LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH
4
1.1 . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4
1.1.1. Khái niệm về hoạt động ĐT và các đặc trưng cơ bản của
hoạt động ĐT
4
1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư 4
1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư 5
1.1.2. Chi phí và kết quả đầu tư 6
1.1.2.1. Chi phí đầu tư 6
1.1.2.2. Kết quả đầu tư 7
1.1.3. Dự án ĐT và phân loại DA ĐT 8
1.1.3.1. Khái niệm 8
1.1.3.2. Phân loại dự án đầu tư 8
1.1.4. Chu kỳ DA ĐT 9
1.1.4.1. Khái niệm chu kỳ của dự án đầu tư 9
1.1.4.2. Nghiên cứu cơ hội đầu tư 12
1.1.4.3. Nghiên cứu tiền khả thi 15
1.1.4.4. Nghiên cứu khả thi 18
1.1.4.5. Thực hiện dự án 19
120 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách của huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111,74 47,38 110,70 42,58 116,43 33,03 154,32 38,58 129,57 28,59
Tổng cộng 235,832 100 260,00 100 352,50 100 400,00 100 453,20 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
49
Về nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ thời kỳ 2005 – 2009 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển có sự
tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2005, tổng vốn đầu tư đạt 235,832 tỷ
đồng thì đến năm 2009 là 453,2 tỷ đồng, tăng gấp 1,92 lần so với năm 2005.
Trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày một tăng. Năm
2005 chiếm 32,43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2006 là 33,72% và năm
2009 là 41,28%, gấp 2,9 lần.
Vốn tín dụng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh, năm
2009 đầu tư 123,5 tỷ đồng, tăng 2,99 lần so với năm 2005, điều đó chứng tỏ
huyện đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất
kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Thông qua hình thức đầu
tư này đã giúp địa phương xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật tạo
ra nhiều năng lực sản xuất mới như: Nhà máy gạch Tân Phương, Nhà máy
chè Xuân Lộc, nhà máy dầy da Trung Nghĩa
Vốn đầu tư của dân và tư nhân tăng với tốc độ nhanh , năm 2008 đầu tư
154,32 tỷ đồng, gấp 1,38 lần năm 2005, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách
của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn của dân và tư nhân đầu tư vào các
lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
50
Biểu 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2005 - 2009
Phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
TT Ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 100 100 100 100 100
1 Nông lâm nghiệp thuỷ sản 31,7 20,7 19,5 12,7 10,5
2 Công nghiệp xây dựng 45,6 52,9 47,1 53,7 54,8
3 Dịch vụ 22,7 26,4 33,4 33,6 34,7
Nguồn: Niên giám thống kê
Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế của
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là tương đối hợp lý giảm tỷ trọng đầu tư cho
lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ. Điều đó đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách
hợp lý.
b. Cơ sở vật chất được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa
vào sử dụng phát huy hiệu quả
Trong các năm qua, vốn huy động đầu tư phát triển trên địa bàn đạt kết
quả cao, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, trường học hoàn
thành phát huy hiệu quả, khẳng định chủ trương đầu tư đúng hướng, tạo điều
kiện cho kinh tế phát triển, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo
dục, văn hoá, thể thao có nhiều tiến bộ.
Nhiều dự án lớn do địa phương quản lý đã đưa vào sử dụng như: Dự án
thủy lợi 3 xã phía bắc, dự án thủy lợi 4 xã phía nam, đường giao thông liên xã
Phượng Mao - Yến Mao – Tu Vũ, đường giao thông liên xã Thạch Đồng-
Xuân Lộc – Đào Xá; Xây dựng hạ tầng đền Lăng Sương, Cải tạo nâng cấp
đền Tam Công, Cải tạo vườn cây Bác Hồ v.v..
Một số công trình lớn của tỉnh trên địa bàn được xây dựng và đưa vào
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
51
sử dụng phát huy hiệu quả như: Nâng cấp đường tỉnh 316 Trung Hà – Thị trấn
Thanh Thủy; nâng cấp đường tỉnh 317 đoạn La Phù – Bến Ngọc, v. v..
Ngoài ra còn một số công trình do các doanh nghiệp trên địa bàn đã
được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tốt, như: Nhà mày
chè Xuân Lộc, nhà máy gạch Tân Phương...
c. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng đã có nhiều tiến
bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án được nâng cao
- Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu,
thanh quyết toán đã tuân thủ theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban
hành theo Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP, 99/2007/NĐ-CP; 112/NĐ-CP;
15/2013/NĐ-CP; Quy chế Đấu thầu ban hành theo Nghị Định số: 58/2008/NĐ-
CP; 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của
UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dự
án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh, huyện đã phê duyệt.
- Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch năm
2005 - 2009 được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Thường vụ
Huyện uỷ trong quản lý đầu tư và xây dựng, coi trọng các nguyên tắc tập
trung, dứt điểm, chất lượng và hiệu quả trong đầu tư XDCB.
- Các năm 2005 - 2009 việc giao kế hoạch đã được chuẩn bị sớm, dân
chủ, công khai và chấp hành tương đối tốt các quy định về trình tự và thủ tục
trong quản lý đầu tư và xây dựng.
- Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình đã được
HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư quan tâm hơn.
Đã tổ chức một số cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng
các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát
hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
52
- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được
thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án,
nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ và
dần đi vào nề nếp, hiệu quả, chất lượng công trình ngày một tăng.
- Đa số công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu thiết kế được duyệt, đảm
bảo tiến độ, các công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu
quả ngay.
2.2.1.2. Tác động đến phát triển kinh tế xã hội
Trong thời kỳ 2005 - 2009, kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp
phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế huyện. Hàng chục công trình
xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có
nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.
Cùng với việc đầu tư hoàn thành các dự án khác đã làm tăng thêm một
số năng lực sản xuất mới trên nhiều lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế - xã hội.
Biểu 2.5. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2005 - 2009
TT Diễn giải ĐVT Năm 2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009 BQ
1 GDP trong huyện (giá SS)
Tỷ
đồng 426 475 530 588 630 691
2
Tốc độ tăng trưởng GDP
huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ
% 7,0 11,52 11,51 11,05 7.1 9,64
Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước % 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 7,35
Nguồn: Niên giám thống kê
Hiệu quả đầu tư phát triển ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ được thể
hiện thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá:
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
53
Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu
kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những
năm ở thời kỳ 2005 - 2009 xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tương đối rõ nét, nhất là cơ cấu ngành.
Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác có
hiệu quả tiềm năng thế mạnh của huyện, áp dụng những tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là kết quả của chuyển đổi cơ cấu vốn
đầu tư. Trong những năm 2005 - 2009, cơ cấu vốn đầu tư có nhiều thay đổi đáng
kể, chính điều đó tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giai đoạn 2005 - 2009, vốn đầu tư tăng nhanh, đầu tư cho lĩnh vực nông
– lâm – thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực này
giảm dần và tăng dần cho khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện thông qua việc chuyển dịch
lao động giữa các khu vực kinh tế và tạo thêm việc làm:
Do kết quả cơ cấu vốn đầu tư được điều chỉnh, nên lực lượng lao động
giữa các khu vực cũng có nhiều thay đổi.
Biểu 2.6. Tỷ lệ lực lượng lao động giữa các khu vực
trong các ngành kinh tế thời kỳ 2005- 2009
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 100 100 100 100 100
Chia ra:
1 Lao động nông - lâm –
thuỷ sản
71,89 70,60 69,83 65,81 65,07
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
54
2 Lao động công nghiệp,
xây dựng
14,70 15,52 16,84 18,68 19,01
3 Lao động khu vực dịch vụ 13,41 13,88 13,33 15,51 15,92
Nguồn: Niên giám thống kê
Lực lượng lao động đã được chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông lâm
thủ sản sang khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Hiệu quả tổng hợp của vốn đầu tư toàn xã hội đã trực tiếp và gián tiếp
tạo ra bình quân một năm khoảng 1.000 việc làm, đó là con số có ý nghĩa xã
hội rất lớn.
Biểu 2.7. Số lao động chia theo ngành
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005
Năm
2006 Năm 2007
Năm
2008
Năm
2009 BQ
Tổng số Lao động Người 51.091
47.870
52.554
48.601
52.463
50.516
Công nghiệp - Xây
dựng Người
7.510
31.703
36.159
32.124
36.282
28.756
Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản Người
36.729
9.264
9.262
8.720
7.976
14.390
Thơng mại, Dịch
vụ, Du lịch Người
6.851
6.902
7.133
7.757
8.205
7.370
Nguồn: Niên giám thống kê
Kết quả của việc tăng cường vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu
tư, thực hiện phân công lại lao động xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu phân chia nền
kinh tế thành 3 khu vực: (I) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; (II) Công nghiệp –
xây dựng; (III) Dịch vụ thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực trong tổng
sản phẩm của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực
công nghiệp và dịch vụ (khu vực II và III); Giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
55
(khu vực I), trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các
ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và phù hợp với yêu cầu
đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Biểu 2.8. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn huyện
Phân theo ba khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
TT Ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009
1 Nông lâm nghiệp thuỷ sản 31,9 32,1 30,2 30,6 29,8
2 Công nghiệp xây dựng 37.7 38,4 41,9 41,8 42,7
3 Dịch vụ 30,4 29,5 27,9 27,6 27,5
Nguồn: Niên giám thống kê
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện rõ nét trong việc thực hiện
quy chế đấu thầu. Công tác đấu thầu đã được triển khai và đạt kết quả. Năm
2009, tổ chức đấu thầu 12 gói thầu, với tổng giá gói thầu là 83,5 tỷ đồng. Qua
đấu thầu đã thực hiện tiết kiệm được cho Nhà nước 3,891 tỷ đồng, tỷ lệ giảm
giá là 4,66% so với tổng giá gói thầu. Điển hình như gói thầu số 5 công trình
cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi 4 xã phía bắc, biến động qua đấu thầu tiết
kiệm được 672 triệu đồng, bằng 9,2% so với dự toán được duyệt.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được thể hiện
thông qua công tác thẩm định. Năm 2009, thẩm định 21 dự án vốn ngân sách,
tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình là 95,532 tỷ đồng, kết quả thẩm định là
93,048 tỷ đồng, giảm 2,484 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 2,6%. Điển hình như công
trình đường giao thông nông thôn xã Yến Mao, tổng mức đầu tư là 6,721 tỷ
đồng, qua thẩm định giảm được 0,558 tỷ, bằng 8,3% so với tổng mức đầu tư
do chủ đầu tư trình.
Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư Nhà nước trên địa bàn huyện
(bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng phát triển của Nhà nước, vốn
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
56
tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước) ngày
càng tăng cao, đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng đối với hạ tầng kinh tế -
xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện rõ nét đời
sống của nhân dân. Tuy nhiên công tác quản lý đầu tư và xây dựng bằng
nguồn vốn Nhà nước còn bộc lộ những yếu kém, thiếu sót dẫn đến gây thất
thoát lãng phí, hiện tượng tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang được xã hội
quan tâm.
2.2.2. Phân tích công tác quản lý ĐT PT từ NSNN của huyện
2.2.2.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch
Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã
quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin sửa đổi,
bổ sung. Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng quy hoạch thấp.
Nhiều quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự
án gây lãng phí, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc
lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa
cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải phê duyệt lại.
Quy hoạch xây dựng xã, thị trấn đã được quan tâm, hầu hết các xã, đã
có quy hoạch nông thôn mới.
Công tác quản lý quy hoạch còn buông lỏng. Phân công, phân cấp
không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản
lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên
quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Nhiều đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác
quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy
hoạch ngành, lãnh thổ chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng
quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
57
vùng lãnh thổ.
Các quy hoạch sau khi được duyệt chưa công bố rộng rãi để các tổ chức,
cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch.
2.2.2.2. Lập kế hoạch và bố trí vốn ĐT
Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân
chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng
của Chính phủ, của UBND tỉnh, của UBND huyện các cấp, các ngành đã tập
trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của nhà nước về
quản lý đầu tư xây dựng. Hàng năm huyện đã xác định và ưu tiên đầu tư cho
các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức; các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển
sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã
hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, các
chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng
cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản
lý.
Thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và
chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia.
Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các xã, thị
trấn, gắn quản lý đầu tư xây dựng với quản lý ngân sách.
Về cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực huyện Thanh Thủy là tương
đối hợp lý giảm đầu tư trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp thuỷ sản và tăng đầu
tư trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và văn hoá hạ tầng du lịch. Tuy nhiên
trong từng ngành cụ thể huyện chưa trú trọng đầu tư cho lĩnh vực quan trọng
trọng điểm như chưa trú trọng nhiều đến lĩnh vực giao thông dẫn đến tình
trạng đường liên xã, liên liên thôn nhiều tuyến trên địa bàn huyện đi lại rất
khó khăn gây bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó trong lĩnh vực Nông lâm
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
58
nghiệp thuỷ sản cũng tương tự, Thanh Thủy đặc thù là một huyện nằm dọc
bờ sông tiềm năng trong lĩnh vực thuỷ hải sản rất lớn nhưng huyện lại đầu tư
chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp là không phù hợp với tiềm năng và lợi thế
của huyện.
Biểu 2.9. Kế hoạch đầu tư XDCB qua các năm phân theo ngành, lĩnh vực
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1
Tổng cộng 57,187 60,761 71,483 78,632 89,354
2
Nông lâm nghiệp thuỷ
sản
18,128 12,577 13,939 9,986 9,382
2.1 Nông nghiệp 9,528 6,650 7,879 5,176 4,872
2.2
Hạ tầng giống thuỷ sản,
cây trồng vật nuôi, cây
lâm nghiệp
8,600 5,927 6,061 4,811 4,510
3 Công nghiệp xây dựng 26,077 32,142 33,669 42,225 48,966
3.1 - Giao thông 4,955 7,956 6,752 8,210 8,281
3.2 - Cụm công nghiệp 10,983 13,772 13,268 15,598 14,575
3.3
- Trụ sở quản lý Nhà
nước
10,138 10,414 13,649 18,418 26,110
4
Văn hoá, hạ tầng du
lịch
12,982 16,041 23,876 26,420 31,006
4.1 - Văn hoá 5,282 6,648 9,361 10,851 12,728
4.2 - Hạ tầng du lịch 7,699 9,393 14,515 15,569 18,278
Mặt khác, lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và
thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
59
năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 70-80% nhu
cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề
xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù
hợp với khả năng cân đối.
Biểu 2.10. Kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1
Về nguồn vốn ngân sách
do địa phương quản lý
đưa vào cân đối
57,187 60,761 71,483 78,632 89,354
2 Số công trình bố trí kế
hoạch
31 32 63 74 57
- Số công trình chuyển
tiếp
16 16 28 32 21
- Số công trình khởi công
mới
7 2 7 7 10
- Số công trình quyết toán 5 11 26 33 23
3 Số công trình hoàn
thành đưa vào sử dụng
còn thiếu vốn thanh toán
3 3 2 2 3
4 Giá trị khối lượng thực
hiện
88,266 66,253 72,796 87,537 89,990
5 Số vốn còn thiếu để
thanh toán khối lượng
31,08 5,49 1,31 8,91 0,64
6 Số công trình được ghi
KH chuẩn bị đầu tư
7 6 13 15 11
Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch
Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách là:
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
60
Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu
công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng,
không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm,
nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung
thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của
kế hoạch năm sau.
Chưa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong
quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân
đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng
cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ
không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và
kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả
cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều
kiện thanh toán.
Ví dụ: Công trình đường giao thông khu 4 xã Đồng Luận công trình khởi
công mới năm 2011, có tổng mức đầu tư là 6.398 triệu đồng, bố trí kế hoạch
năm 2011 là 500 triệu đồng, Công trình cải tạo nâng cấp hè phố thị trấn Thanh
Thủy có tổng mức đầu tư là 5.300 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2010 là
2.000 triệu đồng, đến năm 2011 đã bố trí kế hoạch vốn là: 500 triệu đồng
Nguyên nhân của tình trạng bố trí kế hoạch dàn trải là do chủ trương đầu tư:
Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tư
xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xong số dự
án ghi danh mục chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh
thêm không ít chủ trương cho lập dự án.
Một số dự án chưa triển khai thực hiện đã có chủ trương cho lập lại,
thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lượng. Các xã, thị trấn trình UBND
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
61
huyện xin chủ trương đầu tư quá nhiều đây là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tư
dàn trải.
Ví dụ: Công trình đường giao thông nội thị thị trấn Thanh Thủy huyện
đã bố trí kế hoạch năm 2009 nhưng phê duyệt lại dự án do phải chuyển địa
điểm xây dựng.
Một số dự án khi xin chủ trương cho lập dự án, chủ đầu tư đề nghị phê
duyệt dự án để xin tài trợ quốc tế hoặc hỗ trợ từ các Trung ương, nhưng sau
một thời gian không có nguồn, lại xin chuyển sang phần vốn đã được phân bổ
cho ngân sách huyện, làm cho lượng ngân sách đầu tư xây dựng của huyện đã
hạn hẹp lại càng khó khăn hơn.
Trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy định đối với các dự án
nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực
hiện dự án không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm, nhưng trên thực tế
một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá bốn năm, số lượng các
dự án đầu tư do các đơn vị đề xuất vẫn khá lớn, vượt khả năng cân đối vốn
hàng năm.
Ví dụ: Công trình đường giao thông nội đồng xã Hoàng Xá, có tổng mức
đầu tư theo quyết định phê duyệt là 6.877.triệu đồng, là dự án nhóm C nhưng
đã bố trí kế hoạch vốn đầu tư kéo dài 4 năm từ 2009 – 2009.
Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư đến nay mới làm được các nguồn
vốn ngân sách đầu tư tập trung, vốn ODA và các Chương trình mục tiêu. Còn
nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước chưa phản ảnh trong kế
hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh,
nguồn tài trợ của nước ngoài đầu tư cho các ngành ở địa phương, vốn đầu tư
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cư chưa đầy đủ, kịp thời.
Đầu tư tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chưa có định hướng và
quản lý của Nhà nước mà thường mang tính tự phát.
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
62
Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách là vô cùng quan trọng nhưng trong giai đoạn 2005-2009 huyện
vẫn chưa thực hiện tốt công tác này. Vẫn còn nhiều dự án triển khai không
đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt, còn nhiều dự án phải điều chỉnh kéo
dài tiến độ thi công, nhiều dự án phải bổ sung thiết kế dự toán.Chất lượng
nhiều công trình khi đưa vào sử dụng không đảm bảo nên sau một thời gian
sử dụng đã bị xuống cấp, buộc phải nâng cấp cải tạo gây lãng phí cho nguồn
ngân sách nhà nước.
2.2.2.3. Phân cấp quản lý ĐT và xây dựng
Thực hiện việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng theo Quyết định
số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020; Quyết định số: 2358/2005/QĐ-UBND ngày 01/09/2005 của UBND tỉnh
Phú Thọ, giành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ
sở và các chủ đầu tư có mức vốn không quá 5 tỷ đồng; Những dự án đầu tư
xây dựng công trình có nhiều nguồn vốn khác nhau cùng tham gia, nếu nguồn
vốn của tỉnh chiếm dưới 50% (Trong dự án có nguồn vốn đầu tư dưới 5 tỷ
đồng). Dự án đầu tư của xã, thị trấn có mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng (Nguồn
vốn trong dự án là của xã, phường, thị trấn) giao cho ủy ban nhân dân cấp
huyện quy định có thể phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp xã ký. Các dự án
được phân cấp phải được UBND cấp trên đồng ý về mặt chủ trương, phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng cân
đối nguồn vốn.
Việc thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng đã giành
quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở và các chủ đầu tư.
Tạo điều kiện cho huyện, xã, thị trấn chủ động quyết định đầu tư các dự án
thuộc thẩm quyền được phân cấp. Giảm thủ tục hành chính với các cấp các
Luận văn: Thạc sỹ khoa học Trường: ĐHBK Hà Nội
Học viên: Nguyễn Xuân Thành Khoa: Kinh tế và quản lý
63
ngành.
Giảm bớt công việc không cần thiết cho UBND huyện và các ngành.
Nâng cao trách nhiệm của cấp được phân cấp trong quản lý đầu tư và
xây dựng.
Qua thực tế thực hiện cho thấy còn nhiều bất cập, phân bổ vốn cho
nhiều công trình, dự án khá phân tán; bố trí vốn cho các dự án quá nhỏ không
có khả năng hoàn thành dự án theo tiến độ để đưa vào sử dụng phát huy hiệu
quả. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán đã giảm ở cấp huyện nhưng lại
diễn ra ở cấp xã, thị trấn. Trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư của các đơn
vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, độ ngũ cán bộ còn thiếu. đội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273196_7046_1951362.pdf