Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại công ty điện lực Long Biên

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN . 4

1.1 Khái niệm về dự án . 4

1.1.1 Các khái niệm về dự án. 4

1.1.2 Các đặc điểm của dự án . 5

1.1.3 Phân loại dự án . 6

1.2 Quản lý dự án. 10

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án . 10

1.2.2 Các chức năng của quản lý dự án. 10

1.2.3 Mục tiêu của quản lý dự án . 10

1.2.4 Tầm quan trọng của quản lý dự án . 12

1.3 Quản lý tiến độ. 12

1.3.1 Vai trò của quản lý tiến độ . 12

1.3.2 Các công cụ quản lý tiến độ . 12

1.3.3 Kiểm soát tiến độ dự án . 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ

DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN. 29

2.1 Tổng quan về Công ty Điện lực Long Biên. 29

2.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Long Biên. 29

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty Điện lực Long Biên. 30

2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Long Biên. 31

2.2.3 Quá trình hình thành và phát triển lưới điện . 32

2.3 Phân tích thực trạng quản lý tiến độ dự án tại Công ty Điện lực Long

Biên . 48

pdf165 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ các dự án tại công ty điện lực Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian thực hiện của từng công việc theo kế hoạch.  Ngày bắt đầu, kết thúc (đường sớm, đường muộn).  Thời gian dự trữ.  Thời gian thực hiện của từng công việc theo thực tế.  Phần trăm kế hoạch và phần trăm đã thực hiện.  Lịch của kế hoạch (gồm các ngày nghỉ, ngày lễ) - Sau khi hoàn thành các công việc trên, kế hoạch tiến độ thi công công trình và kế Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 67 hoạch phân bổ nhân lực thi công công trình sẽ được trình lên Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách xem xét và phê duyệt. Sau khi phê duyệt, kế hoạch tiến độ thi công và kế hoạch phân bổ nhân lực sẽ được chuyển tới các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện. 2.3.2.2 Kiểm soát tiến độ - Các đơn vị thi công có nhiệm vụ lập “Báo cáo ngày”, “Báo cáo tuần”, “Báo cáo tháng/năm” theo biểu mẫu nộp cho Phòng kế hoạch vật tư & quản lý dự án (theo phụ lục số 13, 14, 15 - phần phụ lục). - Phòng kế hoạch vật tư & quản lý dự án có trách nhiệm lập quy trình kiểm soát tiến độ cho từng dự án, thường xuyên liên lạc với đơn vị thi công, các nhà thầu phụ (nếu có), để nắm bắt thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có), cập nhật tiến độ thi công, tổng hợp báo cáo hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng theo biểu mẫu. Phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ (nếu có), báo cáo Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách. Tổ chức các cuộc họp, thảo luận để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và tìm ra các giải pháp, biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 68 Hình 2.5: Lưu đồ kiểm soát tiến độ Lưu đồ Form Người thực hiện (*) P.KHVT&QLDA; P.KT (*) P.KHVT&QLDA; P.KT Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách (**) Các đơn vị liên quan Các đơn vị thi công (**) Các đơn vị thi công (**) P.KHVT&QLDA; Đơn vị thi công (**) P.KHVT&QLDA; Đơn vị thi công (**) P.KHVT&QLDA Thực hiện Báo cáo ngày Báo cáo tiến độ theo tuần Lập tiến độ thi công công trình Nhận nhiệm vụ sản xuất / Hợp đồng Lập kế hoạch nhân lực công trình Xem xét, phê duyệt Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công Báo cáo tiến độ Theo tháng (*): Sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng hiện có. (**): Biểu mẫu theo quy trình của Công ty. [Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án; Phòng Kỹ thuật Báo cáo tổng thể Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 69 2.3.2.3 Các dự án Công ty Điện lực Long Biên đã thực hiện trong những năm gần đây bị chậm tiến độ Bảng 2.20: Bảng thống kê các dự án thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012 bị chậm tiến độ [Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án Công ty] Tên công trình Hạng mục Tiến độ theo kế hoạch Số ngày thi công Tiến độ thực tế Số ngày thi công Ngày khởi công Ngày kết thúc Ngày khởi công Ngày kết thúc Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 7 Phần ngầm 18/3/2008 08/4/2008 21 18/3/2008 13/4/2008 25 Phần nổi 09/4/2008 09/6/2008 60 13/4/2008 20/6/2008 67 Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 8 Phần ngầm 28/02/2008 29/4/2008 60 28/02/2008 19/5/2008 81 Phần nổi 29/4/2008 29/6/2008 60 19/5/2008 20/8/2008 91 XDM tuyến cáp ngầm lộ 476E2 Phần ngầm 14/4/2012 14/7/2012 90 14/4/2012 20/8/2012 128 XDM tuyến cáp ngầm lộ 472E15 Phần ngầm 06/3/2012 06/6/2012 90 06/3/2012 12/7/2012 127 Nâng điện áp lên 22kV lộ 974E2 Phần ngầm 15/4/2009 15/5/2009 30 15/4/2009 24/5/2009 39 Phần nổi 15/5/2009 15/6/2009 30 15/5/2009 13/7/2009 58 Nâng điện áp lên 22kV lộ 671 sau trung gian T7 Phần ngầm 01/4/2009 10/4/2009 10 01/4/2009 13/4/2009 13 Phần nổi 01/4/2009 20/6/2009 80 01/4/2009 20/7/2009 110 Cải tạo ĐTHT và các nhánh sau các TBA trên địa bàn Q.Long Biên Phần ngầm 12/4/2011 12/6/2011 61 12/4/2011 10/7/2011 88 Phần nổi 12/4/2011 12/8/2011 122 12/4/2011 25/8/2011 135 Nâng điện áp lên 22kV lộ 973E2 Phần nổi 15/3/2010 15/6/2010 92 15/3/2010 31/7/2010 139 Nâng điện áp lên 22kV lộ 983E2 Phần nổi 12/3/2010 12/7/2010 121 12/3/2010 31/8/2010 171 Xây dựng mới ĐTHT sau các TBA Điện lực Long Biên giai đoạn 2 Phần ngầm 15/01/2010 15/3/2010 60 15/01/2010 22/3/2010 67 Phần nổi 15/01/2010 30/3/2010 75 15/01/2010 10/4/2010 85 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 70 Từ số liệu trên chúng ta có các chênh lệch thi công giữa kế hoạch và thực tế Bảng 2.21: Bảng thống kê số ngày chậm so với kế hoạch Tên công trình Hạng mục Số ngày thi công kế hoạch Số ngày thi công thực tế Số ngày chậm Chậm tiến độ so với kế hoạch Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 8 Phần ngầm 60 81 21 35,0 % Phần nổi 60 91 31 51,7 % XDM tuyến cáp ngầm lộ 476E2 Phần ngầm 90 128 38 42,2 % XDM tuyến cáp ngầm lộ 472E15 Phần ngầm 90 127 37 41,1 % Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 7 Phần ngầm 21 25 4 19,0 % Phần nổi 60 67 7 11,7 % Cải tạo ĐTHT và các nhánh sau các TBA trên địa bàn Q.Long Biên Phần ngầm 61 88 27 44,3 % Phần nổi 122 135 13 10,7 % Nâng điện áp lên 22kV lộ 974E2 Phần ngầm 30 39 9 30,0 % Phần nổi 30 58 28 93,3 % Nâng điện áp lên 22kV lộ 671 sau trung gian T7 Phần ngầm 10 13 3 30,0 % Phần nổi 80 110 30 37,5 % Nâng điện áp lên 22kV lộ 973E2 Phần nổi 92 139 47 51,1 % Nâng điện áp lên 22kV lộ 983E2 Phần nổi 121 171 50 41,3 % Xây dựng mới ĐTHT sau các TBA Điện lực Long Biên giai đoạn 2 Phần ngầm 60 67 7 11,7 % Phần nổi 75 85 10 13,3 % Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 71 Bảng 2.22: Bảng tổng hợp mức độ chậm tiến độ các dự án TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Dự án chậm tiến độ dưới 10 ngày 5 30% 2 Dự án chậm tiến độ từ 10-20 ngày 2 13% 3 Dự án chậm tiến độ từ 20-40 ngày 7 44% 4 Dự án chậm tiến độ trên 40 ngày 2 13% Hình 2.6: Biểu đồ mức độ chậm tiến độ các dự án Theo bảng thống kê trên, phần lớn thời gian các công trình chậm tiến độ là từ 20 đến 40 ngày. Nếu so sánh với các ngành nghề khác thì thời gian trên là ít, tuy nhiên đối với ngành điện thời gian chậm tiến độ sẽ mang lại rất nhiều thiệt hại: - Thời gian thi công chậm dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện, các thiết bị có thể bị sự cố như cháy máy biến áp, sự cố đường dây điện, tủ điện gây thiệt hại lớn về kinh tế. - Không đủ công suất cấp điện sinh hoạt cho nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cách doanh nghiệp sản xuất lớn, khu công nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng trong toàn quận. - Giá vật tư thiết bị không ổn định, nhất là giá kim loại màu tăng một cách bất Số lượng dự án Ngày chậm Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 72 thường. Nếu thời gian thi công không đúng theo kế hoạch thì chi phí dự án sẽ tăng lên đáng kể. - Các công trình đầu tư xây dựng chủ yếu dùng nguồn vốn vay tín dụng thương mại, vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ thi công đưa công trình vào vận hành khai thác, như vậy mới nâng cao hiệu quả đầu tư. 2.4 Phân tích các nguyên nhân gây chậm tiến độ của các dự án thực hiện tại Công ty Điện lực Long Biên Một năm Công ty thường triển khai hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau, chính vì vậy ngay từ giai đoạn chuẩn bị nếu không có sự kiểm soát, phối hợp của các thành viên trong dự án cũng như giữa các thành viên của các dự án với nhau sẽ dẫn đến tình trạng không chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị và chồng chéo lẫn nhau giữa các dự án. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 73 Bảng 2.23: Bảng phân công nhiệm vụ giai đoạn chuẩn bị [Nguồn tài liệu: “Bảng phân công nhiệm vụ dự án: Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 472E15” Phòng KHVT&QLDA Công ty] TÊN CÔNG VIỆC TRÁCH NHIỆM ĐƠN VỊ PHỐI HỢP HOÀN THÀNH GHI CHÚ Chuẩn bị nhân sự quản lý dự án P. KHVT&QLDA P. Kỹ thuật 10/02/2012 Mua sắm vật tư P. KHVT&QLDA P.Kỹ thuật; P. TCKT Sau khi có kế hoạch đấu thầu. Đánh giá nhà thầu Tổ chuyên gia xét thầu P. KHVT&QLDA P.Kỹ thuật; P. TCKT 20/02/2012 Giám đốc phê duyệt kết quả đấu thầu. Chuẩn bị mặt bằng thi công P. KHVT&QLDA P.Kỹ thuật Nhà thầu 25/02/2012 p Kế hoạch sử dụng ô tô cẩu Kế hoạch sử dụng thiết bị chuyên dụng khác phục vụ thi công P. KHVT&QLDA P.Kỹ thuật Nhà thầu 25/02/2012 Phát hành các quy trình thi công P. Kỹ thuật Nhà thầu 25/02/2012 Theo quy trình, quy phạm an toàn điện. Phát hành bảng tiến độ thi công P. KHVT&QLDA P.Kỹ thuật 25/02/2012 Căn cứ kế hoạch đấu thầu, hợp đồng ký kết. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 74 2.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án Đây là giai đoạn đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để chuẩn bị tốt nhất cho chuẩn bị triển khai dự án. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận phối hợp đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tuy nhiên đến giai đoạn triển khai thì một số hạng mục vẫn không thể triển khai đúng tiến độ, do các nguyên nhân sau: a. Nhân sự cho dự án - Đối với mỗi dự án, khi có quyết định thi công, nhân lực của dự án cũng được chỉ định. Đội ngũ này được lấy ra từ các phòng ban của Công ty. Các thành viên này chỉ được giao một số quyền hạn nhất định, không tự quyết được những vấn đề phát sinh. Nếu có vấn đề phát sinh phải trình người có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo. Ví dụ công trình: “Nâng điện áp lên 22kV lộ 974E2” chậm tiến độ phần nổi 28 ngày do khi triển khai thi công phát sinh một số thiết bị như: máy biến áp, chống sét, cầu dao cần thay thế và bổ sung phải trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định. - Cán bộ phụ trách dự án thường quản lý nhiều dự án và thực hiện các công việc như: triển khai thi công, giải quyết các vấn đề phát sinh, theo dõi tiến độ thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình... Ví dụ công trình: “Xây dựng mới ĐTHT sau các TBA Điện lực Long Biên giai đoạn 2” chậm tiến độ phần nổi 10 ngày do người phụ trách một lúc đảm nhiệm 6 dự án nên không theo sát được công việc. - Cán bộ phụ trách thi công thường không được đào tạo bài bản mà chỉ từ kinh nghiệm thi công thực tế, đã tham gia thi công trên công trường trong nhiều năm. Phần lớn các công việc được thực hiện theo kinh nghiệm, không có những thay đổi trong biện pháp thi công. Tất cả các công trình đều thi công theo quy trình có sẵn, không có hoặc có rất ít những nghiên cứu làm tăng hiệu quả làm việc, cải tiến phương pháp thi công. Chính vì vậy các công trình không có những phương pháp thi công đột phá để giảm thời gian thi công. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 75 Ví dụ về việc một số cán bộ công tác tại Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án Công ty được giao nhiệm vụ quản lý nhiều dự án đầu tư xây dựng dẫn đến tình trạng quá tải công việc, không theo dõi hết được tiến độ dự án trong bảng sau: Bảng 2.24: Bảng phân công nhiệm vụ quản lý dự án TT Tên người quản lý/dự án Nội dung công việc Thời gian thực hiện I Đ/c: Ngô Hồng Khanh 1 Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 476E2 Chịu trách nhiệm triển khai dự án từ lập kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu vật tư thiết bị trước khi đưa vào thi công, triển khai thi công, tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán công trình. Từ 20/02/12 đến 30/7/12 2 Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 472E15 Như trên Từ 10/01/12 đến 30/6/12 3 Thay đổi kết cấu TBA Bồ Đề 1 thành trạm treo Như trên Từ 20/02/12 đến 30/5/12 4 Xây dựng mới TBA Tổ 7 Long Biên và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/3/12 đến 30/8/12 5 Xây dựng mới TBA Tổ 15 Bồ Đề và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/3/12 đến 30/7/12 6 Xây dựng mới TBA Việt Hưng 8 và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/03/12 đến 30/8/12 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 76 TT Tên người quản lý/dự án Nội dung công việc Thời gian thực hiện II Đ/c: Nguyễn Hữu Hải 1 Xây dựng mới TBA Tổ 3 Phúc Lợi và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/3/12 đến 30/7/12 2 Xây dựng mới TBA Tư Đình 3 và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/7/12 3 Xây dựng mới TBA Bắc Cầu 4 và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 4 Xây dựng mới TBA Hà Hải 2 và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 5 Xây dựng mới TBA Chung cư Xe Lửa và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/03/12 đến 30/8/12 6 Xây dựng mới TBA Dốc Cẩm và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/7/12 7 Xây dựng mới TBA Y tế Ngọc Thụy và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 8 Xây dựng mới TBA Tổ 2 Yên Tân và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 III Đ/c: Lê Thị Thu Hà 1 Xây dựng mới TBA Tổ Thượng Thanh 5 và đường trục hạ thế Như trên Từ 30/03/12 đến 30/8/12 2 Xây dựng mới TBA Thanh Am 4 và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/7/12 3 Xây dựng mới TBA Giang Biên 5 và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 4 Nâng công suất và tăng cường đường trục hạ thế 11 trạm biến áp Như trên Từ 15/3/12 đến 30/6/12 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 77 TT Tên người quản lý/dự án Nội dung công việc Thời gian thực hiện IV Đ/c: Lê Vĩnh Thuận 1 Xây dựng mới ĐTHT sau các TBA Điện lực Long Biên giai đoạn 3 Như trên Từ 10/3/12 đến 30/9/12 2 Xây dựng mới TBA Ngõ 298 Ngọc Lâm và đường trục hạ thế Như trên Từ 15/3/12 đến 30/7/12 3 Đại tu, sửa chữa chống sét 24kV trên địa bàn Long Biên Như trên Từ 15/3/12 đến 30/8/12 4 Thay dây nhánh Thạch Cầu lộ 476 E15 từ cột cầu dao 30 đến cột 46 Như trên Từ 15/3/12 đến 30/7/12 IV Đ/c: Nguyễn Anh Tuấn 1 Thay dây nhánh Thạch Cầu lộ 476 E15 từ cột cầu dao 30 đến cột 46 Như trên Từ 20/3/12 đến 30/4/12 2 Đại tu các cầu dao của Séc trên địa bàn quận Long Biên Như trên Từ 30/03/12 đến 30/5/12 3 Đại tu máy biến điện áp và ắc quy cho các Recloser 24kV Như trên Từ 10/3/12 đến 30/5/12 4 Chỉnh trang cải tạo các TBA có độ cao không an toàn trên địa bàn quận Long Biên Như trên Từ 15/02/12 đến 30/7/12 5 Thay thế các hòm công tơ cũ nát khu vực phường Thượng Thanh Như trên Từ 15/02/12 đến 30/7/12 6 Thay thế các hòm công tơ cũ nát khu vực phường Đức Giang Như trên Từ 15/02/12 đến 30/7/12 7 Thay thế các hòm công tơ cũ nát khu vực phường Phúc Lợi Như trên Từ 15/02/12 đến 30/7/12 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 78 TT Tên người quản lý/dự án Nội dung công việc Thời gian thực hiện 8 Thay thế các hòm công tơ cũ nát khu vực phường Phúc Đồng Như trên Từ 15/02/12 đến 30/7/12 9 Đại tu thay dầu máy biến áp 2010 Như trên Từ 15/9/12 đến15/11/12 [Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án Công ty] Kết luận: Việc phân cấp và giao quyền cho cán bộ phụ trách dự án tại Công ty chưa cao, hầu như tất cả công việc phát sinh đều phải xin ý kiến chỉ đạo dẫn đến chậm tiến độ. Cán bộ phụ trách dự án thường quản lý nhiều dự án, do đó không theo sát được công việc. Cán bộ phụ trách thi công thường không được đào tạo bài bản mà chỉ từ kinh nghiệm thi công thực tế, không có những phương pháp thi công đột phá để làm giảm thời gian thi công. b. Mua sắm vật tư thiết bị Vật tư thiết bị mua sắm cho công trình thường thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, mua sắm trực tiếp và chỉ định thầu. Tuy nhiên Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không được quyền tự quyết trong việc xây dựng đơn giá kế hoạch. Đơn giá vật tư thiết bị phải được Tổng Công ty phê duyệt, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. - Tiến độ giải ngân cho các công trình cũng chậm trễ. Nguồn vốn cho các công trình đầu tư xây dựng thường là vốn vay tín dụng thương mại, tiếp cận được cũng rất khó khăn. Việc không thanh toán đúng hạn với các nhà thầu cung cấp hàng hoá dẫn đến chậm tiến độ cung cấp hàng. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 79 Bảng 2.25: Bảng tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho một số dự án bị chậm tiến độ TT Tên dự án/vật tư thiết bị Kế hoạch cấp VTTB Thực tế cấp VTTB Nguyên nhân I Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 7 1 MBA 400kVA-22/0/4kV 20/5/2008 15/6/2008 Chờ Tổng Công ty đấu thầu cấp 2 Tủ điện hạ thế 600V-630A 20/5/2008 15/6/2008 3 Cáp ngầm 24kV-3x240mm2 20/3/2008 10/4/2008 II Nâng điện áp lên 22kV lộ 671 sau trung gian T7 1 Cáp ngầm 24kV-3x240mm2 05/4/2009 10/4/2009 Nhà thầu chưa mua được cáp 2 Cáp ngầm 24kV-3x70mm2 05/4/2009 10/4/2009 III Nâng điện áp lên 22kV lộ 974E2 1 MBA 400kVA-22/0/4kV 10/6/2009 09/7/2009 Chờ Tổng Công ty đấu thầu cấp 2 Tủ điện hạ thế 600V-630A 10/6/2009 09/7/2009 IV Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 8 Cáp ngầm 24kV-3x240mm2 06/4/2008 27/4/2008 Chờ Tổng Công ty giải ngân Cáp ngầm 0,6kV-4x95mm2 [Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án Công ty] Kết luận: Một số dự án bị chậm tiến độ là do không có đầy đủ vật tư thiết bị để thi công. Ngoài nguyên nhân khách quan như phụ thuộc vào nguồn vốn vay, vật tư thiết bị do Tổng Công ty cấp thì Công ty đã không có phương án dự phòng khi Tổng Công ty đề nghị Công ty tổ chức mua sắm. Lúc này Công ty mới tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa, thời gian từ khi triển khai đến khi nhận được hàng mất khoảng 30 ngày. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 80 c. Mặt bằng thi công - Giải phóng mặt bằng thi công cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Thủ tục xin cấp phép đào hè, đường để thi công tuyến cáp ngầm theo như quy định từ ngày nộp đơn đến ngày cấp phép mất ba tuần. Đơn vị cấp phép là UBND quận, Sở giao thông công chính. Nhiều công trình có tuyến cáp trải dài vài nghìn mét, mặt bằng thi công dọc theo các tuyến phố chính, cắt ngang qua đường, nhất là những khu vực vừa được nâng cấp cải tạo thì càng khó khăn. Để phối hợp với các đơn vị chủ quản giải quyết việc giải phóng mặt bằng thì mất rất nhiều thời gian. Lãnh đạo Công ty thường phải họp bàn nhiều lần để giải quyết các vấn đề liên quan như: thời gian thi công, tiến độ thi công, các biện pháp đảm bảo an toàn cho giao thông, hệ thống công trình ngầm khác, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ... - Một số trạm biến áp đã được đơn vị chủ quản cấp trích lục cho phép Công ty xây dựng, nhưng đến khi triển khai thi công thì nằm trong khu đất mới được quy hoạch lại, phải điều chỉnh vị trí xây dựng. Lúc này Công ty phải điều chỉnh đề án thiết kế, phát sinh vật tư thiết bị ảnh hưởng đến tiến độ thi công. - Một số vị trí trồng cột điện mới ở mặt phố, các ngõ phải họp nhiều lần cùng các hộ dân, tổ dân phố, UBND phường, quận mới giải phóng được mặt bằng do hộ gia đình không cho trồng cột trước cửa nhà, trong ngõ. Có những hộ dân cử người nhà là phụ nữ hoặc người già đứng ở móng cột điện không cho trồng cột, công an và chính quyền địa phương cũng không thể can thiệp được. - Công trình : Xây dựng mới TBA Gia Thượng 2 và đường trục hạ thế sau khi trồng xong 08 vị trí cột điện bê tông ly tâm 16m cấp nguồn cho trạm biến áp, UBND phường Ngọc Thụy yêu cầu Công ty di chuyển tất cả hàng cột cách vị trí cũ 05m. Lý do quận Long Biên quyết định mở rộng đường nội bộ, tất cả các vị trí cột đã trồng đều nằm trong dự án mở đường. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 81 Bảng 2.26: Một số dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng TT Tên dự án/hạng mục giải phóng mặt bằng Chậm giải phóng so với kế hoạch Nguyên nhân/hướng xử lý 1 Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 472E15 - Xin phép đào hè, đường để xây dựng tuyến cáp ngầm. 37 ngày Lãnh đạo Công ty phải họp bàn với lãnh đạo quận Long Biên rất nhiều lần mới được cấp phép. 2 Xây dựng mới TBA, ĐTHT và hệ thống công tơ Đô thị Sài Đồng 7 - Xin phép đào hè, đường để xây dựng tuyến cáp ngầm. 4 ngày Ban quản lý dự án khu đô thị thi công không đặt ống luồn cáp ngầm qua đường nhưng đã trải thảm bê tông át phan, Công ty phải xin phép Ban quản lý để cắt đường rải cáp ngầm. 3 Cải tạo đường trục và các nhánh hạ thế sau các TBA trên địa bàn quận Long Biên - Trồng cột điện trong ngõ 24 phố Ngọc Lâm, ngõ 310 đường Nguyễn Văn Cừ, ngõ 29 phố Thượng Thanh, ngõ 53 phố Đức Giang 27 ngày Họp nhiều lần cùng các hộ dân, tổ dân phố, UBND phường, quận mới giải phóng được mặt bằng do hộ gia đình không cho trồng cột trước cửa nhà, trong ngõ. 4 Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 472E15 - Xin phép đào hè, đường để xây dựng tuyến cáp ngầm. 30 ngày Lãnh đạo Công ty phải họp bàn với lãnh đạo quận Long Biên rất nhiều lần mới được cấp phép. [Nguồn tài liệu: Phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án Công ty] Kết luận: Việc giải phóng mặt bằng thi công ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ thi công, nhất là đối với xây dựng tuyến cáp ngầm, trạm biến áp. Nếu không giải phóng được mặt bằng thì toàn bộ dự án phải dừng lại hoặc phải điều chỉnh dự án. Lúc này Công ty phải điều chỉnh đề án thiết kế, phát sinh vật tư thiết bị ảnh hưởng đến tiến độ thi công. 2.4.2 Giai đoạn tổ chức thực hiện Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc thực hiện dự án. Ở giai đoạn này yêu cầu tất cả công việc phải được triển khai đúng theo tiến độ đề ra ngay từ ban đầu. Nếu chỉ một công việc không hoàn thành đúng tiến độ thì có thể ảnh hưởng đến tiến độ của các công việc tiếp theo. Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 82 Bảng 2.27: Bảng phân công nhiệm vụ giai đoạn tổ chức thực hiện [Nguồn tài liệu: “Bảng phân công nhiệm vụ dự án: Xây dựng mới tuyến cáp ngầm lộ 472E15” Phòng KHVT&QLDA Công ty] TÊN CÔNG VIỆC TRÁCH NHIỆM ĐƠN VỊ PHỐI HỢP HOÀN THÀNH 1. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị Giám đốc, P.Giám đốc phụ trách P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật; Các nhà thầu 2. Giải phóng mặt bằng P.KHVT&QLDA P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật Theo tiến độ 3. Nghiệm thu vật tư thiết bị nhà thầu cung cấp P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật Các nhà thầu Theo tiến độ 4. Tiếp nhận và cung ứng vật tư cho nhà thầu xây lắp P.KHVT&QLDA Các nhà thầu Theo tiến độ 5. Đảm bảo điện năng phục vụ thi công Các Đội quản lý điện phường Theo tiến độ 6. Cung cấp cẩu, thiết bị phục vụ thi công P.KHVT&QLDA Theo tiến độ 7. Đăng ký cắt điện với Công ty Các nhà thầu Phòng Điều độ vận hành Theo tiến độ 8. Tiếp nhận vật tư thiết bị thi công từ Công ty Các nhà thầu P.KHVT&QLDA Theo tiến độ 9. Đảm bảo cung cấp nhân lực và phương tiện thi công Các nhà thầu P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật Theo tiến độ Phát hành các bản vẽ biện pháp thi công P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật Các nhà thầu Theo tiến độ Thực hiện công tác xây lắp Các nhà thầu P.KHVT&QLDA; P.Kỹ thuật Theo tiến độ Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa kinh tế và quản lý Nguyễn Văn Cường Cao học Quản trị kinh doanh 83 Đối với ngành điện nói chung và Công ty thì yếu tố chất lượng và tiến độ thi công phải đặt lên hàng đầu, trong khi yêu cầu về chi phí không được vượt tổng mức đầu tư. Nếu vượt tổng mức đầu tư thì phải trình Tổng Công ty và lập đề án điều chỉnh. Như vậy có thể sẽ phá vỡ kế hoạch thực hiện dự án. Mặc dù có sự theo dõi sát sao từ ban lãnh đạo, nhưng các bên vẫn còn tồn tại những yếu tố cả chủ quan và khách quan làm chậm tiến độ dự án: Những nguyên nhân gây chậm tiến độ từ phía Công ty a. Tình trạng tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị Theo tiến trình cung ứng vật tư hiện tại Kiểm nghiệm Giấy xin cấp vật tư Vật tư vật tư Trình tự thủ tục từ khâu tiếp nhận, kiểm nghiệm, nghiệm thu vật tư thiết bị từ nhà thầu cung cấp hàng hoá đến nhập kho Công ty qua rất nhiều phòng ban xác nhận. Nhà thầu đề nghị Công ty cấp vật tư, Công ty đối chiếu với đề án thiết kế (hoặc hồ sơ dự thầu) ký duyệt và lập phiếu xuất kho. Đối với vật tư thiết bị nhà thầu xây lắp cung cấp cũng trải qua các bước như trên (trừ khâu phải nhập, xuất kho Công ty). Thủ tục cấp vật tư diễn ra trong suốt quá trình thi công, theo đó phòng Kế hoạch vật tư & quản lý dự án chỉ cấp theo đúng số lượng và chủng loại trong đề án thiết kế. Khi có sự thay đổi, phát sinh công việc, đơn vị thi công, giám sát, thiết kế lập biên bản trình Chủ đầu tư giải quyết. Chủ đầu tư cùng các đơn vị trên tiến hành kiểm tra thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272008_0184_1951696.pdf
Tài liệu liên quan