nhiều
khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng nhất định và vẫn tiếp tục phát
triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh về cả quy mô và chiều sâu.
- Cơ cấu tài sản
+ Tỷ trọng cơ cấu tài sản
Bảng 2.3: Tỷ trọng các loại tài sản
Tỷ trọng (%)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012
Chênh
lệch (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 81,37% 77,25% -4,12%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,15% 0,70% -0,44%
1. Tiền 1,15% 0,70% -0,44%
2. Các khoản tương đương tiền 0,00% 0,00% 0,00%
II. Phải thu ngắn hạn 49,54% 55,07% 5,53%
1. Phải thu của khách hàng 36,42% 42,97% 6,55%
2. Trả trước cho người bán 10,86% 9,88% -0,99%
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 67
3. Thuế GTGT được khấu trừ 0,00% 0,00% 0,00%
4. Các khoản phải thu khác 2,25% 2,22% -0,03%
5. Dự phòng PT ngắn hạn khó đòi 0,00% 0,00% 0,00%
III. Hàng tồn kho 28,34% 18,28% -10,06%
1. Hàng tồn kho 28,34% 18,28% -10,06%
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,00% 0,00% 0,00%
V. Tài sản ngắn hạn khác 2,35% 3,20% 0,85%
1. Thuế GTGT được khấu trừ 0,87% 1,83% 0,96%
2. Thuế và ác khoản khác phải thu Nhà
nước
0,00% 0,00% 0,00%
3. Tài sản ngắn hạn khác 1,48% 1,37% -0,11%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 18,63% 22,75% 4,12%
I. Tài sản cố định 10,45% 15,20% 4,75%
1. TSCĐ hữu hình 7,66% 10,45% 2,79%
- Nguyên giá 20,25% 24,49% 4,24%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 12,59% 14,04% 1,45%
2. TSCĐ vô hình 0,15% 0,13% -0,02%
- Nguyên giá 0,21% 0,19% -0,02%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0,07% 0,07% 0,00%
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,64% 4,62% 1,98%
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,11% 7,45% -0,67%
1. Đầu tư vào công ty con 9,44% 8,66% -0,78%
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0,78% 0,72% -0,06%
3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn
-2,11% -1,93% 0,17%
III. Tài sản dài hạn khác 0,07% 0,11% 0,04%
1. Chi phí trả trước dài hạn 0,07% 0,11% 0,04%
Tổng cộng tài sản 100,00% 100,00% 0,00%
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 68
Nhìn bảng 2.4 ta thấy sự thay đổi tỷ trọng của phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho
và tài sản cố định là cao hơn hẳn các chỉ tiêu khác. Cụ thể:
+ Tổng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 so với 2011 tăng 5,53%,
chủ yếu là phải thu của khách hàng tăng 6,55%. Điều này thể hiện thị phần của công ty
được mở rộng phần nào, mặt khác cần xem xét kỹ nguyên nhân công nợ tăng và có các
biện pháp điều chỉnh, khoản phải thu tăng gây bất lợi cho doanh nghiệp vì vốn bị ứ
đọng và gia tăng rủi ro trong thanh toán.
+ Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011 giảm 10,06%. Đây là do
Công ty đã có chiến lược dự báo về nhu cầu sản phẩm của thị trường rất tốt, sản phẩm
làm ra thường được xuất xưởng ngay, góp phần cải thiện việc thu hồi vốn quay vòng
để sản xuất.
+ Tỷ trọng tài sản cố định năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4,75%. Điều này
cho thấy năm 2012, Công ty tiếp tục mở rộng đầu tư vào sản xuất.
+ Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy tỷ trọng của tiền và tương đương tiền giảm 0,
0,44%. Như vậy, Công ty đã có xu hướng dự trữ tiền mặt ít đi, do vậy khả năng thanh
khoản của Công ty trong năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011 và cũng sẽ có những rủi
ro nhất định. Tuy nhiên, nếu tính toán cân đối tốt lượng tiền mặt cần thiết sử dụng cho
hoạt động của Công ty sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tiền mặt,
không bị ứ đọng vốn.
Qua bảng trên ta thấy chênh lệch về cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
của công ty năm 2012 so với năm 2011 dưới 5%. Điều này thể hiện cơ cấu tài sản hiện
đang được duy trì ở mức tương đối ổn định. Đây cũng là một vấn đề cần được xem xét
kỹ trong phần phân tích cân đối tài chính. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm
gần 80% tổng tài sản cho thấy Công ty sử dụng vốn lưu động rất lớn để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tỷ trọng phải thu ngắn hạn là rất lớn, chiếm
trên 50% tổng tài sản. Do vậy, Công ty cần phải cân nhắc với các đối tác nước ngoài
mua hàng của mình bởi khâu bán hàng là đang gặp vấn đề trong việc thu hồi vốn. Mặt
khác số vốn đầu tư cho tài sản cố định chỉ chiếm trên 10% tổng tài sản là thấp bởi đây
là Công ty sản xuất, cần đầu tư dây chuyền, máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị hiện
Luận văn thạc sĩ khoa học Viện Kinh tế và quản lý
Đinh Xuân Pháp Lớp: CHQTKD - 2012A 69
đại thì tiêu chuẩn chất lượng của Công ty mới đảm bảo, thương hiệu được khẳng định
và khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng hơn.
+ Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/TSCĐ và đầu tư dài hạn
Bảng 2.4: Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/TSCĐ và đầu tư dài hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (TSNH) 459.464 475.251 15.787
TSCĐ và đầu tư dài hạn (TSDH) 128.971 163.772 34.800
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273548_2902_1951528.pdf