Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty cổ phần dệt may Sơn Nam

MỤC LỤC . 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . 6

DANH MỤC BẢNG . 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ . 8

Phần mở đầu. 8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP KINH DOANH . 11

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh . 11

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh . 12

1.1.3 Các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

1.1.3.1 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp . 16

1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. . 18

1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. . 25

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp . 26

1.1.5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô . 26

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . 29

1.1.5.3. Các yếu tố thuộc về Doanh nghiệp. . 31

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

. 33

1.2.1. Phương pháp so sánh đơn giản . 33

1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn. . 35

1.2.3. Phương pháp phân tích tương quan . 37

pdf127 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty cổ phần dệt may Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam thành lập năm 1960 khoảng 10 người với thiết bị thô sơ gia công tẩy nhuộm chăn màn quần áo phục vụ cho nhân dân trong thành phố và sau này là cho công ty dệt Nam định . Từ năm 1985 đến năm 1991 SX khăn xuất khẩu sang Đông âu và Liên xô cũ .Tháng 1-2005 Công ty hoạt động theo hình thức cổ phần hoá với số vốn 5 tỉ đồng chủ yếu là thiết bị cũ kĩ lạc hậu. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 50 Qua 8 năm thực hiện cổ phần hóa , công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân trên 35-50% năm, giải quyết tốt công tác thị trường, đầu tư mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, đưa vào vận hành hiêụ quả Ngoài hơn 1100 cán bộ công nhân viên trong công ty với thiết bị đầu tư hiện đại, gần 2000 hộ thủ công dệt tại các làng nghề của 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, công ty luôn đáp ứng các sản phẩm tốt nhất cho các bạn hàng. Cty hiện đang có mối quan hệ với hơn 30 bạn hàng trên thị trường Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, khối EU, Ấn độ, Pakistan, Trung Quốc Cty cổ phần Dệt may Sơn Nam đã được Nhà nước ghi nhận tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba năm (2006); Bộ Công Thương, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc (năm 2007); Thủ tướng Chính Phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc (năm 2008). Bằng khen của UBND tỉnh Nam định ( năm 2009). Huân chương Lao động hạng Nhì năm (2010). Thương hiệu nổi tiếng quốc gia, doanh nhân đất Việt, doanh nghiệp 1000 năm Thăng Long , bằng khen của UBND tỉnh Nam định ( năm 2011). UBND thành phố Nam Định tặng bằng khen cho CBCNV " tập thể lao động xuất sắc" (2012). 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy tổ chức quản lý và nhiệm vụ của từng bộ phận luôn được công ty quan tâm xây dựng và đổi mới nhằm phát huy hiệu quả cao nhất mọi tiềm năng về thế mạnh của công ty. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng và tổ chức như sau: Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 51 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần dệt may Sơn Nam Quan hệ chức năng Phân xưởng may Phân xưởng giặt Phân xưởng thêu Phân xưởng dệt Phân xưởng sợi Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Tổ chức, hành chính Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phòng cơ điện Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 52 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a. Bộ máy quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội cổ đông bầu ra, lãnh đạo công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội. Hội đồng quản trị có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề trực thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. + Quyết định phương hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm, lợi nhuận, trích lập các quỹ, phân chia lợi nhuận cho cổ đông và phân định trách nhiệm thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. + Bầu, bãi nhiễm thành viên Hội đồng quản trị hoặc các kiểm soát viên. - Hội đồng quản trị gồm 3 người: Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty; Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Phó Giám đốc Công ty; Uỷ viên hội đồng quản trị, kiêm Phó Giám đốc Công ty. + Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung, là một đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trực tiếp phụ trách riêng hai phòng Kế toán tài vụ và phòng Kỹ thuật. + Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Phó Giám đốc kỹ thuật giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt: Kỹ thuật sản xuất; Lao động tiền lương; Công tác bảo hộ lao động; Điều hành đơn vị xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng. Thông qua các phòng chức năng chủ yếu: Phòng Kỹ thuật; Phòng KCS; Phòng cơ điện. + Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Phó giám đốc Công ty chịu trách nhiệm kinh doanh: giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt: Kinh doanh, xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu cho sản xuất, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức, các chế độ chính sách đời sống y tế; bảo vệ, thanh tra, công tác tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh . Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 53 Thông qua các phòng chức năng là: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh. - Ban kiểm soát gồm 5 người: 1 trưởng ban và 4 uỷ viên Chức năng của ban kiểm soát là: Giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, thực hiện các quyết định của cổ đông. b. Phòng tổ chức, hành chính - Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về tình hình tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ, y tế, thủ quỹ, văn thư, tạp vụ và một số công tác khác. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất về công tác tổ chức bộ máy thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Nghiên cứu và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, bố trí lao động, giải quyết các quyền lợi về tiền lương, chế độ bảo hiểm đối với người lao động + Nghiên cứu và đề xuất công tác bảo vệ doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ CNVC, vệ sinh và sửa chữa nhỏ ... + Văn thư, tạp vụ, phục vụ lãnh đạo Công ty và các công việc khác. c. Phòng kế toán - Chức năng: Tổ chức và thực hiện việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của nhà nước và công ty. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất hình thức hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, phù hợp quy định hiện hành nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Hướng dẫn kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý tài chính, kế toán trong doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 54 + Phối hợp các phòng, ban và đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. d. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu - Chức năng: + Lên kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, cân đối vật tư phù hợp với nhu cầu sản xuất. + Tham mưu giúp tổng giám đốc về các lĩnh vực: đề ra hướng sản xuất may mặc dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, đề ra các giải pháp xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. + Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, phục vụ cho công tác phát triển và ổn định sản xuất, đồng thời xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu tổng thể quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty + Chuẩn bị và lên kế hoạch vật tư đảm bảo sản xuất đúng hạn. + Giới thiệu các sản phẩm cua công ty với bạn hàng trong và ngoài nước + Nghiên cứu, đánh giá thị trường, giao dịch, đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu. e. Phòng kinh doanh: + Xác lập nhu cầu tiêu thụ, lập kế hoạch sản xuất sản phẩm. + Nghiên cứu, dự đoán sự phát triển thị trường nội địa đối với sản phẩm sợi, khăn, quần, áo, + Tổ chức thực hiện việc cung cấp hàng hoá theo kế hoạch và đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 55 + Tổng hợp, phân tích các thông tin về thị trường, xác định các chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng năm. + Phân tích lựa chọn các đại lý trong mạng lưới phân phối hàng hoá của công ty theo tiêu chuẩn đã xây dựng. f. Phòng kỹ thuật - Chức năng: Tham mưu giúp việc phó tổng giám đốc trong các lĩnh vực: kỹ thuật gia công may mặc, dựng mẫu dập, chuẩn bị tài liệu kỹ thuật điều hành và chắp nối các đơn vị trong toàn công ty trong lĩnh vực kỹ thuật để thực hiện mọi yêu cầu, nhiệm vụ do tổng giám đốc phân công. - Nhiệm vụ: Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất cho các phân xưởng, phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO, xây dựng các phương án sử dụng nguyên phụ liệu may phù hợp với mẫu đặt của khách hàng. g. Phòng KCS - Chức năng: Phòng KCS tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm trước khi nhập kho giao cho khách hàng. - Nhiệm vụ: + Tổ chức KCS 100% sản phẩm sản xuất ở các đơn vị trong Công ty trước khi nhập kho thành phẩm. + Nghiên cứu đề xuất và soạn thảo các văn bản quy định của Công ty về chất lượng sản phẩm. + Trưởng phòng KCS hoặc người được uỷ quyền thay mặt ban giám đốc làm việc với khách hàng về chất lượng sản phẩm. + Phối hợp với Phòng kỹ thuật và các đơn vị khác giải quyết những vấn đề về chất lượng sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 56 + Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn công cụ thiết bị tài sản được giao. 2.1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - Sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh hàng dệt may. - Sản xuất và kinh doanh sợi. 2.1.3.4 . Đặc điểm mặt hàng kinh doanh Đến nay công ty đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm sợi, dệt may trong nước cũng như xuất khẩu. Công ty cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp hệ thống sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO-9001: 2000. 2.1.4. Mạng lưới kinh doanh Mạng lưới kinh doanh của công ty dược trải rộng khắp mọi nơi trên đất nước Viêt Nam từ bắc vào nam công ty đặt rất nhiều các chi nhánh của hàng. Ngoài thị trường nội địa trong nước công ty còn có 30 bạn hàng trên thị trường Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, khối EU, Ấn độ, Pakistan, Trung Quốc 2.1.5. Vốn kinh doanh Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của công ty như sau: Đơn vị: đồng STT Cổ đông Vốn sở hữu Tỷ lệ 1 Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước 4.834.240.000 17,9% 2 Cổ đông cá nhân khác 22.165.760.000 82,1% Tổng cộng 27.000.000.000 100% (Nguồn: phòng kế toán) 2.1.6. Lực lượng lao động của công ty Lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ, đa phần có bằng cấp. Hiện đội ngũ CBCNV của công ty là 1.500 người, trong đó: Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 57 - Người sử dụng lao động trả Công lao động hợp lý, trên mức tối thiểu pháp luật qui định, mức trung bình của ngành và đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản như ăn, ở, đi lại .v.v... Công ty không trừ lương người lao động khi họ vi phạm quy định của Công ty, tuy nhiên trường hợp người lao động gây thiệt hại cho Công ty thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Người lao động được hưởng lương tăng ca theo mức tăng ca bình thường nhân 1.5, tăng ca chủ nhật nhân hệ số 2.0 và tăng ca ngày lễ nhân hệ số: 3.0 - Lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy trở lên và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không phải làm tăng ca, được nghỉ sinh con 5 tháng và được hưởng nguyên lương (do BHXH chi trả), được nghỉ khám thai 5 lần (1 ngày/lần) và hưởng nguyên lương theo HĐLĐ. 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá về tình hình sử dụng và phân bổ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả hay không. Ta đi phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong 2 năm 2012và 2013 như sau : Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 58 2.2.1.1. Phân tích biến động cơ cấu tài sản Bảng 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Giá trị % (A) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(1) (6)=(5)/(1) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 116.410.215.920 60,8 139.416.764.146 46 23.006.548.226 20 I. Tiền và các khoản tương tương tiền 45.957.296.858 24,0 23.806.371.769 8 -22.150.925.090 -48 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 46.735.492.208 24,4 65.227.600.252 22 18.492.108.045 40 IV. Hàng tồn kho 21.697.123.703 11,3 50.382.792.126 17 28.685.668.423 132 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 74.920.110.548 39,2 161.604.103.242 54 86.683.992.694 116 I. Các khoản phải thu dài hạn - II. Tài sản cố định 74.920.110.548 39,2 161.604.103.242 54 86.683.992.694 116 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - V. Tài sản dài hạn khác - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 191.330.326.468 100 301.020.867.388 100 109.690.540.920 57 (Nguồn : Báo cáo tài chính) Số liệu ở bảng trên cho thấy : Tốc độ tăng tài sản năm 2013 so với năm 2013 tăng lên 57% tương ứng với mức tăng là 109.690.540.920 đồng nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 59 hạn là 20% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 23.006.548.226 đồng và tài sản dài hạn tăng 116% với mức tăng tương ứng là 86.683.992.694 đồng . Để xem xét tình hình tăng trưởng của tài sản như vậy có hợp lý hay không chúng ta đi phân tích tình hình cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Xem xét cụ thể các thành phần của TSNH ta có: * Đối với tiền và các khoản tương đương tiền : Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 8 % trong TSNH giảm so với năm 2012 là 48% nguyên nhân là do giảm lượng tiền tồn tại quỹ. Sự giảm tiền chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm đi nhưng công ty đã biết dùng tiền đầu tư vào các hoạt động khác có hiệu quả hơn thì lại là một điều tốt . Tuy nhiên, nếu mức dự trữ vốn bằng tiền không hợp lý công ty sẽ gặp khó khăn trong trường hợp cần thanh toán đột xuất những khoản nợ hay trong quá trình chớp cơ hội kinh doanh. * Đối với các khoản phải thu Năm 2012 các khoản phải thu là 46.735.492.208 đồng chiếm tỷ trọng 24,4 % trong TSNH. Năm 2013 là 65.227.600.252 đồng chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH là 22 %; tăng so với năm 2012 là 40 % tương ứng với số tiền là 18.492.108.045 đồng. Các khoản phải thu ở công ty phần lớn là phải thu khách hàng, chứng tỏ trong năm 2012, 2013 công ty thực hiện chính sách bán chịu táo bạo đồng thời công ty chưa có biện pháp tích cực trong công tác thu hồi công nợ vì thế vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng ở mức cao. * Với hàng tồn kho Năm 2012 hàng tồn kho là 21.697.123.703 đồng chiếm tỷ trọng 11,3 % trong TSNH, năm 2013 là 50.382.792.126 đồng chiếm tỷ trọng 17 % trong TSNH. Năm 2013 hàng tồn kho tăng với tỷ lệ 132 % so với năm 2012, ứng với mức tăng tuyệt đối là 28.685.668.423 đồng. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Trong hàng tồn kho còn có công cụ dụng cụ, chi phí sản Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 60 xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và hàng hoá tồn kho. Những thành phần này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hàng tồn kho và cũng không có xu hướng biến động mạnh. Nguyên vật liệu tồn kho tăng điều này chứng tỏ trong các năm 2012, 2013 công ty chưa có giải pháp hữu hiệu giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho. Tuy nhiên cần nghiên cứu tốc độ quay vòng hàng tồn kho đã hợp lý chưa, từ đó mới đưa ra những quyết định trong quản lý hàng tồn kho. Đối với TSDH * Tài sản cố định TSDH của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Năm 2012 là 74.920.110.548 đồng chiếm tỷ trọng 39,2 % trong tổng tài sản. Năm 2013 tài sản cố định tăng 116% so với năm 2012 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 86.683.992.694 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đã mua thêm một số máy móc, thiết bị mới để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 61 2.2.1.2. Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Giá trị % (A) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(1) (6)= (5)/(1) A. Nợ phải trả 147.919.159.394 77 219.580.767.530 73 71.661.608.136 48 I. Nợ ngắn hạn 80.495.614.140 42 85.342.131.436 28 4.846.517.296 6 II. Nợ dài hạn 67.423.545.254 35 134.238.636.094 45 66.815.090.840 99 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 43.411.167.074 23 81.440.059.859 27 38.028.892.785 86 I. Vốn chủ sở hữu 43.411.167.074 23 81.440.059.859 27 38.028.892.785 86 Tổng cộng nguồn vốn 191.330.326.468 100 301.020.867.388 100 109.690.540.920 57 (Nguồn : Báo cáo tài chính) Qua bảng 2.4 cho thấy : Cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên, với tốc độ tăng nợ phải trả là 48% tương ứng mức tăng tuyệt đối là 71.661.608.136 đồng còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng với tốc độ 86% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 38.028.892.785 đồng làm tốc độ tăng tổng nguồn vốn năm 2013 so với năm 2012 tăng 57%, mức tăng tuyệt đối là 109.690.540.920 đồng. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất thấp còn nợ phải trả lại chiếm chủ yếu trong tổng Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 62 nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) nghĩa là chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn vay là chủ yếu. Điều này chứng tỏ công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao và là một minh chứng về uy tín của công ty đối với các chủ nợ. Tuy nhiên số nợ phải trả quá cao sẽ làm cho mức độ phụ thuộc vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty càng thấp, rủi ro tài chính tăng lên. Tuy nhiên để xem xét kỹ hơn tình hình vay nợ và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ta đi nghiên cứu ở phần sau. 2.2.1.3.Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Bảng 2.4 BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ơn vị:đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3 =2-1) (4=3/1) 1 TSNH bình quân 116.410.215.920 139.416.764.146 23.006.548.226 20 2 TSDH bình quân 74.920.110.548 161.604.103.242 86.683.992.694 116 3 Nợ ngắn hạn bình quân 80.495.614.140 85.342.131.436 4.846.517.296 6 4 Nợ dài hạn bình quân 67.423.545.254 134.238.636.094 66.815.090.840 99 5 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 43.411.167.074 81.440.099.859 38.028.932.785 88 6 Nguồn tài trợ thường xuyên (4+5) 110.834.712.328 215.678.735.953 104.844.023.625 95 Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 63 7 Nguồn tài trợ tạm thời (3) 80.495.614.140 85.342.131.436 4.846.517.296 6 8 Tổng nguồn vốn (6+7) 191.330.326.468 301.020.867.389 109.690.540.921 57 9 Hệ số tài trợ thường xuyên(6/8) 0,57 0,81 0,24 42 10 Hệ số tài trợ tạm thời (7/8) 0,42 0,28 -0,14 33 11 Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn (6/2) 1,47 1,50 0,03 2 12 Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn (1/3) 1,44 1,63 0,19 13 (Nguồn : Báo cáo tài chính) • Hệ số tài trợ thường xuyên: Số liệu bảng trên cho thấy hệ số tài trợ thường xuyên năm 2013 là 0,81 tăng so với năm 2012 là 0,24 tương ứng với tỷ lệ tăng là 42% nhưng hệ số này ở hai năm đều cao. Điều này chứng tỏ trong tổng nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của công ty thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Do đó tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty là cao. • Hệ số tài trợ tạm thời: Trong khi hệ số tài trợ thường xuyên của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,24 thì hệ số tài trợ tạm thời lại giảm 0,14 tương ứng với tỷ lệ giảm 33 %. Cụ thể là hệ số tài trợ tạm thời năm 2013 là 0,28; năm 2012 là 0,42. Nhưng hệ số này ở hai năm đều tương đối thấp, chứng tỏ trong tổng nguồn tài trợ tài sản Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 64 (nguồn vốn) của công ty thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng nhỏ cho nên tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty là cao. • Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn: Qua bảng trên ta thấy hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn của năm 2013 là 1,50; năm 2012 là 1,47. Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên của công ty. Trị số của chỉ tiêu này ở hai năm đều lớn hơn 1 cho nên tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty tương đối cao. • Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn: Số liệu bảng trên cho thấy hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn năm 2013 là 1,63 còn năm 2012 là 1,44. Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này ở cả 2 năm đều lớn hơn 1. Do đó tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty vẫn được đảm bảo. 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá HQKD của công ty 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả Du Pont Phương pháp phân tích Du Pont thực chất là phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Tài liệu phân tích: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh (Phụ lục) Mục đích của mô hình tài chính Du pont là phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Mô hình Du pont được vận dụng để phân tích tài chính có dạng: ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 65 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) x Vòng quay tổng tài sản 2.2.2.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, người ta có thể sử dụng nhóm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối bao gồm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Thông tin về giá trị của các chỉ tiêu này cũng như sự biến động của các chỉ tiêu này được thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết trong các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau mỗi kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp nhận biết được kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ mà còn giúp nhà quản trị doanh nghiệp so sánh kết quả kinh doanh giữa các kỳ kinh doanh cũng như nắm bắt được xu hướng vận động, từ đó đưa ra các quyết định quản lý sao cho phù hợp. Với những ý nghĩa đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những tài liệu quan trọng giúp ích cho người sử dụng thông tin trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 66 Bảng 2.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SƠN NAM Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1 2 3=2-1 4= 3/1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 422.940.598.282 585.862.267.557 162.921.669.276 39 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 73.286.691 104.961.751 31.675.060 43 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 422.867.311.591 585.757.305.807 162.889.994.216 39 4. Giá vốn hàng bán 350.225.102.707 482.172.879.912 131.947.777.206 38 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.642.208.884 103.584.425.895 30.942.217.011 43 6. Chi phí bán hàng 14.252.033.056 25.867.852.497 11.615.819.441 82 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.348.794.139 31.504.067.206 4.155.273.068 15 8. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 31.041.381.690 46.212.506.192 15.171.124.502 49 9. Lãi vay 6.141.209.957 6.793.184.750 565.474.793 11 10. Lợi nhuận trước thuế (EBT) 24.900.171.733 39.419.321.443 14.519.149.710 58 11. Thuế TNDN 6.225.042.933 9.854.830.361 3.629.787.428 58 13.Lợi nhuận sau thuế TNDN 18.675.128.800 29.564.491.082 10.889.362.282 58 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Luận văn thạc sĩ QTKD ĐH Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Hưng Cao học khóa: 2011 - 2013 67 Bảng 2.6 TĂNG TRƯỞNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC Đơn vị: Triệu đồng Tên công ty Doanh thu Lợi nhuận Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng (%) Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng (%) Tổng công ty CP May Việt Tiến 1.469.636 1.841.456 25,3 42.198 62.498 48,10 Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân 394.719 619.090 56,84 20.732 25.177 21,44 Công ty CP dệt may Sơn Nam 422.867 585.757 38,52 18.675 29.564 58,0 Qua các bảng trên cho chúng ta thấy, năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên là 43 % trong đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng 49 %, điều này là do: - Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 39 % : Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 38,52 % và các khoản giảm trừ tăng 43,22 % - Giá vốn hàng bán tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273446_2754_1951500.pdf
Tài liệu liên quan