Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Ninh Bình

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài:. 1

2. Cơ sở khoa học thực tiễn của đề tài. . 2

3. Mục tiêu nghiên cứu. 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

5. Phương pháp nghiên cứu. . 3

6. Kết cấu luận văn. 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ÁP

DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI. 4

1.1. Lý luận chung về rủi ro và quản lý rủi ro. . 4

1.1.1. Khái niệm rủi ro. 4

1.1.2. Phân loại rủi ro. 5

1.1.3. Quản lý rủi ro. 7

1.1.3.1. Khái niệm về quản lý rủi ro. 7

1.1.3.2. Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của quản lý rủi ro. 8

1.1.3.3. Các nội dung của quản lý rủi ro. 9

1.2. Các vấn đề lý thuyết về hoạt động tín dụng và vấn đề về rủi ro và quản lý rủi

ro tín dụng. 19

1.2.1. Khái niệm tín dụng. 19

1.2.2. Đặc điểm của tín dụng. 20

1.2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng. . 20

1.2.4. Quy trình tín dụng căn bản. . 20

1.3. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. 21

pdf114 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của BIDV, đồng thời phát huy kết quả đạt được ở các năm 2012 trong năm 2013 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu và chiếm 10,2% thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh (Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nhà nước). + Trong những năm vừa qua BIDV Ninh Bình đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, BIDV Ninh Bình đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. + Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phần kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng tín dụng. - Công tác sử dụng vốn: Do thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho nên BIDV Ninh Bình đã tích cực và nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng trong đó trọng tâm là công tác tín dụng. + Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng theo quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả kinh tế xã hội. BIDV Ninh Bình đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp và các cá nhân. + Địa bàn hoạt động kinh doanh của BIDV Ninh Bình rất đa dạng và phức tạp, vốn huy động được đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra BIDV Ninh Bình còn tập trung đầu tư vốn vào các dự án có hiệu quả, đúng hướng, 43 đúng đối tượng, đúng thành phần kinh tế phù hợp với chủ trưởng phát triển kinh tế của địa phương. - Hoạt động tiền tệ ngân quỹ: Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, bảo đảm đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp tiền mặt về NHNN, BIDV kịp thời, tồn quỹ hợp lý, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Có được những kết quả trên là do BIDV Ninh Bình đã thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý an toàn kho quỹ, quy trình thu chi tiền mặt, chế độ kiểm quỹ cuối ngày. + Công tác vận chuyển tiền đi nộp, lĩnh tại NHNN và BIDV được tổ chức chặt chẽ, đúng chế độ, đảm bảo tính bí mật và an toàn cao. + Việc quản lý hồ sơ thế chấp chặt chẽ, mở sổ sách theo dõi đầy đủ việc nhập, xuất tài sản, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu tài sản của khách hàng, tranh thủ tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, ưu tiên tiền mới cho các quỹ tiết kiệm. + Cán bộ làm nghiệp vụ thủ quỹ, kiểm ngân luôn nêu cao tính trung thực, thật thà, liêm khiết của người cán bộ ngân hàng. Bởi vậy trong thu nhận, thủ quỷ kiểm ngân đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng với số tiền thừa tương đối lớn. Năm 2012 là 189 triệu đồng, năm 2013 là 168 triệu đồng. - Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Hoạt dộng kinh doanh ngoại tệ không phát triển bằng các hoạt dộng khác và nó chủ yếu tập trung phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng tại chi nhánh. + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải thông qua sự cho phép của cấp trên, chi nhánh thực hiện việc mua không hạn chế nhưng việc bán ra cho khách hàng thì lại cần được sự đồng ý của cấp trên và chỉ bán ra với một lượng nhất định trong hạn mức cho phép. + Trong những năm qua, chi nhánh đã thiết lập và củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên nhằm chủ động hơn trong kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ dừng lại ở việc phục vụ khách hàng, phục vụ nhu cầu thanh toán mà còn phát triển việc kinh doanh mua bán với các ngân hàng khác nhằm thu chênh lệch giá. - Một số hoạt động khác. 44 + Hoạt động công nghệ: Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh đã tận dụng tối đa khả năng về cỏ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV để áp dụng vào thực tiến hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình chuyển tiền, quản lý vốn, quy trình xét duyệt cho vay,...đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của chi nhánh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. + Công tác khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức giao lưu thể thao, văn nghệ đối với các doanh nghiệp, các đối tác. Chi nhánh liên tục cập nhật và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng, đặc biệt là các tổ chức kinh tế. + Công tác kiểm tra, kiểm soát: bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh đã tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt dộng, phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn để đề xuất biện pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I.Tổng thu nhập 725 887,9 771,1 - Thu nhập từ hoạt động cho vay và bảo lãnh. 690 850 728 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ. 34 37 42 - Thu nhập từ các hoạt động khác 1 0,9 1,1 II.Tổng chi phí 655 805,9 704,1 - Chi phí từ hoạt động huy động vốn 567,9 707,4 575 - Chi phí từ hoạt động dịch vụ 12 13 15 - Chi phí trích lập dự phòng rủi ro 50,1 59,5 86,1 - Chi phí hoạt động và chi phí khác 25 26 28 Lợi nhuận trước thuế 70 82 67 (Dựa vào số liệu tổng hợp và các báo cáo của BIDV Ninh Bình) 45 2.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình. Trong các năm qua, BIDV Ninh Bình tiếp tục chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng với các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp và mang tính đặc thù riêng cho từng nhóm khách hàng, triển khai các bộ sản phẩm trọn gói cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các lĩnh vực ưu tiên đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản xuất nông sản, cho vay sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn,Xây dựng quy định về phân tích hiệu quả sinh lời tổng thể trên một doanh nghiệp để áp dụng chính sách khách hàng, triển khai phần mềm quản lý tín dụng cá nhân hiện đại Trong năm 2013 BIDV Ninh Bình đã ký hợp đồng tín dụng đầu tư dự án nhà máy xi măng Xuân Thành trên cơ sở vay vốn giữa BIDV Ninh Bình và BIDV Nam Định với số tiền là 300 tỷ đồng. Ký hợp đồng cho vay đồng tài trợ giữa BIDV Ninh Bình và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình đối với dự án đầu tư nhà máy xi măng Duyên Hà. Ngân hàng còn giải ngân theo tiến độ đầu tư của các dự án nhà máy xi măng Vinakansai, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại BIDV Ninh Bình Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 TH KH TH KH TH KH Tổng dư nợ 4.800 4.700 5.000 5.000 5.400 5.200 104% 108% (Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình tín dụng tại BIDV Ninh Bình liên tục tăng trưởng qua các năm. - Năm 2011 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 4.800 tỷ hoàn thành vượt so với kế hoạch đề ra 100 tỷ. - Năm 2012 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 5.000 tỷ tăng 200 tỷ so với năm 2011 với tỷ lệ tăng trưởng là 104%, hoàn thành kế hoạch đề ra năm 2012. 46 - Năm 2013 tổng dư nợ tại BIDV Ninh Bình đạt 5.400 tỷ tăng 400 tỷ so với năm 2012 với tỷ lệ tăng trưởng là 108%, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra 200 tỷ. Có được kết quả trên là do có sự chỉ đạo tài tình của ban giám đốc ngân hàng và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên BIDV Ninh Bình. Hiện nay BIDV Ninh Bình là một trong những chi nhánh có dư nợ lớn nhất trong toàn hệ thông BIDV. 2.2.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn. Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ ngắn hạn 3.650 76% 3.790 76% 4.060 75% Dư nợ trung hạn 400 8% 450 9% 482 9% Dư nợ dài hạn 750 16% 760 15% 858 16% Tổng dư nợ 4.800 100 5.000 100 5.400 100 (Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) Qua bảng (2.3) cho chúng ta thấy tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn của BIDV Ninh Bình tăng trưởng tương đối đều. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 3.790 tỷ đồng tăng 140 tỷ so với năm 2011 chiếm 76% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2013 là 4060 tỷ đồng tăng 270 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 75% tổng dư nợ. - Dư nợ trung hạn năm 2012 là 450 tỷ đồng tăng 50 tỷ so với năm 2011 chiếm 9% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn năm 2013 là 482 tỷ đồng tăng 32 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 9% tổng dư nợ. - Dư nợ dài hạn năm 2012 là 760 tỷ đồng tăng 10 tỷ so với năm 2011 chiếm 15% tổng dư nợ. Dư nợ dài hạn năm 2013 là 858 tỷ đồng tăng 98 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 16% tổng dư nợ. Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của BIDV Ninh Bình là tương đối tốt phù hợp với tiêu chuẩn của ngành là 30% dư nợ tín dụng trung dài hạn và 70% tín dụng ngắn hạn. 47 2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề. Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo ngành nghề Đơn vị: Tỷ đồng TT Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1 0,02% 1 0,02% 1 0,02% 2 Khai khoáng 196 4,08% 179 3,58% 201 3,72% 3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 12 0,25% 14 0,28% 10 0,19% 4 Xây dựng 1.620 33,75% 1.522 30,44% 1.503 27,83% 5 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô. xe máy và xe có động cơ khác 897 18,69% 945 18,90% 1.001 18,54% 6 Vận tải kho bãi 450 9,38% 548 10,96% 581 10,76% 7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 0,04% 4 0,08% 3 0,06% 8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2 0,04% 3 0,06% 1 0,02% 9 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.553 32,35% 1.705 34,10% 2.019 37,39% 10 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 1 0,02% 1 0,02% 1 0,02% 11 Kinh doanh bất động sản 1 0,02% 1 0,02% 1 0,02% 12 Khác 65 1,35% 77 1,54% 78 1,44% Tổng cộng 4.800 100% 5.000 100% 5.400 100% (Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) 48 Qua bảng (2.4) ta thấy dư nợ của BIDV Ninh Bình chủ yếu là trong hoạt động xây dựng, công nghiệp chế tạo chế biến, bán buôn và bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác. - Với truyền thống từ khi thành lập đến nay là cho vay đầu tư và phát triển nên tỷ trọng cho vay trong ngành xây dựng của BIDV Ninh Bình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Trong các năm từ 2011 đến 2013 tình hình kinh tế vẫn nằm trong tình trạng suy thoái, thị trường bất động sản gần như bị đóng băng, chi công giảm dẫn đến các công trình xây dựng bị thiếu chậm nguồn vốn làm cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, các hộ gia đình kinh doanh vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ gây nên rủi ro cho các ngân hàng cho vay. Nhận thức được tình hình này, ban lãnh đạo BIDV Ninh Bình đã có định hướng giảm dư nợ cho vay xây dựng, giảm tỷ trọng cho vay xây dựng trên tổng dư nợ. + Năm 2011 dư nợ cho vay xây dựng đạt 1.620 tỷ đồng chiếm 33,75% tổng dư nợ. + Trong năm 2012 dư nợ cho vay xây dựng là 1.522 tỷ giảm 98 tỷ so với năm 2011 với tỷ trọng chiếm 30,44% tổng dư nợ. + Trong năm 2013 dư nợ cho vay xây dựng là 1.503 tỷ giảm 19 tỷ so với năm 2012 với tỷ trọng chiếm 27,83% tổng dư nợ. - Nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Do đó BIDV Ninh Bình đã phát triển cho vay đối với sản phẩm cho vay bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác. + Năm 2011 dư nợ sản phẩm cho vay bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác đạt 897 tỷ đồng chiếm 18,69% tổng dư nợ. + Năm 2012 dư nợ sản phẩm cho vay bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác đạt 945 tỷ đồng tăng 48 tỷ đồng so với năm 2011 và chiếm 18,90% tổng dư nợ. + Năm 2013 dư nợ sản phẩm cho vay bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác đạt 1.001 tỷ đồng tăng 56 tỷ đồng so với năm 2012 và 49 chiếm 18,54% tổng dư nợ. - Với định hướng phát triển tín dụng bền vững, BIDV Ninh Bình khuyến khích phát triển dư nợ sản phẩm cho vay công nghiệp chế biến chế tạo và đến năm 2013 là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của BIDV Ninh Bình. + Năm 2011 dư nợ sản phẩm cho vay công nghiệp chế biến chế tạo đạt 1.553 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 32,35% tổng dư nợ. + Năm 2012 dư nợ sản phẩm cho vay công nghiệp chế biến chế tạo đạt 1.705 tỷ đồng tăng 152 tỷ đồng so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ. + Năm 2013 dư nợ sản phẩm cho vay công nghiệp chế biến chế tạo đạt 2.019 tỷ đồng tăng 314 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 37,39% tổng dư nợ. 2.2.3. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng. Đúng với cái tên là ngân hàng đầu tư và phát triển, BIDV Ninh Bình ưu tiên tập trung vào cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân nhằm đầu tư và phát triển nên kinh tế của tỉnh Ninh Bình ngày càng đi lên. Trong đó cho vay cá nhân và hộ gia đình đang được BIDV Ninh Bình chú trọng phát triển. Hiện này BIDV Ninh Bình đang áp dụng rất nhiều trương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình nhằm tháo gỡ khó khăn như: Gói 20.000 tỷ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vửa và nhỏ, gói 5.000 tỷ hỗ trợ lãi suất cho cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh. Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hang Đơn vị: Tỷ đông Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % I. Doanh nghiệp 4.002 83,4% 4.032 80,6% 4.250 78,7% - Doanh nghiệp lớn 2.540 52,9% 2.405 48,1% 2.358 43,7% - Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.462 30,5% 1.627 32,5% 1.892 35,0% II.Cá nhân hộ gia đình 798 16,6% 968 19,4% 1.150 21,3% Tổng dư nợ 4.800 5.000 5.400 (Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) 50 - Tình hình dư nợ trong năm 2011: + Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 4.002 tỷ đồng chiếm 83,4% tổng dư nợ trong đó cho vay doanh nghiệp lớn đạt 2540 tỷ đồng chiếm 52,9% tổng dư nợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1.462 tỷ đồng chiếm 30,5% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình đạt 798 tỷ đồng chiếm 16,6% tổng dư nợ. - Tình hình dư nợ trong năm 2012: + Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 4.032 tỷ đồng chiếm 80,6% tổng dư nợ trong đó cho vay doanh nghiệp lớn đạt 2405 tỷ đồng chiếm 48,1% tổng dư nợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1.627 tỷ đồng chiếm 32,5% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình đạt 968 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng dư nợ. - Tình hình dư nợ trong năm 2013: + Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 4.250 tỷ đồng chiếm 78,7% tổng dư nợ trong đó cho vay doanh nghiệp lớn đạt 2.358 tỷ đồng chiếm 43,7% tổng dư nợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1.892 tỷ đồng chiếm 35% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay cá nhân hộ gia đình đạt 1.150 tỷ đồng chiếm 21,3% tổng dư nợ. Cơ cấu theo đối tượng khách hàng của BIDV Ninh Bình hiện đang đi đúng định hướng của BIDV tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình. 2.2.4. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền. Do nhu cầu vay bằng ngoại tệ tại địa bàn tỉnh Ninh Bình không lớn, do vậy BIDV Ninh Bình cho vay chủ yếu bằng VNĐ, ngoài ra BIDV Ninh Bình còn cho vay USD cho những doanh nghiệp thanh toán tiền hàng với nước ngoài nhưng số lượng không lớn. Tình hình cho vay theo loại tiền được thể hiện ở bảng sau: 51 Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng theo tiền tệ. Đơn vị: Tỷ đông Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ VND 4.322 90,0% 4.570 91,4% 4.877 90,3% Dư nợ USD 487 10,1% 430 8,6% 523 9,7% Tổng dư nợ 4.800 5.000 5.400 (Nguồn: Báo cáo cơ cấu tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) 2.2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng. Thu nhập là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đều định hướng tới. Thông qua thu nhập có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đối với NHTM cũng vậy, trên cơ sở cung ứng các dịch vụ cho vay, tiền gửi, chuyển tiềncho khách hàng, các NHTM thu được thu nhập để trang trải các chi phí. Hiện tại thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm tỷ lệ lớn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của BIDV Ninh Bình năm 2013 chiếm 94% tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động tín dụng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời trên một đồng vốn cho vay cao, chứng tỏ chất lượng tín dụng tại BIDV Ninh Bình có hiệu quả. Tại BIDV Ninh Bình, tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng: Bảng 2.7. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền Tổng thu nhập 725 100% 887,9 100% 771,1 100% 162,9 -116,8 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 690 95% 850 96% 728 94% 160 -122 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Ninh Bình qua các năm) 52 Nhìn vào bảng (2.7) ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng vận chiếm phần lớn tổng thu nhập của BIDV Ninh Bình. Cụ thể trong năm 2011 chiếm 95% tổng thu nhập, năm 2012 chiếm 96% tổng thu nhập, năm 2013 chiếm 94% tổng thu nhập. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không hạn chế được các rủi ro tín dụng khiến chất lượng tín dụng không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của BIDV Ninh Bình. 2.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình. Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình đang cho thấy những vấn đề hết sức cấp bách. Sự tăng trưởng quá nhanh cả về quy mô lẫn các mô hình dịch vụ đã làm cho tình hình rủi ro tính dụng đang tăng cao, tỷ lệ nợ xấu không ngừng gia tăng trong những năm qua và tính đến cuối năm 2013 đã là 2,98 % sắp đạt ngưỡng an toàn là 3% (do ngân hàng Nhà Nược quy định). Để hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình thì việc phân tích được rủi ro tín dụng hiện tại là điều kiện sống còn và phải được thực hiện ngay. 2.3.1. Đánh giá hiện trạng rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu. Hoạt động tín dụng đạt chất lượng tốt khi nó đạt được những mục tiêu đặt ra. Khi ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng hướng tới 2 mục tiêu cơ bản: an toàn và sinh lời. Ngoài ra ngân hàng còn mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu về vốn của khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng cần đo lường được mức độ đạt được các mục tiêu kế hoạch. 53 2.3.1.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu. Bảng 2.8: Bảng tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Ninh Bình. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TT KH TT KH TT KH Tổng dư nợ 4.800 4.800 5.000 5.000 5.400 5.400 Nợ quá hạn do gốc 87,3 90 115 110 190 130 Nợ quá hạn do lãi 22,1 25 25 20 50,9 30 Tổng nợ quá hạn 109,4 <=115 140,0 <=130 240,9 <=160 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,3% <=2,4% 2,8% <=2,6% 4,5% <=2,9% Tổng nợ xấu 86,4 <=96 105,0 <=100 160,9 <=135 Tỷ lệ nợ xấu 1,80% <=2% 2,10% <=2% 2,98% <=2,5% (Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng của BIDV Ninh Bình) Do tình hình kinh tế trong giai đoạn 2011-2013 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dẫn đến nợ quá hạn của BIDV tăng cao. Nợ quá hạn năm 2012 tăng 30,6 tỷ so với năm 2011, đặc biệt là từ năm 2013 tăng 100,9 tỷ hơn gấp đôi so với năm 2012. Trong đó: - Nợ quá hạn do gốc năm 2012 tăng 27,7 tỷ so với năm 2011, năm 2013 tăng 75 tỷ so với năm 2012. - Nợ quá hạn do lãi năm 2012 tăng 2,9 tỷ so với năm 2011, năm 2013 tăng 25,9 tỷ so với năm 2012. - Tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV Ninh Bình năm 2011 đạt 2,3% đạt kế hoạch so với kế hoạch đề ra. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,8% không đạt so với kế hoạch đề ra là 2,6%. Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 4,5% tăng rất cao và không đạt so với kế hoạch là 2,9%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV Ninh Bình tăng cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của ngành ngân hàng là 5%. Tình hình nợ xấu của BIDV Ninh Bình tăng qua các năm. năm 2012 tăng 18,6 tỷ so với năm 2011, năm 2013 tăng 55,9 tỷ so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Ninh Bình năm 2011 đạt 1,8% đạt kế hoạch so với kế hoạch đề ra là 2%. 54 Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,1% không đạt so với kế hoạch đề ra là 2%. Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 2,98% tăng rất cao gần với ngưỡng cho phép của ngàng ngân hàng và không đạt so với kế hoạch là 2,5%. Tuy tỷ lệ nợ xấu của BIDV Ninh Bình tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của ngành ngân hàng là 3%. ==> Qua bảng (2.8) cho ta thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV Ninh Bình đang ngày càng tăng và gần tiếp cận với tỷ lệ cho phép của ngành ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao là do nhóm sản phẩm cho vay xây dựng. Bảng 2.9: Bảng tình hình nợ xấu theo ngành nghề tại BIDV Ninh Bình Đơn vị: Tỷ đồng Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ Xây dựng 1.620 54,0 3,33% 1.522 76,5 5,03% 1.503 130,4 8,68% Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô. xe máy và xe có động cơ khác. 897 11,0 1,23% 945 10,8 1,14% 1.001 9,5 0,95% Vận tải kho bãi 450 4,0 0,89% 548 3,6 0,66% 581 3,5 0,60% Công nghiệp chế tạo chế biến 1.553 16,0 1,03% 1.705 14,0 0,82% 2.019 17,0 0,84% Khác 280 1,4 0,50% 280 0,1 0,04% 296 0,5 0,17% Tổng cộng 4.800 86,4 1,80% 5.000 105 2,10% 5.400 160,9 2,98% (Nguồn: Báo cáo nợ xấu theo ngành nghề của BIDV Ninh Bình) - Nhóm sản phẩm cho vay xây dựng hiện đang có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tại BIDV Ninh Bình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu tăng cao là do nhóm khách hàng xây dựng. Do tinh hình kinh tế chu chi công cắt giảm, các chi phí tăng cao ảnh hưởng đến nguồn vốn của các công trình xây dựng thiếu hoặc chậm thanh toán cho 55 các đơn vị thi công xây lắp làm cho các đơn vị này gặp khó khăn trong thanh toán gốc lãi cho ngân hàng dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Ngoài ra còn do tình hình thị trường bất động sản bị đóng băng, chậm giao dịch cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của nhóm cho vay xây dựng. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác đến từ khách hàng như khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, trình độ quản lý yếu kém của khách hàng dẫn tới thua lỗ; nguyên nhân đến từ ngân hàng là do cán bộ cho vay chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ về rủi ro dẫn đến không nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng mà vẫn cho vay, chất lượng thẩm định món vay của cán bộ cho vay còn chưa đủ đáp ứng với sự phát triển của thị trường, công tác kiểm soát nộ bộ còn sơ sài. + Trong năm 2011 dư nợ xấu của nhóm cho vay xây dựng là 54 tỷ đồng chiểm 3,33% dư nợ cho vay xây dựng. + Trong năm 2012 dư nợ xấu của nhóm cho vay xây dựng là 76,5 tỷ đồng tăng 22,5 tỷ so với năm 2011, chiếm 5,03% dư nợ cho vay xây dựng. + Trong năm 2013 dư nợ xấu của nhóm cho vay xây dựng là 130,4 tỷ đồng tăng 63,9 tỷ so với năm 2012, chiếm 8,68% dư nợ cho vay xây dựng đây là tỷ lệ rất cao cần phải có ngay các giải pháp để giảm nợ xấu của nhóm sản phẩm này - Nhìn chung các nhóm sản phẩm cho vay còn lại của BIDV Ninh Bình đều thấp chỉ chiếm xấp xỉ hoặc dưới 1% dư nợ của sản phẩm đó. Do đó giảm tỷ lệ nợ xấu của BIDV Ninh Bình cần phải giảm tỷ lệ nợ xấu của nhóm sản phẩm cho vay xây dựng. 2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng mất vốn. Việc trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV Ninh Bình được thực hiện theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và được sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN. Tình hình các nhóm nợ của BIDV Ninh Bình trong các năm qua nhu ̛ sau: 56 Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TT KH TT KH TT KH Phân loại nợ 4.800 4.800 5.000 5.000 5.400 5.400 Nhóm 1 4.690,6 4.685 4.860 4.870 5.159,1 5.240 Nhóm 2 23 19 35 30 80 25 Nhóm 3 46,4 56 38 55 29,9 65 Nhóm 4 30 25 42 30 51 35 Nhóm 5 10 15 25 15 80 35 Dự phòng RRTD 50,1 51,7 59,5 54,4 86,1 66,9 Tỷ lệ dự phòng RRTD 1,04% 1,08% 1,19% 1,09% 1,59% 1,24% (Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm) Do tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại BIDV Ninh Bình tăng cao dẫn đến dự phòng rủi ro tăng. Năm 2012 dự phòng rủi ro của BIDV Ninh Bình tăng 9,4 tỷ đồng ứng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng 0,15%, mặc dù tỷ lệ dự phòng rủi ro có tăng nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra của BIDV Ninh Bình. Nhưng đến năm 2013 do nợ nhóm 5 tăng mạnh dẫn đến số dự phòng rủi ro của BIDV Ninh Bình tăng 26,6 tỷ đồng so với năm 2012 ứng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng 0,4% không hoàn thành kế hoạch đề ra của BIDV Ninh Bình. Tuy khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273329_2106_1951385.pdf
Tài liệu liên quan