Luận văn Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông gianh Quảng Bình

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Tình hình khai thác và chế biến bauxit ở Việt Nam và Thế giới.3

1.1.1 Tình hình khai thác và chế biến bauxit trên Thế giới.3

1.1.2 Tình hình khai thác và chế biến bauxit ở Việt Nam.5

1.2 Công nghệ thải bùn đỏ và đặc tính của bùn đỏ.7

1.2.1 Công nghệ thải bùn đỏ.7

1.2.2 Thành phần và tính chất của bùn đỏ.8

1.2.3 Định hướng xử lý bùn đỏ.9

1.3 Các phương pháp phân tích xác định thành phần và tính chất bùn đỏ.11

1.3.1 Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X.11

1.3.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử .14

1.3.3 Các phương pháp phân tích hóa học .18

1.4 Vấn đề ô nhiễm photphat trong nước.19

1.5 Vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm .20

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

2.1 Đối tượng nghiên cứu.22

2.2 Nội dung nghiên cứu.22

2.3 Trang thiết bị và hóa chất phục vụ nghiên cứu.22

2.3.1 Trang thiết bị .22

2.3.2 Hóa chất và dụng cụ.22

2.4 Lấy mẫu, tiền xử lý và hoạt hóa mẫu bùn đỏ.23

2.4.1 Mẫu bùn đỏ thô.23

2.4.2 Hoạt hóa bùn đỏ.23

2.5 Tiến hành thực nghiệm.23

2.5.1 Phân tích thành phần của bùn đỏ.23

2.5.2 Quy trình xác định PO43- theo phương pháp trắc quang.27

2.5.3 Phân tích asen .29

pdf107 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông gianh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bình. Hầu hết diện tích đã được sử dụng trong nông nghiệp, nơi cao trồng cây cạn ngắn ngày, nơi thấp trồng hai vụ lúa cho năng suất trung bình khá. - Đất phù sa Gley: Phân bố ở địa hình thấp khá bằng phẳng, có thành phần cơ giới nặng. Vì vậy được sử dụng trồng hai vụ lúa cho năng suất khá. Nhóm đất Gley: Có diện tích 864 ha, phân bố ở xã Phúc Trạch. Đất có thành phần cơ giới trung bình nặng, có độ phì khá nhưng do địa hình thấp trũng khó thoát nước nên đất chặt bí, chua nhiều, đất này chỉ nên trồng lúa. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất. Nhóm đất mới biến đổi: Có diện tích 3.108 ha, phân bố một số xã ở Minh Hoá, Quảng Trạch. Đất có thành phần cơ giới trung bình nặng, thích hợp với lúa và các loại cây ngắn ngày. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất. Nhóm đất có tầng loang lổ: Có diện tích 597 ha, phân bố ở xã Hoá Phúc, Hoá Thanh. Đây là loại đất mà trong phạm vi từ mặt đất xuống có tầng tích tụ sắt loang lổ, đất chua, hoạt tính thấp, hình thành chủ yếu do hoạt động của con người khai hoang sản xuất nông nghiệp, làm cho hình thái tự nhiên ban đầu của đất biến đổi đến mức có tầng loang lổ, đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ làm, ở bậc thềm cao dễ thoát nước. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất. Nhóm đất xám: Có diện tích 257.891 ha, phân bố khắp các nơi trong LVS. Nhóm đất này có 7 đơn vị đất: - Đất xám lẫn đá: Phát triển chủ yếu trên đá granit ở địa hình dốc, thảm thực vật che phủ thấp, trong phẫu diện đất có lẫn nhiều đá. - Đất xám cơ giới nhẹ: Được hình thành trên đá cát, đá phiến sa. Một số diện tích đất này được trồng sắn, trồng thông, còn lại là cây bụi, sim, mua. Đây là đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị khô hạn. 38 - Đất xám bạc màu: Là loại đất có chất dinh dưỡng thấp nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì phần lớn diện tích có địa hình bằng phẳng, thoáng khí, thoát nước, dễ canh tác và thích hợp với nhiều cây trồng cạn ngắn ngày. - Đất xám Feralit: Có phạm vi phân bố rộng, đặc điểm của đất rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí địa lý và mẫu chất hình thành đất. Trên đất này đang chú trọng phát triển cao su, mía, dứa và cây ăn quả. - Đất xám kết von: Đa số có tầng mỏng, có nhiều kết von, nghèo dinh dưỡng, thực vật tự nhiên chủ yếu là sim, mua, cây lùm bụi. Vì vậy, cần trồng những cây phát triển nhanh để che phủ đất và cải tạo đất như tràm hoa vàng, keo tai tượng. - Đất xám loang lổ: Có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào chủ động được nước tưới tiêu nên trồng lúa, nơi nào không chủ động được nước thì trồng các loại cây cạn ngắn ngày. - Đất xám mùn trên núi: Phân bố ở vùng núi cao từ 900m trở lên, giáp với biên giới Việt - Lào. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình thích hợp với các loại cây dược liệu và cây rừng. Nhóm đất đỏ: Có diện tích 1.716 ha. Đặc điểm cơ bản của đất đỏ là có quá trình tích luỹ sắt, nhôm tương đối nên đất có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng điển hình. Cấu trúc của đất phát triển và có hạt kết bền vững. Đất thích hợp trồng các loại cây dài ngày có gá trị kinh tế như: cao su, cà phê, cây ăn quả. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất. Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích 18.274 ha, phân bố tập trung ở vùng gò đồi. Loại đất này có tầng đất mỏng lẫn nhiều đá và kết von do xói mòn rửa trôi mạnh, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là một trong những loại đất xấu nhất, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chỉ nên dành để phát triển lâm nghiệp, trồng những cây phát triển nhanh, che phủ đất, cải tạo môi sinh. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất. 39 2.1.2. Môi trường nước Bảng 2.1: Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình T T Hệ sông và sông Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km 2 ) Độ cao b/q lưu vực (m) Phụ lưu cấp 1 Mật độ sông suối b/q (km/km 2 ) Sông Lưu vực 1 Hệ thống sông Gianh 158 121 4680 360 13 1,04 2 Hệ thống sông Kiến Giang 96 59 2650 234 8 0,84 3 Sông Roòn 30 21 261 138 3 0,88 4 Sông Lý Hoà 22 16 177 130 3 0,7 5 Sông Dinh 37 25 212 203 0 0,93 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2009 Lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Gianh thuộc loại lớn so với các sông ở nước ta, mô đun dòng chảy bình quân năm là 57 dm3/s/km2 tương đương 4 tỷ m3/năm. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ (tháng IX - XI) chiếm 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt kéo dài 8 tháng nhưng có thể tăng đột biến vào cuối tháng V đầu tháng VI do mưa lớn trong tiết tiểu mãn. Tuy nhiên, sông ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Hồ Hệ thống hồ chứa nước ở LVS bao gồm các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, địa hình đồi núi ở Quảng Bình cho phép xây dựng nhiều hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. 40 Bảng 2.2: Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các công trình lớn TT Tên hồ chứa, công trình Địa điểm Đặc trưng Nhiệm vụ tưới (ha) F km 2 W. 10 6 m 3 Thiết kế Thực tế 1 Tiên Lang Quảng Trạch 36,7 16,6 1.240 600 - 800 2 Trung Thuần Quảng Trạch 9 40 200 120 3 Minh Cầm Tuyên Hoá 12 7 500 250 4 Đồng Ran Bố Trạch 7 5,3 250 150 5 Mù U Bố Trạch 4 2,7 180 120 6 Vực Sanh Bố Trạch 7 3,2 250 150 7 Vực Nồi Bố Trạch 13,6 11,2 600 340 8 Phú Vinh Đồng Hới 38 22 1.500 500 9 Khe Ngang Bố Trạch 4,6 1,7 100 68 10 Đầu Ngọn Bố Trạch 9,5 1,2 130 80 11 Đập Đá Mài Bố Trạch 141 1.600/600 500/400 12 Đập Ba Nương Minh Hoá 39 300 80 13 Trạm bơm Rào Nan Quảng Trạch 780 1.600 1.000/1.200 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, 2009 Ngoài ra, còn có các hồ đập nhỏ do địa phương quản lý phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu trên địa bàn nhỏ. Tuy nhiên, các hồ này thường bị cạn vào mùa khô nên hiệu quả sử dụng không cao. Chất lượng nước mặt: Chất lượng nước mặt trên địa bàn LVS trong những năm gần đây chưa có dấu hiệu ô nhiễm đáng kể, tuy nhiên một số lúc, một số nơi đã có những dấu hiệu gia tăng một số tác nhân ô nhiễm như dầu mỡ, hoá chất nông nghiệp nước thải sản xuất (đặc biệt là nước mặt trên các đoạn sông đi qua khu dân cư, tập trung, khu vực đô thị và khu vực có mật độ sản xuất công nghiệp lớn). 41 Khả năng biến đổi chất lượng nước mặt chủ yếu là nước sông, các nguyên nhân chính là do canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chất thải sinh hoạt; chất thải công nghiệp... Các dấu hiệu ô nhiễm nhẹ được biểu hiện vào mùa hè khi lượng nước đầu nguồn bổ cập bị giảm và đây cũng là giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh của sản xuất công nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản quảng canh tại khu vực đất ngập nước vùng hạ lưu ven sông. Các hồ ở LVS ít có khả năng ô nhiểm do tác động của con người mà chủ yếu do tác động của thiên nhiên, chất lượng nước suy giảm do cạn kiệt hoặc khai thác nước quá mức, do rửa trôi đất, do thẩm thấu mặn. 2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học a, Diễn biến diện tích rừng: Nhận thức được giá trị to lớn của rừng đối với việc phát triển KTXH của tỉnh với môi trường sống như góp phần điều hoà khí hậu, giữ nước, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất, do vậy chính quyền và nhân dân trong LVS đã có nhiều cố gắng bảo vệ và phát triển rừng. Sự nỗ lực của cộng đồng cũng như những chủ trương, biện pháp của chính quyền đã mang lại nhiều thành quả đáng khích lệ: rừng đầu nguồn được bảo vệ, rừng trồng không ngừng tăng cả về diện tích và độ che phủ. Diễn biến diện tích rừng qua các năm gầy đây được thống kê như sau: Bảng 2.3: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh ĐVT: ha Loại rừng Năm 1999 Năm 2004 Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất I. Đất có rừng 488.495,1 510.012,5 91.773,6 201.222,1 217.016,8 A. Rừng tự nhiên 449.360,5 448.843,3 91.714,8 182,925,8 174.202,8 1. Rừng gỗ 303.663,7 303.182,3 12.520,6 124.535,7 166.126,0 - Cấp trữ lượng I 2.005,9 2.012,9 2.005,9 7,0 - Cấp trữ lượng II 203,0 203,0 203,0 - Cấp trữ lượng III 70.260,3 69.326,9 11.895,3 37.363,9 20.067,7 42 - Cấp trữ lượng IV 99.700,4 99.506,0 493,9 51.003,9 48.008,2 - Cấp trữ lượng V 73.537,5 74.482,5 18.528,8 55.953,7 - Non có trữ lượng 37.050,0 36.957,2 42,0 9.051,8 27.863,4 - Non chưa tr.lượng 20.906,6 20.693,8 89,4 6.581,4 14.023,0 2. Rừng ngập mặn 47,5 47,5 4,1 43,4 - Đước 47,5 47,5 4,1 43,4 3. Rừng trên núi đá 145.649,3 145.613,6 79.194,2 58.386,0 8.033,4 B. Rừng trồng 39.134,6 61.169,2 58,8 18.296,3 42.814,1 1. Có trữ lượng 17.191,5 17.018,7 5.272,7 11.746,0 2. Chưa có tr.lượng 21.943,1 44.150,5 58,8 13.023,7 31.068,0 II. Đất không rừng QH cho LN 180.304,8 158.623,8 244,9 75.752,9 82.626,0 1. Cỏ, lau lách 22.589,8 19.094,2 32,4 13.750,5 5.311,3 2. Cây bụi 62.195,8 46.491,7 43,3 7.928,1 38.520,3 3. Gỗ tái sinh nhiều 60.832,8 58.351,9 169,2 20.172,9 38.009,8 4. Núi đá không có rừng 34.686,4 34.686,1 33.901,4 784,7 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình Bảng 2.4: Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi năm 2004 ĐVT: ha Tên huyện Tổng cộng Trồng mới Khai thác Chuyển đổi Minh Hoá 722,4 434,1 148,9 139,4 Tuyên Hoá 1.418,2 1.032,0 386,2 Quảng Trạch 5.850,9 5.747,9 103,0 Bố Trạch 54.707,1 3.969,7 666,2 50.071,2 Toàn tỉnh 75.607,1 22.321,4 1.155,9 52.129,8 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình Ghi chú: + Chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng 50.071,2ha + Chuyển đổi từ đất quy hoạch cho lâm nghiệp 2.058,6ha 43 Bảng 2.5: Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004 ĐVT: ha Tên huyện DT có rừng Rừng TN Rừng trồng Độ che phủ rừng (%) Minh Hoá 103.408,4 102.825,5 582,9 73,0 Tuyên Hoá 80.535,8 78.833,9 1.701,9 69,2 Quảng Trạch 24.679,8 12.386,5 12.293,3 30,9 Bố Trạch 156.500,1 144.051,4 12.448,7 71,8 Toàn tỉnh 510.012,5 448.843,3 61.169,1 64,22 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình b, Diễn biến đa dạng sinh học Đa dạng giống loài, những loài mới được phát hiện trong những năm gần đây: Bảo vệ ĐDSH được đặt ra với quan điểm bền vững. Nghĩa là bảo vệ được những loài thực vật, động vật đã biết và đang tồn tại trong từng khu vực, khôi phục số lượng của một số loài đã bị giảm trong thời gian qua trong các HST của tỉnh là góp phần trong việc giữ gìn, bảo vệ sự ổn định và PTBV. Căn cứ trên một loạt nhân tố và đặc tính cũng như giá trị của nó, Phong Nha - Kẻ Bàng có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái Quảng Bình và núi đá của Việt Nam. Với quy mô và diện tích rừng nguyên sinh khá lớn (chiếm gần 90%), nhiều loài thú lớn được biết là các đối tượng bảo vệ cấp thiết như: Hổ, Bò tót, Gấu và nhiều loại mới mang tính toàn cầu như Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn... Sự ĐDSH của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng về sinh cảnh: Rừng nguyên sinh núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được. Sự đa dạng đó thể hiện ở khu hệ thực vật và động vật. 44 Khu hệ thực vật: Hệ quả của các đặc điểm địa hình, khí hậu, đất, thuỷ văn đã hình thành nên một khu hệ thực vật phong phú và độc đáo. Bước đầu đã điều tra và thống kê được 138 họ, 401 chi và 640 loài thực vật bậc cao có mạch (trong đó có 8 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam). Một số họ tuy loài ít nhưng đã đóng vai trò quan trọng hoặc về tổ thành vùng, hoặc về trữ lượng gỗ, hoặc về sinh khối, hoặc về giá trị kinh tế như: họ Dầu, họ Thị, họ Cau Dừa, họ Bồ Hòn. Một số họ thân thảo hàng năm, lâu năm như: Thu Hải Đường, họ Gai, chúng phân huỷ đá tạo các kẻ nứt, khi chết thân của chúng tạo thành mùn tích luỹ qua hàng triệu năm đã tạo nên môi trường thích hợp cho thảm thực vật phong phú như hiện nay. Trong số 18 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam có 13 loài cây thân gỗ, trong số 13 loài đó có 7 loài cây gỗ có giá trị như Pơ mu, Lát hoa, Nghiến, Sơn tần, Hoàng đàn giả, Gụ và Chò nước. Có một loài cây gỗ cho lá làm rau quý là Sắng, có một loài cây gỗ không quý chỉ làm nguyên liệu giấy là Trầm hoặc Gió trầm nhưng cây này khi bị bệnh lại cho loài đặc sản quý là Trầm hương, Trầm kỳ. Loài Song mật một cây cho nguyên liệu quý để làm hàng xuất khẩu có nguy cơ bị khai thác lạm dụng nhưng cũng có thể gây trồng được. Bảng 2.6: Các nhóm loài thực vật Nhóm thực vật Họ Chi Loài - Quyết thực vật - Thực vật hạt trần - Thực vật hạt kín Chia ra: + Thực vật một lá mầm + Thực vật hai lá mầm 16 3 119 95 21 16 4 381 221 63 22 5 613 516 97 Cộng 138 401 640 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường khu BTTN Phong Nha, 2008 45 Ngoài các loài đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, trong tương lai sẽ có thêm nhiều loài quý hiếm, sau khi điều tra, khảo sát, cân nhắc sẽ phải đề nghị bổ sung thêm. Trước mắt Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ đề nghị bổ sung các loài: Mun sọc, Sao mặt quỹ, Huỷnh, Dầu ke và Chò vảy. Khu hệ động vật: * Khu hệ thú: Các loài thú phân bố không đồng đều trong toàn khu vực. Trên các dãy núi đá chủ yếu phân bố các loài trong bộ Linh trưởng, Sơn dương và các loài cầy trong bộ thú ăn thịt. Còn ở các khu vực núi đất như U Bò, Rào Thương, Cổ Khu các loài thú trong bộ thú móng guốc ngón chẳn và bộ thú ăn thịt chiếm ưu thế như Nai, Hổ, Gấu và các loài Cầy. Khu Hang Én là nơi tập trung các loài Khỉ hầu. Kết quả điều tra đã thống kê được 67 loài thú trong 15 họ và 11 bộ, trong đó có 26 loài được mô tả trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện mẫu vật và dấu vết của hai loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu là Sao La và Mang Lớn. Đã phát hiện thấy dấu vết của loài Sao La tại xã Hoá Sơn. Khảo sát trong năm 1996 đã phát hiện thấy 2 cặp sừng của Mang Lớn tại đội 1 - xã Sơn trạch và tại một gia đình gần đường tàu. Xuất xứ của các cặp sừng này là từ thượng nguồn sông Troóc và phía biên giới Việt - Lào. Cũng tại xã Tân Trạch lần đầu tiên phát hiện hai bộ sừng loài thú mới và được công bố là loài Mang Trường Sơn (tháng 8/1997). Như vậy, tại đây ba loài thú mới đã được phát hiện. Số lượng các loài thuộc họ trong bộ Linh trưởng là chiếm ưu thế hơn cả, khoảng 25% số loài trong bộ Linh trường có ở nước ta * Khu hệ bò sát, ếch nhái: Trong 68 loài bò sát, ếch nhái phát hiện có khoảng 15% loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (48 loài bò sát, 20 loài ếch nhái). * Khu hệ cá: Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi rộng lớn, có nhiều sông suối, địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh nên khu hệ cá cũng rất phong phú, có mặt 46 nhiều loài cá thuộc vùng cao (cá Chờng rờng, cá Mại Khe), vừa có mặt nhiều loại cá đồng bằng (cá Rô, cá Quả), vừa có cả nguồn gốc biển (cá Hanh, cá Gai). Điều đó phản ánh rõ lịch sử hình thành vùng đất Quảng Bình từ dãy Hoành Sơn với sự bồi tụ của phù sa biển lấp dần các vùng biển và được ngọt hoá dần. Có thể nói, Phong Nhà - Kẻ Bàng là một khu hệ cá đặc biệt nhiều biến dị mới về cá thể, chủng quần, sự hình thành nhiều loài địa lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Song nguyên nhân rõ nét và bao trùm hơn cả là những đoạn sông ngầm của núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng đã là những chướng ngại thiên nhiên làm cách ly sự giao lưu mỗi vùng, để lại một dấu ấn khác nhau trong lịch sử tiến hoá. * Khu hệ chim: Khu hệ chim được xếp vào hạng phong phú và có sự đa dạng cao về sinh học: 15 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài được quy định tại Nghị định 18/NĐ-HĐBT trong đó có 16 loài thuộc nhóm Trĩ của họ Trĩ. Song số lượng của chúng ngày càng bị giảm sút nhanh chóng và bắt đầu bị đe doạ nghiêm trọng. Đặc biệt là loại Gà lôi lam mào đen, Gà lôi lam đuôi trắng, Công vừa ở mức độ nguy cấp vừa bị đe doạ ở mức toàn cầu. Tình hình Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Tại kỳ họp thứ 27 của Uỷ ban Di sản thiên nhiên thế giới tại trụ sở của UNESCO (Pari - Cộng hoà Pháp) từ 30/6 - 05/7/2003 với sự tham dự của hơn 160 quốc gia thành viên tham gia Công ước về Di sản Thế giới, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới. Ngày 15/02/2004, tỉnh Quảng bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng di sản do UNESCO công nhận. UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 về việc "Tổ chức lại bộ máy Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng" nhằm hoàn thiện cơ quan quản lý Di sản có hệ thống, khoa học và hiệu quả. 47 2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường lưu vực sông 2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng Trong tương tác đất - nước - rừng, nước là yếu tố cội nguồn, phát sinh và đảm bảo sự sống, là cơ sở hình thành HST nhân văn, đồng thời cũng là động lực của thiên tai. Trong khi TNN là tài nguyên luôn biến động thì các tài nguyên đất và rừng lại tương đối tĩnh. Đất là môi trường quyết định điều kiện sinh tồn của con người. Rừng là nguồn sinh thuỷ, đồng thời có tác dụng hạn chế lũ. Trong những năm qua, đã có biến động lớn về sử dụng đất. Diện tích đất trước đây chưa sử dụng và diện tích đồi núi trọc đã được khai thác ngày càng tăng. Diện tích đất đang sử dụng đã biến đổi lớn, như việc đất lúa giảm, đất cây ăn quả tăng, đất rừng tăng, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng, đất chuyên dùng cho giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và đô thị tăng. Khi sự sử dụng đất biến đổi như thế, sử dụng nước tất nhiên thay đổi, nhưng hiện nay chưa có tư liệu cập nhật tin cậy. Thực tế thì hiện trạng sử dụng nước chỉ có khả năng được cập nhật tin cậy theo hệ thống nước và tổng hợp ở cấp LVS. Nhờ trồng rừng đã tăng được độ che phủ như nói trên, nhưng độ che phủ rừng trên toàn lãnh thổ vẫn còn thấp, năm 2004 là 34,4%, độ che phủ rừng trên phần đất dốc là 54%. Tác dụng của rừng đối với bảo vệ đất - nước và hạn chế lũ, trước kia nói trên nguyên lý, nay đã được một số thực nghiệm chứng minh. Sự xuất hiện các hồ chứa trên các LVS, một mặt nhấn chìm một số HST thung lũng sông suối trên thượng lưu, một mặt tạo ra những HST hồ chứa. Những nghiên cứu khác ở các vùng hồ chứa cho thấy hồ chứa có tác dụng gia tăng độ ẩm, điều hoà tiểu khí hậu, khiến cho rừng tăng trưởng bền vững. 2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản Việt Nam có 1,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều mà phát triển hoạt động khai thác tài nguyên thuỷ sinh vật, là một tài nguyên tái tạo nhưng không phải là vô tận và sẽ cạn kiệt nếu khai thác 48 không đi đôi với bảo vệ. Trong HST đa dạng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với khai thác đất - nước - rừng và BVMT sinh thái nói chung. Trong kinh tế thị trường, thuỷ sản là nguồn thu đáng kể trên LVS. Địa bàn chính về nghề thuỷ sản trên LVS là đồng bằng và ven biển. Đã có nhiều thực tế về các hệ thống canh tác nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ ở đồng bằng Cửu Long và ven biển miền Trung. Các dạng nuôi tôm được thực nghiệm giữa quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, luân canh lúa - tôm, xen canh lúa - cá, hoặc nuôi tôm trên cát v.v... Tất cả đều liên quan đến sử dụng và bảo vệ đất - nước - rừng trên cùng địa bàn, đặc biệt liên quan đến phục hồi rừng ngập mặn và an toàn đê biển. Nghề nuôi cá lồng bè trên sông khai thác được mặt mạnh của môi trường nước chảy trên sông lớn, nhưng cũng là nguồn ô nhiễm chất lượng nước sông. Hoạt động thuỷ sản cũng phát triển trên các hồ chứa, tuy nhiên để thành một nghề thì phải đầu tư và có công nghệ mới. Còn hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản mà người dân kết hợp với nghề nông và nghề rừng chỉ có quy mô nhỏ với tính chất tự cấp tự túc hoặc thị trường địa phương. Ở thượng lưu LVS, hoạt động đánh bắt cá suối ở một số thung lũng là nguồn sinh sống của người dân tộc vốn dựa vào HST sông suối mà tồn tại. Các dự án thuỷ lợi thuỷ điện một khi tác động vào đó, cần có trách nhiệm tạo ra cơ hội cho họ chuyển đổi nguồn sinh kế. 2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông Trong quá trình phát triển quốc gia, các hoạt động khai thác sử dụng TNN được tiến hành ngày một mạnh mẽ. Bắt đầu từ khai thác dòng sông tự nhiên bằng đập dâng và hồ chứa nhỏ có dung tích cỡ từ triệu đến chục triệu m3 đã tiến lên khai thác các dòng sông bằng hồ chứa lớn có dung tích cỡ tỷ và chục tỷ m3. Thành tựu kinh tế về khai thác sử dụng nước rất lớn: - Trên diện tích đất nông nghiệp 20.400 ha (2005), trong đó diện tích canh tác cây hàng năm 16.000 ha, công trình thuỷ lợi đã tưới trực tiếp 4.400 ha, tạo 49 nguồn nước tưới cho 1.100 ha, tiêu úng cho 1.400 ha, ngăn mặn 900 ha và cải tạo chua phèn 1.600 ha. - Công trình cấp nước sinh hoạt cho đô thị đã đạt 67% số dân tại thị trấn Ba Đồn và thị trấn Đồng Lê. - Công trình cấp nước sinh hoạt cho nông thôn đạt 58% số dân nông thôn. - Công trình thuỷ điện cung cấp 50% công suất và 38% sản lượng lưới điện (2004). Về khai thác TNN, có 11 hồ chứa lớn tổng dung tích 19 tỷ m3, những công trình này đã điều chỉnh dòng chảy, thay đổi chế độ thuỷ văn dòng sông cũng như tạo ra những điều kiện KTXH môi trường mới ở những LVS tương ứng. Cùng với công trình thuỷ lợi nhỏ và các kết cấu hạ tầng khác cùng quá trình di cư và đô thị hoá, diện mạo LVS đang ngày một biến đổi sâu sắc. 2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu Khi dân số còn thấp và yêu cầu sử dụng nước còn ít, TNN là dồi dào và dòng sông tự hồi phục được sau các tác động của con người. Khi đó các lợi ích được cân bằng. Cho tới thập niên 1980-1990, nền KTXH nước ta phát triển còn thấp. Nhiệm vụ về Nước thời kỳ đó tập trung vào thuỷ lợi tưới tiêu và phòng chống lũ lụt, còn cấp nước đô thị và thuỷ điện còn sơ khai. Vì chưa có mâu thuẫn, nên chưa có nhu cầu quản lý TNN cũng như quản lý LVS. Từ thập niên 1990, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng mạnh, yêu cầu sử dụng nước trở nên đa dạng, tăng nhanh về số lượng và giảm nhanh về chất lượng nước. Trên LVS xuất hiện cạnh tranh giữa sử dụng nước truyền thống là tưới lúa với sử dụng nước mới như công nghiệp, đô thị, du lịch, thuỷ sản v.v.. khiến cho hoặc phải phân phối lại bằng cách giảm nước tưới nông nghiệp hoặc phát triển nguồn nước mới. Đặc biệt ô nhiễm nước tập trung do đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng như ô nhiễm nước phân tán từ nguồn nông nghiệp và nông thôn đều tác động đến dân sinh xã hội vùng hạ lưu. Một số sông khó tự hồi phục và đứng trước nguy cơ trở thành sông chết. Sự khai thác riêng rẽ từng ngành với quy mô 50 lớn và ồ ạt các dòng sông và LVS còn gây xói mòn, rửa trôi, sa bồi, thoái hoá, biến đổi các HST bản địa, từ thung lũng xuống châu thổ và ven biển. Đó là biểu hiện của TNN đang cạnh tranh và LVS đang suy thoái. Vì mục tiêu PTBV, tất yếu cần thay đổi cách làm cục bộ tuỳ tiện lâu nay bằng quản lý tổng hợp LVS với sự tham gia trực tiếp của người dân trên địa bàn. 2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông Mặc dù những điều kiện tài nguyên quốc gia là tương đồng, mỗi LVS lại có đặc điểm tự nhiên và kinh tế dân sinh riêng, đặt ra những nhiệm vụ khác nhau. Lưu vực sông Gianh là trung du có các vấn đề: thuỷ điện; chuyển nước lưu vực; khai thác và bảo vệ đất - nước - rừng lưu vực; lũ và lũ quét; bắt đầu tranh chấp nước nông nghiệp và nước đô thị - công nghiệp Sự đa dạng của từng LVS chứng tỏ mỗi LVS mang tính đặc thù, mỗi LVS cần được quản lý một cách thích hợp. 2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Gianh 2.3.1. Hiện trạng nước lục địa a, Nước mặt Tài nguyên nước mặt Sông suối ở Quảng Bình hầu hết bắt nguồn trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực tiếp ra biển Đông. Do đặc điểm địa hình hẹp và dốc nên sông ở Quảng Bình thường ngắn và dốc, mật độ sông suối khá cao (0,8 - 1,1km/km2). Lưu lượng dòng chảy các sông tương đối lớn, mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm 57 l/s.km 2 tương đương 4 tỉ m3/năm. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ (tháng 9 đến tháng 11) chiếm 60 - 80% tổng lưu lượng dòng chảy cả năm. Dòng chảy kiệt kéo dài 8 tháng, nhưng trong thời kỳ này thường có mưa lũ tiểu mãn có thể tăng tổng lượng dòng chảy. 51 Bảng 2.7. Thống kê lưu vực sông TT Tên sông Diện tích lưu vực (km 2 ) Chiều dài (km) Độ cao b/q lưu vực (m) Độ dài b/q lưu vực (km) Mật độ sông suối b/q (km/km 2 ) 1 Sông Roòn 275 30 100 17,5 0,88 2 Sông Gianh 4462 158 360 121 1,04 3 Sông Lý Hoà 177 22 130 16,0 0,7 4 Sông Dinh 212 37 200 25,0 0,93 5 Sông Nhật Lệ 2652 128 234 59 0,84 Cộng 7778 375 0,8  1,1 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020 Lưu lượng dòng chảy theo mùa bình quân 21 năm (1961 - 1981) ở hai LVS chính theo báo cáo “Đề tài thu thập tài liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ 1956-2005” như sau: Bảng 2.8. Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm Lưu vực sông Gianh Chỉ số đặc trưng Trạm Đồng Tâm - S. Gianh Trạm Tân Lâm - S. Gianh Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn Q (m 3 /s ) W (10 6 m 3 )  = Wmùa/Wnăm (%) 458,4 1.208 61,7 258,3 749,0 38,3 300,8 793,0 67,8 142,8 375,0 32,2 Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Bình Trong đó: + Q (m 3/s): Lưu lượng dòng chảy + Wn( 10 6 m 3 ): Tổng lượng dòng chảy + α (%) - Hệ số dòng chảy + Lưu vực sông Gianh: Mùa lũ 4 tháng (Tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_166_7343_1870030.pdf
Tài liệu liên quan