LỜI CẢM KẾT . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC BẢNG. viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ . ix
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN.8
1.1. Khái niệm về đất đai và phân loại đất đai.8
1.1.1. Khái niệm về đất đai .8
1.1.2. Phân loại đất đai.8
1.2. Khái niệm và căn cứ pháp lý để thu hồi đất.10
1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất .10
1.2.2. Căn cứ pháp lý để thu hồi đất .11
1.3. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất.13
1.3.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.13
1.3.2. Đặc điểm của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.14
1.3.3. Ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất .16
1.4. Khái niệm và đặc điểm và cơ cấu của pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân.18
1.4.1. Khái niệm về hộ gia đình, cá nhân.18
1.4.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ
gia đình, cá nhân.20
1.4.3. Đặc điểm của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của
hộ gia đình, cá nhân.21
1.4.4. Cơ cấu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia
đình, cá nhân .22
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận quyết
định hòa giải, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trường hợp chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp HGĐ, CN đang SDĐ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ
ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật Đất đai năm 013 có hiệu lực thi hành mà
chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền
30
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ
tài chính thì phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nội dung bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình,
cá nhân
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai năm 2013, việc bồi thường
về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở của HGĐ, CN được quy định như sau:
HGĐ, CN đang sử dụng đất ở, nhà ở gắn liền với quyền SDĐ mà có đủ điều
kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường.
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị
trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp
không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng
tiền; trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu
hồi thì được bồi thường bằng tiền, đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì
được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
- HGĐ, CN khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở
mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì
được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử
dụng đất.”
Thứ hai, theo quy định tại Điều 80 Luật Đất đai năm 2013, việc bồi thường
về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở của HGĐ, CN được quy định như sau:
- Nếu HGĐ, CN đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi
Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường
bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì
được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất sử dụng có
thời hạn.
- Nếu HGĐ, CN đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất
31
thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn
lại, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với
người có công với cách mạng.
- Nếu HGĐ, CN đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi
Nhà nước thu hồi đất, nếu đủ điều kiện được bồi thường: Đối với đất sử dụng có
thời hạn thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi;
thời hạn sử dụng đất được bồi thường là thời hạn sử dụng còn lại của đất thu hồi;
nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền. Trường hợp HGĐ,
CN được bồi thường bằng đất mà có nhu cầu sử dụng với thời hạn dài hơn thời hạn
sử dụng còn lại của đất thu hồi thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng thời
hạn sử dụng nhưng HGĐ, CN sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
thời gian được tăng theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Nếu HGĐ, CN sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà
nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất thì không được bồi thường về
đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu có.
- Nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là
đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng thì được bồi thường về đất. Căn cứ vào điều kiện thực tế, quỹ đất tại địa
phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc bồi thường. Hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp khác có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài mà có đủ điều kiện được
bồi thường theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi
thường về đất theo giá đất ở.
32
2.1.3. Quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các
hộ gia đình, cá nhân
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là hệ quả của việc Nhà nước thu hồi đất
của HGĐ, CN. Trình tư, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được quy định
trong Luật Đất đai năm 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày
15/05/2014. Theo đó, trình tư, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các
HGĐ, CN được quy định có các bước như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất 180 ngày đối với đất phi
nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho
HGĐ, CN có đất thu hồi biết (Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013). Nội dung
thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng HGĐ, CN có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có đất thu hồi. Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói
trên, nếu HGĐ, CN sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có
thẩm quyền có thể ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi
thường mà không cần chờ hết thời hạn thông báo (Khoản 2 Điều 67 Luật Đất đai
năm 2013).
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có
trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
HGĐ, CN sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện
33
tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường
(Khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013).
Trường hợp HGĐ, CN sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối
hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi
có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức
vận động, thuyết phục để HGĐ, CN sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà HGĐ,
CN sử dụng đất vẫn không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt
buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện
ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức
thực hiện cưỡng chế.
Bước 3: Lập phương án bồi thường
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập
phương án bồi thường đối với từng HGĐ, CN bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số
liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị
bồi thường về đất, tài sản trên đất.
Bước 4: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của HGĐ, CN
Sau khi phương án chi tiết được lập, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ
chức lấy ý kiến của HGĐ, CN bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là tổ chức họp
trực tiếp với HGĐ, CN trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai
phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu
dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có
xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại
diện HGĐ, CN có đất thu hồi.
34
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng
hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến
không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường phối hợp với
UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến
không đồng ý về phương án bồi thường; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có
thẩm quyền. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các HGĐ, CN có đất bị thu hồi, đại diện
chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, Tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án
chi tiết bồi thường, trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Bước 5: Triển khai thực hiện
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền quyết
định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường trong cùng một ngày.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối
hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương
án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư
nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường đến từng HGĐ, CN có đất thu hồi,
trong đó ghi rõ về mức bồi thường, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường và
thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng.
Tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường đã được phê
duyệt; trường hợp HGĐ, CN có đất thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng tổ chức vận động, thuyết phục để HGĐ, CN có đất thu hồi thực hiện, nếu họ
vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định.
Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường
35
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi
thường phải chi trả tiền bồi thường cho HGĐ, CN có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi
thanh toán tiền bồi thường, ngoài tiền bồi thường theo phương án bồi thường được
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì HGĐ, CN có đất thu hồi còn được thanh toán thêm
một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính
trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp HGĐ, CN có đất thu hồi
không nhận tiền bồi thường theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì tiền bồi thường được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà
nước.
HGĐ, CN sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa
vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước
nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền SDĐ; thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước.
2.1.4. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân
Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 “Người sử dụng đất, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ
tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực
hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
36
Như vậy, trong trường hợp quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường mà
người bị thu hồi có căn cứ cho rằng quyết định đó chưa đúng với thực tế đất bị thu
hồi (loại đất, diện tích, vị trí...) thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc
biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011).
Trình tự khiếu nại được quy định tai Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu
nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành
vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố
tụng hành chính”.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu
hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu
nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của
Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được
giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của
Luật tố tụng hành chính.
Khi giải quyết khiếu nại của HGĐ,CN bị thu hồi đất thì cơ quan có thẩm
quyền sẽ căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ do HGĐ, CN bị thu hồi đất cung cấp và hồ sơ
địa chính được lưu trữ cũng như xác minh lại hiện trạng SDĐ để xác định loại đất
của HGĐ, CN bị thu hồi đất.
37
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của
các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Thực tiễn thi hành các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Về nguyên tắc HGĐ, CN bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật thì được bồi thường: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại thành phố Hạ
Long vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp HGĐ, CN không cung cấp được các giấy tờ
chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, dẫn đến khó khăn trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ.
Về nguyên tắc việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng
mục đích sử dụng với loại đất tu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại
thời điểm quyết định thu hồi đất: Đối với việc thu hồi đất ở của HGĐ, CN tại thành
phố Hạ Long, việc bồi thường về đất thường là đất có cùng mục đích sử dụng.
Trường hợp bồi thường bằng tiền, giá đất được tính dựa trên giá đất do UBND tỉnh
công bố trong Bảng giá đất và giá thị trường. Trường hợp thu hồi đất phi nông
nghiệp khác thì căn cứ vào quỹ đất thành phố để bồi thường bằng đất có cùng mục
đích sử dụng hoặc bằng tiền.
Về nguyên tắc việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân
chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật:
Việc thục hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN đảm bảo tuân
thủ các quy định về quy trình, thủ tục, điều kiện và nội dung bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất. Việc thực hiện bồi thường cũng đảm công khai, minh bạch, đảm
bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan.
Về nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi đất mà HGĐ, CN sở hữu tài sản hợp
pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản hoặc phải ngừng sản xuất, kinh doanh
mà có thiệt hại thì được bồi thường: Việc bồi thường cho các HGĐ, CN trên địa bàn
thành phố Hạ Long thực hiện trên đảm bảo bồi thường đầy đủ các thiệt hại phát
38
sinh. Cách tính thiệt hại về tài sản, thiệt hại do ngừng sản xuất kinh doanh được quy
định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2. Thực tiễn thực thi các quy định về điều kiện và nội dung bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh
Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở:
Xác định giá đất bồi thường:
Giá đất bồi thường trong bảng giá đất: Giá đất bồi thường, giá các loại đất
thuộc nhóm đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 3566/2013/QĐ-
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 26/12/2013 về ban hành bảng giá các
loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Giá đất cụ thể bồi thường: Giá đất cụ thể bồi thường tại thành phố Hạ Long
được áp dụng theo Điều 3 và 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 và
Điều 3 Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, như sau:
Nguyên tắc và phương pháp xác định giá đất cụ thể bồi thường; giá đất, giá
nhà ở tái định cư: Trước khi quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện
(nơi có đất thu hồi) tổ chức thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện điều tra,
khảo sát, xây dựng giá đất cụ thể bồi thường; giá đất, giá nhà ở tái định cư cùng thời
điểm và thống nhất về nguyên tắc và phương pháp định giá theo quy định, gửi các
cơ quan có thẩm quyền thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Đối với dự án trọng điểm mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao thì Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì thuê tư vấn thực hiện. Kinh phí thực hiện định giá đất cụ thể
bồi thường; giá đất, giá nhà ở tái định cư quy định tại Khoản này (bao gồm cả
trường hợp thuê tư vấn thực hiện) thực hiện theo Điều 3 Thông tư số 74/2015/TT-
BTC và do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi trả.
39
Quy định bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất kinh doanh
Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Điều 21 Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh quy định:
Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất quy
định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được xác định như sau:
Mức bồi thường
đối với nhà,
công trình
=
Giá trị hiện có của nhà, công
trình
+
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ
phần trăm theo giá trị hiện có
của nhà, công trình
Trong đó:
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại bằng (=) tỷ lệ phần trăm chất
lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà,
công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do bộ quản lý chuyên ngành ban
hành;
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình
bằng 50% giá trị hiện có của nhà, công trình, nhưng mức bồi thường không quá
100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương
với nhà, công trình bị thiệt hại.
Bồi thường đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng
gắn liền với đất:
Điều 22 Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh quy định:
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng, phải di
chuyển thì mức bồi thường bằng tiền tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình
phải phá dỡ có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định. Đơn vị quản lý, sử
40
dụng, khai thác công trình có trách nhiệm xây dựng mới, di chuyển công trình; nếu
công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường. Trường hợp công trình hạ
tầng đang sử dụng, phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ
thuật thì Sở quản lý chuyên ngành xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật để tính bồi
thường.
Trường hợp các đơn vị có tài sản có văn bản đề nghị được nhận bồi thường
bằng hoàn trả công trình (thay việc nhận bồi thường bằng tiền theo quy định tại
Khoản 1 Điều này) thì việc hoàn trả bằng công trình được thực hiện như sau:
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập
hoặc thuê tổ chức có tư cách pháp nhân lập thiết kế dự toán xây dựng công trình
mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, gửi sở quản lý Nhà nước chuyên ngành để
xin ý kiến thẩm tra trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ;
- Giá trị phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt là kinh phí để tổ chức
thực hiện di chuyển, xây dựng công trình và hoàn trả, bàn giao cho đơn vị có tài
sản. Việc tổ chức di chuyển, xây dựng công trình phải thực hiện theo đúng trình tự,
quy định về quản lý dự án đầu tư; tài sản thu hồi không còn dùng, được xử lý theo
đúng các quy định hiện hành;
- Trường hợp đơn vị có tài sản có nhu cầu bổ sung quy mô, công suất và tiêu
chuẩn kỹ thuật thì phần bổ sung tăng thêm đơn vị phải chi trả.
Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất:
Điều 26 Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh quy định:
Người sử dụng đất bị thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được bồi
thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường 5.000.000 đồng/01
hộ chính chủ.
41
Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây truyền sản xuất được bồi
thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển,
lắp đặt. Tổ chức phát triển quỹ đất lập dự toán chi phí (hoặc thuê đơn vị tư vấn)
trình cơ quan chuyên ngành thẩm tra; Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo
quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi:
Điều 27 Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh quy định:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng và vật nuôi thủy
sản thì được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai trừ các
trường hợp sau:
- Cây trồng, vật nuôi thủy sản tạo lập sau thời điểm công bố thông báo thu
hồi đất;
- Các loại cây không được phép trồng trong hành lang bảo vệ an toàn các
công trình đã được công bố, cắm mốc;
- Cây đã héo hoặc đã chết tại thời điểm kiểm đếm.
Đơn giá bồi thường về cây trồng, vật nuôi thủy sản theo Quyết định của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã coi trọng việc xây dựng
khung giá đất sát với thị trường để kịp thời bồi thường đúng với quy định và đảm
bảo quyền lợi của người dân. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thành phố tập trung xây dựng phương án giá đất.
Phương án giá đất được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra khảo
sát giá đất và đề xuất của Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và thành phố nên cơ
bản đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp, phù hợp
được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Một số điểm chưa
42
hoàn chỉnh của bảng giá đất đã được điều chỉnh hợp lý, trong đó đã lưu ý tính ổn
định thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất của người dân. Đặc biệt
việc xây dựng giá đất ở nông thôn đến địa bàn từng xã nhằm các mục đích đảm bảo
phù hợp giữa giá đất các xã của các địa phương có sự khác biệt về tình hình phát
triển hạ tầng giao thông, mức độ đô thị hóa và khả năng sinh lợi.
Giá đất tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2015 – 2019 dược công bố trong
quyết định số 3566/2013/QĐ-, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 26/12/2013.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có một số lần
điều chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số 568/2015/QĐ- ngày
27/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định hệ số điều
chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 06/2018/QĐ-
ngày 30/04/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định hệ số điều
chỉnh giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
43
Bảng 2.1. Bảng giá đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn thành phố hạ Long
năm 2015 – 2019
Khu vực Giá đất ở (đ.m2)
Giá đất thương
mại, dịch vụ (đ/m2)
Giá đất sản xuất
kinh doanh phi
nông nghiệp
(đ/m2)
Đường Lê Thánh Tông đoạn từ Bến Phà đến hết trụ sở Công ty than Hồng Gai
- Mặt đường chính 22.000.000 13.200.000 11.000.000
- Đường nhánh từ 3m trở lên 8.800.000 5.280.000 4.400.000
- Đường nhánh từ 2m đến dưới 3m 4.400.000 2.640.000 2.200.000
- Đường nhánh nhỏ hơn 2m 1.700.000 1.020.000 850.000
- Khu còn lại 700.000 420.000 350.000
Đường Lê Thánh Tông đoạn từ Cột đồng hồ đến Ngã 5 Kênh Liêm
- Mặt đường chính 32.000.000 19.200.000 16.000.000
- Đường nhánh từ 3m trở lên 12.000.000 7.200.000 6.000.000
- Đường nhánh từ 2m đến dưới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_boi_thuong_khi_nha_nuoc_thu_hoi_dat_cu.pdf