Luận văn Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền

MỤC LỤC

NỘI DUNG *** TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU: 01

2. Lý do chọn đề tài: 01

3. Mục tiêu nghiên cứu: 02

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : 02

5. Phương pháp nghiên cứu: 03

6. Cơ cấu đề tài: 03

2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THẬT HIỀN . .04

2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp . 04

2.1.1. Quá trình hình thành. 04

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ. 04

1.1.3.Cơ cấu quản lý. 05

1.1.4.Khái quát về tình hình kinh doanh. 06

1.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh . 09

1.2Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. 14

1.1.5 Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động. 15

1.2.2Phân tích về chất lượng lao động. 18

1.2.3.Tình hình phân bố và sử dụng lao động. 18

1.1.4.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. 18

2. CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN. 21

1.1 Hợp đồng lao động trong Doanh Nghiệp. 21

1.1.1. Khái niệm, và đặc điểm của hợp đồng lao động. 21

1.1.1.1 Khái niệm. 21

1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động. 21

1.1.2 Ý nghĩa của hợp đồng lao động. 21

1.1.3 Đối tượng và phạm vi áp dụng: 25

1.1.4 Giao kết hợp đồng lao động: 25

1.1.4.1 Nguyên tắc, điều kiện, cách thức giao kết hợp đồng 25

1.1.4.2 Các loại hợp đồng. 26

1.1.4.3 Hình thức của hợp đồng lao động. 26

1.1.4.4 Nội dung của hợp đồng lao động. 26

1.1.4.5 Hiệu lực của hợp đồng. 27

1.1.4.6 Hợp đồng lao động vô hiệu. 27

1.1.4.7 Thử việc. 27

1.1.5 Thực hiện, thay đồi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng: 28

1.1.5.1 Thực hiện hợp đồng. 28

1.1.5.3 Thay đổi nội dung hợp đồng. 28

1.1.5.4 Tạm hoãn hợp đồng. 38

1.1.5.5 Chấm dứt hợp đồng. 39

1.1.5.6 Giải quyết hậu quả khi chấm dứt hợp đồng 30

1.2Các quy định về thỏa ước lao động tập thể. 31

1.1.5 Khái niệm. 31

1.1.5 Nội dung thỏa ước tập thể. 31

1.1.5 Đại diện thương lượng thỏa ước tập thể. 32

1.1.5 Ký kết thỏa ước tập thể. 32

1.1.5 Thực hiện thỏa ước. 32

2.3. Chế độ quản lý lao động tại Doanh nghiệp. 33

1.1.5 Tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng. 33

2.3.1 Tiền lương. 33

2.3.2 Phụ cấp. 34

2.3.3 Tiền thưởng. 35

1.1.5 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 35

2.3.1 Thời giờ làm việc. 35

2.3.1.1. Khái niệm. 35

2.3.1.2. Ý nghĩa thời gian làm việc. 36

2.3.1.3. Phân loại thời gian làm việc. 36

2.3.1.4. Thời gian làm thêm giờ. 36

2.3.1.5. Thời gian làm việc ban đêm. 37

2.3.2 Thời giờ nghỉ ngơi. 37

1.1.5 Chế độ bảo hộ lao động. 39

2.3.1 Chế độ trang bị phương tiện cá nhân. 39

2.3.2 Chế độ khám sức khỏe cho người lao động. 39

2.3.3 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. 40

2.3.4 Bảo hộ lao động bằng thời gian làm việc. 40

1.1.5 Về lao động nữ. 40

2.3.1 Những ưu đãi đối với lao động nữ. 40

2.3.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động nữ. 41

2.4. Pháp luật về kỷ luật lao động tại Doanh nghiệp . 43

1.1.5 Khái niệm kỷ luật lao động. 43

1.1.5 Ý nghĩa kỷ luật lao động. 44

1.1.5 Nội dung kỷ luật lao động. 42

2.4.1 Nguyên tắc ban hành nội quy. 42

2.4.2 Nội dung cơ bản của bảng nội quy. 43

1.1.5 Những biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động. 43

1.1.5 Trách nhiệm kỷ luật. 44

1.1.5 Trách nhiệm vật chất của người lao động. 45

2.5. Các quy định về Bảo hiểm xã hội tại Doanh nghiệp . 47

1.1.5 Khái niệm. 47

1.1.5 Đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 48

1.1.5 Quỹ bảo hiểm xã hội. 48

1.1.5 Các chế độ bảo hiểm xã hội. 49

2.6. Pháp luật công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động. 56

1.1.5 Pháp luật về Công đoàn 50

1.1.5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Doanh nghiệp . 51

3. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 54

3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật lao động của Doanh nghiệp . 54

1.1.5 Pháp luật về công tác tuyển dụng lao động tại Doanh nghiệp 54

1.1.5 Sắp xếp tổ chức và bố trí lao động tại Doanh nghiệp . 55

1.1.5 Chất lượng lao động tại Doanh nghiệp . 56

1.1.5 Môi trường, điều kiện làm việc tại Doanh nghiệp . 57

1.1.5 Pháp luật về lao động và tiền lương của Doanh nghiệp . 58

1.1.5 Việc xử lý kỷ luật tại Doanh nghiệp thời gian qua 60

3.2.1 Ý nghĩa của xử lý kỷ luật 60

3.2.2 Biện pháp đảm bảo xử lý kỷ luật trong Doanh nghiệp 60

3.2.3 Nguyên tắc mà Doanh nghiệp áp dụng để xử lý trách nhiệm kỷ luật đối với người lao động vi phạm 62

3.2.4 Những căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối vời người lao động vi phạm bị kỷ luật 62

3.2.5 Những hình thức kỷ luật lao động 63

1.1.5 Vai trò, vị trí của Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp . 64

3.3. Hướng giải quyết thực trạng thực hiện pháp luật lao động tại Doanh nghiệp . 65

1.1.5 Kết quả thực hiện pháp luật lao động của Doanh nghiệp 65

3.3.1 Về công tác tuyển dụng. 65

3.3.2 Pháp luật lao động có ảnh hưởng đến công tác sản xuất và bố trí lao động tại Doanh nghiệp . 66

3.3.3 Áp dụng pháp luật lao động có ảnh hưởng đến chất lượng lao động của Doanh nghiệp . 67

1.1.5 Hướng giải quyết những vấn đề sau khi áp dụng pháp luật. 68

3.3.1 Về tuyển dụng. 68

3.3.2 Về ký kết hợp đồng lao động 69

3.3.3 Ý nghĩa của việc hiểu và áp dụng pháp luật lao động cho toàn thể người lao động trong Doanh nghiệp . 74

3.3.4 Hoàn thiện việc thực hiện pháp luật lao động tại Doanh nghiệp 75

3.3.5 Nâng cao vai trò, vị trí của Công đoàn cơ sở 76

PHẦN KẾT LUẬN: 78

-------

 

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo tự do của pháp luật quy định. Chế độ quản lý lao động tại Doanh nghiệp . Tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng. Tiền lương. - Khái niệm: Tiền lương của người lao động làm công ăn lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với pháp luật lao động. - Bản chất của tiền lương: Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương của người lao động giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. - Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương: + Tiền lương phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Yêu cầu đảm bảo sao cho sức lao động là thước đo của công việc trả lương. Lao động có trình độ, lao động thành thạo phải trả lương cao hơn lao động giản đơn, lao động kém thành thạo. + Tiền lương phải căn cứ vào điều kiện lao động cụ thể. Trong quá trình thực hiện công việc, ngoài trình độ lành nghề nhất định phải căn cứ vào điều kiện lao động để thỏa thuận trả lương hợp lý hoặc thông qua chế độ phụ cấp nhằm bù đắp hao phí lao động người lao động. + Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định cho từng thời kỳ, từng khu vực và từng ngành nghề. + Dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động. Lao động có tay nghề, năng suất và chất lượng cao thì được trả công cao và ngược lại. Tiền lương được trả ngang nhau cho công việc ngang nhau, không phân giới tính, dân tộc, tôn giáo. - Tiền lương tối thiểu: Là số tiền nhất định trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường. Số tiền đó đảm bảo nhu cầu tiêu dùng các tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bàn thân người lao động. Đặc điểm của tiền lương tối thiểu: + Được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất. + Người lao động làm việc trong điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường, không có yếu tố độc hại nguy hiểm, không căng thẳng về thần kinh, mệt mỏi về cơ bắp. + Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết. + Tương ứng giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình. Như vậy tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền tảng để trả công cho người lao động toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn. - Hình thức trả lương: + Người sử dụng lao động có quyền chọn hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), sản phẩm, khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết. + Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải 15 ngày trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng 01 lần hoặc nửa tháng 01 lần. + Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương theo thỏa thuận hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. + Khi phải trả lương chậm, thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. + Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thỏa thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động. + Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. + Người sử dụng lao động không được áp dụng xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động. - Tiền lương làm thêm giờ: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; + Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; + Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%; Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm việc ban đêm từ 22 giờ hoặc từ 21 giờ đến 05 giờ, tùy theo vùng khí hậu theo quy định, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. - Trả lương trường hợp người lao động phải ngừng làm việc: Trường hợp phải ngừng làm việc, người lao động được trả lương như sau: + Nếu không phải do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương. + Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. + Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nếu sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là những khoản nợ ưu tiên thanh toán trước hết. Phụ cấp. Chế độ phụ cấp gồm những quy định của Nhà nước bổ sung cho chế độ tiền lương nhằm tính đến những yếu tố không ổn định thường xuyên trong điều kiện sinh hoạt mà khi xác định lương chưa tính hết, bao gồm những loại phụ cấp sau: - Phụ cấp khu vực: Nhằm bù đắp cho người làm việc ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh đi lại, sinh hoạt khó khăn, góp phần ổn định lưc lương lao động ở những cùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi. - Phụ cấp thu hút: Nhằm khuyến khích lao động đến làm việc ở vùng mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng kinh tế, ảnh hưởng đời sống vật chất và tinh thần của ngưới lao động. Mức phụ cấp được tính bằng tỉ lệ % trên lương cấp bậc, chức vụ chuyên môn nghiệp vụ của lao động. Được tính trên lương tối thiểu và các mức khác nhau tùy công việc kiêm nhiệm hoặc mức độ trách nhiệm cụ thể. - Phụ cấp làm đêm thêm giờ: Nhằm bù đắp cho người lao động làm việc từ 22 giờ đến 06 giờ sáng. Có 02 mức được tính trên lương cấp bậc cụ thể: + 40% áp dụng đối với những công việc thường xuyên làm đêm theo ca. + 20% áp dụng đối với những công việc không thường xuyên làm ban đêm. Khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì giờ làm thêm: + Trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường. + Được trả bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày lễ. - Một số phụ cấp khác: + Phụ cấp lưu thông: Cho những người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn. + Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với nghề có tính chất lưu động chưa được tính trong lương. + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Nhằm bù đắp tiền lương đối với người làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong lương. + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm: Được tính trên lương tối thiểu tùy thuộc vào cấp tổ chức, hạng doanh nghiệp. Tiền thưởng. Là phần tiền bổ sung ngoài tiền lương nhằm khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguyện vật liệu, sáng tạo. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có chế độ tiền thưởng cho người lao động sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn cơ sở. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp nếu có hoặc theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ làm việc. Khái niệm. Là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy (đơn vị lao động), điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động. Ý nghĩa thời gian làm việc. - Với việc quy định quỹ thời giờ lao động dựa trên cơ sở định mức lao động, pháp luật lao động đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động của mình. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động cũng hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh mình đề ra. - Việc quy định thời giờ làm việc còn nhằm mục đích bảo hộ người lao động. Bằng việc phân phối thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, tham gia học tập hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác nhằm nâng cao sức khỏe, chuyên môn, văn hóa và xã hội. Phân loại thời gian làm việc. - Ngày làm việc tiêu chuẩn: Là ngày làm việc không quá 8 giờ, áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện và môi trường lao động bình thường. - Ngày làm việc rút ngắn: Là ngày làm việc có thời gian làm việc ngắn hơn ngày làm việc bình thường (tức là dưới 8 giờ/ngày) mà vẫn giữ nguyên lương. - Ngày làm việc rút ngắn theo đặt thù: Áp dụng cho những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Khoản 2 - Điều 68 - Bộ luật Lao động); lao động nữ có thai đến tháng thứ 7, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi (Điều 115 - Bộ luật Lao động), người lao động chưa đủ 18 tuổi (Điều 122 - Bộ luật Lao động). Những đối tượng này, giờ làm việc 01 ngày giảm bớt ít nhất là 01 giờ. - Ngày làm việc không có tiêu chuẩn: Được quy định cho đối tượng lao động nhất định, do tính chất công việc họ phải lao động ngoài giờ làm việc nhưng không được trả thêm lương, như lái xe, tạp vụ, bảo vệ, thường trực... Thời gian làm thêm giờ. - Là thời gian làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời gian làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong trường hợp cần thiết được pháp luật quy định - Việc huy động người lao động làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nghỉ ngơi, đến sức khỏe của họ. Do vậy pháp luật lao động quy định rất chặt chẽ các trường hợp cho phép huy động làm thêm giờ như sau: + Xử lý sự cố trong sản xuất. + Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn + Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, các công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được. + Giải quyết công việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường không cung ứng đầy đủ, kịp thời được. - Về số giờ làm thêm, pháp luật quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không vượt quá 4 giờ trong ngày, 200 giờ trong năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm nhưng không được quá 300 giờ trong một năm (Điều 69 - Bộ luật Lao động). - Luật quy định người lao động là phụ nữ có thai đến tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động dưới 18 tuổi thì được miễn làm thêm giờ. Thời gian làm việc ban đêm. Được tính từ 22 giờ đến 6 giờ. Người lao động làm việc ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc ban ngày. Thời giờ nghỉ ngơi. Là thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian ấy theo ý muốn của mình. Có 02 loại là thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương và thời giờ nghỉ ngơi không được hưởng lương. Có các hình thức thực hiện giờ nghỉ ngơi như sau: - Thời giờ nghỉ giữa ca: Trong một ngày làm việc (hoặc một ca) làm việc, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động thời giờ nghỉ ngơi hợp lý. Tùy theo tính chất công việc, yêu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở ký thoả ước lao động tập thể thống nhất thời giờ nghỉ ngơi theo quy định là: + Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ và được tính vào giờ làm việc. + Người làm việc ca đêm nghỉ giữa ca ít nhất là 45 phút được tính vào thời giờ làm việc; + Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần lễ người lao động được nghỉ ít nhất 01 ngày, thông thường là ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày (điều 72 bộ luật lao động). - Nghỉ các ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). + Tết Âm lịch: 04 ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). + Ngày Chiến thắng: 01 ngày ( ngày 30 tháng 4 dương lịch) + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch) + Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động làm việc trong các ngày lễ, thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ nghỉ bù và người lao động được hưởng lương những ngày làm nêu trên theo quy định tại Điều 61 - Bộ luật Lao động (vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%). - Nghỉ hàng năm: Người lao động được nghỉ hàng năm khi người đó làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động. Các thời gian sau đây được coi là thời gian công tác liên tục: + Thời gian doanh nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. + Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. + Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ. + Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường. Hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 năm hoặc từ 01 năm trở lên mà bị chấm dứt khi người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng thì được thanh toán bằng số tiền ngày nghỉ hàng năm theo tỉ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm. Nếu lỗi nhẹ, người lao động nghỉ ngày nào thì bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm ấy. Trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý hình thức kỷ luật như nghỉ vô nguyên tắc gây trở ngại đến sản xuất thì người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm. Ngoài ra, nếu người lao động có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 03 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm được quy định như sau: + 12 ngày làm việc, đối với người làm việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc, đối với công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi; + 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Ngày nghỉ hàng năm tăng lên theo thâm niên làm việc tại 01 doanh nghiệp hoặc với 01 người sử dụng lao động, cứ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày. - Nghỉ về việc riêng: Nghỉ về việc riêng nhằm giải quyết việc liên quan đến mối quan hệ trong gia đình trong những trường hợp sau: + Người lao động kết hôn: Nghỉ 3 ngày. + Có con kết hôn: Nghỉ 1 ngày. + Bố, mẹ cả bên chồng, vợ chết; vợ hoặc chồng, con chết: Nghỉ 3 ngày. Nghỉ không hưởng lương: Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Chế độ bảo hộ lao động. Khoản 1, Điều 95, Bộ luật Lao động quy định như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các nội quy của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải thực hiện Điều 97 – Bộ luật Lao động là đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó được định kỳ kiểm tra, đo lường. Nếu nơi làm việc, máy móc, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị đó cho đến khi nguy cơ được khắc phục. Nói chung, bảo hộ lao động đảm bảo người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động. Chế độ trang bị phương tiện cá nhân. Người lao động phải được cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân để phòng ngừa, hạn chế sự tác động khi làm việc trong những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại, có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Chế độ khám sức khỏe cho người lao động. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại) và người lao động phải biết điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh. Khoảng thời gian định kỳ khám sức khỏe cho các loại ngành nghề tuân theo quy định của Bộ Y tế. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Mọi người lao động không phân biệt giới tính, tuổi tác, nơi làm việc khi phải làm công việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo các nguyên tắc sau: - Công việc, môi trường lao động có yếu tố độc hại như nhau thì mức bồi dưỡng ngang nhau. - Hiện vật dùng để bồi dưỡng là những loại thực phẩm góp phần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm tác dụng của chất độc xâm nhập vào cơ thể hoặc giúp cho quá trình thải nhanh chất độc ra ngoài. Bảo hộ lao động bằng thời gian làm việc. Dưới góc độ bảo hộ lao động về thời gian làm việc, có một số vấn đề sau: - Áp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với một số công việc mà mức độ nguy hiểm, độc hại cao. - Tùy từng loại công việc có mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà quy định độ dài của ca làm việc, thời gian nghỉ giữa ca… - Hạn chế làm ca đêm, làm thêm giờ với một số công việc và đối tượng nhất định (phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi…) Về lao động nữ. Xuất phát từ đặc điểm lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ. Bởi thế, họ có những đặc điểm riêng về giới tính (sức khỏe, tâm lý) chỉ phù hợp với những điều kiện lao động nhất định. Bộ luật Lao động dành Chương X gồm 10 Điều (từ Khoản 109 - 118) quy định riêng cho lao động nữ. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử trong tuyển chọn, nâng bậc lương, xử lý kỷ luật… và đảm bảo những ưu đãi nhất định cho lao động nữ để họ thực hiện tốt chức năng của mình. Những ưu đãi đối với lao động nữ. Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt. Từng bước cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao động nữ. - Lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường khi có giấy chứng nhận của thầy thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu tiếp tục làm việc và phải báo trước cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định tùy thuộc vào sự chỉ định của thầy thuốc. - Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh còn từ 4 tháng đến 6 tháng tùy theo điều kiện lao động, tính chất của công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi thì mỗi con sinh thêm được nghỉ 30 ngày. Trong thời gian nghỉ vẫn được đảm bảo lương, chế độ bảo hiểm xã hội. - Lao động nữ làm việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm một số giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. Trách nhiệm của người sử dụng lao động nữ. - Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ. Kể cả khi họ được thuê mướn làm người giúp việc gia đình hoặc đi làm thuê cho các ông chủ nước ngoài. - Khi tuyển chọn, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động hay xử lý kỷ luật... người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới. Làm công việc như nhau thì trả lương ngang nhau, cũng đủ điều kiện nâng bậc lương thì phải nâng bậc lương cho phụ nữ như nam giới. - Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng). - Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ, nuôi con. - Không được sử dụng lao động nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ và ngâm mình dưới nước. - Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. - Nơi làm việc phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ. - Ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi giữ trẻ, mẫu giáo. - Phải đảm bảo chỗ làm việc cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản. Pháp luật về kỷ luật lao động tại Doanh nghiệp . Khái niệm kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có nội quy lao động bằng văn bản. Ý nghĩa kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động hoa học và có hiệu quả trong từng doanh nghiệp và trên toàn xã hội. Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý, để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung. Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu. Mặt khác, kỷ luật lao động còn là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất. Kỷ luật lao động cũng là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ, ổn định công việc và thu nhập của mình, thông qua đó mà trình độ lao động, năng suất lao động và đời sống xã hội được nâng cao. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, vấn đề kỷ luật lao động cũng trở thành quan trọng. Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhp lu7853t v7873 qu7843n l v s7917 d7909ng lao 2737897ng.doc
Tài liệu liên quan