MỞ ĐẦU .4
CHưƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ
CHỨC BỊ ĐẶT VÀO TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NưỚC VÀ PHÁP LUẬT MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ
ĐẶT VÀO TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NưỚC.9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ ĐẶT VÀO TÌNH
TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NưỚC .9
1.1.1. Quan niệm chung về cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .9
1.1.2. Quan niệm về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quốc hữu hóa ngân hàng trên thế giới.11
1.1.3. Đặc điểm của mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .
1.1.4. Tác động của mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với bên bán, bên mua và nền kinh tế xã hội
1.2. PHÁP LUẬT VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ ĐẶT VÀO TÌNH
TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NưỚC .
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về mua cổ phần của tổ chức tín dụng bị
đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nướcError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt.
KẾT LUẬN CHưƠNG 1.
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ
CHỨC BỊ ĐẶT VÀO TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NưỚC VIỆT NAM .
21 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắc phục, ngày càng phát sinh các vƣớng mắc pháp lý
phức tạp do sai sót về lý luận từ các khâu trƣớc đó nên đòi hỏi pháp luật sớm kiện
toàn, chặt chẽ và hoàn thiện. Tuy nhiên, đến hiện tại pháp luật hiện hành nƣớc ta rất
bất cập do chƣa có quy định đúng, đủ và khoa học dẫn tới các hoạt động mua lại cổ
phần của các tổ chức tín dụng thực tế không có cơ sở tham chiếu để thực hiện đúng,
thiếu cơ chế an toàn để giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm.
Theo tác giả, đề tài này cần đƣợc khuyến khích nghiên cứu vì đối tƣợng
nghiên cứu ở đây không mang tính hiện tƣợng mà là vấn đề nóng bỏng nhƣng rất
phức tạp.Thực tế hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng yếu kém bị kiểm soát đặc biệt,
do điều kiện nền kinh tế còn yếu kém, chƣa có đủ cơ chế, thiếu nghiệp vụ chuyên
sâu và kinh nghiệm khắc phục sự cố tín dụng nên các cơ quan quản lý nhà nƣớc
5
chƣa áp dụng biện pháp phá sản tổ chức tín dụng mà chọn phƣơng án thay thế là
biện pháp mua lại tổ chức tín dụng thông qua mua tất cả cổ phần của tổ chức tín
dụng phát hành để tránh lây lan rủi ro sang tổ chức tín dụng khác, tránh đổ vỡ hệ
thống tín dụng do cổ phần của tổ chức tín dụng này phát hành thƣờng dùng làm tài
sản bảo đảm cho một khoản vay tại tổ chức tín dụng khác đƣợc thực hiện rất phổ
biến trên thực tế. Mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là một vấn đề pháp lý và kinh tế phức tạp bởi
đây không đơn thuần là mua bán cổ phần thông thƣờng mà là một dạng mua bán
doanh nghiệp và có tính đặc biệt so với các giao dịch dân sự thông thƣờng. Vấn đề
này không chỉ mới mà còn phức tạp nên đòi hỏi tác giả không những nắm vững quy
định pháp luật mà còn phải am hiểu, có chuyên môn và kinh nghiệm về tín dụng, kế
toán và chứng khoán. Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học pháp lý đề cập tới
một vài khía cạnh liên quan tới đề tài này nhƣng chƣa có một công trình khoa học
pháp lý chuyên sâu có tính hệ thống nào tập trung nghiên cứu sơ qua một vài chi tiết
các khía cạnh của vấn đề pháp lý mua lại cổ phần của tổ chức tín dụng bị đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc có pháp lý có tính lâu bền,
phát sinh từ hoạt động kinh tế hiện đại qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu giúp đề tài
này giúp ngƣời nghiên cứu sử dụng, phát triển đƣợc phƣơng pháp và kỹ thuật
nghiên cứu và hơn nữa là góp phần làm sáng tỏ các bất cập của pháp luật hiện hành
để góp phần hoàn thiện pháp luật.
Hiện tại chƣa có công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu để xử lý các
vấn đề pháp lý của đề tài. Một số công trình có đề cập tới một vài khía cạnh liên
quan nhƣng còn có tính mờ nhạt, manh mún nên không mang lại đóng góp giải
quyết đƣợc các vấn đề thực tế. Hơn nữa, đề tài có tính tổng quan và chuyên sâu nên
khó có thể có một công trình khoa học pháp lý nào nào đƣợc coi là hoàn hảo, khó có
công trình nào thể sử dụng để cung cấp các giải pháp giải quyết mọi vấn đề phát
sinh trong thực tiễn. Các vấn đề pháp lý của đề tài ngày càng phức tạp do đối tƣợng
của đề tài là quan hệ kinh tế- xã hội vốn đã trìu tƣợng nhƣng luôn vận động, biến
đổi theo chiều hƣớng ngày càng phức tạp. Đây là đề tài có tính chất phức tạp, đòi
hỏi tính khắt khe nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý đã, đang và sẽ xảy ra trên thực
tế, gây ảnh hƣởng lớn, trực tiếp tới cuộc sống của nhân dân và hệ thống tín dụng
của đất nƣớc, gây nhiều băn khoăn cho lƣợng chủ thể lớn trong xã hội bao gồm
nhƣng không giới hạn: các cán bộ thực hiện các hoạt động tại các tổ chức tín dụng
đang bị kiểm soát đặc biệt, các cán bộ công tác trong ngành tín dụng, pháp chế tài
chính, các cổ đông của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, các khách
hàng của tổ chức tín dụng, cơ quan an ninh kinh tế, tòa án, các trƣờng đại học luật,
kinh tếHiện tại và trong những năm tới, với tình hình nền kinh tế trong nƣớc và
thế giới còn chƣa có dấu hiệu khởi sắc là cơ sở dự báo lĩnh vực tín dụng sẽ gặp
nhiều khó khăn nên nguy cơ áp dụng chính sách và pháp luật để xử lý các tổ chức
6
yếu kém là điều tất yếu. Nhƣ một quy luật khách quan trong kinh doanh, việc phát
sinh tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt khi kinh tế suy thoái và
phát sinh thêm trƣờng hợp tổ chức tín dụng tiếp tục bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà
nƣớc nhƣ hiện nay là điều khó tránh khỏi. Để tháo gỡ vƣớng mắc về phƣơng pháp
xử lý các vấn đề này đòi hỏi các chuyên gia, cán bộ, nhà đầu tƣ cần phải chủ động
đối mặt và xác định hƣớng giải quyết phù hợp và kịp thời.
Xét ở vị trí học viên cao học, việc lựa chọn đề tài này giúp học viên rèn
luyện chuyên môn, phƣơng pháp và tƣ duy lý luận. Dù là một thách thức nhƣng
chắc chắn sẽ mang lại bổ ích cho tƣ duy khoa học của học viên, giúp nâng cao năng
lực chuyên môn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Đƣợc sự động viên
của các thầy cô giáo và đồng nghiệp, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài làm luận
văn thạc sĩ luật học. Do thời gian nghiên cứu, trình độ nghiên cứu có hạn và do tính
phức tạp của đề tài nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi sai sót, tác giả rất
mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dạy của Qúy thầy cô và góp ý từ phía đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính tới thời điểm hiện tại, chƣa có công trình nghiên cứu nào đƣợc công
bố về đề tài này. Các nguồn tài liệu bằng văn bản chính thống không đƣợc cơ quan,
tổ chức công bố, chỉ có thể sử dụng chuyên môn, kinh nghiệm của tác giả qua tiếp
cận thông tin trong quá trình công tác cùng với sự chắt lọc thông tin qua các trang
báo uy tín đƣợc kiểm duyệt vì vậy việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Thêm vào
đó các nhà khoa học dƣờng nhƣ né tránh tính nhạy cảm và phức tạp của để tài. Các
quy định của pháp luật quy định vấn đề này còn sơ sài, hầu hết các khía cạnh nội
quy chƣa có quy phạm pháp luật điều chỉnh dẫn tới trên thực tế có rất nhiều bất cập
và có nhiều quan điểm không thuận chiều. Mặc dù đã có một vài công trình khoa
học pháp lý nghiên cứu có liên quan đến một vài khía cạnh của chế định pháp lý về
mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng
Nhà nƣớc nhƣng chƣa đề cập các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh
vực này nhƣng hết các công trình đều nghiên cứu với mức độ chƣa sâu, khía cạnh
pháp lý đƣợc đề cập còn ít và thiếu tính thực tế và phƣơng pháp và mục đích khoa
học tiếp cận của các đề tài này ở tại thời điểm hoàn cảnh thị trƣờng tín dụng có biểu
hiện khác xa với hiện tại, ví dụ: Biện pháp kiểm soát đặc biệt với việc xử lý các
TCTD mất khả năng thanh toán, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 3/2014, Trang
43-51, Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Thủ tục phá sản các TCTD theo pháp luật
Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại Học Luật TP.HCM 2015 tác giả
Dƣơng Thế Nguyên... Hơn nữa, nội dung liên quan của các công trình trƣớc đây chỉ
còn manh mún, hình thức, mờ nhạt, chƣa đi sâu vào bản chất do không có sự kết
hợp giữa pháp luật và kinh tế để chỉ rõ bản chất của vấn đề. Học viên có thể đƣa ra
7
tên một số công trình này nhƣ: Tạp chí của tác giả Dƣơng Kim Thế Nguyên, Viện
Nhà nƣớc và Pháp luật về “Biện pháp kiểm soát đặc biệt với việc xử lý tổ chức tín
dụng mất khả năng thanh toán”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 3/2014, Trang
43-51, Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014). Việc đi sâu nghiên cứu về Pháp luật về
mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam để làm sáng tỏ các đặc điểm pháp lý của giao dịch và chỉ rõ các
bất cập, chỉ ra các đòi hỏi của phƣơng pháp hoàn thiện pháp luật trong luận văn này
hƣớng đến góp phần hoàn thiện pháp luật về mua bán cổ phần của tổ chức bị đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Với tình hình nhƣ vậy, tác giả đã tăng cƣờng sử
dụng kỹ thuật, các phƣơng pháp khoa học và kinh nghiệm của mình để làm rõ vẫn
đề lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu dƣới hai khía cạnh: thứ nhất là phân tích
để làm rõ những vấn đề lý luận về giao dịch mua cổ phần của tổ chức tín dụng bị
kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc; thứ hai là chỉ rõ các bất cập của hệ
thống pháp luật về vấn đề chuyên môn để đƣa ý kiến bình luận và đƣa ra những góp
ý về biện pháp hoàn thiện pháp luật. Qua việc sử dụng đề tài này làm luận văn, học
viên hy vọng sẽ góp phần đóng góp cho nguồn tài liệu về khía cạnh nghiên cứu, đúc
rút thêm đƣợc kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình tác nghiệp và mở đầu để
các nhà khoa học tiếp tục đầu tƣ nhằm giải quyết tốt hơn các công việc mà đề tài
này chƣa thể hoàn thành.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Pháp luật về mua cổ
phần của tổ chức tín dụng là ngân hàng thƣơng mại bị đặt vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với góc độ bản chất pháp lý là một
quan hệ pháp luật về mua bán tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt theo Luật các
tổ chức tín dụng và Quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ số 48/2013/QĐ-TTg và
các văn bản liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu những vấn đề
lý luận liên quan đến kiểm soát đặc biệt theo Pháp luật và giao dịch mua bán cổ
phần của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt. Với vị trí là công trình luận văn
thạc sĩ, luận văn chỉ nghiên cứu đối với loại giao dịch mua lại cổ phần của tổ chức
tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc mà bên
mua là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tổ chức bị kiểm soát đặc biệt đƣợc giới hạn
là ngân hàng thƣơng mại cổ phần bị kiểm soát đặc biệt. Đồng thời tác giả sẽ tìm
hiểu quá trình thực thi pháp luật để chỉ ra những bất cập và những giải pháp vừa có
có tính chung, vừa có tính cụ thể nhằm góp phần đƣa ra giải pháp khắc phục những
8
bất cập của pháp luật hiện hành về mua lại cổ phần bị kiểm soát đặc biệt ở Việt
Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài, học viên sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu của luật học nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp; phƣơng pháp
diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, phƣơng pháp loại
suy. Và nhiều phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành Khoa học xã hội nói chung
cũng nhƣ ngành Luật học nói riêng.
6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài sẽ đƣa ra những vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi
pháp lý mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo quy định của Pháp luật, đặc biệt đi sâu phân tích
dƣới góc độ pháp luật ngân hàng và luật chứng khoán. Trên cơ sở đó, học viên chỉ
ra tồn tại của Pháp luật và đƣa ra các ý kiến và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Những giải pháp đó có mục đích góp phần
tạo nguồn bổ sung cho các kiến thức khoa học pháp lý và thực tiễn về mua cổ phần
của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình
trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc và pháp luật về mua cổ phần của
tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình
trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc ở Việt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua cổ phần của tổ
chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam.
9
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ ĐẶT
VÀO TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ ĐẶT VÀO
TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC BỊ ĐẶT VÀO
TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
1.1.1. Quan niệm chung về cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
1.1.1.1. Cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cổ phần là tỷ lệ sở hữu hay góp vốn của một cá nhân hoặc tổ chức đối với
một doanh nghiệp. Cổ phần là tỷ lệ để xác định quyền ra quyết định và tỷ lệ hƣởng
lợi nhuận làm ra. Cổ phần có tính trìu tƣợng nên đƣợc hình thức hóa dƣới dạng cổ
phiếu để xác nhận số cổ phần mà cổ đông nắm giữ tại một công ty cổ phần và quyền
hƣởng lợi nhuận dƣới hình thức cổ tức và quyền quản lý công ty.
Cổ phần của tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có đặc
thù so với cổ phần của tổ chức tín dụng thông thƣờng ở các khía cạnh sau:
Một là, giá trị cổ phần bị giảm sút nghiêm trọng. Rõ ràng, tình hình hoạt
động và tài chính của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt đã lâm vào tình trạng
yếu kém, không ổn định và bị giảm sút nghiêm trọng so với điều kiện để tổ chức
không bị áp dụng kiểm soát đặc biệt.
Hai là, Tính thanh khoản của cổ phần đó không cao. Do tính nhạy cảm của
thị trƣờng chứng khoán, khi tổ chức rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ dẫn tới
tâm lý thiếu tin tƣởng từ phía công chúng đối với việc giao dịch cổ phần của tổ chức
bị kiểm soát đặc biệt phát hành.
Ba là, Khi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt thì tất yếu cổ phần của tổ
chức này bị hạn chế hoặc không đƣợc chuyển nhƣợng để bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tƣ theo luật chứng khoán.
1.1.1.2. Kiểm soát đặc biệt
Khi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng yếu kém, tổ chức tín dụng sẽ đƣợc
Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt để phục hồi năng lực tài
chính của tổ chức tín dụng trong khi đây là một doanh nghiệp tự chủ kinh doanh bởi
Ngân hàng Nhà nƣớc có chức năng là Ngân hàng trung ƣơng của Việt Nam. Đây là
thông lệ đối với các ngân hàng trung ƣơng trên thế giới. Qua cuộc khủng hoảng tài
10
chính tiền tệ năm 2008 cho thấy vai trò của những ngân hàng trung ƣơng hàng đầu
nhƣ Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ƣơng Anh quốc (Bank of
England) trong vấn đề cứu giúp các ngân hàng thƣơng mại của những quốc gia này
giải quyết khó khăn tài chính [14]. Hơn nữa xuất phát từ bản chất của hoạt động
ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, chính điều này đòi hỏi tổ chức tín dụng luôn phải
kiểm soát, cân đối vốn để đảm bảo khả năng chi trả ngƣời gửi tiền khi đến hạn hoặc
ngƣời gửi tiền có nhu cầu rút tiền bất thƣờng. Điều này đòi hỏi tổ chức tín dụng
luôn phải đảm bảo chủ động trong thanh toán. Với số lƣợng tiền huy động từ công
chúng không hạn chế nên thông thƣờng tổ chức tín dụng có khả năng huy động
đƣợc lƣợng vốn thƣờng lớn gấp nhiều lần vốn tự có của tổ chức tín dụng (gồm vốn
điều lệ, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch định giá lại tài sản, thặng
dƣ vốn cổ phần, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp
vụ, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chƣa phân phối, cổ phiếu quỹ và các nguồn
vốn hợp pháp khác). Nói cách khác, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng bị ảnh
hƣởng rất lớn bởi khuynh hƣớng rút tiền của ngƣời gửi tiền và khi tổ chức dụng có
nguy cơ hoặc mất khả năng thanh toán, chi trả. Ngân hàng Nhà nƣớc nới chức năng
là Ngân hàng Trung ƣơng cần phải can thiệp hỗ trợ để tổ chức tín dụng vƣợt qua
khó khăn hoặc có cơ sở xử lý tiếp theo đối với trƣờng hợp tổ chức tín dụng không
thể phục hồi.
Kiểm soát đặc biệt đƣợc xét dƣới nhiều giác độ khác nhau tùy theo mục đích
nghiên cứu. Pháp luật hiện hành có ba khái niệm về Kiểm soát đặc biệt:
Một là: theo Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Kiểm soát đặc biệt
là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà
nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán”.
Hai là: Theo Điều 3 khoản 1 Thông tƣ 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013
của Ngân hàng Nhà nƣớc: “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt
dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là
Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh
toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt
động”.
Ba là: Theo Điều 3 Khoản 5 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣờng
chính phủ ngày 01/8/2013: “ Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt
dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng
chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ việc quản trị, điều
hành yếu kém”.
Nhƣ vậy, các khái niệm kiểm soát đặc biệt tại các văn bản Pháp luật trên có
nội hàm không thống nhất nên chƣa đảm bảo các thuộc tính của các quy phạm trong
11
hệ thống pháp luật quốc gia là phải đồng nhất, nhất quán và tƣơng thích với nhau.
Sự khác nhau về nội hàm khái niệm nhƣ vậy cho thấy Pháp luật hiện còn thiếu tính
chuẩn mực cần có. Trong các khái niệm trên, mặc dù ra đời trƣớc Quyết định
48/2013/QĐ-TTg nhƣng khái niệm theo Thông tƣ 07/2013/TT-NHNN có thể xem
là phù hợp hơn, việc xác định nội hàm khái niệm nhƣ vậy không chỉ có tác dụng
hƣớng dẫn làm rõ nội dung khái niệm kiểm soát đặc biệt trong Luật các Tổ chức tín
dụng mà còn bổ sung thêm một nội dung phù hợp với thực tế đó là trƣờng hợp tổ
chức tín dụng “vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt
động”.
Khái niệm kiểm soát đặc biệt theo Quyết định 48/2013/QĐ-TTg nếu xét về
mặt học thuật và mặt thực thi thì còn chƣa bảo đảm tính chuẩn xác bởi vì nếu căn cứ
theo văn bản nay thì không thể triển khai việc mua lại cổ phần của tổ chức bị đặt
vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt trên thực tế do thiếu căn cứ: “do có nguy cơ mất
khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ việc quản
trị, điều hành yếu kém” vào tình huống thực tế. Thực tiễn, việc tổ chức tín dụng lâm
vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc chi trả không thể chủ quan xác định
nguyên do từ quản trị, điều hành yếu kém mà do nhiều nguyên nhân khác nhƣ hành
vi cố ý vi phạm pháp luật trong quản trị điều hành, sự khủng hoảng kinh tế toàn
diện trong nƣớc và quốc tế, các rủi ro khách quan kéo theo từ việc phá sản công ty
Nhà nƣớc, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng theo hợp đồng cấp tín dụng là cổ
phần của tổ chức tín dụng bị Ngân hàng Nhà nƣớc mua lại...
Tất cả các quy định cuả Pháp luật hiện hành đều đƣa ra định nghĩa kiểm
soát đặc biệt dƣới góc độ hiện tƣợng/hình thức mà chƣa xét dƣới giác độ bản chất
pháp lý. Bản chất pháp lý của kiểm soát đặc biệt là hành vi quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực tiền tệ. Nếu xem xét về mặt hiện tƣợng có thể định nghĩa “kiểm soát đặc
biệt là tình trạng pháp lý đặc biệt đang xảy ra tại tổ chức tín dụng” nhƣng xét về
mặt bản chất thì :“Kiểm soát đặc biệt là hành vi áp dụng biện pháp quản lý đặc biệt
của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng có do có nguy cơ mất khả năng
chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến
nguy cơ mất an toàn hoạt động”.
1.1.2. Quan niệm về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và quốc hữu hóa ngân hàng
trên thế giới
1.1.2.1. Quan niệm về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Việt Nam thời kỳ chiến tranh và thời bao cấp đã tồn tại quan niệm về quốc
12
hữu hóa, quốc hữu hóa đƣợc áp dụng trong thời kỳ chiến tranh và việc quốc hữu
hóa khi ấy thực sự cần thiết vì lợi ích công cộng thông qua việc chuyển quyền
sở hữu tài sản của một hoặc một số cá nhân hoặc một hoặc một số tổ chức thành tài
sản công (tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia hiện nay). Đến nay Hiến pháp
Việt Nam quy định không áp dụng quốc hữu hóa nữa: “Tài sản hợp pháp của cá
nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc
hữu hóa” (Điều 51 Khoản 3, Hiến Pháp Việt Nam năm 2013). Thêm vào đó, xét ở
góc độ nội dung thì quốc hữu hóa cũng là sự chuyển giao có cơ sở cấu thành từ sự
tự nguyện chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cho Nhà nƣớc hoặc Nhà nƣớc thực
hiện xác lập quyền sở hữu dựa trên cơ sở căn cứ luật định. Nhƣ vậy việc Ngân hàng
Nhà nƣớc “mua” cổ phần của tổ chức tín dụng đƣơng nhiên không xem là quốc hữu
hóa mà phải xem xét hành vi pháp lý này với tính chất là một giao dịch.
Do pháp luật hiện hành nƣớc ta không đƣa ra định nghĩa về mua cổ phần của
tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
nên định nghĩa về vấn đề này cần đƣợc xét trên phƣơng diện quan niệm chung của
giới luật học và cơ quan quản lý tiền tệ. Trƣớc khi có Quyết định 48/2013/QĐ-TTg
năm 2013 chƣa tồn tại quan niệm về mua cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam do nền kinh tế thị trƣờng
nƣớc ta mới hình thành, công chúng luôn đặt niềm tin rằng các tổ chức tín dụng là
tổ chức có năng lực tài chính tốt và sẽ không bị phá sản và không thể bị Ngân hàng
Nhà nƣớc mua lại trên thực tiễn, việc phá sản tổ chức tín dụng cũng chỉ là quy định
lý thuyết chứ không thể đi vào thực tế. Suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc, đến
trƣớc năm 2015 thực tế chƣa phát sinh các trƣờng hợp Ngân hàng Nhà nƣớc mua lại
tổ chức tín dụng nên cùng với văn hóa tín nhiệm tổ chức tín dụng nên chƣa có đề tài
khoa học hay hội nghị nào đƣa ra quan niệm về mua cổ phần của tổ chức tín dụng bị
kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Đối với các tổ chức yếu kém có nguy cơ mất khả năng chi trả, Ngân hàng
Nhà nƣớc có nhiệm vụ áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Một trong những biện
pháp Ngân hàng Nhà nƣớc có thể áp dụng là mua lại tổ chức tín dụng yếu kém cần
xử lý xuất phát từ cơ sở vai trò vị trí và chức năng nhiệm vụ là cơ quan quản lý Nhà
nƣớc về tiền tệ, ngân hàng trung ƣơng và bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền. Năm
2015 công chúng ngỡ ngàng khi lịch sử Việt Nam phát sinh sự kiện ba ngân hàng bị
xếp loại yếu kém, cần đƣợc giám sát chặt chẽ và bị mua lại với giá 0 đồng bao gồm:
Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dƣơng (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu
(GPBank). Xoay quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi về tính pháp
lý của hoạt động mua lại này. Một số còn tỏ ý nghi ngờ liệu ngân hàng nhà nƣớc có
đang lạm quyền, còn một số đại biểu thì đề nghị Quốc hội lập Ủy ban lâm thời giám
sát toàn bộ hoạt động mua ngân hàng với giá 0 đồng [55].
13
Theo lý giải của Ngân hàng nhà nƣớc, việc làm này là đủ cơ sở pháp lý theo
Điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó nêu rõ: “Ngân hàng Nhà nước có
quyền mua lại ngân hàng yếu kém nếu ngân hàng đó không thực hiện được việc
tăng vốn theo quy định; còn mua với giá nào thì phải dựa trên cơ sở giá trị doanh
nghiệp. Trên thực tế, việc tính toán định giá cho 3 ngân hàng được mua nói trên
hoàn toàn do công ty định giá độc lập thực hiện và hiện mức giá trị thị trường của
cả 3 ngân hàng này đều đang âm đồng” [71]. Có nhiều chuyên gia đã đƣa ý kiến về
quan niệm mua cổ phần và giá cổ phần của tổ chức bị đặt vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt của Việt Nam.
Ông Phạm Thanh Sơn, Giám đốc công ty luật HS law nói: Chúng ta đang
thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc kiểm soát đặc biệt đối với
các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng có nguy cơ, thậm chí là chỉ có
nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Ông Trƣơng Văn Phƣớc, Phó chủ
tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng nói: Ta đang tiếp cận việc
mua lại toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông, từ cổ đông nhỏ cho đến cổ
đông chiến lƣợc theo giá thị trƣờng. Vậy thì ta phải nói cho nó rõ, tôi
mua cái cổ phiếu đó theo giá cả của thị trƣờng. Mà thị trƣờng ở đây là
gì? Là thị trƣờng đánh giá lại cái tài sản nợ là cái nguồn vốn huy động và
vốn điều lệ. Và cái tài sản đó của anh. Thì ta nói 0 đồng cũng đƣợc.
Nhƣng ta phải hiểu cho nó rõ. Nhiều đại diện ngành ngân hàng cũng cho
rằng, việc NHNN mua lại 3 ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng đã giúp
xử lý nhiều điểm yếu của hệ thống tài chính hiện nay: thứ nhất: đảm bảo
quyền lợi cho ngƣời gửi tiền, thứ hai: ngăn chặn lây lan rủi ro sang toàn
bộ hệ thống trƣớc viễn cảnh ngƣời dân mất niềm tin vào hoạt động ngân
hàng; thứ ba: không sử dụng đến nguồn ngân sách nhà nƣớc, và thứ tƣ:
đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng này thông qua hoạt động
định giá lại toàn bộ chỉ số tài chính .
Tổng giám đốc ngân hàng Liên Việt Post Bank, ông Nguyễn Đức
Hƣởng khẳng định: Ba ngân hàng này hiện đã hoạt động tốt hơn, ngƣời
gửi tiền an tâm hơn, thì chắc chắn cái tái cấp vốn của ngân hàng nhà
nƣớc sẽ thu hồi tốt.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh: Ngân hàng trung ƣơng
bất đắc dĩ phải làm đó là mua lại ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, sau
đó định giá lại các chỉ số nợ, chỉ tiêu tài chính, cấu trúc tài chính, toàn bộ
tổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007884_9277_2003208.pdf