Luận án Quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 10

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 11

6. Những đóng góp mới của luận án . 12

7. Kết cấu luận án. 13

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . 14

1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại . 14

1.1.1. Vài nét về ngân hàng thƣơng mại . 14

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại . 14

1.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. 16

1.1.2. Thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại . 18

1.1.2.1. Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại. 18

1.1.2.2. Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng thƣơng mại. 19

1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản . 22

1.2. Quản trị thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại . 26

1.2.1. Khái niệm quản trị thanh khoản. 26

1.2.2. Sự cần thiết quản trị thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại . 28

1.2.3. Nội dung quản trị thanh khoản. 28

1.2.3.1. Chiến lƣợc quản trị thanh khoản . 28

1.2.3.2. Chính sách quản trị thanh khoản. 30

1.2.3.3. Cơ chế điều hòa thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại . 30

1.2.3.4. Tổ chức bộ máy quản trị thanh khoản. 34

pdf201 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ROA của Agribank và một số NHTM khác giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: [2, 12, 54, 56] và báo cáo của SSI) Biểu đồ 2.6 và biểu đồ 2.7 cho thấy ROE và ROA trong giai đoạn 2013 - 2018 của Agribank có xu hƣớng tăng nhƣng vẫn rất thấp so với các ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank. Nghĩa là hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2013 – 2018 có cải thiện nhƣng vẫn chƣa cao. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân: (i) Tình hình quản trị rủi ro ở Agribank không tốt, ảnh hƣởng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; (ii) Tăng trƣởng tín dụng của Agribank luôn thấp hơn mức tăng trƣởng tín dụng của toàn hệ thống nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn. Chẳng hạn, năm 2015, mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại Agribank đã về mức dƣới 3% song so với toàn hệ thống vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 0,17%; (iii) Ngân hàng chịu tổn thất khi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn tăng lên do nguồn cung thanh khoản chủ yếu mà Agribank dựa vào là vay nợ NHNN và vay nợ trên thị trƣờng liên ngân hàng; (iv) Agribank là NHTM 100% vốn Nhà nƣớc nên áp lực cạnh tranh hầu nhƣ không có. Nhìn chung, giai đoạn 2013 – 2018: Quy mô hoạt động của Agribank có xu hướng tăng, trong đó tín dụng và vốn huy động trên thị trường 1 chiếm tỷ trọng cao 78 nhất và tăng trưởng ổn định; Khả năng an toàn hoạt động còn hạn chế, bởi vì hệ số CAR còn thấp so với một số NHTM khác, tỷ lệ nợ xấu giảm dần nhưng nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý triệt để; Khả năng sinh lời được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các NHTM khác, đặc biệt là VCB. Do đó, Agribank cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện hoạt động kinh doanh và giữ vững vị trí là ngân hàng chủ chốt trong hệ thống TCTD Việt Nam trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. 2.2. Thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 Là một trong những ngân hàng ra đời sớm nhất và có qui mô hoạt động lớn nhất tại Việt Nam. Song khả năng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2013-2018 có nhiều biến động. Cụ thể: (1) Chỉ số trạng thái tiền mặt Đơn vị: % 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 3.54 3.44 3.47 3.06 2.89 4.23 VCB 19.15 16.83 14.97 14.28 16.30 18.49 BIDV 6.77 6.29 6.28 5.14 7.95 7.55 Viet inbank 10.77 10.86 9.07 10.15 9.93 11.54 Agribank VCB BIDV Viet inbank Biểu đồ 2.8. Chỉ số trạng thái tiền mặt của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: [1, 11, 53, 55] và tính toán của NCS) 79 Biểu đồ 2.8 cho thấy: giai đoạn 2013 - 2018, chỉ số trạng thái tiền mặt của Agribank rất thấp (dƣới 5%) so với các NHTM trên, đặc biệt là VCB. Điều này làm tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng nhƣng ảnh hƣởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn Agribank phải vay trên thị trƣờng tiền tệ với lãi suất cao, dẫn đến gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng. (2) Tỷ lệ khả năng chi trả Giai đoạn 2013 - 2018, quy định của NHNN về tỷ lệ khả năng chi trả đối với NHTM có sự thay đổi nhƣ sau: Thông tƣ 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định: Tỷ lệ khả năng chi trả gồm 2 nhóm: (i) Tỷ lệ tài sản có thanh toán ngay/ tổng nợ phải trả ≥ 15%; (ii) Tỷ lệ tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo/ tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo ≥ 1. Tiếp đến là Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 quy định: Tỷ lệ khả năng chi trả bao gồm: (i) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu (tài sản có tính thanh khoản cao/ tổng nợ phải trả) ≥ 10%; (ii) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (tài sản có tính thanh khoản cao/ dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo): đối với đồng Việt Nam ≥ 50%, đối với ngoại tệ ≥ 10%. Mặc dù, quy định của NHNN nhƣ vậy nhƣng chỉ có một số NHTM nhƣ BIDV, VCB công bố đầy đủ các tỷ lệ đó trên báo cáo thƣờng niên giai đoạn 2013 - 2018. Riêng Agribank, chỉ công bố tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu giai đoạn 2015 – 2018. Điều này có thể cho thấy Agribank chƣa thực sự minh bạch thông tin về các tỷ lệ khả năng chi trả. 80 Bảng 2.4. Tỷ lệ khả năng chi trả của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 8,16 5,67 18,33 13,24 13,1 14 VCB 32,97 32,20 27,10 30,5 35,9 24,1 BIDV 16,72 18,88 11,10 15,78 15,49 15,42 Vietinbank 15,22 15,70 11,90 14,34 14,23 13,39 (Nguồn: [1, 11, 53, 55] và tính toán của NCS) Trong bảng số liệu trên: giai đoạn 2013 - 2014 là tỷ lệ tài sản có thanh toán ngay/ nợ phải trả, và giai đoạn 2015 - 2018 là tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu của các NHTM. Ta thấy: trong 4 NHTM trên, chỉ có VCB duy trì tỷ lệ khả năng chi trả cao hơn quy định rất nhiều. Tại Agribank thì: giai đoạn 2013 - 2014, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với quy định (15%); giai đoạn 2015 - 2018, tỷ lệ này ở mức gần tối thiểu theo quy định (10%). Điều này phản ánh việc ngân hàng vẫn tập trung đầu tƣ cho các tài sản sinh lời, dẫn đến có thể làm ngân hàng gặp khó khăn khi có những biến động bất thƣờng. (3) Chỉ số đầu tƣ chứng khoán và chỉ số chứng khoán thanh khoản Đơn vị: Tỷ đồng 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 11.39 17.01 13.92 16.96 14.92 11.31 VCB 13.66 13.33 17.41 17.21 13.5 14.15 BIDV 12.66 15.55 15.5 15.97 13.94 10.89 Viet inbank 14.36 14.58 15.92 14.64 12.18 9.13 Agribank VCB BIDV Vietinbank Biểu đồ 2.9. Chỉ số đầu tư chứng khoán của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: [1, 11, 53, 55] và tính toán của NCS) 81 Biểu đồ 2.9 cho thấy chỉ số đầu tƣ chứng khoán của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 luôn biến động, đặc biệt rất cao vào năm 2014 (17,01%) nhƣng đến năm 2018 lại chỉ còn 11,31%. Điều này phản ánh năng lực thanh khoản của ngân hàng thiếu ổn định. Thực trạng này cũng diến ra tƣơng tự ở VCB, BIDV, Vietibank. Điều này có thể do sự tác động từ thực trạng còn nhiều bất ổn của thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc trong giai đoạn này. Đơn vị: % Biểu đồ 2.10. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: [1, 11, 53, 55] và tính toán của NCS) Giai đoạn 2013 - 2018, chỉ số chứng khoán thanh khoản và chỉ số đầu tƣ chứng khoán của Agribank vận động cũng chiều với nhau. Bên cạnh đó, cả bốn ngân hàng trên đều có xu hƣớng giảm dần đầu tƣ chứng khoán thanh khoản. Điều này chứng tỏ thanh khoản của các ngân hàng này không phụ thuộc nhiều vào dự trữ thứ cấp. 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 9.68 13.15 8.21 12.00 11.04 10.41 VCB 9.95 11.89 7.66 7.02 4.19 3.46 BIDV 10.51 12.54 11.16 12.32 10.73 8.70 Viet inbank 13.88 13.56 14.26 13.33 11.67 7.72 Agribank VCB BIDV Vietinbank 82 (4) Chỉ số năng lực cho vay Bảng 2.5. Chỉ số năng lực cho vay của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 79,15 76,15 77,08 79,05 76,09 78,4 VCB 59,13 56,51 59,05 60,4 53,87 58,8 BIDV 71,44 71,28 73,18 74,67 71,75 77 Vietibank 79,82 82,07 78,21 75,13 76,72 76,28 (Nguồn: [1, 11, 53, 55] và tính toán của NCS) Giai đoạn 2013 - 2018, tỷ lệ này đƣợc VCB duy trì thấp hơn đáng kể (dƣới 60%), tiếp đến là BIDV còn Agribank, Vietibank đạt tỷ lệ cao hơn. Với việc duy trì chỉ số năng lực cho vay cao cho thấy tín dụng vẫn là tài sản chủ yếu của Agribank. Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích ở trên thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank so với một số NHTM khác còn cao. Thực tế này sẽ gây áp lực thanh khoản lớn và sẽ là nguy cơ tiềm ẩn RRTK tại Agribank. (5) Tỷ lệ LDR Ở Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2018, cách tính và giới hạn tỷ lệ LDR đƣợc NHNN quy định khác nhau nhƣ sau: Thông tƣ 13/2010/TT - NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định: LDR = Dƣ nợ tín dụng x 100% >= 80% Vốn huy động Sau đó, Thông tƣ 36/2014/TT - NHNN ngày 20/11/2014 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định; và Thông tƣ số 06/2016/TT- NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 quy định : NHTM phải duy trì Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi: NHTMNN 90%; NHTMCP: 80%. 83 LDR = Dƣ nợ cho vay x 100% Tổng tiền gửi Trong đó, tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi của tổ chức và cá nhân, tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành, LDR là chỉ tiêu phản ánh khả năng cho vay so với nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bảng 2.6. Tỷ lệ LDR của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 86,49 82,81 76,19 78,65 80,35 82,97 BIDV 93,56 92,36 81,9 80,85 81,78 86 Vietcombank 82,96 76,83 76,76 76,71 76,74 77,68 Vietinbank 89,91 86,7 86,6 87,96 88,34 87,96 (Nguồn: [1, 2,11,12, 53, 54, 55, 56] và tính toán của NCS) Bảng 2.6 cho thấy: Giai đoạn 2013 - 2014, LDR của ngân hàng giảm dần nhƣng vẫn cao hơn tỷ lệ 80% theo quy định cùa NHNN, tiềm ẩn khó khăn thanh khoản cho ngân hàng; Giai đoạn 2015 - 2017, LDR của ngân hàng tăng dần nhƣng đảm bảo tỷ lệ tối đa 90% theo quy định của NHNN. Điều này phản ánh trong giai đoạn 2013 – 2018, LDR của Agribank đƣợc cải thiện, tức là khả năng thanh khoản của Agribank tốt hơn trƣớc. Nguyên nhân do: (i) Từ năm 2013, căn cứ vào những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc của Chính Phủ, NHNN đặt ra kế hoạch tăng trƣởng tín dụng cho từng năm và thông báo chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đối với các TCTD phù hợp với quy mô, chất lƣợng tín dụng, khả năng quản lý thanh khoản, khả năng quản trị điều hành của TCTD. Cụ thể: tăng trƣởng tín dụng cho năm 2013 khoảng 12%, năm 2014 khoản 12%-14% và năm 2015 từ 13-15%, năm 2016 từ 18-20%, năm 2017 là 18%, năm 2018 là 17%. Với cách đặt ra mục tiêu rất cụ thể, các giải pháp thực hiện rất quyết liệt và liên tục trong nhiều năm, đà tăng của tín dụng đã đƣợc kiểm soát và hạn chế; (ii) huy động vốn tăng trƣởng ổn định. 84 (6) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Giai đoạn 2013 - 2018, các NHTM Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo các quy định nhƣ sau: (i) Thông tƣ số 15/2009/TT - NHNN ngày 10/8/2009 về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD: 30%; (ii) Thông tƣ số 36/ 2014/ TT- NHNN ngày 20/11/2014 về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD: 60%; (iii) Thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đƣợc thực hiện theo lộ trình giảm dần theo 3 giai đoạn từ 1/7/2016 đến 31/12/2016; từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017 và từ 1/1/2018 nhƣ sau: từ 60% - 50% - 40%. Bảng 2.7. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Agribank 37,39 37,57 40,09 36,3 31,9 30,3 NHTMNN 23,06 25,02 33,36 35 33,44 30,7 BIDV 28,8 28,8 37,55 43,05 35,5 31,05 Vietinbank - 25,86 33,84 36,45 35,62 32,99 (Nguồn: [1, 2,11,12, 53, 54, 55, 56] và tính toán của NCS) Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn vẫn đƣợc duy trì ở mức cao. Điều này do nhu cầu vốn vay dài hạn cho đầu tƣ phát triển ngày càng tăng trong khi khả năng huy động vốn dài hạn còn hạn chế. Thực trạng này dẫn đến sự bất cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và trong thời gian dài thì khả năng đối phó của các ngân hàng là rất khó khăn,tức là khả năng thanh khoản bị suy giảm. Vì tầm ảnh hƣởng của tỷ lệ này đối với khả năng thanh khoản của các NHTM là rất lớn nên NHNN đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp lý nhƣ trên để điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của NHTM, 85 từ đó khả năng thanh khoản của Agribank cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể trong giai đoạn 2013 - 2018: Từ năm 2013 - 2014, Agribank đã thực hiện điều chỉnh giảm tỷ lệ này so với các năm trƣớc nhƣng vẫn còn cao hơn tỷ lệ 30% theo quy định. Từ năm 2015 - 2018, tỷ lệ này của Agribank giảm dần và thấp hơn so với quy định và so với các NHTM khác. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình thanh khoản của Agribank tốt hơn, một phần bởi vì tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn của Agribank đã tăng dần qua các năm. Để duy trì đƣợc kết quả này, Agribank cần tiếp tục cân đối thời hạn của nguồn vốn và cho vay trong thời gian tới. Nhận xét chung Giai đoạn 2013 - 2018, chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản cho thấy tình hình thanh khoản của Agribank được cải thiện rõ rệt qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn các hạn chế như: (i) Khả năng chi trả của Agribank so với VCB, BIDV, Vietinbank còn thấp; (ii) nguy cơ rủi ro từ sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay vẫn tiềm ẩn; (iii) dự trữ tiền mặt, chứng khoán thanh khoản thấp trong khi năng lực cho vay, tỷ lệ nợ xấu cao so với VCB, BIDV, Vietinbank vừa gia tăng áp lực thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro vừa khiến ngân hàng phải đi vay trên thị trường tiền tệ với chi phí cao trong trường hợp cần thiết. 2.3. Thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 2.3.1. Một số đặc điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tác động đến quản trị thanh khoản - Agribank có mạng lƣới hoạt động rộng. Tính đến 31/12/2018, Agribank có 2.232 chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp các huyện, thị và khu vực trong cả nƣớc, là NHTM có mạng lƣới lớn nhất Việt nam. Nhiều chi nhánh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, trong khi đó hệ thống thông tin thiếu thông suốt nên việc quản trị điều hành nói chung và QTTK nói riêng gặp nhiều trở ngại. - Agribank hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với 100% vốn Nhà nƣớc. 86 Điều này dẫn tới 4 vấn đề: (i) Agribank gặp trở lại lớn khi tăng vốn tự có do phụ thuộc hoàn toàn vào NSNN; (ii) Tâm lý ỉ lại vào cơ chế Nhà nƣớc, chủ yếu sử dụng công cụ vay từ các TCTD, NHNN để xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp; (iii) Tính năng động và bứt phá chƣa cao, thiếu sự minh bạch của các thông tin công bố về thanh khoản của Agribank; (iv) Ngoài mục tiêu lợi nhuận, còn phải thực hiện các mục tiêu khác theo các chính sách của NHNN và Chính Phủ nên rất khó có chiến lƣợc giá (lãi suất, phí) linh hoạt, từ đó ảnh hƣởng đến cung - cầu thanh khoản của Agribank. - Agribank là NHTM thực hiện sứ mệnh phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Giai đoạn 2013 - 2018 dƣ nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dƣ nợ và khoảng 50% tổng dƣ nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực này. Với đặc thù khách hàng vay vốn tại Agribank chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân và hộ gia đình thuộc lĩnh vực nông- lâm- ngƣ nghiệp. Cho vay nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, khách hàng vay còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng vốn. Nợ xấu tại Agribank còn cao, nợ không còn khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ lớn so với các NHTM trong hệ thống. Điều này một mặt làm giảm uy tín của ngân hàng, mặt khác tăng áp lực thanh khoản cho ngân hàng. - Agribank có đội ngũ nhân sự lớn với nhiều trình độ khác nhau. Tính đến 31/12/2018, Agribank có gần 40.000 cán bộ/ nhân viên. Đặc biệt, bộ phận nhân sự tại các chi nhánh và phòng giao dịch ở vùng sâu, vùng xa trình độ còn nhiều hạn chế. Điều này đã tác động đến ý thức tuân thủ và khả năng thực hiện quy trình, quy chế trong QTTK của Agribank. 2.3.2. Thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 2.3.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chiến lƣợc QTTK của Agribank đƣợc hoạch định căn cứ vào: Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng; mục tiêu tăng trƣởng hằng năm về nguồn vốn, tài sản; mức độ tập trung nguồn vốn, tài sản của ngân hàng. 87 Hiện nay, Agribank hoạch định chiến lƣợc QTTK phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chiến lƣợc QTTK của Agribank là: Thứ nhất, tăng trƣởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản. Trong đó, chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cƣ và tổ chức kinh tế. Thứ hai, tăng trƣởng tín dụng phù hợp và nâng cao chất lƣợng tín dụng, trong đó sử dụng vốn ƣu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn đồng thời kiểm soát chặt chẽ cho vay lĩnh vực rủi ro cao nhƣ bất động sản, chứng khoán. Thứ ba, đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày tại các đơn vị kinh doanh. Thứ tư, đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ tại các chi nhánh. Trên cơ sở chiến lƣợc QTTK, ngân hàng xác định khẩu vị RRTK trong từng thời kỳ. Chiến lƣợc QTTK và khẩu vị RRTK đƣợc đánh giá lại và điều chỉnh hàng năm hoặc khi cần thiết. Chiến lƣợc QTTK và khẩu vị RRTK đƣợc Agribank cụ thể hóa thông qua chính sách QTTK. Ban Kế hoạch - Nguồn vốn tại Trụ sở chính tham mƣu cho HĐTV, Tổng giám đốc về hoạch định chiến lƣợc QTTK và HĐTV là ngƣời chịu trách nhiệm phê duyệt. Trong giai đoạn 2013 - 2018, mục tiêu chiến lƣợc QTTK và khẩu vị RRTK của Agribank đƣợc cụ thể hóa thông qua một số chỉ tiêu nhƣ sau: Bảng2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trƣởng nguồn vốn 11% - 13% 6% - 8% 11% - 13% 13% - 15% 14% - 18% 13% - 15% Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay nền kinh tế 9% - 11% 6% - 8% 11% - 13% 14% - 18% 14% - 18% 14% Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn Đạt 70% Trên 70% Trên 70% ≥ 70% Đạt 65 – 70% Đạt 65 – 70% Tỷ lệ nợ xấu Dƣới 5% 5% - 5,3% Dƣới 3% Dƣới 3% Dƣới 2,5% Dƣới 3% (Nguồn: [2]) 88 Biểu đồ 2.5 và bảng 2.8 cho thấy: giai đoạn 2013 –2014: nợ xấu còn cao và gặp nhiều khó khăn trong xử lý nên mục tiêu tăng trƣởng nguồn vốn, dƣ nợ của Agribank giảm, đi kèm với khẩu vị RRTK tăng; giai đoạn 2015 - 2018: nợ xấu dần suy giảm và việc xử lý có nhiều thuận lợi nên mục tiêu tăng trƣởng nguồn vốn, dƣ nợ của Agribank tăng, đi kèm khẩu vị RRTK giảm. 2.3.2.2. Chính sách quản trị thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Giai đoạn 2013 – 2018, QTTK tại các NHTM Việt Nam phải tuân thủ các văn bản pháp luật (Phụ lục 2.6) với các quy định ngày càng chặt chẽ và tiến bộ hơn. Đặc biệt, Thông tƣ 36/ 2014/ TT – NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD. So với các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trƣớc đó thì Thông tƣ này đã có những thay đổi nổi bật nhƣ sau: Thứ nhất, Thông tƣ đã quy định chi tiết hơn về các tỷ lệ an toàn thanh khoản nhƣ: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (báo cáo theo ngày), tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trung và dài hạn, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi, trong đó tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày và tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trung và dài hạn có ý nghĩa gần giống với tỷ lệ LCR, NSFR theo các khuyến nghị về thanh khoản của Basel 3. Thứ hai, Thông tƣ đã yêu cầu TCTD ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: (i) Quy định về việc phân cấp, phân quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý TSC – TSN và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (ii) quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn TSC – TSN trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra; (iii) các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lƣờng, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản, các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phƣơng án xử lý; (iv) kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại GTCG có khả năng thanh khoản cao; (v) hƣớng dẫn kiểm tra, 89 kiểm soát, KToNB đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (vi) mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Tiếp đến, Thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN về quản lý thanh khoản: (i) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với NHTM với lộ trình giảm trong 2 năm (năm 2017 là 50%, năm 2018 là 40%); (ii) Định nghĩa lại khái niệm NHTMNN; (iii) Thay đổi tỷ lệ đầu tƣ trên vốn ngắn hạn đối với NHTMNN từ 15% lên 25%; (iv) Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn bao gồm cả các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức. Trên cơ sở những quy định của NHNN (Phụ lục 2.6), Agribank đã ban hành một số văn bản qui định nội bộ liên quan đến QTTK trong giai đoạn 2013 – 2018, bao gồm: Quyết định 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 5/8/2009 về việc ban hành quy định quản lý vốn trong hệ thống Agribank. Quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB ngày 28/11/2011 về việc ban hành Quy định về QTTK tại Agribank. Quyết định 510/QĐ-HĐTV-TKDB ngày 31/7/2015 về Quản lý thanh khoản. Quyết định 1891/QĐ-HĐTV-KHNV sửa đổi, bổ sung Quyết định 510 của HĐTV về Quản lý thanh khoản. Trong đó, Quyết định 510/QĐ-HĐTV-TKDB ra đời đảm bảo phù hợp với Thông tƣ 36/ 2014/ TT – NHNN và có những tiến bộ quan trọng nhƣ: - Quy định các dấu hiệu cảnh báo sớm và kế hoạch xử lý khi dƣ thừa, thiếu hụt, khủng hoảng thanh khoản và khi khả năng thanh khoản có dấu hiệu cảnh báo sớm. - Quy định các phƣơng pháp đo lƣờng thanh khoản và các chỉ số, giới hạn thanh khoản trong đó có tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày có ý nghĩa gần giống với tỷ lệ LCR theo khuyến nghị của Basel 3. Có thể thấy, trên cơ sở các quy định của NHNN và các văn bản nội bộ trên, chính sách QTTK tại Agribank đã được thiết lập. Các văn bản nội bộ về QTTK tại Agribank chưa nhiều nhưng đã có sự tiến bộ, tạo cơ sở để QTTK của Agribank chặt chẽ và hoàn thiện hơn. 90 2.3.2.3. Cơ chế điều hòa thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hiện nay, cơ chế điều hòa thanh khoản tại Agribank là cơ chế phân tán. Cơ chế này diễn ra tại chi nhánh và Trụ sở chính nhƣ sau: * Tại chi nhánh Trƣớc hết chi nhánh tự cân đối nguồn và sử dụng vốn để đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày, nếu thừa vốn sẽ gửi vốn cho Trụ sở chính; nếu thiếu vốn sẽ vay vốn từ Trụ sở chính. Giá vay - gửi vốn đƣợc gọi là phí điều hòa vốn nội bộ. * Tại Trụ sở chính Để điều hòa thanh khoản toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán cho khách hàng, Trụ sở chính thực hiện: - Xác định và thông báo phí điều hòa vốn nội bộ đến các chi nhánh hàng tháng. - Điều hành phí phân theo đối tƣợng (đối với thiếu vốn) và kỳ hạn (đối với thừa vốn), cơ bản đồng bộ với lãi suất cho vay và huy động, phù hợp cân đối vốn và mục tiêu tăng trƣởng tín dụng hay huy động vốn từng thời kỳ. Đối với các gói tín dụng ƣu đãi lãi suất, Trụ sở chính hỗ trợ trả thêm phí phù hợp cho các khoản giải ngân theo điều kiện của từng chƣơng trình nhằm khuyến khích và tạo sự chủ động cho chi nhánh trong triền khai chƣơng trình. Đối với tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc, tiền gửi ký quỹ và vốn chuyên dùng, để đảm bảo hài hòa lợi ích của chi nhánh đầu mối cũng nhƣ các chi nhánh loại 1, 2 tham gia thanh toán điện tử song phƣơng tập trung giữa Kho bạc Nhà nƣớc, Trụ sở chính quy định tỷ lệ chia sẻ điều hòa vốn nội bộ đối với đơn vị đầu mối và các chi nhánh tham gia thanh toán song phƣơng. - Quản lý hạn mức dƣ nợ, dƣ có tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. Trụ sở chính tính phạt phí điều chuyển vốn nội bộ đối với chi nhánh vi phạm hạn mức đó căn cứ vào thời gian vi phạm theo quy định nội bộ của Agribank trong từng thời kỳ - Giao định mức tồn quỹ tiền mặt cho các chi nhánh và giám sát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_thanh_khoan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_ph.pdf
Tài liệu liên quan