Luận văn Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG. vii

DANH MỤC HÌNH.TÓM TẮT LUẬN VĂN. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ

PHÁP LUẬT VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI .7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu bảo hiểm xã hội .7

1.1.1. Khái niệm về thu bảo hiểm xã hội .7

1.1.2. Đặc điểm của thu bảo hiểm xã hội .8

1.1.3. Vai trò của thu bảo hiểm xã hội.12

1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.14

1.2.1. Khái niệm pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.14

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về thu bảo hiểm xã hội .15

Tóm lại khi vi phạm luật BHXH liên quan đến thu BHXH các chế tài được áp

dụng là 2 loại: chế tài vi phạm hành chính và chế tài hình sự.20

1.2.3.Nội dung của pháp luật về thu bảo hiểm xã hội .20

1.2.4. Vai trò của pháp luật về thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.22

1.3. Nghiên cứu pháp luật về thu bảo hiểm xã hội của một số quốc gia trên

thếgiới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .24

1.3.1. Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm

đối với Việt Nam.24

1.3.2. Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội ở Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với

Việt Nam.26

1.3.3. Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội ở Đức và bài học kinh nghiệm đối với

Việt Nam.27

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội và thực tiễn áp dụng tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý mức đóng và tiền thu BHXH, cách tính lãi chậm đóng BHXH và lãi truy thu BHXH. 37 - Quy định hệ thống chứng từ, sổ sách, biểu mẫu và hướng dẫn cách lập chứng từ, sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác thu BHXH và công tác thông tin, báo cáo các nội dung thu BHXH. - Văn bản hướng dẫn về thu BHXH của BHXH Việt Nam luôn được ban hành kịp thời, nội dung phù hợp với quy định pháp luật về thu BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện pháp luật về thu BHXH và đẩy nhanh hiệu quả của công tác thu BHXH. Nhìn chung, kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống các quy định pháp luật về quy trình thu BHXH ở nước ta phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và luôn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống các văn bản được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai thực hiện và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ thu BHXH. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần làm cho chính sách BHXH đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu ASXH của Nhà nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật là những quy định có tính khuôn mẫu còn thực tiễn muôn màu muôn vẻ lại biến động không ngừng. Vì vậy quy định của pháp luật về quy trình thu BHXH không tránh khỏi những tồn tại, lỗi thời, bất hợp lý dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng và tổ chức thực hiện thu BHXH. Đó là:Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH để đạt mục tiêu Nghị quyết 21- NQ/TWvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH giai đoạn 2012 - 2020và quy định của Luật BHXH 2014 không dễ dàng. Hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, cố tình trốn tránh không tiếp các đoàn thanh, kiểm tra; tiến hành giao kết nhiều loại hợp đồng dưới tên gọi hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán nhằm trốn tránh nghĩa vụ trích nộp; vẫn còn tình trạng đóng không đúng với chức danh công việc trong thang bảng lương đã xây dựng thỏa thuận với người lao động; một số doanh nghiệp không tham gia BHXH cho lao động là người nước ngoài. 38 Ngoài ra, Luật BHXH năm 2014 quy định những người hoạt động không chuyên trách thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, hàng tháng đóng 22% theo mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như không thuộc đối tượng đóng BH thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quy định này đã gây cho người lao động nhiều bức xúc bởi với cách tính lương hưu theo quy định mới thì đối tượng này khi nghỉ hưu, mức lương thực nhận sẽ dưới mức lương cơ sở. 2.1.5. Về trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH thuộc về cơ quan BHXH (Khoản 4 Điều 8). Khoản 1 điều 106 Luật BHXH năm 2006 có ghi “Tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của Luật này”.Khoản 4 Điều 8 Luật BHXH 2014 quy định “Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội”. Giai đoạn trước năm 1995, trách nhiệm tổ chức thu và quản lý quỹ BHXH thuộc nhiều cơ quan, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Sự phân tán trong thực hiện và quản lý dẫn đến chồng chéo trong nhiệm vụ và quyền hạn, thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện và vì thế mà hiệu quả của sự nghiệp BHXH không cao. Chính vì vậy, việc quy tụ các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thống nhất thành lập tổ chức BHXH độc lập là quy định đúng đắn và phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao mà sự nghiệp BHXH đặt ra. Trong nội dung thu BHXH, trách nhiệm của tổ chức BHXH Việt Nam ở các văn bản khác nhau có cách thức quy định khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu đều 39 thống nhất rằng: BHXH Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thu BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH. Cụ thể như sau: Một là, tổ chức thu các khoản đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. Hai là, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, bao gồm: Quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ BHXH tự nguyện; quỹ BHTN; quỹ BHYT theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ BHXH, BHYT thành phần theo quy định của pháp luật. Nhằm cụ thể hóa quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHXH Việt Nam trong quản lý quỹ BHXH, tại Điểm 9 và 10 Điều 23 Luật BHXH 2014 có quy định “Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội”. Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể về quản lý và sử dụng quỹ BHXH như Quyết định 1066/QĐ-BHXH năm 2013 Quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế và sau đó được thay thế bằng Quyết định 1288/QĐ-BHXH 2017 đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp. Đối với nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH, hàng năm BHXH Việt Nam có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, bao gồm: kế hoạch thu, chi quỹ BHXH bắt buộc; kế hoạch thu, chi quỹ BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; chi quản lý bộ máy BHXH; trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tài chính cho BHXH Việt Nam. Trên cơ sở kế hoạch tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho BHXH các tỉnh, thành phố bảo đảm nguyên tắc tổng thu không thấp hơn dự toán thu được Thủ tướng Chính phủ giao, tổng chi 40 không vượt quá dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, hàng năm BHXH Việt Nam cũng phải báo cáo tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, trình Hội đồng quản lý BHXH thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội. Như vậy, việc quy định thu BHXH thuộc về cơ quan BHXH đã tạo ra sự chủ động trong công tác thu BHXH tuy nhiên trách nhiệm cũng sẽ nặng nề hơn. 2.2. Thưc tiễn áp dụng pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội thị xã Quảng Yên 2.2.1. Giới thiệu một số nét về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, thuộc Vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên Hưng -Đặc điểm tự nhiên: Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh.Cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20km về phía Đông. Ranh giới: Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ; phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu; phía Đông giáp thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long; phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. - Đặc điểm kinh tế - xã hội Là đơn vị hành chính ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã, với ngành nghề chủ yếu là thuần nông và nuôi trồng thủy hải sản, trung tâm thị xã là phường Quảng Yên (QNP, 2019). Do có lợi thế về vị trí địa lý, vì vậy mà trong những năm gần đây Thị xã có sự vươn lên phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Với lợi thế đường biển tiếp giáp với Khu công nghiệp Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng, cùng sự góp sức của tuyến đường cao tốc 5B sẽ là điều kiện vô cùng 41 thuận lợi để Thị xã Quảng Yên thu hút đầu tư, mở cửa giao lưu thương mại với các địa phương trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, du lịch, công nghiệp đóng – sửa chữa tàu biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, phát triển khu du lịch di tích lịch sử Bạch Đằng gắn với khu du lịch Tuần Châu (Hạ Long) và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cát Bà (Hải Phòng) bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng – Thị xã Quảng Yên – Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ. Cùng với đó, Quảng Yên còn là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông – ngư nghiệp với những cánh đồng ổn định sản xuất từ bao đời chuyên canh lúa, rau màu. Với hàng nghìn ha đất bãi triều đang được khai thác để nuôi trồng thuỷ sản. Con người và đất đai cùng với nguồn nước ngọt dồi dào từ hệ thống thuỷ nông hồ Yên Lập đã tạo nên những cánh đồng lúa cao sản, những vùng chuyên canh rau sạch cho cả 2 vùng Hà Bắc và Hà Nam. Ngoài ra, thị xã đã tổ chức lập quy hoạch cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương Sông Khoai, Hiệp Hoà, Liên Vị và Phong Cốc. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Yên đã giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Người dân nơi đây đã phát huy lợi thế sẵn có của địa phương và đã xây dựng được những thương hiệu nông sản bắt đầu có tiếng trên thị trường như: Trứng gà sạch Tân An, rau an toàn Cộng Hoà, Quảng Yên, cua biển Liên Vị, Yên Hải Những diện tích trồng rau màu quy mô sản xuất tập trung, an toàn theo đúng quy trình VietGap đang được nhân rộng ở các phường Cộng Hòa và Tiền An. Đặc biệt, thị xã Quảng Yên được đánh giá là nơi có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh (QNP, 2019). Từ lợi thế này, Quảng Yên đã xây dựng kế hoạch để đưa nghề nuôi trồng thuỷ sản trở thành mũi nhọn kinh tế của thị xã, ngành nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Quảng Yên đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi nhạy bén này đã cho kết quả đáng ghi nhận trong công tác quy hoạch, phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay thị xã có 4 dự án nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại những kết quả tích cực. Đây là mô hình nuôi trồng thuỷ sản có diện tích lớn phát huy hiệu quả thuộc diện tốt nhất trong tỉnh. 42 Trong những năm gần đây, Thị xã Quảng Yên đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật:Năm 2017: Giá trị tổng sản phẩm đạt 11.137,7 tỷ đồng (tăng 17,1% so với năm trước). Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 7.050 tỷ đồng (tăng 24,1%, chiếm 63,3 giá trị tổng sản phẩm); giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 2.204,7 tỷ đồng (tăng 11%, chiếm 19,8% giá trị tổng sản phẩm); giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.884 tỷ đồng (tăng 2,1%, chiếm 16,9%). Hoàn thành quy hoạch chung thị xã đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; các quy hoạch ngành, đang xây dựng quy hoạch phân khu các phường, xã, khu vực phát triển đô thị. (Báo Quảng Ninh, ấn phẩm Quảng Ninh toàn cảnh, 2017).Năm 2018: Giá trị tổng sản phẩm đạt 12.936 tỷ đồng (100% kế hoạch, tăng 16,6% so với cùng kỳ). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 400 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Hoàn thành quy hoạch chung thị xã đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành. (Báo Quảng Ninh, ấn phẩm Quảng Ninh toàn cảnh, 2018). 2.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Quảng Yên Bộ máy thực hiện việc tổ chức thu BHXH tại thị xã Quảng Yên nằm trong bộ may tổ chức và quản lý BHXH của toàn thị xã (Xem Hình 2.1) 43 Hình 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý BHXH thị xã tại thị xã Quảng Yên ( Nguồn: BHXH TX Quảng Yên năm 2018) Từ Hình 2.1 có thể thấy bộ máy tổ chức của BHXH tại thị xã Quảng Yên do Giám đốcđiều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó giám đốc BHXH TX Quảng Yên do Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Ninh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật. - Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH TX Quảng Yên, phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn TX. - Phó Giám đốc: 02 Phó Giám đốc điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về BHXH; Giám đốc phân công hoặc ủy quyền cho phó giám đốc GIÁM ĐỐC PHÓGIÁM ĐỐC PHÓGIÁM ĐỐC Tổ 2 Tổ 3 Bộp hận kếto án Bộp hận giám định Bộp hận Cấp sổ thẻ Bộphận ThuBH XH, BHYT Tổ 1 Bộ phận chính sách Bộphậ nTNH S Bộph ận Hành chính Bộ phận kiểm tra, Tuyên truyền 44 giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết. Hình 2.1 cũng cho thấy cơ quan BHXH của Thị xã Quảng Yên gồm có 7 bộ phận nghiệp vụ: (1)Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN; (2) Bộ phận chế độ BHXH;(3) Bộ phận giám định y tế; (4) Bộ phận kế hoạch - Tài chính; (5) Bộ phận tổ chức - Hành chính;(6) Bộ phận sổ - thẻ; (7) Bộ phận kiểm tra, tuyên truyền. Với bộ máy này, công tácthu BHXH bắt buộc lại được phân công cho các cá nhân, bộ phận (Xem Hình 2.2) Hình 2.2. Bộ máy thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Quảng Yên (Nguồn: BHXH TX Quảng Yên, năm 2018) Theo Hình 2.2, công tác quản lý thu BHXH TX Quảng Yên được tổ chức chặt chẽ từ lãnh đạo BHXH đến các chuyên viên theo dõi thu BHXH, cụ thể: - Giám đốc phân công 01 Phó Giám đốc phụ trách thu BHXH và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. - Phó Giám đốc phụ trách thu BHXH chỉ đạo trực tiếp các chuyên viên bộ phận thu, phân công chuyên viên làm công tác tổng hợp và các chuyên viên phụ trách, theo dõi thu BHXH theo khối quản lý. Giám đốc BHXHTX Phó Giám đốc phụ trách Thu BHXH Chuyên viên tổng hợp Thu Các chuyên viên theo dõi Thu khối HCSN Các chuyên viên theo dõi thu BHXH bắt buộc khối Doanh nghiệp Các đơn vị tham gia BHXH do BHXHTX quản lý 45 - Mỗi cán bộ quản lý thu phải tự chủ, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công, khi có vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đều phản ánh kịp thời với lãnh đạo phụ trách thu, từ đó tìm ra phương án giải quyết nhanh nhất. Để quản lý công tác quản lý thu BHXH một cách khoa học, hiệu quả thì các đơn vị tham gia đóng BHXH trên địa bàn TX Quảng Yên đã được tổng hợp và thống kêvà phân chia theo 3 khối chính phù hợp với đặc điểm tình hình cũng như số biên chế được giao của BHXH TX Quảng Yên. Vì vậy mà mỗi cán bộ thuộc bộ phận thu BHXH được phân công đảm nhiệm quản lý một khối và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp Phó Giám đốc phụ trách về tình hình thực hiện công tác thu. Các khối gồm: - Khối Hành chính sự nghiệp; Đảng, đoàn thể, Tổ chức chính trị - xã hội. - Khối Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Khối Hợp tác xã, ngoài công lập, hộ gia đình kinh doanh cá thể, tự đóng khác. Số cán bộ được cán bộ được Giám đốc phân công quản lý công tác thu BHXH cụ thể: Căn cứ số chỉ tiêu biên chế được giao, tại BHXH TX Quảng Yên có 03 cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH. Năm 2018 với số thu BHXH tại BHXH TX Quảng Yên theo kế hoạch được giao là 3.256 lao động, số tiền thu BHXH 35, 280 tỷ đồng. Như vậy bình quân 1 cán bộ thu BHXH tại BHXH TX Quảng Yên phải quản lý thu 1.085 lao động, tương ứng với số tiền phải thu trung bình một năm là 11,760 tỷ đồng/1 cán bộ (xem Bảng 2.1). Bảng 2.1: Phân bổ cán bộ thực hiện thu BHXH STT Khối quản lý Số cán bộ thực hiện 1 - Khối HCSN; Đảng, đoàn thể, Tổ chức CT-XH 1 2 - Khối DNNN; DNNQD; DNĐTNN 1 3 - Khối HTX, ngoài công lập, HGĐ kinh doanh cá thể, tự đóng khác 1 Tổng 3 46 (Nguồn: BHXH TX Quảng Yên, năm 2018) Trong các năm qua, tổng số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ngày càng đi vào nề nếp và ổn định, việc quản lý tiền thu BHXH chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng cán bộ BHXH lạm dụng tiền thu BHXH; trình độ cán bộ quản lý thu ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp, chủ động, trách nhiệm với công việc được giao, có khả năng khai thác tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Với khối lượng công việc lớn, số cán bộ làm công tác quản lý thu so với chỉ tiêu, kế hoạch được giao là quá tải vì sự biến động về lao động, tiền lương hàng tháng rất lớn...tập trung nhiều ở khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, chưa kể đến là những đơn vị không kê khai đóng BHXH mà tìm mọi biện pháp để trốn đóng, lách luật BHXH. Điều này đỏi hỏi cán bộ làm công tác quản lý thu phải nắm bắt đầy đủ, chi tiết các quy định, văn bản hướng dẫn để vận dụng các biện pháp nghiệp vụ đến tận đơn vị khai thác, kiểm tra, xác minh và tuyên truyền để yêu cầu các đơn vị tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung với khối lượng công việc lớn, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý thu mỏng vì vậy theo sự chỉ đạo của ngành cũng như của BHXH tỉnh yêu cầu việc sắp xếp, lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu phải là những cán bộ có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao. Ngoài việc bốtrí đội ngũ cán bộ hợp lý, BHXH TX Quảng Yên cũng luôn quan tâm chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và luôn ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý thu, vì nếu không có sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì không thể đảm bảo việc quản lý thu và hoàn thành với sự chính xác, kịp thời và đạt được những hiệu quả cao trong những năm qua. 2.2.3. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Quảng Yên 2.2.3.1. Những kết quả Kể từ năm 2014 khi áp dụng Luật BHXH 2014, công tác thu BHXH tại thị xã đã đạt được nhiều kết quả. Đó là: 47 Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH tại Thị xã ngày càng được mở rộng và tăng nhanh về số lượng. Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mặc dù lớn nhưng BHXH TX Quảng Yên cũng đã quản lý được cơ bản và hầu hết các đơn vị theo các loại hình, các lĩnh vực hoạt động và từng người tham gia BHXH thuộc đối tượng bắt buộc, số lao động cũng như số đơn vị đăng ký tham gia BHXH ngày càng tăng ( Xem Bảng 2.2). Từ Bảng 2.2 có thể thấy,năm 2014 có 122 đơn vị SDLĐ với số lao động đăng ký tham gia là 2.606 người đến năm 2018 đã có 186 đơn vị tham gia với số lao động đăn ký là 3.061 người. Bảng 2.2.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Quảng Yên giai đoạn 2014-2018 Năm Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc Số lao động tham gia BHXH bắt buộc Số đơn vị Tỷ lệ tăng, giảm (%) Số người Tỷ lệ tăng, giảm (%) 2014 122 99.95 2606 97.01 2015 129 105.69 2665 99.21 2016 143 110.85 2683 100.67 2017 176 123.07 2985 111.25 2018 186 105.64 3061 102.54 Bình quân 151 111 2800 103.4 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội TX Quảng Yên năm, 2018) Số liệu Bảng 2.2 cũng cho thấy,trong cả giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn TX hầu hết các đơn vị SDLĐ đều thực hiện tốt các quy định của pháp luật vềBHXH,từ năm 2014 đến 2018 số đơn vị và số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng dần theo từng năm: Năm 2014 số đơn vị là 122, số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 2.606 đến năm 2018 số đơn vị tăng 186, số lao động 3061 (tăng 64 đơn vị, tương 48 đương 52%). Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ quan BHXH thị xã Quảng Yên đã thực hiện tốt trách nhiệm thu BHXH theo quy đinh của Luật BHXH 2014. Việc quản lý việc thu BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn được thực hiện theo khối quản lý, gồm: Khối doanh nghiệp Nhà nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khối DN ngoài quốc doanh, khối HCSN- Đảng - Đoàn, khối ngoài công lập, khối HTX, khối phường xã (Xem Bảng 2.3). Bảng 2.3. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại TX Quảng Yên theo khối quản lýtrong giai đoạn 2014-2018 Khối quản lý Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số đơn vị Số người Số đơn vị Số người Số đơn vị Số người Số đơn vị Số người Số đơn vị Số người DN Nhà nước 1 140 1 143 1 146 1 138 1 134 DN ngoài QD 39 599 45 576 54 653 70 798 80 884 HS-Đảng-Đoàn 67 1.578 68 1.661 74 1.614 79 1.684 77 1.653 HTX 2 11 2 6 1 3 2 18 2 24 Phường, xã 13 278 13 13 13 267 24 347 26 366 Cộng 122 2.606 129 2.665 143 2.683 176 2.985 186 3.061 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Thị Xã Quảng Yên, năm 2018) Số liệu ở Bảng 2.3 cho thấy: Trong giai đoạn 5 năm, từ 2014 đến 2018 số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo các khối quản lý đều tăng, chủ yếu tập trung ở khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 41 đơn vị tham gia, tương đương 98,2%; người lao động tham gia tăng 1.500 người, tương đương 51,2% so với năm 2014), điều này cho thấy TX Quảng Yên đã và đang thực hiện tốt việc thu BHXH mà nguyên nhân chủ yếu là do có sự phát triển mạnh về kinh tế; Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể giảm do TX Quảng Yên là TX thí điểm thực hiện đề án 25 về tinh giảm biên chế của tỉnh Quảng Ninh vì vậy một số cơ quan đơn vị có số cán bộ do không đủ tuổi tái cử hoặc do không bố trí, sắp xếp được công việc phù hợp vì vậy số lao động năm 2016 giảm so với năm 2014 do về nghỉ chế độ. Khối phường xã có số người tham gia BHXH bắt buộc tăng vì theo quy định của Luật BHXH 2014 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có bổ sung them cán bộ không 49 chuyên trách tham gia BHXH (áp dụng từ 01/01/2016) tăng 88 người (tương đương 31,6%). Thứ hai, việc thu BHXH tại Thị xã Quảng Yên đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển của Thị xã và của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả của thu BHXH đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển quỹ BHXH của TXQuảng Yên và từ đó là của tỉnh Quảng Ninh.Ngược lại, sự ổn định của quỹ BHXH tại TX phản ánh chất lượng, hiệu quả của công tác thu BHXH cũng như việc tuân thủ và thực thi các quy định của pháp luật về thu BHXH tại đây. Nhìn chung trong những năm qua, số thu BHXH tại TX Quảng Yên đã tăng lên không ngừng, góp phần ổn định và duy trì bền vững quỹ BHXH đủ khả năng để chủ động chi trả các chế độ BHXH cho người lao động (Xem Bảng 2.4). Nếu như trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hàng năm ngân sách Nhà nước đều phải bù lượng kinh phí lớn để đủ chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng thì hiện nay, khi quỹ BHXH dần lớn mạnh, gánh nặng đó được giảm đi đáng kể. Bảng 2.4. Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc trong giai đoạn 2014 – 2018 tại TX Quảng Yên Năm Kế hoạch thu (triệu đồng) Số thu BHXH (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành KH thu BHXH (%) 2014 23.273 23.590 101.36 2015 29.877 30.523 102.16 2016 31.034 31.702 102.15 2017 32.975 33.866 102.70 2018 35.280 36.621 103.80 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội thị xã Quảng Yên, năm 2018) Qua Bảng 2.4 cho thấy việc thu BHXH tại TX Quảng Yên các năm sau thu BHXH bắt buộc được BHXH tỉnh Quảng Ninh giao hàng năm với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu luôn đạt trên 100%, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước.Cụ thể: 50 Năm 2014 số thu BHXH bắt buộc là 23.590 triệu đồng (hoàn thành kế hoạch 101,36%), đến hết năm 2018 số thu là 36.621 triệu đồng, tăng 0,55 lần so với năm 2014 (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 103.80%).Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu trung bình của cả giai đoạn 5 năm này là 102.53%. Việc thu BHXH bắt buộc theo từng nhóm đối tượng (khối quản lý) trong giai đoạn này cũn đạt kết quả khả quan (Xem Bảng 2.5) Bảng 2.5. Kết quả thu BHXH theo nhóm đối tượng giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 DN Nhà nước 1.125 1.142 1.259 1.370 1.650 2 DN ngoài quốc doanh 3.385 5.011 5.691 6.236 7.235 3 HCSN- Đảng , đoàn thể 16.754 21.606 21.841 22.877 23.773 4 Hợp tác xã 72 89 125 174 205 5 Phường, xã 2.254 2.675 2.786 3.209 3.798 Tổng 23.590 30.523 31.702 33.866 36.621 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội thị xã Quảng Yên, năm 2018) Số liệu tại Bảng 2.5 cho thấykết quả thu BHX theo đối tượng quản lý cho thấy số tiền đã thu BHXH của các khối đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2018 khối doanh nghiệp Nhà nước đạt số thu BHXH là 1.650 triệu đồng; khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 7.235 triệu đồng; và đặc biệt, khối HCSN – Đảng, đoàn thể đạt 23.773 triệu đồng. Có được thành tựu này là nhờ các quy định của pháp luật về thu BHXH càng ngày càng đầy đủ, cụ thể, đồng bộ về đối tượng thu,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_thu_bao_hiem_xa_hoi_va_thuc_tien_ap_du.pdf
Tài liệu liên quan