Luận văn Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh

MỞ ĐẦU. 1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN

PHẨM VÀ PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM .9

1.1. Khái quát về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa (sản phẩm)

.9

1.1.1. Khái niệm sản phẩm .9

1.1.2. Khái niệm sản phẩm có khuyết tật.10

1.1.3. Vấn đề về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa đưa vào lưu

thông.13

1.2. Nội dung trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm . 19

1.2.1. Trách nhiệm bảo đảm an toàn.19

1.2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin.21

1.2.3. Trách nhiệm bảo đảm quyền lựa chọn cho người tiêu dùng.22

1.2.4. Trách nhiệm lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng .24

1.2.5. Trách nhiệm bảo hành.25

1.2.6. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại.25

1.3. Những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật trách nhiệm sản phẩm. 26

1.3.1. Yếu tố văn hóa kinh doanh của thương nhân.26

1.3.2. Yếu tố ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.26

1.3.3. Yếu tố tự bảo vệ của người tiêu dùng.28

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC

THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM TẠI TỈNH

QUẢNG NINH . 29

2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm . 29

2.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm.29

2.1.1.1. Quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm sản phẩm. 29

2.1.1.2. Quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về trách nhiệm sản

phẩm. 30

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là 02 năm kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng, và 05 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng3. Các thiệt hại được yêu cầu bồi thường có thể là: (i) Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, (ii) thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, (iii) thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản và (iv) chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại4. Có thể thấy rằng, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ra đời đã tiếp cận gần hơn đối với chế định trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế của luật này ở khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng là cách tiếp cận từ góc độ quản lý chất lượng. Cụ thể là 2 Điều 54 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 3 Điều 56 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 4 Điều 60 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 31 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiếp cận vấn đề từ góc độ chất lượng “mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”5. Như vậy, không đảm bảo chất lượng đồng nghĩa với không đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng. Cách tiếp cận này chưa thực sự giúp bảo vệ người tiêu dùng một cách hiệu quả. Quy định về thời hiệu cũng thiếu nhất quán so với Bộ luật Dân sự, do vậy khi đưa vào thực thi sẽ gây ra những khó khăn. 2.1.1.3. Quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm sản phẩm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời năm 2010 được đánh giá là có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Được xây dựng trên cơ sở Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng năm 1992, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trông đợi là sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể, nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như ràng buộc nhà sản xuất chịu trách nhiệm nhiều hơn với các sản phẩm mà họ đưa ra thị trường. Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, pháp luật Việt Nam có những điểm tiến bộ đáng kể khi quy định tương tự chế định trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt như bản Chỉ thị của Liên minh châu Âu6. So với nhiều nước trên thế giới, việc thừa nhận nguyên tắc này được xem là một điểm tiến bộ trong pháp luật Việt Nam. Để thực hiện nguyên tắc này, người tiêu dùng sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh để phù hợp quy định của pháp luật. Các Điều 25, 26, 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về nghĩa vụ chứng minh của các bên. Với ba điều luật này phát sinh nhiều điểm bất hợp lý nếu như trong thực tế áp dụng vào các vụ kiện liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Theo đó, khoản 2 Điều 25 có 5 Khoản 5 điều 3 luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 6 Chỉ thị 85/374/EEC 32 quy định: “Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Ngoài ra, khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định: “Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật”. Với những quy định này, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu bên thiệt hại cung cấp chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ chứng minh của người tiêu dùng liên quan đến cả việc chứng minh lỗi của nhà sản xuất. Khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định: “Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Với cách quy định này, người tiêu dùng chỉ phải chứng minh thiệt hại, khuyết tật và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật. Việc chứng minh không có lỗi lại thuộc nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, với khái niệm rủi ro phát triển, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định điều khoản miễn trừ trách nhiệm và nội dung điều luật phản ánh được tinh thần của khái niệm này. Theo quy định tại Điều 24 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá và dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường khi chứng minh được “khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng”. Có thể thấy được rằng, quy định này gần giống với bản Chỉ thị số 85/374/EEC khi dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật để đưa ra yếu tố loại trừ trách nhiệm. Những quy định trên của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 dẫn đến những khó khăn và phức tạp trong việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến sản phẩm khuyết tật. Thứ nhất, theo quy định, cơ quan nhận chứng cứ từ người tiêu dùng có bao gồm việc chứng minh vi phạm của tổ chức hay không? Nếu bao gồm cả việc chứng 33 minh vi phạm thì Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không còn ý nghĩa khi đưa ra quy định người tiêu dùng không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất. Bởi lẽ, ngay từ giai đoạn đầu tiên lúc khởi kiện, người tiêu dùng đã gặp khó khăn và trở ngại khi chứng minh vi phạm, đặc biệt là lỗi của nhà sản xuất. Trong thực tiễn gần đây đã có rất nhiều hành vi vi phạm xảy ra nhưng với quy trình tố tụng như trên đã gây trở ngại rất lớn cho người tiêu dùng. Ví dụ như vụ việc nhãn hàng C2, ngày 31/5/2016, 1184 thùng C2 tương đương với 10 tấn sản phẩm vừa bị thu hồi bởi quyết định của Thanh tra Bộ Y tế do hàm lượng chì trong nước giải khát này vượt quá mức cho phép. Theo các chuyên gia y tế, nếu lượng chì ngấm 1mg/ngày trong vòng 1 tháng thì bệnh bắt đầu trông thấy là “lợi” đen, thay đổi vị giác và nguy hiểm đến tính mạng. Nếu như người tiêu dùng thông thường thì không thể nào đủ tiềm lực để cung cấp chứng cứ về việc vi phạm của tổ chức được. Nói cách khác, người tiêu dùng phải chứng minh việc hàm lượng chì quá mức cho phép trong sản phẩm C2 của nhà sản xuất URC tại Hà Nội và việc này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của họ. Cho nên chưa có một tiền lệ hay một nguyên tắc nào để một cá nhân khởi kiện trong trường hợp này và quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị vi phạm hằng ngày mà chưa có một cơ chế bảo vệ hữu hiệu. Thứ hai, so sánh với pháp luật châu Âu, bản Chỉ thị số 85/374/EEC có quy định dựa theo nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt kèm với quy định không quan tâm đến việc nhà sản xuất có lỗi hay không. Trái lại, với pháp luật Việt Nam dường như có sự pha trộn giữa nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt và trách nhiệm dựa vào lỗi. Nói cách khác, theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, không quan trọng nhà sản xuất hay kinh doanh có lỗi hay không nhưng trong Điều 42 của Luật này thì yêu cầu nhà sản xuất, kinh doanh phải chứng minh mình không có lỗi. Với cách quy định như vậy rất khó khăn trong việc xem xét chứng cứ của các bên trong vụ việc liên quan đến sản phẩm khuyết tật. Thứ ba, khi phân tích kỹ về mặt nội dung rủi ro phát triển, điều luật này khác với bản Chị thị số 85/374/EEC. Theo đó, việc chứng minh trình độ khoa học kỹ thuật trong pháp luật Việt Nam phụ thuộc ý chí chủ quan của nhà sản xuất. Nếu như bản Chỉ thị 85/374/EEC sử dụng cụm từ “được phát hiện” nhằm nhấn mạnh kiến 34 thức để nhận biết khuyết tật và không chỉ ra chủ thể nào phát hiện, thì pháp luật Việt Nam lại hướng đến việc cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm phát hiện khuyết tật. Nói cách khác, bản Chỉ thị này đưa ra tình trạng khách quan của khoa học kỹ thuật khi phát hiện ra khuyết tật còn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 hướng đến việc chứng minh mang tính chủ quan của bị đơn. Điều này dẫn đến tình trạng nhà sản xuất sẽ dựa vào kiến thức chủ quan của mình để chứng minh không có lỗi đối với sản phẩm có khuyết tật và quyền lợi người tiêu dùng sẽ không được đảm bảo một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu lực thực tế của luật còn phụ thuộc khá nhiều vào các văn bản dưới luật. Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ người tiêu dùng” đã được ban hành. Đối với hàng hóa có khuyết tật, Nghị định cũng quy định rõ khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá có trách nhiệm kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường. Đồng thời, cá nhân, tổ chức này phải thông báo công khai về việc thu hồi hàng hóa và tiến hành thu hồi theo nội dung đã thông báo công khai. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm khi chứng minh được khuyết tật của hàng hoá không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng. Qua đó có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam đã tiếp cận được nhiều nội dung tiến bộ, cụ thể và sát với thực tiễn hơn so với các văn bản luật đã ban hành trước đó. Như vậy, Bộ luật Dân sự, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng với một số luật khác đã xác định trách nhiệm của nhà cung cấp trong việc cung cấp cho người mua sản phẩm không có khiếm khuyết, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với người bán, người cung ứng sản phẩm khiếm khuyết. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chính 35 sách bảo vệ người tiêu dùng của nhà nước. Tuy nhiên, những quy định này chưa thể tạo thành chế định trách nhiệm sản phẩm do không được xây dựng dựa trên các nền tảng của chế định trách nhiệm sản phẩm và do tiếp cận chủ yếu từ góc độ quản lý ngành, lĩnh vực. Các quy định hiện hành mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban đầu đến chế định trách nhiệm sản phẩm, mà chưa thể là một công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Khi áp dụng chế độ trách nhiệm sản phẩm dựa vào yếu tố lỗi của nhà sản xuất thì quy định này gây rất nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì vậy, khi có thiệt hại do sản phẩm khiếm khuyết gây ra thì người tiêu dùng Việt Nam vẫn khó thực hiện quyền được khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách hiệu quả. Ngoài ra, sự tồn tại của nhiều quy định về trách nhiệm sản phẩm như hiện nay cũng gây ra sự tản mạn, chồng chéo và thậm chí là mâu thuẫn trong hệ thống các quy định pháp luật, khiến cho mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng chưa thực sự hữu hiệu. 2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất Trong thời đại ngày nay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng chế định trách nhiệm sản phẩm là một giải pháp khá tối ưu, nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định về trách nhiệm sản phẩm. Nguồn gốc trách nhiệm sản phẩm bắt nguồn từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không dựa trên yếu tố lỗi. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra sau khi phát sinh các điều kiện cần và đủ sau: - Có tồn tại hàng hóa khuyết tật: Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa có được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện ra được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm: Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ 36 gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng là những hậu quả bất lợi về mặt vật chất mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu do cung cấp hàng hóa có khuyết tật gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng, không phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân đó có lỗi hay không trong việc tạo ra hàng hóa khuyết tật. Điều này phản ánh tính bảo vệ người tiêu dùng một cách toàn vẹn và chặt chẽ cũng như đề cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất của doanh nghiệp. - Có thiệt hại xảy ra đối với người tiêu dùng: Bao gồm thiệt hại cả về tài sản và tinh thần cho người tiêu dùng. Thiệt hại về tài sản được biểu hiện cụ thể là những mất mát về tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sữa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe bao gồm các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về tinh thần theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đó là những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc những suy sụp tình cảm, tâm lý của người tiêu dùng do ảnh hưởng từ việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng được xác định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo điều 604 Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại áp dụng cả lỗi cố ý và vô ý. Cụ thể, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi cố ý khi một người nhận thức rõ ràng về hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Như trường hợp người bán biết hàng hóa đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn bán cho người tiêu dùng, hoặc trường hợp dùng hàng hết hạn để làm từ thiện. Trong trường hợp gây thiệt hại do lỗi vô ý là khi một người không thấy trước được hành vi của mình là có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. 37 - Trường hợp xảy ra có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hàng hóa khuyết tật: Thiệt hại xảy ra là kết quả từ việc người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có khuyết tật hay ngược lại khuyết tật của hàng hóa là nguyên nhân xảy ra thiệt hại. Trách nhiệm sản phẩm được hiểu là người sản xuất phải chịu trách nhiệm nếu như sản phẩm bị kém chất lượng và việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng này trong điều kiện bình thường gây ra những thiệt hại cho người sử dụng. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm đã gây ra những tổn thất, thiệt hại cho người tiêu dùng, thiệt hại này được chứng minh do chính quá trình sử dụng sản phẩm gây ra. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất. - Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa: Đây chính là người chế biến nguyên liệu thô và là người xuất bán sản phẩm, chủ thể này có thể có mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng hoặc không có mối liên hệ trực tiếp. Điều kiện cần để xác định một chủ thể có thuộc diện phải chịu trách nhiệm chỉ phụ thuộc vào việc người đó trực tiếp có mối liên hệ trực tiếp đối với sản phẩm mà người tiêu dùng đã sử dụng hay không. Mối liên hệ trực tiếp đối với sản phẩm có thể là một trong các hình thức sau: là người sản xuất ra sản phẩm, người sản xuất ra sản phẩm bao gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc là người sản xuất ra một phần, một bộ phận trong sản phẩm hoàn chỉnh đó. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa: Do chuỗi cung ứng hàng hóa gồm nhiều chủ thể, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng không hề dễ dàng. Có thể hình dung chu trình tiêu dùng được phân làm ba công đoạn: Trước khi giao dịch; trong giao dịch và trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Vai trò của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa trong từng công đoạn của chu trình tiêu dùng là khác nhau và hoàn toàn có thể là đối tượng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp phát sinh. Các chủ thể này liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do 38 hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng, và chỉ được loại trừ trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nhất định - Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại: Việc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng là chủ thể có liên quan tới việc chịu trách nhiệm sản phẩm trong trường hợp người tiêu dùng phải chịu thiệt hại trong quá trình sử dụng sản phẩm. Đây là chủ thể trung gian, nhưng cũng là chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, trong quá trình tiếp nhận sản phẩm đã không hoặc cố ý không kiểm tra chất lượng sản phẩm, mà vẫn sử dụng sản phẩm lỗi để bán ra thị trường, bởi vậy trong việc xác định trách hiệm sản phẩm không thể bỏ qua chủ thể trung gian này. - Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa khuyết tật cho người tiêu dùng: Đây chính là mắt xích quan trọng, cần có những chế tài riêng để quản lý nhóm cá nhân, tổ chức này. Bởi đây là đối tượng trực tiếp giao hàng cho người tiêu dùng, mọi thắc mắc về sản phẩm của người tiêu dùng do chủ thể này tiếp nhận, xử lý và làm hài lòng người tiêu dùng. Trong khi ngày càng nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau, việc đưa ra chế tài cụ thể cho các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có ý thức hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng. Nếu quy định chặt chẽ thì khâu chuyển tải tới người tiêu dùng sẽ giảm thiểu những lỗi trách nhiệm về sản phẩm rất nhiều. Việc ghi nhận các chủ thể trên có thể coi là một hướng dẫn quan trọng, mở rộng đáng kể phạm vi một bên chủ thể cung ứng hàng hóa có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định trách nhiệm sản phẩm, từ đó có cái nhìn sâu sát, xác định đúng trách nhiệm cho ai, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ số hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh và mạnh. - Được quy định cụ thể trong văn bản luật: 39 Trước hết nói đến từ chỗ ghi nhận trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa như một loại trách nhiệm dân sự cụ thể đã phát triển thành một chế định pháp luật được tách ra khỏi Bộ Luật dân sự để điều chỉnh trong văn bản pháp luật chuyên ngành đó chính là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Có thể nhận thấy ở giai đoạn trước năm 2010, mặc dù đã có những yếu tố nội dung nền tảng nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa thực sự định hình chính thức chế định trách nhiệm sản phẩm (chưa quy định rõ khái niệm trách nhiệm sản phẩm, sản phẩm khuyết tật, nguyên tắc áp dụng trách nhiệm sản phẩm, thu hồi sản phẩm có khuyết tật...). Điều này đã dẫn đến thực tế các vi phạm về trách nhiệm sản phẩm không có đủ cơ sở để xử lý, áp đặt trách nhiệm cho các doanh nghiệp. Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là quy định người tiêu dùng không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi sản phẩm. Cụ thể, Điều 42 của Luật quy định nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng việc quy định người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi trong vụ án dân sự không có nghĩa là miễn trừ tất cả nghĩa vụ chứng minh của người tiêu dùng. Để thực hiện việc khởi kiện, người tiêu dùng vẫn phải chứng minh thiệt hại, cung cấp chứng cứ về thiệt hại cũng như hành vi gây ra thiệt hại mà không cần phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây ra thiệt hại đó. Quy định này xuất phát từ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm chính là khuyết tật sản phẩm và thiệt hại đã xảy ra. Ở đây, người tiêu dùng không cần chứng minh lỗi này, mà nghĩa vụ chứng minh mình có lỗi hay không là ở phía các nhà sản xuất, nhà cung ứng nếu họ muốn miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định căn cứ, dựa trên đó xác định khuyết tật sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng để xác định trách nhiệm nghiêm ngặt. Một sản phẩm bị coi là có khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm bảo an toàn ở mức độ mà người ta có thể trông chờ được một cách hợp lí. - Quy định trách nhiệm bồi thường không phụ thuộc vào yếu tố lỗi: Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái 40 pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba BLDS 2015 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS 2015 đã được sửa đổi và có sự tiến bộ so với BLDS 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. BLDS 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Ngoài ra, BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. BLDS 2005 quy định về các đối tượng bị xâm phạm trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng liệt kê. Cụ thể, khoản 1 Điều 604 quy định: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Với quy định như trên, đối với cá nhân, BLDS 2005 có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Tuy nhiên, đối với pháp nhân, BLDS 2005 chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài sản”. Quy định mới tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 đã khắc phục được nhược điểm trên, theo đó, 41 đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác”. 2.2. Thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1. Mức độ tuân thủ quy định về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay Việt Nam đang trên con đường xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thực sự được hưởng những lợi ích từ nền kinh tế thị trường, quyền lợi vẫn bị xâm phạm, chất lượng cuộc sống cũng chưa được nâng lên một cách rõ rệt. Có thể dễ dàng nhận thấy so với nhiều quốc gia trong khu vực, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, hàng điện tử, máy móc, thiết bị... trên thị trường Việt Nam đều có chất lượng thấp hơn, hiện tượng này xuất hiện cả với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm sản xuất trong nước "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (trước đây khẩu hiệu này là "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"), nếu thực hiện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_trach_nhiem_san_pham_va_nhung_van_de_dat.pdf
Tài liệu liên quan