Luận văn Hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4. Phương pháp nghiên cứu . 6

5. Đóng góp của luận văn . 6

6. Bố cục luận văn . 7

Chương 1: KHÁI QUÁT THỂ LOẠI HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP. 8

1.1. Thể loại hồi kí .8

1.1.1. Khái niệm .8

1.1.2. Đặc điểm hồi kí .10

1.1.2.1. Tính xác thực.10

1.1.2.2. Tính chủ thể đậm nét.12

1.1.2.3. Kể chuyện theo sự hồi tưởng .13

1.1.3. Phân biệt hồi kí với các khái niệm gần gũi .14

1.1.3.1. Hồi kí với bút kí .15

1.1.3.2. Hồi kí với kí sự.17

1.1.3.3. Hồi kí với tự truyện.18

1.2. Thể loại hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam.20

1.2.1. Quá trình phát triển của hồi kí trong văn học Việt Nam.20

1.2.2. Vị trí của hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam.25

1.3. Hồi kí Võ Nguyên Giáp.28

1.3.1. Đôi nét về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.28

1.3.2. Nhà văn Hữu Mai – người có “mối duyên” đặc biệt với Võ Nguyên Giáp.32

1.3.3. Thời gian hình thành, nội dung cơ bản và giá trị hồi kí Võ Nguyên Giáp.35

1.3.4. Vị trí hồi kí Võ Nguyên Giáp trong hồi kí cách mạng.41Chương 2: THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI ANH HÙNG TRONG HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP. 43

2.1. Thời đại hào hùng .43

2.1.1. Buổi đầu cách mạng – “Từ nhân dân mà ra” .43

2.1.2. Nhà nước non trẻ - khó khăn chồng chất khó khăn.50

2.1.3. Kháng chiến trường kì và những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.53

2.2. Chân dung những con người anh hùng vĩ đại.57

2.2.1. Chân dung lãnh tụ dân tộc – Hồ Chí Minh .58

2.2.1.1. Hồ Chí Minh – một trí tuệ tuyệt vời .59

2.2.1.2. Hồ Chí Minh – nhân cách sáng ngời.63

2.2.1.3. Hồ Chí Minh – con người hết lòng vì dân vì nước.66

2.2.2. Chân dung các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.68

2.2.2.1. Những con người gan dạ, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu.68

2.2.2.2. Những con người luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi.72

2.2.2.3. Tập thể những con người đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi trong đời sống.73

2.3. Võ Nguyên Giáp – chân dung một vị dũng tướng, trí tướng, nhân tướng 78

2.3.1. Võ Nguyên Giáp – thiên tài quân sự Việt Nam .78

2.3.1.1. Võ Nguyên Giáp - Nhà chiến lược tài ba.79

2.3.1.2. Võ Nguyên Giáp - Nhà chỉ huy xuất chúng.82

2.3.2. Võ Nguyên Giáp – vị tướng tiêu biểu cho dũng khí dân tộc Việt Nam.86

2.3.2.1. Vị tướng tự tin và quyết đoán .87

2.3.2.2. Vị tướng với tinh thần quyết chiến quyết thắng .91

2.3.3. Võ Nguyên Giáp – một nhân cách cao đẹp.93

2.3.3.1. Tình yêu tha thiết với tổ quốc, với nhân dân .93

2.3.3.2. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng .97

2.3.3.3. Khiêm nhường, bình dị, giàu lòng nhân ái .99

Chương 3. HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT102

3.1. Nghệ thuật khai thác và trình bày tư liệu.102

3.1.1. Nghệ thuật khai thác tư liệu .1023.1.2. Nghệ thuật trình bày tư liệu.108

3.1.3. Hiệu quả thông tin – thẩm mĩ.112

3.2. Nghệ thuật kể chuyện.114

3.2.1. Sự kết hợp giữa người kể và người ghi.115

3.2.2. Sự linh hoạt về kết cấu trần thuật.118

3.2.2.1. Tuần tự, đảo chiều, hồi cố về thời gian.118

3.2.2.2. Nghệ thuật giảm tốc, tăng tốc trong trần thuật.122

3.2.3. Giọng điệu người kể chuyện .126

3.2.3.1. Giọng bình luận chính luận.126

3.2.3.2. Giọng trữ tình.129

3.2.3.3. Giọng dí dỏm, hài hước, châm biếm.131

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.134

3.3.1. Sự phong phú của các lớp từ .134

3.3.2. Sự đa dạng của các kiểu câu.137

3.3.3. Sự linh hoạt trong cách thức biểu đạt và sử dụng biện pháp tu từ .139

KẾT LUẬN . 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 149

pdf160 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong cuộc chiến đấu trường kì thật khó hình dung hết những gian khổ mà các chiến sĩ phải trải qua. Đó là những khó khăn trăm bề từ nơi ăn, chốn ở đến việc hành quân và trực tiếp trong trận đánh. Thế nhưng càng nguy hiểm, càng vất vả, nhiều những con người can trường, dũng cảm xuất hiện như là những tấm gương sáng để các 69 chiến sĩ khác noi theo. Theo lời kể của Võ Nguyên Giáp, ông ấn tượng với một đồng chí rất đặc biệt. Đồng chí ấy bị mù đôi mắt nhưng vẫn xông pha như những người bình thường: “Đường toàn đá tai mèo, hết lên lại xuống, lại lắm khe nhiều suối, với người sáng mắt, đi cũng rất khó khăn. Đồng chí An chỉ dùng hai bàn chân dò dẫm và chiếc gậy trúc trong tay, khua khua vào những hòn đá, những thân cây hai bên đường là nói được với tôi ngay, nơi đó là đâu. Trời càng tối, tôi thấy đồng chí giao thông hỏng mắt này đi đường giỏi hơn mình rất nhiều. []. Anh có một trí nhớ rất đặc biệt []. Anh An kể lại với tôi cuộc đời khổ cực tối tăm của mình sau ngày hỏng mắt, và nói, anh đã tìm lại được ánh sáng từ khi biết hội, anh nguyện sẽ đem cả cuộc đời mình để hiến cho cách mạng” [28, tr.36-37]. Đó là những chiến sĩ sẵn sàng lấy thân mình để ngăn cản quân thù: “chính trị viên đại đội Lê Gia Định thấy không giữ được Bắc Bộ Phủ nữa, đã ra lệnh cho hai trung đội do anh chỉ huy rút sang Nhà bưu điện. Anh ở lại với một trái bom, định giật nổ để tiêu diệt toán quân Pháp đầu tiên xông vào. Bom không nổ, chính trị viên Lê Gia Định đã anh dũng hi sinh. Tại Nhà hát lớn, 2 tiểu đội do trung đội trưởng Đát chỉ huy đã đánh lui các đợt xung phong của quân Pháp suốt đêm 19. Sáng 20, chỉ còn lại mười hai chiến sĩ. bắn hết đạn, họ dùng lưỡi lê, báng súng tiếp tục quần nhau với quân địch. Những người bị bắt nhất định không chịu đầu hàng, quân Pháp đưa họ ra bắn” [30, tr.395-396]. Không chỉ nam giới, những nữ chiến sĩ cũng thể hiện tinh thần dũng cảm không thua gì đấng nam nhi: “Chị Đinh Thị Dậu, dân công hảo tuyến, dầm mình trong lửa đạn, cõng thương binh từ trận địa về nơi an toàn. []. Chị Triệu Thị Soi, một cô gái Nùng vốn rất sợ máu, làm nhiệm vụ chuyển đạn ra trận địa pháo, khi trở về đã dùng thắt lưng buộc thương binh nặng trên lưng, vượt những dốc núi đá cheo leo. Máu chiến sĩ ta đổ khiến chị xót xa, quên cả sợ” [28, tr.647]. Nam thanh niên, nữ thanh niên và cả những em nhỏ chỉ mới bảy tám tuổi khi được giao nhiệm vụ cũng hoàn thành một cách anh dũng, quả cảm. Cảm nhận được tinh thần dũng cảm, hi sinh quên mình của các chiến sĩ nên tướng Giáp vô cùng an tâm. Điều ông lo ngại trong mỗi trận chiến chỉ là tương quan lực lượng quá lớn, kinh nghiệm chiến đấu, kĩ thuật quân sự của ta không bằng địch. Nhưng chính lòng dũng cảm, sự quyết tâm cứu nước của các chiến sĩ đã chiến thắng tất cả. Những chiến sĩ ấy, có người được nhớ tên, có người hi sinh âm thầm, họ xuất 70 thân khác nhau, hoàn cảnh nhiều điểm không giống nhau nhưng gặp nhau ở lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Chính nó là nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sức mạnh nội tại to lớn khiến các chiến sĩ không sợ hi sinh, chẳng nề gian khổ, xông pha nơi mưa bom lửa đạn. Nhiều khi trong chiến tranh ta cũng bắt gặp những con người đặc biệt, đó là những người lúc đầu đứng ở những chiến tuyến đối lập nhưng khi nhận ra tính phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, hiểu được cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng của ta để bảo vệ từng tấc đất, từng ngôi làng, họ tự nguyện gia nhập vào hàng ngũ của ta, sống cuộc sống kham khổ cùng bộ đội: “Ở đại đội xung kích của tiểu đoàn Lũng Vài có một tiểu đội phó người Đức. Anh được đặt cái tên Việt Nam là Hồ Sĩ Thắng. Thắng đã bỏ đơn vị lê dương Pháp chạy sang hàng ngũ của ta với một khẩu tiểu liên Thompson. Anh còn rất trẻ, mắt xanh, tóc vàng, hơi nhỏ nhắn so với tầm vóc người Âu. Trong những trận đánh, anh thường lao lên trước. Thắng sống kham khổ với bộ đội, ăn cơm nắm muối vừng, uống nước cơm cháy đựng trong ống bương” [28, tr.522]. Như vậy, đất nước anh hùng được tạo nên từ những anh hùng, đó là những người Việt Nam không kể già, trẻ, nam nữ cùng chung nhau tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc sục sôi. Họ không sợ hi sinh, cũng không ngại nguy hiểm bởi những chiến sĩ ấy giác ngộ một điều, một khi đất nước còn trong tay giặc thì nhân dân vĩnh viễn chẳng được sống bình yên. Và điều đặc biệt, trong cuộc chiến đấu của quân và nhân ta lại xuất hiện thêm những người không cùng màu da, không cùng dân tộc nhưng chính vì cảm phục tinh thần yêu nước của ta, vì căm ghét sự xâm lăng tàn bạo, vô nhân đạo, họ đã gia nhập một cách tự nguyện để chiến đấu cho lí tưởng mà họ theo đuổi. Những người dũng cảm, gan dạ ấy không chỉ là những chiến sĩ mà cả những dân công phục vụ chiến dịch: “Trong hàng ngũ dân công có nhiều người lớn tuổi và những em thiếu niên. Hỏi mới biết nhiều trường học, cả thầy và trò cùng đi dân công! Phục vụ chiến dịch lần này ngoài đồng bào vùng tự do còn có những đội dân công từ vùng sau lưng địch ra” [28, tr.720-721]. Không chỉ dũng cảm trong chiến đấu, các chiến sĩ còn luôn sáng tạo trong công tác để khắc phục khó khăn và giành được nhiều thắng lợi nhất “Một đêm trời tối như mực, đi luồn trong rừng, người sau không nhìn thấy người trước, lại được lệnh không 71 nói to, em bé Hồng đã nghĩ ra một sáng kiến, lượm một cái lá mục có lân tinh, gài vào lưng người đi trước” [28, tr.103]. Và cũng là một thiếu sót nếu không nhắc ở đây một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống các chiến sĩ ngoài mặt trận: “Khói lửa từ những bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân, dẫn đến những tổn thất xương máu. Công việc thổi nấu đều phải tiến hành ban đêm để phòng máy bay địch. Bộ đội trong mùa đông vẫn phải ăn cơm nguội, uống nước lạnh. Một chiến sĩ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 đã có sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những nhành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc qua các đường rãnh, chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu. Bộ đội bắt đầu được ăn cơm nóng, uống nước nóng” [28, tr.799]. Và còn nhiều nhiều những sáng tạo khác. Như vậy, càng khó khăn, ý chí, lòng quyết tâm càng được tôi luyện, con người càng tự tạo nên những sức mạnh phi thường để chiến thắng hiểm nguy, chiến đấu với kẻ thù. Từ trong gian khổ, những anh hùng xuất hiện, họ can trường, dũng cảm trong chiến đấu, thông minh, sáng tạo, linh hoạt trong công tác để đạt được thắng lợi to lớn. Nhắc đến những thắng lợi của nhân dân ta, chúng ta hiểu rằng công lao ấy không của riêng ai, nó là kết quả của một dân tộc đồng lòng, đồng sức, là thành quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, từ sự thi hành nghiêm túc, triệt để của bộ đội, từ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và cả những bạn bè quốc tế. Và chiến thắng ấy là chiến thắng của toàn dân tộc. Trong hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên cạnh những mặt ghi nhận về tinh thần dũng cảm của chiến sĩ, những chiến thắng mà quân và nhân ta đã làm được thì những khuyết điểm, sai lầm cũng được thẳng thắn nhìn nhận. Nhìn nhận cả hai mặt của vấn đề, cả những điều làm tốt và những thiếu sót, hạn chế là cách phản ánh trung thực với hiện thực khách quan của hồi kí Võ Nguyên Giáp. Không phải bởi vì là quá khứ, không phải vì những thành tích tuyệt vời mà cán bộ, chiến sĩ đã làm được mà che đi những khuyết điểm. Dũng cảm nhìn nhận, phản ánh chính là để đảm bảo tính chân xác của sự thật được nói đến. 72 2.2.2.2. Những con người luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ngày nay vẫn khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Ngay trong những thất bại bước đầu, thực dân Pháp cũng chưa bao giờ nghĩ đến một kết cục thảm hại như vậy. Thế nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng minh, một dân tộc có thể yếu hơn về lực lượng, trang bị kĩ thuật không có nghĩa là dân tộc ấy cầm chắc thất bại trong chiến đấu. Suốt những năm tháng gian khổ đấu tranh, những chiến sĩ ta phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm trăm bề nhưng sức mạnh nào đã giúp họ vượt lên tất cả: đó tất nhiên là từ lòng yêu nước. Nhưng cụ thể hơn, có lẽ cần nói đến sức mạnh tinh thần, đó chính là ý chí, là sự lạc quan, là lòng tin tưởng vào ngày mai tất thắng. Những chiến sĩ chuẩn bị xông pha vào những nơi ác liệt nhất, chẳng biết sống chết ra sao, thế nhưng họ không hề nao núng, lo sợ, ngược lại tất cả đều mang theo khí thế hừng hực, niềm lạc quan tiến bước: “Trên đường tới các sân ga, các chiến sĩ, súng đạn, hành lí trĩu nặng trên vai, vừa đi vừa hát. Những đoàn tàu tốc hành chở đầy bộ đội, ầm ầm chạy về phía Nam, mang theo tiếng hát, tiếng cười và những bàn tay vẫy gọi” [28, tr.205]. Ngay trong những trận chiến ác liệt, bộ đội chiến sĩ ta cũng dùng tiếng hát để át tiếng bom, để quên đi nguy hiểm: “Giữa những loạt súng nổ ran, chợt nghe tiếng hát của chiến sĩ ta []. Trận dạ tập Đồng Mu trước ngày tổng khởi nghĩa, giữa giờ phút khó khăn thì tiếng hát của quân giải phóng bật lên. Năm trước, ở Nha Trang, tôi gặp các chiến sĩ trên đường ra trận vừa đi vừa hát []. Vào những giờ phút ác liệt của chiến tranh, tiếng hát có tác dụng kì lạ” [28, tr.395]. Trong trận Điện Biên Phủ, lúc đầu ta chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”, phương án này được các cán bộ, chiến sĩ ủng hộ. Ai cũng mang khí thế hừng hực, nóng lòng muốn chiến đấu. Tuy nhiên khi phương án được thay đổi, mọi thứ phải làm lại từ đầu, các chiến sĩ vẫn tuân thủ một cách triệt để - đó là biểu hiện của lòng tin tưởng sâu sắc vào đường lối lãnh đạo của chỉ huy: “Những lúc bộ đội tưởng về xuôi lại hóa lên ngược, đang đi được lệnh dừng, đang dừng được lệnh đi nhanh, anh em không thắc mắc nhiều” [28, tr.955]. Trong chiến đấu, khó khăn, nguy hiểm không thể nào kể xiết “họ sẽ phải vượt hàng trăm kilômét đường rừng toàn là vùng trắng, quân địch kiểm soát chặt chẽ. 73 Những ngày dài gian khổ, hiểm nghèo, bệnh tật, đói rét đang chờ họ” [28, tr.499], thế nhưng chính tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng vào sự thắng lợi đã khiến họ tiến về phía trước không chút nề hà, do dự. Trong hồi kí đoạn viết về hình ảnh những chiến sĩ tiến ra mặt trận chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ thật náo nức, rộn ràng, đó là hình ảnh đoàn quân đang tiến về thắng lợi phía trước chứ không hề giống việc đang xông pha vào nơi mà một sống một chết: “Tôi bắt đầu được chứng kiến hình ảnh cả nước ra trận. Người đi như trảy hội []. Các chiến sĩ mặc áo bông mới dài tay, súng đạn, ba lô, bao gạo đầy ắp trên người, đi hàng một nối nhau bước gấp” [28, tr.910-911] hay hình ảnh những chị dân công “đòn gánh cong vút bì gạo, đạn, cười nói vui vẻ vượt qua” [28, tr.911]. Và trong những giây phút gian khổ như vậy vẫn vang lên nhưng giọng hò, những câu hát “như trả lời, như vượt lên những thách thức của bom đạn mỗi lúc càng nhiều ở phía trước” [28, tr.911]. Trong chiến tranh, sự hi sinh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi một đội quân được trang bị yếu, kĩ thuật quân sự lạc hậu phải đương đầu với một đội quân chuyên nghiệp, được trang bị và huấn luyện chu đáo; trong các trận đánh, cũng không phải trận nào cũng thắng, đồng đội, cán bộ hi sinh cũng nhiều, thế nhưng điều này không những không làm bộ đội ta nản chí mà ngược lại còn nung nấu thêm ý chí căm thù, lòng quyết tâm chiến đấu vì sự thắng lợi nhất định ở phía trước. Có lẽ chính tinh thần lạc quan cùng với sự tin tưởng vào lẽ tất thắng là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn khiến các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ vượt qua những chặng đường nguy hiểm, những khó khăn tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Chính họ chứ không phải ai khác là tập thể những con người góp công, góp sức vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc khiến thế giới phải sửng sốt, ngưỡng mộ. 2.2.2.3. Tập thể những con người đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi trong đời sống Tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, chia sẻ với nhau trong cuộc sống vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt. Trong hoàn cảnh đặc biệt là đất nước có chiến tranh, điều này lại càng được phát huy cao độ. Từ trên xuống dưới tất cả đều cùng đồng lòng, đồng sức tương trợ lẫn nhau để vượt qua những khó khăn trước mắt. 74 Trong cán bộ, chiến sĩ tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau càng được phát huy cao độ. Qua hồi kí của Đại tướng, người đọc xúc động với tình đồng chí thắm thiết giữa những con người không cùng quê hương nhưng cùng chung Tổ quốc, ở mỗi miền đất nước, họ sát cánh bên nhau, chiến đấu vì một lí tưởng chung, thế nên từ những người xa lạ, họ trở thành đồng đội, đồng chí, một sợi dây vô hình gắn kết chặt chẽ những con người không chung dòng máu lại với nhau. Để rồi họ cùng nhau vượt qua nhưng đêm đông cắt da, cắt thịt: “Đồng chí Vũ Lập cởi chiếc áo ấm của mình, đưa cho một chiến sĩ bị mệt. Nhiều cán bộ nhường giày cho các anh em đau chân, cùng nhịn đau, vui vẻ hành quân, cố gắng theo kịp bộ đội, do đó đã có tác dụng động viên các chiến sĩ” [28, tr.106]; có những khi họ không sá gì đến sự thiếu thốn của bản thân để giúp đỡ những người bên cạnh mình: “Đồng chí Đoàn Kết nhà rất nghèo, nhưng khi đến lớp lại mang theo nhiều gạo, ngoài phần mình, còn đem thêm để giúp đỡ các anh em khác” [28, tr.53]. Trong chiến đấu, các chiến sĩ nhiều khi sẵn sàng nhận phần nguy hiểm về mình, họ xông lên phía trước dẫu biết có thể sẽ mất đi mạng sống, họ lao mình ra quyết chiến với quân thù hung bạo, chính những hành động như vậy đã nói lên tất cả, đó chính là tình cảm yêu thương, gắn bó sát cánh bên nhau của những con người “Súng bên súng, đầu sát bên đầu – Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ - Đồng chí” ( Đồng chí – Chính Hữu). Tình cảm đồng chí gắn bó ấy không chỉ thể hiện ở những người chiến sĩ với chiến sĩ mà thống nhất từ trên xuống dưới. Trong một buổi tối ở chiến trường khi gặp gỡ các văn nghệ sĩ người nước ngoài, một đồng chí nhà báo Tiệp Khắc đã nói: “Quân đội của các đồng chí thật lạ! Tôi không thấy có sự cách biệt nào giữa vị tướng với người lính. Rồi anh kể lại, sáng hôm nay khi lội dọc suối vào sở chỉ huy, đã nhìn thấy đồng chí Tổng tham mưu phó nhường ngựa cho một chiến sĩ đau chân, xách giày trong tay, cùng lội suối với mọi người” [28, tr.920]. Và quả thật, những năm tháng gian khổ và nhiều đau thương ấy đã khiến những con người ở mọi miền tổ quốc sát lại bên nhau, chung tay với nhau, chia sẻ với nhau, cùng động viên nhau và hi sinh cho nhau, tất cả đều vì một lí tưởng cao cả mà họ theo đuổi. Chính sức mạnh của tình tương thân tương ái này đã giúp những con người bình thường làm nên những điều hết sức phi thường. Nhắc đến những điều phi thường ấy, trong tâm trí tôi lại liên tưởng đến cảnh 75 những người chiến sĩ sát cánh bên nhau, cất vang khúc hát để thực hiện những nhiệm vụ mà chỉ có sự đồng lòng mới làm được: Hò dô tanào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô tanào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù (Hò kéo pháo – Hoàng Vân) Chính những con người bình thường ấy đã cùng làm nên những kì tích mà thế giới khi nhắc đến đều phải trân trọng, cảm phục. Đặc biệt sự đoàn kết, gắn bó còn thể hiện trong tình quân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mở đầu Tổng tập hồi kí của mình bằng tác phẩm Từ nhân mà ra, lần lượt các hồi kí khác đều cho thấy Đảng, Nhà nước, các vị lãnh đạo luôn ghi nhận công lao vô cùng lớn của đồng bào trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng đất nước, đặc biệt trong những ngày đầu tiên xây dựng căn cứ cách mạng. Những năm tháng nhiều đau thương, mất mát ấy, đồng bào cả nước đã ủng hộ cách mạng hết mình, không ngại hiểm nguy và đó chính là nguồn sức mạnh lớn lao góp phần làm nên chiến thắng. Quả thật, từ xưa đến nay những người lãnh đạo kiệt xuất luôn là những người nhìn ra được sức mạnh của nhân dân. Nguyễn Trãi trong những tác phẩm thơ văn của mình đã không dưới một lần nói đến sức mạnh của dân: “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Lật thuyền mới tin rằng dân như nước) – Quan hải. Chính vậy trong áng tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tư tưởng thân dân, yêu dân đã có từ thời Nguyễn Trãi, đến Hồ Chí Minh điều này đã được thực hiện triệt để trong tư tưởng và hành động. Người ý thức được sâu sắc sức mạnh của dân thế nên việc kêu gọi, hiệu triệu toàn dân ủng hộ cách mạng luôn luôn là một việc làm quan trọng. 76 Trong hồi kí của Võ Nguyên Giáp ngay từ những trang đầu tiên hình ảnh nhân dân đã hiện lên, đó là một tập thể những con người không chịu kiếp sống nô lệ, được giác ngộ và nhìn thấy con đường giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nên đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc và nhiệt tình ủng hộ cách mạng. Trong suốt hồi kí, người đọc cảm nhận được tấm lòng tri ân sâu sắc của cán bộ, chiến sĩ với nhân dân. Chính họ với tình cảm và hành động thiết thực đã góp phần làm nên chiến thắng của toàn dân tộc. Những dòng chia sẻ của tướng Giáp về tình cảm nồng ấm của đồng bào thật xúc động: “Biết có đoàn cán bộ đi qua, đồng bào các làng cơ sở ra đón đường chúng tôi, tay bắt mặt mừng. Đến bữa ăn, chúng tôi dừng chân, nghỉ lại trên đồi hoặc ven rừng, lát sau là có đồng bào đưa cơm nước lên. Qua thái độ của bà con, biết người cán bộ cách mạng ở đây được quý mến nhường nào. Quang cảnh này, tình hình này thực khác hẳn ngày chúng tôi ra đi. Thấy đồng bào đón tiếp nhiệt tình, quý trọng cán bộ, nghĩ chính mình đang đi trong sự che chở của đồng bào, chính nhờ đồng bào mà mình đang được đi trên những miền của đất nước đã mang màu sắc của ngày mai tự do” [28, tr.34]. Trong công tác phục vụ kháng chiến, sự ủng hộ của đồng bào được thể hiện ở những hành động thiết thực: “Gia đình tiếp đón rất niềm nở. Để giữ bí mật cho cán bộ, vợ chồng đồng chí Hoan đã nhường buồng riêng cho chúng tôi. Theo tục lệ lâu đời, đồng bào Mán tiền rất kiêng, không bao giờ để người lạ ở trong buồng riêng của vợ chồng” [28, tr.57]. Khi hoạt động cách mạng đã có những thành công nhất định, nhân dân hiểu và tin tưởng thì họ không ngại ngần hi sinh để đóng góp cho cách mạng: “Đồng bào đào những hầm bí mật trong rừng sâu, đốt củi nung đất cho thật khô rắn, lát gỗ phủ một vài lần cót rồi mới đem chứa thóc. Việc mua sắm vũ khí đã trở thành một cao trào. Nhiều gia đình bán cả thóc, cả trâu để mua súng của quân Tưởng bên kia biên giới. Các lò rèn mọc lên khắp nơi, rèn gươm, dao, kiếm, sửa chữa súng kíp, súng hỏa mai. Đồng bào nô nức quyên sắt, đồng, lưỡi cày, chậu thau, mâm đồngđể đúc vũ khí. Chị em phụ nữ thi đua trồng rau, trồng dâu nuôi tằm, lấy tiền ủng hộ cán bộ bí mật” [28, tr.64]. Trong cuộc kháng chiến giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc, lực lượng góp phần quan trọng làm nên chiến thắng chính là nhân dân. Từ khi địch tăng cường mở rộng 77 lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, công tác địch vận ngày càng được coi trọng: “Lũy tre, gò đống, mương lạch, hồ ao bao quanh làng cùng với hào giao thông, hầm hố chiến đấu trở thành phòng tuyến chặn địch. Nhiều làng xóm được chia thành tuyến, thành các khu vực có ổ tác chiến, các đường hào, hầm bí mật nhiều tầng nối thông nhau để tiện cơ động chiến đấu. [] Nhân dân dựng làng chiến đấu để bám trụ ngay tại quê hương, vừa sản xuất, vừa đánh giặc” [28, tr.504]. Quân đội từ nhân dân mà ra, là con em của nhân dân, sống và chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Và nhân dân cũng không ngần ngại nguy hiểm, không nề hà riêng tư đã là tấm lá chắn để bảo vệ chiến sĩ. Biết được sự ủng hộ cách mạng của nhân dân, địch đã tăng cường đàn áp ở nhiều nơi. Có nhiều những làng, bản bị đốt trụi “Nhiều nhà chúng tình nghi liên quan với cách mạng bị tịch thu tài sản. Có những nơi cả làng bị triệt hạ. Không ngày nào binh lính địch không kéo về bắn phá, cướp đốt ở các làng, bắt buộc đồng bào phải đi thú và làm tờ cam kết không vào Việt Minh nữa. Từ trên núi cao, luôn luôn nhìn thấy những đám cháy dưới cánh đồng” [28, tr.65]. Có những gia đình cách mạng dù bị địch đàn áp, tra tấn, dù phải hi sinh những đứa con nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ cách mạng: “Ở thôn Kim Huy (Mĩ Hào), gia đình ông Nguyễn Huy Cường cho một nửa tiểu đội bộ đội ở chuẩn bị trận đánh mìn trên đường số 5. Địch đánh hơi thấy, sục vào nhà tìm hầm bí mật. Chúng ra lệnh cho ông bà Cường: “Nếu không chỉ hầm cứ 15 phút bắn chết một đứa con”. Sau 45 phút, địch bắn chết cả ba người con trong gia đình. Ông Cường phanh ngực áo thách địch bắn tiếp. Địch khiếp đảm phải kéo ông về bốt. Các chiến sĩ ta được bảo vệ an toàn” [28, tr.501]. Quan điểm lấy dân làm gốc và chiến đấu bảo vệ đất nước để đem lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc luôn là quan điểm được quán triệt trong đường lối của Đảng ta. Cũng chính vì xuất phát từ quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân thế nên đội quân cách mạng chiến đấu vì mục đích tốt đẹp ấy đã luôn được nhân dân yêu thương, đùm bọc và bảo vệ. Và sự đoàn kết, thống nhất trong toàn quân, toàn dân chính là nguồn sức mạnh lớn lao tạo nên chiến thắng của cách mạng Việt Nam trước đế quốc hùng mạnh. 78 2.3. Võ Nguyên Giáp – chân dung một vị dũng tướng, trí tướng, nhân tướng Đã là một công dân Việt Nam không ai không biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc. Võ Nguyên Giáp từ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản đến những năm tháng trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo quan trọng hàng đầu trong bộ máy chính quyền Việt Nam đã có một quá trình rèn luyện, học hỏi không ngừng nghỉ để càng ngày càng góp phần nhiều hơn trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước. Với tất cả những gì đã làm, điều đáng quý nhất ở Đại tướng chính là đức tính khiêm nhường, sự bình dị trong lối sống và một tấm lòng nhân ái. Trong cả sự nghiệp của mình, ông luôn ý thức và nhắc nhở bản thân rõ một điều: chính sự đồng lòng đồng sức của toàn bộ chiến sĩ và nhân dân dưới sự lãnh đạo chung của Đảng, của Bác Hồ là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng. Chính vì vậy trong hồi kí ông ít khi nói về bản thân mà thường viết về nhân dân, về Bác Hồ. Thế nhưng, bản thân tướng Giáp là một chứng nhân của lịch sử, ông gắn với những sự kiện quan trọng của đất nước, chính vậy thông qua những hồi tưởng về những chiến thắng vang dội của dân tộc, người đọc hình dung ra chân dung của những con người làm nên lịch sử - và một trong số đó là Đại tướng. 2.3.1. Võ Nguyên Giáp – thiên tài quân sự Việt Nam Xuất thân là một thầy giáo dạy lịch sử chưa được đào tạo cơ bản về quân sự thế nhưng với trí tuệ và sự học hỏi, nỗ lực không ngừng, Võ Nguyên Giáp trở thành Đại tướng đầu tiên của Việt Nam, là người chỉ huy nhiều những chiến dịch quan trọng, được nhân dân trong nước và nước ngoài biết đến và ngưỡng mộ. Tướng Westmoreland – tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mĩ tại miền nam Việt Nam nhận xét: “Kết cục của chiến tranh Việt Nam được gắn phần lớn cho một vài cá nhân kiệt xuất về quân sự của đối phươngchủ yếu là tướng Giáp. Ông thành thạo trong những chiến thuật du kích bám sát theo quy mô nhỏ” [Dẫn theo bìa sách Không phải huyền thoại] còn nhà báo John Kennedy thì cho rằng: “Những trận chiến với Pháp đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và trong chiến tranh chống Mĩ, một lần nữa, tướng Giáp lại 79 thể hiện năng lực siêu việt trong việc khai thác điểm yếu của đối phương” [Dẫn theo bìa sách Không phải huyền thoại]. 2.3.1.1. Võ Nguyên Giáp - Nhà chiến lược tài ba Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Đảng và nhà nước đã vạch ra những chiến lược đúng đắn để từng bước đánh bại âm mưu và kế hoạch của kẻ thù. Từng đảm nhiệm trọng trách là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của cuộc kháng chiến. Chiến lược chính là phương châm và biện pháp quân sự có tính toàn cục, được vận dụng trong suốt cuộc chiến tranh nhằm mục đích quân sự, chính trị, kinh tế nhất định. Trong quá trình chiến đấu, ta đã thực hiện chiến tranh nhân dân. Ta huy động toàn dân hợp sức dưới sự lãnh đạo chung của Đảng, của Bác. Thực hành chỉ thị của Bác “chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến” [28, tr.108], Võ Nguyên Giáp cũng là một nhân vật đóng vai trò quan trọng trên mặt trận tuyên truyền. Khi đối đầu với một lực lượng nhiều hơn về số lượng, mạnh hơn về trang bị kĩ thuật, nếu ta chỉ dựa vào quân đội thì đó hẳn là một cuộc đấu tranh không cân sức; thế nhưng trong chiến tranh tại Việt Nam, sự không cân bằng, tương quan chênh lệch rõ rệt đã được ta san bằng khi áp dụng hình thái chiến tranh toàn dân. Hình thức chiến tranh này được tạo thành bởi nhiều thành tố trong đó có các mặt chính trị, tuyên truyền, quân sự trên nền của cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_20_9654286980_8473_1872743.pdf
Tài liệu liên quan