Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường trung cấp kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái

MỤC LỤC . i

LỜI CẢM ƠN . iv

LỜI CAM ĐOAN . v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC HÌNH VẼ . vii

DANH MỤC BẢNG . viii

PHẦN MỞ ĐẦU . ix

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . 1

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đào tạo và chất lượng đào tạo . 1

1.1.1. Đào tạo và các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo . 1

1.1.1.1 Đào tạo: . 1

1.1.1.2 Các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo . 1

1.1.2. Chất lượng đào tạo . 4

1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải đánh giá chất lượng đào tạo . 5

1.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo . 6

1.1.5. Kiểm định chất lượng đào tạo . 7

1.1.6. Đánh giá, đo lường chất lượng đào tạo . 8

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng. . 9

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo . 9

1.2.2. Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo . 11

1.2.2.1. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Management) . 11

1.2.2.2. Mô hình các yếu tố tổ chức. . 13

1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo . 13

1.3.1. Mục đích của đánh giá chất lượng . 13

1.3.2. Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo . 14

1.4. Phương pháp đánh giá . 14

1.4.1. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng . 14

1.4.2. Khảo sát sự hài lòng của người học. . 21

pdf131 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường trung cấp kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung 5 5 6 7 8 Khoa trồng trọt 5 5 5 5 9 Khoa chăn nuôi - thú ý 4 4 4 4 10 Khoa địa chính – lâm nghiệp 5 5 7 7 11 Trại thực nghiệm 3 3 3 4 Tổng 68 69 71 74 ( Nguồn số liệu về số lượng cán bộ, giáo viên– Phòng HC-TC) Nhìn chung, những năm qua số lượng giáo viên gia tăng, nhưng tỷ lệ này chưa cao, nhà trường còn thiếu giáo viên. Nguyên nhân: - Chỉ tiêu biên chế giáo viên có hạn. - Một số GV tuyển dụng vào chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của Nhà trường, nên những hợp đồng giảng dạy chỉ được ký kết trong thời gian ngắn. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 44 Hiện nay, công tác tuyển dụng giáo viên của trường gặp rất nhiều khó khăn do có hầu hết học sinh mới tốt nghiệp ở các trường Đại học đều không muốn về tỉnh để công tác, hoặc họ cho rằng làm giáo viên có thu nhập thấp, kém năng động Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng để đảm bảo chất lượng giáo viên trong quá trình tuyển dụng, Nhà trường luôn quan tâm và ưu tiên cho những giáo sinh có trình độ trên đại học và những giáo viên có kinh nghiệm. Đối với hoạt động tuyển dụng, quy trình được thực hiện như sau: Hình 2.2: Sơ đồ tuyển dụng giáo viên Lập kế hoạch tuyển giáo viên Thông báo tuyển Nhận hồ sơ Phân tích hồ sơ Phỏng vấn, thi tuyển Kí hợp đồng thử việc 3 tháng Thi tuyển đánh giá Tuyển dụng Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 45 Quá trình đào tạo, sử dụng giáo viên Nhà trường luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ, cụ thể: - Nhà trường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đến nay, toàn bộ giáo viên của trường đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 60,7% đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2. - Nhà trường hỗ trợ tiền học phí, tiền mua giáo trình, tài liệu cho giáo viên đi học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập nâng cao trình độ. b. Về tuổi đời và thâm niên công tác Qua thống kê về tuổi đời và thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên trong trường năm học 2012 – 2013. Bảng 2.9: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi và thâm niên công tác Tổng số Giáo viên Tuổi đời Thâm niên công tác 20 61 34 18 6 3 32 20 5 4 100% 55,7% 29,5% 9,8% 4,9% 52,5% 32,8% 8,2% 6,6% ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 55,7% và có số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 52,5%. Số giáo viên trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 4,9%, số giáo viên có số năm công tác trên 20 năm chiếm tỷ lệ 6,6%. Với cơ cấu giáo viên như vậy là chưa hợp lý. Đại đa số đội ngũ giáo viên trẻ với ưu điểm là nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi, có sức khoẻ, nhưng lại có hạn chế là chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Ngược lại, số giáo viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 13,9%, đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của trường là thấp. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 46 c. Về trình độ chuyên môn Thống kê về trình độ chuyên môn của giáo viên trong 4 năm gần nhất Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn của giáo viên từ năm học 2009 - 2013 Năm học Số lượng GV TS ThS ĐH SL TL % SL TL % SL TL % 2012-2013 61 1 1,6 16 26,2 44 72,1 2011-2012 60 1 1,7 14 23,3 45 75,0 2010-2011 58 1 1,7 8 13,8 49 84,5 2009-2010 58 1 1,7 7 12,1 50 86,2 ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 NH 2009 ‐ 2010 NH 2010 ‐ 2011 NH 2011 ‐ 2012 NH 2012 ‐ 2013 Trình độ đại học Trình độ thạc sỹ Trình độ tiến sỹ Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn của giáo viên từ năm học 2009 - 2013 Qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.2, ta thấy đội ngũ giáo viên của trường 100% đạt trình độ chuẩn đại học. Nhìn vào kết quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường có thể thấy số lượng giáo viên của trường đã tăng cả về chất và lượng. Đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh. Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 47 Bảng 2.11: Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên Tổng số Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học A B C A B C 61 40 18 3 42 15 4 (Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Về trình độ ngoại ngữ, 100% số giáo viên của trường đã qua các lớp đào tạo tiếng Anh, tuy nhiên trình độ ngoại ngữ như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu vì hầu hết giáo viên không sử dụng được kiến thức của mình để phục vụ việc nghiên cứu, tìm tài liệu học tập Do đó kiến thức ngoại ngữ đã được học cũng mai một dần. Về trình độ tin học, chủ yếu giáo viên chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường, có những giáo viên vẫn chưa thành thạo việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại trong nhà trường chưa được phổ biến rộng, phương pháp dạy học vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống. Có thể thấy, do trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên chưa cao cũng đã có ảnh hưởng tới chất lượng giờ giảng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh tróng đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng cần có sự thay đổi, sự cập nhật về nội dung, phương pháp đào tạo d. Về năng lực sư phạm. Bảng 2.12: Trình độ sư phạm của giáo viên STT Trình độ sư phạm Số lượng Tỷ trọng(%) 1 Sư phạm bậc 1 24 39,3 2 Sư phạm bậc 2 37 60,7 Tổng 61 100 (Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính) Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 48 Điều kiện để giáo viên có thể truyền tải được kiến thức đến người học thì ngoài những kiến thức chuyên môn còn phải có kiến thức về sư phạm. Một giáo viên giỏi đến đâu nhưng nếu không có phương pháp truyền đạt những kiến thức thì người học cũng không thể lĩnh hội được đầy đủ, đúng những kiến thức mà giáo viên mong muốn người học tiếp thu.Chính vì vậy, chúng ta thấy trình độ sư phạm là một trong những nhóm nhân tố đảm bảo để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học nói riêng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung. Đại đa số giáo viên của trường theo học các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật nông lâm ngư nghiêp,...chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ sư phạm. Để đủ điều kiện giảng dạy, giáo viên theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn (từ 1 đến 6 tháng), sau khoá học giáo viên được cấp chứng chỉ sư phạm của các trường sư phạm, và thường giáo viên theo học đến bậc 2 là hết bậc. Theo thống kê của phòng Hành chính – Tổ chức của Nhà trường, có khoảng 60,3% giáo viên có trình độ sư phạm bậc 2, tỷ lệ còn lại là những giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1. Để tìm hiểu sâu hơn về năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên, tác giả đã tiến hành điều tra 60 giáo viên của Nhà trường và đã thu được một số kết quả đánh giá sau: Bảng 2.13: Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ( %) Rất tốt Tốt Khá Trung bình 1 Kết hợp các phương pháp dạy học 18 28 52 2 2 Hiểu được tâm lý người học 20 25 53 2 3 Khả năng thu hút người học 22 35 42 2 4 Khả năng tổ chức, quản lý lớp 22 33 43 2 5 Giải quyết các tình huống sư phạm 20 28 48 3 (Nguồn: Kết quả điều tra) Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 49 Kết quả điều tra trong bảng 2.13 cho thấy năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giáo viên Nhà trường ở mức khá, tuy nhiên vẫn có những đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ở mức trung bình. Nguyên nhân do phần lớn giáo viên của Nhà trường có tuổi đời và thâm niên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm lên lớp. Bên cạnh đó giáo viên phải giảng dạy nhiều môn nên không có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu kỹ bài giảng, phương pháp truyền đạt hay những sáng tạo trong quá trình giảng dạy, khả năng hiểu được tâm lý người học và thu hút người học chưa cao, điều khiển các hoạt động dạy học còn kém linh hoạt, máy móc... Chính vì vậy làm cho sức thu hút và chú ý của người học vào nội dung bài giảng chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy, mặc dù kiến thức chuyên môn của giáo viên được đánh giá cao. e. Về phương pháp giảng dạy Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh còn bị hạn chế. Riêng đối với các môn chính trị, pháp luật có sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó học sinh cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình. Đối với các môn thực hành, giáo viên sử dụng thêm các phương pháp trình bày mẫu, thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát, phương pháp luyện tập.. Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do giáo viên của trường còn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình dạy học thường rất ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Bên cạnh đó, do giáo viên của trường chủ yếu là giáo viên trẻ, kinh nghiệm công tác ít, lại phải lên lớp nhiều nên cũng hạn chế khả năng trau dồi, nghiên cứu của giáo viên. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, kết quả cho thấy: Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 50 Bảng 2.14: Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học. Mức độ Cán bộ quản lý, GV Học sinh Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 5 4 Trung bình 12 26 Khá 43 42 Tốt 40 28 Tổng 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra) Đánh giá về hiệu quả các phương pháp dạy học của giáo viên: kết quả khảo sát từ phía người học cho thấy, có 26% số người được hỏi đánh giá mức độ trung bình, 4% đánh giá mức độ kém, 28% đánh giá ở mức độ tốt, 42% đánh giá ở mức độ khá Khi đi sâu tìm hiểu, tác giả đưa ra những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả phương pháp dạy học vẫn còn chưa tốt: - Do giáo viên tham gia giảng dạy quá nhiều môn trong một học kỳ, nên không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu về bài giảng, việc sử dụng kết hợp các phương pháp trong giảng dạy, hay thiết kế những bài giảng giáo án điện tử. Nên để đảm bảo kịp tiến độ đào tạo, và hoàn thành nhiệm vụ các giáo viên quay lại với phương pháp giảng dạy truyền thống (phương pháp thuyết trình). - Dạy học theo phương pháp mới đòi hỏi người học phải có khả năng tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức. Nhưng do chất lượng đầu vào của người học thấp, phần lớn các em là học sinh của các xã, huyện có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn nên khi ra thành phố học, để bắt nhịp với cuộc sống đã rất khó khăn, tiếp đó học tập trong môi trường học tập mới: bạn bè mới, thầy cô mới, trường lớp mới, xa gia đình... là một rào cản đối với các em. Mặt khác, để học sinh có điều kiện nghiên cứu, hệ thống thư viện nhỏ, hệ thống sách giáo trình không đáp ứng đủ để cho người học tự học, tự nghiên cứu. - Khi được hỏi về việc sử dụng phương tiện dạy học hoặc các thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy thì: 30% sử dụng thường xuyên, số còn lại thì ít sử dụng, có sử dụng Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 51 nhưng không thường xuyên. Để áp dụng một cách có đầu tư và hiệu quả thì giáo viên thường chỉ sử dụng trong những tiết dạy dự giờ, thi giáo viên giỏi các cấp. - Khi được hỏi đa số giáo viên đều nói rằng do tâm lý ngại đổi mới nên không sử dụng phương pháp giảng dạy mới một cách thường xuyên. - Trong nội dung bài học, các giáo viên trẻ ít đưa ra các vấn đề thực tế để người học liên hệ thực tiễn, thảo luận và phát biểu trong các giờ học. g. Về công tác nghiên cứu khoa học Hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ KH-CN và các hoạt động khác nhằm phát triển KH-CN. Bao gồm các nội dung: Xây dựng phương hướng, mục tiêu, kế hoạch KH-CN ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ; Biên soạn giáo trình, bài báo, sách tham khảo, sách chuyên môn...; Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học, phản biện các công trình KHCN,.... Quy trình đăng ký, phê duyệt, kiểm tra đánh giá, nghiệm thu, tổng kết đề tài khoa học – công nghệ (quy định cụ thể trong quy định về hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường năm 2013). Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ giáo viên, song để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao, Nhà trường áp dụng một số biện pháp nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham giá hoạt động như : Số lượt tham gia thành công là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động KHCN của đơn vị; Các đơn vị tổ chức sinh hoạt khoa học ít nhất 3 tháng/lần, tổ chức Hội thảo khoa học ít nhất 01 lần/năm; Phòng Đào tạo phối hợp các khoa chuyên môn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực NCKH của giáo viên; Nhà trường sử dụng một phần kinh phí ngân sách để khuyến khích nghiên cứu khoa học; Khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ tư vấn.... Mặc dù, công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ của Nhà trường gặp không ít những khó khăn, nhưng với tinh thần tự học, sáng tạo đội ngũ giáo viên Nhà trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, kết quả nghiên cứu khoa học được xếp loại, đánh giá cao. Cụ thể: Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 52 Bảng thống kê về số lượng, chất lượng sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học qua các năm: Bảng 2.15: Bảng thống kê về SKKN, NCKH giáo viên qua các năm STT Năm học Đề tài NCKH, SKKN Xếp loại Xuất sắc Khá, công nhận Không đạt I 2010-2011 1 Nghiên cứu khoa học 2 - 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2 - II 2011 - 2012 1 Nghiên cứu khoa học 1 2 2 Sáng kiến kinh nghiệm 3 (Nguồn: PhòngĐào tạo và nghiên cứu khoa học ) 3/ Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý đào tạo a. Về công tác tổ chức, quản lý chung của nhà trường Công tác tổ chức và quản lý là điều kiện tiền đề đảm bảo cho các hoạt động của trường thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đào tạo đề ra, nó cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Về công tác tổ chức và quản lý bao gồm sự phối hợp của tất cả các bộ máy hoạt động đồng bộ: Phòng đào tạo, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng quản trị vật tư, Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, phòng công tác học sinh, qua khảo sát qua phiếu thăm dò ý kiến của lãnh đạo Nhà trường và các cán bộ quản lý phòng, khoa, cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể đánh giá tiêu chí tổ chức và quản lý thể hiện qua tính đầy đủ, rõ ràng và kịp thời của các tài liệu trong công tác tổ chức và quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường trong những năm qua. Kết quả đánh giá chung công tác tổ chức và quản lý của Nhà trường ở mức tốt, thể hiện qua các nhóm chỉ số đánh giá sau: Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 53 Bảng 2.16: Tổng hợp đánh giá công tác tổ chức và quản lý Nội dung đánh giá Tổng số (%) Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%) Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1. Cơ cấu tổ chức được thực hiện theo quy định và cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường. 100 - - 10 60 30 2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động của Trường một cách có hiệu quả. 100 - - 10 70 20 3. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức trong Trường được phân định rõ ràng. 100 - - 10 70 20 4. Nhà trường có chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn – trung và dài hạn; có biện pháp giám sát và định kỳ đánh việc thực hiện kế hoạch. 100 - 20 20 40 20 5. Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong Trường hoạt động có hiệu quả, các hoạt động của Nhà trường tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 100 - 10 20 40 30 (Nguồn: Từ các phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý) b. Về công tác tổ chức đào tạo - Về công tác tuyển sinh Chất lượng đầu vào của hệ THCN phụ thuộc rất lớn vào quá trình đào tạo trước đó ở các bậc học phổ thông. Đa số học sinh khi được tuyển vào trường là học Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 54 sinh đã thi trượt các trường Đại học và Cao đẳng. Mặt khác, từ năm 2005 trở về trước do thực hiện công tác thi tuyển vào trường nên chất lượng đầu vào có cao hơn nhưng từ năm 2006 trở lại đây do Nhà trường chuyển từ hình thức thi tuyển sang xét tuyển dựa vào bảng điểm tốt nghiệp TPTH và học bạ nên chất lượng đầu vào đã bị giảm đáng kể. Trong những năm gần đây, cùng với sự trưởng thành của Nhà trường thì hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng, số lượng học sinh tham gia các lớp đào tạo liên thông, liên kết ngày một tăng nhưng số lượng học sinh đăng ký thi tuyển và theo học hệ TCCN tại trường lại có xu hướng giảm xuống Hình thức tuyển sinh của Nhà trường: thông qua việc tuyên truyền thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trang website của Nhà trường về tiêu chuẩn, số lượng tuyển sinh mỗi chuyên ngành qua các năm. Bảng 2.17: Bảng tổng hợp số lượng tuyển sinh THCN từ năm 2009-2013 TT Năm học Chỉ tiêu Số lượng nhập học Tỷ lệ tuyển sinh đạt % 1 2009-2010 500 454 91% 2 2010-2011 500 412 82% 3 2011-2012 500 383 77% 4 2012-2013 500 360 72% (Nguồn: Phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học) - Về công tác đào tạo Công tác quản lý hoạt động đào tạo được giao cho phòng Đào tạo phụ trách chính và các khoa chuyên môn phối hợp thực hiện. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch biên chế năm học, kế hoạch, tiến độ và các hoạt động đào tạo khác, thực hiện theo quy trình được xây dựng thông qua: (1) Xây dựng kế hoạch đào tạo các chuyên ngành và trình ký duyệt( trước tháng 6 hàng năm);(2) Xây dựng tiến độ Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 55 đào tạo và ký duyệt;(3) Gửi kế hoạch, tiến độ cho các khoa;(4) Nhận bảng phân công giáo viên giảng dạy, kế hoạch chuyên môn năm học của các khoa chuyên môn;(5) Trình Ban giám hiệu, hội đồng Nhà trường phê duyệt và thực hiện cho năm học tiếp theo. Qua khảo sát ý kiến của giáo viên trong Nhà trường về công tác quản lý hoạt động đào tạo, tác giả đã thu được một số ý kiến, kết quả trong bảng 2.18 dưới đây: Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động đào tạo TT Nội dung đánh giá Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Kém 1 Lập kế hoạch đào tạo 37 45 15 3 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo 40 42 17 2 3 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế giáo viên 27 38 33 2 4 Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động đào tạo 37 45 18 0 5 Dự giờ giờ giảng của giáo viên 22 37 42 0 6 Tổ chức các buối sinh hoạt chuyên môn 23 28 43 5 7 Thực hiện đánh giá giáo viên 30 30 40 0 8 Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn 28 32 37 3 (Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng kết quả đánh giá tác giả có những đánh giá về công tác quản lý đào tạo: - Về công tác lập kế hoạch đào tạo: được đánh giá ở mức khá. Mọi kế hoạch đào tạo đều được lập ra cho từng chuyên ngành học, cho từng học kỳ và cả năm ở đầu năm học mới; xây dụng kế hoạch thanh tra thường xuyên hoạt động giảng dạy, thanh tra học kỳ, năm học; đánh giá dự giờ lớp học, giáo viên Song trong khi lập kế hoạch đào tạo, khó lường trước được những tình huống nên nhiều khi kế hoạch Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 56 đạo tạo đã xây dựng, khi thực hiện có nhiều bất cập, chính vì vậy đòi hỏi kế hoạch đào tạo xây dựng cần phải xây dựng sát với thực tế, và khi có sự bất cập, cần thống nhất và sửa đổi kịp thời để tiến độ đào tạo không bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của Nhà trường. - Về việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo được đánh giá đảm bảo về mặt thời gian, và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (như tiến độ về thời gian, kết quả đào taọ, kết quả thanh tra chuyên môn...). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, do số lượng giáo viên chuyên ngành còn thiếu nên một số môn học không đảm bảo trình tự trong khung chương trình đào tạo, logic hệ thống môn học chưa cao, một giáo viên tham gia dạy nhiều môn thuộc nhiền chuyên ngành như giáo viên dạy kế toán – tài chính, ngoài những môn học thuộc chuyên ngành c̣òn phải dạy thêm các môn ở các chuyên ngành khác như chuyên ngành quản lý kinh tế,... - Về công tác thanh tra chuyên môn: Thực hiện về quản lý thời gian lên lớp của giáo viên, thanh kiểm tra hồ sơ giáo án sau khi môn học giảng dạy xong, và hội đồng thanh tra chuyên môn cuối mỗi học kỳ, năm học... Bên cạnh đó, công tác thanh tra vẫn còn nhiều vấn đề phải nhắc đến: do số lượng học sinh ít, các chuyên ngành mở ra nhiều, giáo viên phải dạy đồng thời nhiều môn ...đó cũng là một gánh nặng cho giáo viên. Và giáo viên cùng chuyên môn lại quá ít (chỉ có từ 1-3 người cùng chuyên môn) nên việc dự giờ đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên là rất khó, lực lượng giáo viên đều rất trẻ về cả tuổi đời, lẫn tuổi nghề, cơ hội học hỏi là rất ít,...chính vì vậy hoạt động thanh tra chuyên môn chưa đạt được kết quả như mục tiêu đề ra của hoạt động này. - Do các lớp học ở dải rác các địa phương trên toàn tỉnh, giáo viên phải thay nhau xuống cơ sở để giảng dạy, nên việc sinh hoạt chuyên môn tập trung diễn ra không được thường xuyên, và nếu có diễn ra thì không có sự tham gia đầy đủ của toàn bộ giáo viên. Nhà trường hàng năm xây dựng quy chế chuyên môn và có điều chỉnh cho phù hợp, song công tác quản lý đào tạo còn tồn tại nhiều vấn đề: Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 57 - Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chủ yếu dựa trên kế hoạch của chương trình đào tạo của từng kỳ học, năm học. Tổ chức công tác đánh giá chất lượng giảng dạy được chú trọng nhưng kết quả chưa cao. Giáo viên được đánh giá chất lượng với ý thức hoàn thành các tiêu chuẩn đề ra, còn về sự tìm tòi, khám phá và đổi mới chất lượng diễn ra chưa thật sự sôi nổi, còn gượng ép,...Còn về phía Nhà trường tổ chức công tác đánh giá chất lượng chưa có những biện pháp khuyến khích, động viên đúng mức, chế độ thưởng hay kiểm điểm còn chưa thật sự chặt chẽ. - Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên dựa chủ yếu vào kết quả học tập của người học, chưa xây dựng được một hội đồng thẩm định khoa học Nhà trường để thực hiện công tác đánh giá, mà công việc này giao cho một vài cán bộ phòng đào tạo phối hợp với các khoa chuyên môn nên hoạt động diễn ra không thường xuyên, trình độ chuyên môn của người được đi đánh giá chất lượng chưa phù hợp.... - Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên chưa được thật sự quan tâm, không được diễn ra một cách đều đặn thường xuyên,... - Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo còn chưa thống nhất về hướng giải quyết vấn đề, gây sự chồng chéo trong công việc, gây tâm lý ức chế cho giáo viên và cán bộ phòng đào tạo. Chính vì vậy vô cùng cần thiết phải xây dựng một bộ quy chế chuyên môn rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với tình hình Nhà trường; phân công nhiệm vụ cho cán bộ chuyên trách của Phòng đào tạo một cách rõ ràng để tạo sự thống nhất trong việc phối hợp với các phòng, khoa chuyên môn,...tạo thuận lợi trong công việc, để công tác đào tạo có hiệu quả hơn hiện nay c. Về công tác quản lý học tập và giáo dục học sinh Quản lý hoạt động học tập học sinh được phòng đào tạo kết hợp với các khoa chuyên môn và phòng Công tác học sinh cùng phối hợp quản lý. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ lập kế hoạch học tập, sắp xếp lịch thi gửi đến các khoa để triển khai theo đúng tiến độ kế hoạch. Tổ chức thi hết môn, chấm thi, ghép phách và vào điểm. Do số lượng giáo viên các khoa còn thiếu nên ở mỗi khoa, tổ bộ môn chưa có cán bộ, hay giáo viên làm nhiệm vụ như giáo vụ khoa chuyên phụ trách việc theo dõi, tổng Luận văn tốt nghiệp cao học Học viên Nguyễn Đức Phúc 58 hợp kết quả học tập của người học. Mà ở mỗi học phần môn học, giáo viên bộ môn nhập điểm vào sổ và phần mềm quản lý đào tạo gửi điểm về khoa và về phòng đào tạo. Dựa vào kết quả của các học phần, phòng đào tạo sẽ theo dõi, tổng hợp điểm các học phần vào cuối kỳ học, năm học. Kết quả này để phân loại học lực học sinh, là căn cứ để xét học bổng khuyến khích, xét lên lớp cho học sinh,.... Cuối mỗi kỳ học, nhà trường tổ chức 02 lần thi: lần thi thứ nhất cho những đối tượng học sinh đủ điều kiện dự thi ( tham dự đủ từ 80% trở lên số tiết của học phần/môn học, điểm trung bình kiểm tra từ 5,0 trở lên); lần thi thứ hai đối với các đối tượng còn lại. Điểm học phần chính là trung bình cộng của điểm thi kết thúc học phần và điểm trung bình kiểm tra. Cuối mỗi kỳ học, đánh giá xếp loaị kết quả học tập căn cứ vào thang điểm đánh giá chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273365_4137_1951495.pdf
Tài liệu liên quan