Luận văn Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN. viii

1.1 Tên luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại

tỉnh Quảng Ninh. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP .7

1.1. Một số vấn đề lý luận về BHTN .7

1.1.1. Khái niệm về thất nghiệp .7

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp .8

1.2. Một số vấn đề về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp .11

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề bảo hiểm thất

nghiệp.11

1.2.2. Các nội dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.13

1.2.3. Những yếu tố tác động đến pháp luật bảo hiểm thất nghiệp: .20

Kết luận chương 1 .24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NINH .26

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia BHTN mới thực hiện đóng BHTN. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/01/2015 ngày Luật Việc làm 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay thì NSDLĐ phải tham gia BHTN cho NLĐ khi có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên mà không phân biệt DN đó sử dụng bao nhiêu lao động (miễn là có ký kết hợp đồng lao động- Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ và thời hạn hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham gia BHTN (khoản 3 điều 43). So sánh với phạm vi áp dụng các chế độ BHXH khác, có thể thấy phạm vi áp dụng BHTN hạn hẹp hơn, đặc biệt có căn cứ vào quy mô sử dụng lao động của NSDLĐ. Điều này, theo quan điểm của người viết, xuất phát từ thực tiễn lần đầu tiên tổ chức thực hiện, không thể ngay lập tực quy định phạm vi áp dụng rộng như các chế độ BHXH khác. Hơn nữa, pháp luật chưa trù liệu được hết những khó khăn trong quản lí và thực hiện nên cần có những bước đi thích hợp nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định này. Khi điều kiện cho phép, đối tượng áp dụng BHTN sẽ được mở rộng cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Liên quan đến đối tượng và pháp luật BHTN, pháp luật cũng quy định về rủi ro trong BHTN. Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro ngành nghề, rủi ro việc làm. NLĐ tham gia BHTN bị mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu họ đáp ứng đủ các yêu cầu sau: (i) Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; (ii) Đã đăng kí thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lam việc; (iii) Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp. Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể hơn về tháng đóng BHTN của NLĐ. Cụ thể, tháng đóng BHTN của NLĐ được tính nếu NSDLĐ và NLĐ đã đóng BHTN, NLĐ đã 33 thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 1 ngày trong tháng đó. Quy định trên đây của pháp luật Việt Nam về điều kiện hưởng BHTN cũng tương đương với các quốc gia khác. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng quy định thêm về điều kiện không có thu nhập trong thời gian hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa của trợ cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam chưa thể quy định được điều kiện này những khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập của NLĐ. Trong tương lai, cần quy định thêm điều kiện này, nhằm đảm bảo mục đích, ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp. 2.2.2. Thời gian nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp BHTN là loại hình bảo hiểm bắt buộc, do đó trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc hợp đồng làm việc, NSDLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ tham gia BHTN cho cơ quan BHXH. 2.2.3. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Là các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm, cụ thể mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; - Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm: + Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; + Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2.2.4. Quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2.2.4.1. Quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 34 Theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, NLĐ bị thất nghiệp sẽ được hưởng TCTN nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: - Điều kiện thứ nhất, là đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động và Điều 28, 29 Luật Viên chức năm 2010. Người viết cho rằng đây chính là quy định mới và tiến bộ của pháp luật Việt Nam so với trước. Các nhà làm luật đã đưa ra các trường hợp mà khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động họ có quyền được TCTN. Ví dụ như, hết hạn hợp đồng lao động, NLĐ và NSDLĐ đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động, hay NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Các trường hợp trên đều mang tính hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, luật cũng ghi nhận hai trường hợp mà NLĐ không được hưởng TCTN là NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật và hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. - Điều kiện thứ hai, là NLĐ bị thất nghiệp đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với những trường hợp là “hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn” và “hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn”. Ngoài ra do Luật Việc làm năm 2013 có quy định thêm đối tượng tham gia BHTN là NLĐ đã ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Với đối tượng này thì điều kiện được hưởng TCTN của họ là đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Người viết cho rằng quy định như trên xuất phát từ tính chất công việc của hợp đồng này. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định từ 3 đến 12 tháng có tính chất tạm thời không thường xuyên, mức độ thay đổi việc làm là tương đối nhanh. Chính vì vậy việc quy định như trên là phù hợp nhằm tránh những trường hơp ̣NLĐ cố tình̀ mất viêc ̣sớm để đươc ̣hưởng trơ ̣cấp thất nghiệp - Điều kiện thứ ba, là NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp 35 đồng làm việc. Sau khi NLĐ mất việc làm và họ muốn được hưởng trợ cấp thì họ phải nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp đến các trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động. Hồ sơ hưởng trợ cấp gồm có đơn đề nghị hưởng BHTN, bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc..., sổ BHXH. Việc phải có quy định hồ sơ hưởng trợ cấp nhằm giúp cơ quan quản lý có căn cứ pháp lý để xác định mức hưởng cũng như thời gian mà người thất nghiệp được hưởng dựa trên khoảng thời gian tham gia và mức đóng BHTN. Ngoài ra, luật có quy định thời hạn nộp hồ sơ là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc. Khoảng thời gian 3 tháng là tương đối hợp lý bởi vì sau khi mất việc, NLĐ họ phải hoàn thiện khá nhiều các thủ tục khác nhau để đảm bảo quyền và lợi ích cho chính mình không chỉ riêng về BHTN. Ví dụ như, về trợ cấp thôi việc hay các trợ cấp BHXH khác. Theo người viết điều kiện thứ ba này giúp cơ quan nhà nước trong lĩnh vực BHTN và việc làm theo dõi, quản lý được số lượng người thất nghiệp để việc chi trả trợ cấp trở nên chính xác hơn và song song với đó là giúp chúng ta đánh giá được tình hình thất nghiệp một cách chi tiết và cụ thể trên quy mô toàn quốc từ đó có sự điều chỉnh các chính sách về vấn đề kinh tế – xã hội nói chung và vấn đề về BHTN – việc làm nói riêng sao cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Điều kiện thứ tư, là NLĐ bị thất nghiệp chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN trừ những trường hợp mà luật quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm. Những trường hợp được quy định tại 49 khoản 4 gồm: (i) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. Đối với những người thực hiện nghĩa vụ quân sự hay công an thì Nhà nước sẽ chi trả hoàn toàn chi phí trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ, vì vậy BHTN sẽ không điều chỉnh đối tượng này. (ii) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên. Mục đích của việc đi học không phù hợp với mục đích của BHTN, đồng thời thời hạn đi học tương đối dài, do đó những ai trong trường hợp này không được hưởng. (iii) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ 36 sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. (iv) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù. Khi NLĐ bị tạm giam hay chấp hành hình phạt tù thì cuộc sống của họ sẽ được nhà nước bảo đảm, do vậy họ không cần phải hưởng các chế độ của BHTN. (v) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong trường hợp này, NLĐ không còn tham gia vào quan hệ BHTN – việc làm do pháp luật Việt Nam điều chỉnh . (vi) Chết. NLĐ chết thì họ không còn bất kỳ quan hệ về BHTN, nên đương nhiên họ không thuộc diện điều chỉnh. So với quy định trước đây về những trường hợp không được hưởng BHTN thì quy định mới trong Luật Việc làm đã được thắt chặt hơn nhằm góp phần đảm bảo công bằng cho các chủ thể là NLĐ khi tham gia vào BHTN. Về khoảng thời gian 15 ngày nhìn chung cũng là tương đối hợp lý nếu so với quy định của một số nước trên thế giới, không quá dài cũng không quá ngắn, đảm bảo cho NLĐ có một khoảng thời gian phù hợp để tìm kiếm việc làm mới, nhằm tránh tâm lý ỷ lại, chỉ mong được hưởng chứ không muốn làm việc. Bên cạnh đó, Luật Việc làm quy định bốn điều kiện để được hưởng trợ cấp như trên là tương đối hợp lý so với trước đây, việc thêm nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là một điểm sáng, phù hợp với thông lệ quốc tế cùng với đó là việc thay thế quy định đăng ký thất nghiệp bằng nộp hồ sơ hưởng trợ cấp nhằm rút gọn thủ tục hành chính và giúp NLĐ mất việc làm dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chính mình. Tuy vậy, đối với những NLĐ theo hợp đồng mùa vụ và một công việc nhất định từ 3-12 tháng thì sẽ găp khó khăn hơn trong việc tích lũy số tháng đóng BHTN nếu so với các loại hợp đồng lao động khác, do tính chất loại hình công việc không có tính ổn định lâu dài và dễ mất việc. Đây chính là một bất cập của pháp luật việt nam về điều kiện hưởng TCTN. 2.2.4.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định của Luật việc làm số 38 năm 2013 bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 37 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. 2.2.4.3.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp Điều 82 Luật BHXH năm 2006 quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể như sau: Ba tháng, nếu có đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng BHTN; Sáu tháng, nếu có đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng BHTN; Chín tháng, nếu có đủ từ bảy mươi hai tháng đến dưới một tram bốn mươi tháng đóng BHTN; Mười hai tháng, nếu có đủ từ một tram bốn mươi tháng đóng BHTN trở lên. Theo Luật việc làm năm 2013 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trong khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, NLĐ sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu: (i) Không thông báo hàng tháng theo đúng quy định với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc tìm kiếm việc làm; (ii) Bị tạm giam. NLĐ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật Việc làm. Điều 53 Luật Việc làm quy định về các trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau: -Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp 38 trong các trường hợp sau đây: (i) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; (ii) Tìm được việc làm; (iii) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; (iv) Hưởng lương hưu hằng tháng; (v) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; (vi) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục; (vii) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; (viii) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; (ix) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; (x) Chết; (xi) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (xii) Bị tòa án tuyên bố mất tích; (xiii) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù. Theo Luật BHXH năm 2006 các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm hoặc do thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại. Theo Luật việc làm năm 2013 NLĐ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: Tìm được việc làm; Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tòa án tuyên bố mất tích; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù thì thời gian đóng BHTN tương ứng với thời gian còn lại mà NLĐ chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng BHTN.Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp do cơ quan BHXH thực hiện. 2.2.4.4. Chế độ hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm Người hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm 39 việc làm. NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền để NLĐ tự học nghề. Mức hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật th́ì phần vượt quá mức chi phí học nghề ngắn hạn do NLĐ chi trả. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng NLĐ, nhưng không quá sáu tháng. NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của NLĐ. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian mà NLĐ đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chi phí hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm do cơ quan BHXH chi trả. Hơn nữa, trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, NLĐ thất nghiệp được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT và hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ thất nghiệp không được hưởng quyền lợi về BHYT. Quỹ BHTN đóng BHYT cho người đang hưởng TCTN. 2.2.4.5. Trách nhiệm giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP, sau khi NLĐ nộp hồ sơ hưởng BHTN theo quy định, cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tại Nghị định 100/2012/NĐ-CP, việc giải quyết hưởng BHTN đã được quy định cụ thể hơn về trình tự: Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, NLĐ phải trực tiếp nộp hồ sơ hưởng BHTN cho cơ quan lao động nơi NLĐ đăng ký thất nghiệp hoặc cơ quan lao động nơi chuyển đến để hưởng BHTN. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan lao động có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết hưởng các chế độ BHTN; 40 trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ học nghề của người thất nghiệp, cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn chi trả cho người lao động trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan lao động, trong đó cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và cấp thẻ BHYT trong thời hạn 2 ngày. Trường hợp, cơ quan BHXH không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ BHTN không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan BHXH phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao động và NLĐ biết và nêu rõ lý do. Việc ban hành các văn bản về trách nhiệm giải quyết hưởng TCTN cho người lao động là nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiện chức năng QLNN của cơ quan BHXH nói chung để áp dụng trong thực tế có hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ ràng rằng thì hoạt động ban hành và quy định về trách nhiệm giải quyết TCTN của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tạo điều kiện quy trách nhiệm của cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước giải quyết chế độ cho NLĐ. Đồng thời, việc ban hành các quy định này chính là hành lang pháp lý để thực hiện công tác về BHXH ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn, dễ quản lý và tăng cường tính pháp chế trong hoạt động QLNN về BHTN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thông qua các quy định trên thì việc hưởng TCTN là vấn đề mà hầu hết NLĐ quan tâm, đặc biệt là khi NLĐ bị mất việc làm. BHTN khi đó là nguồn thu hàng tháng trong một thời gian nhất định giúp NLĐ trang trải cuộc sống, giảm thiểu khó khăn, đồng thời giúp NLĐ có cơ hội tham gia học nghề, được tư vấn, giới thiệu việc làm, quay trở lại thị trường lao động tìm cho mình một công việc, có thu nhập ổn định hàng tháng, ổn định cuộc sống, nâng cao mức sống, đem lại sự phát triển cho cá nhân và gia đình, đồng thời giảm gánh nặng cho xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 41 2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Cùng với sự ra đời của BHXH Việt Nam, BHXH Quảng Ninh được thành lập 23/8/1995 theo Quyết định số 133/QĐ/TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/09/1995 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ từ Sở LĐ - TB & XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở tài chính vật giá và Cục thuế. BHXH Quảng Ninh là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN; BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam. Các phòng trực thuộc BHXH Quảng Ninh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc. Song song với các lĩnh vực khác, kể từ ngày 1/1/2009 khi Luật về BHTN bắt đầu có hiệu lực, BHXH tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện công tác thu chi BHTN. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện chính sách BHTN cho NLĐ đã đạt được những kết quả nhất định. Các kết quả này thể hiện ở các nội dung chính dưới đây: 2.3.1. Công tác thu bảo hiểm thất nghiệp Thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh có sự gia tăng đáng kể (xem bảng 2.1.) Bảng 2.1: Công tác thu BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 Năm Đơn vị tham gia BHTN Lao động tham gia BHTN (người) Thu BHTN (triệu đồng) 2014 2012 203.027 262.276 2015 2134 209.103 198.792 2016 2234 214.480 217.910 2017 2298 217.910 238.083 2018 2304 221.091 243.127 (Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2018) 42 Qua số liệu ở Bảng 2.1 ta thấy các chỉ tiêu công tác thu BHTN qua các năm đều có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, số đơn vị tham gia đóng BHTN là 2.012 đơn vị, với số lao động là 203027 lao động, tương ứng với số thu BHTN là 262276 triệu đồng thì đến năm 2015, số đơn vị đã tăng lên là 2134 đơn vị, số lao động tăng lên là 209.103 đơn vị và số thu BHTN là 198.792 triệu đồng. Năm 2016, số đơn vị tham gia đóng BHTN là đơn vị, với số lao động là 203027 lao động, tương ứng với số thu BHTN là 217.910 triệu đồng Năm 2017, số đơn vị tham gia đóng BHTN là 2298 đơn vị, với số lao động là 217.910 lao động, tương ứng với số thu BHTN là 238.083 triệu đồng Năm 2018, số đơn vị tham gia đóng BHTN là 2304 đơn vị, với số lao động là 221.091 lao động, tương ứng với số thu BHTN là 243.127 triệu đồng Biều đồ 2.1: Biểu đồ về công tác thu BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 (Nguồn: Báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2018) Đạt được kết quả trên là nhờ công tác quản lí thu BHTN ngày càng đi vào nền nếp, có các biện pháp hữu hiệu để quản lí chặt chẽ đối tượng tham gia và số thu BHTN bắt buộc theo quy định; NLĐ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHTN; công tác thu ngày càng hoàn thiện, công tác tuyên truyền vận động và 2012 2134 2234 2298 2304 203027 209103 214480 217910 221091 262276 198792 217910 238083 243127 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đơn vị tham gia BHTN Lao động tham gia BHTN Thu BHTN 43 phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện thu BHTN được đảm bảo; trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHTN không ngừng được nâng cao và đã từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lí thu BHTN. Trong những năm gần đây, sản xuất kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ngành than là ngành chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh cũng gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ, nhiêu DN phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động Nhưng nhìn chung, công tác thu BHTN nói riêng, công tác thu BHXH nói chung đã được BHXH Quảng Ninh quan tâm và chú trọng hơn nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ bảo hiểm tránh được những thất thu, thất thoát đáng tiếc xảy ra. Do vậy mà tổng thu BHTN liên tục tăng qua các năm với số thu năm sau cao hơn năm trước. Điều này có thấy trách nhiệm, sự nỗ lực quyết tâm của BHXH Quảng Ninh nói chung và cán bộ chuyên thu nói riêng ngày một tăng, luôn tận tình với công việc nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ BHTN được tăng trưởng. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan đã phối hợp với cơ quan BHXH Quảng Ninh và tạo điều kiện để cho cán bộ chuyên thu hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Là một chính sách mới được triển khai, trong mười năm qua BHXH tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực tổ chức thực hiện BHTN cho các đối tượng tham gia và khai thác nguồn thu cho quỹ BHTN. Chính vì vậy, từ năm 2009 đến năm 2018, số đối tượng tham gia BHTN tăng lên trông thấy. 2.3.2. Công tác chi, giải quyết các chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp Thực trạng chi, giải quyết các chế độ chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây: 44 Bảng 2.2: Thực trạng chi, giải quyết các chế độ chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 Năm Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng Trợ cấp thất nghiệp một lần Số lượt người Số tiền (triệu đồng) Số người Số tiền (triệu đồng) 2014 4.219 8.058,1 191 1,563 2015 4.011 12.895,5 2016 4.684 10.351,5 2017 7.885 20.214,8 2018 7.112 18.859,0 (Nguồn: Báo cáo BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2018) Qua bảng 2.2 ta thấy công tác chi BHTN trong 5 năm thực hiện ngày càng tăng. BHTN có đặc điểm là việc chi trợ cấp được chia thành hai loại là trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và trợ cấp thất nghiệp một lần. từ ngày 01/01/2015 theo Luật Việc làm không còn trợ cấp thất nghiệp một lần nữa, một số trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng BHTN chưa hưởng sẽ được bảo lưu. Với trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, năm 2010 số lượt người được nhận trợ cấp là 540 lượt người, tương ứng với số chi là 1.393 triệu đồng, năm 2014 số lượt người được nhận trợ cấp là 4.219 lượt người, tương ứng với số tiền chi là 8.058,1 triệu đồng thì đến năm 2018 số lượt người được nhận trợ cấp là 7.112 lượt người tương ứng với số chi BHTN là 18.859 triệu đồng. 45 Biểu đồ 2.2. Đồ thị hóa chi, giải quyết các chế độ chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Nin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_bao_hiem_that_nghiep_va_thuc_tien_thuc.pdf
Tài liệu liên quan