MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH ĐỐI
VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH
5
1.1. Khái niệm pháp lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 5
1.1.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật Việt Nam
6
1.1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật một số nước trên thế giới
13
1.2. Nguồn của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh
17
1.2.1. Pháp luật tố tụng cạnh tranh của Việt Nam 17
1.2.2. Pháp luật tố tụng cạnh tranh một số nước trên thế giới 19
1.3. Tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
22
1.3.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh
22
1.3.2. Các nguyên tắc tố tụng cạnh tranh 22
1.3.3. Thành phần tham gia tố tụng cạnh tranh 24
102 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật cạnh tranh" [28]. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung
năm 2009 xác định thẩm quyền giải quyết hành vi cạnh tranh không lành
mạnh về sở hữu trí tuệ chỉ do Cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết, nhưng
Luật Cạnh tranh lại xác định bên cạnh Cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan
khác theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính cũng có thể có thẩm quyền giải
quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Việc quy định không thống nhất
giữa hai đạo luật sẽ tạo ra sự không đồng bộ khi áp dụng pháp luật, nếu áp
dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ sẽ loại bỏ luật áp dụng và thẩm quyền của cơ
quan giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác khi xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, tuy nhiên, việc giải quyết này nếu được áp dụng theo
Luật Cạnh tranh năm 2004 sẽ tạo ra sự kết hợp trong việc áp dụng pháp luật
cạnh tranh và pháp luật xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, giữa cơ
quan cạnh tranh và cơ quan chuyên môn về giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ trong việc giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ.
2.1.3. Cơ quan quản lý cạnh tranh
Cơ quan quản lý cạnh tranh là xương sống, đảm bảo cho việc thi hành
pháp luật cạnh tranh. Tùy thuộc vào điều kiện chính trị - xã hội, mỗi quốc gia
xây dựng một mô hình thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh phù hợp, hiệu quả.
Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của Hungary, Văn phòng cạnh
tranh kinh tế - cơ quan trực thuộc Quốc hội. Văn phòng cạnh tranh có các
53
chức năng và nhiệm vụ sau: Giám sát cạnh tranh kinh tế; Giám sát các văn
bản hành chính có liên quan đến quyền tự do cạnh tranh kinh tế; bảo vệ lợi ích
người tiêu dùng. Văn phòng cạnh tranh kinh tế có Cơ quan điều tra và Hội
đồng cạnh tranh là bộ phận tài phán. Cơ quan điều tra với 07 phòng chuyên
trách theo các lĩnh vực kinh tế, ngoài chức năng điều tra, rà soát thị trường
còn có nhiệm vụ kiểm tra việc thi hành các quyết định của Hội đồng cạnh
tranh. Như vậy, chức năng của Văn phòng cạnh tranh kinh tế có phần mở
rộng hơn Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam. Đặc biệt, trong cơ cấu
của mình, Văn phòng cạnh tranh kinh tế đã có sự phân chia rạch ròi giữa chức
năng điều tra và chức năng xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Mô hình cơ quan cạnh tranh của Đài Loan, Ủy ban Thương mại lành
mạnh - cơ quan trực thuộc Chính phủ. Trên cơ sở Luật thương mại lành mạnh
của Đài Loan năm 1991, sửa đổi năm 1999, năm 2000 và năm 2002, ngày
27/01/1992, Ủy ban Thương mại lành mạnh - cơ quan ngang Bộ, được thành
lập để thực thi Luật với nhiệm vụ:
Xác định và rà soát các vấn đề liên quan đến Luật Thương mại lành mạnh;
Điều tra các hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện kinh tế;
Điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm luật;
Giám sát các vấn đề khác liên quan đến cạnh tranh.
Ủy ban Thương mại lành mạnh gồm 09 Ủy viên chuyên trách trong đó
có 01 Ủy viên giữ chức vụ Chủ tịch. Các Ủy viên giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
03 năm, hoạt động theo chế độ tập thể nhằm đưa ra những phán quyết cá biệt,
cuối cùng của Ủy ban. Ủy ban có bộ máy giúp việc gồm: Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3,
Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và Văn phòng. Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3 chịu trách nhiệm
điều tra các vụ việc cạnh tranh trong các mảng đã được phân công. Vụ Kế
hoạch chuẩn bị và xây dựng các chính sách thương mại lành mạnh; in các văn
bản hướng dẫn Luật Thương mại lành mạnh; tiến hành nghiên cứu, phát triển
và kiểm soát những vấn đề liên quan đến thương mại lành mạnh. Vụ Pháp chế
54
chịu trách nhiệm chuẩn bị và xây dựng những quy tắc và quy định, những sửa
đổi về thương mại lành mạnh; giải thích luật và các quy định liên quan đến
thương mại lành mạnh; nghiên cứu hệ thống pháp luật liên quan đến thương
mại lành mạnh; thực hiện các chế tài; giải quyết việc dẫn độ tội pham để truy tố.
Ủy ban Thương mại lành mạnh có chức năng xây dựng, hoàn thiện
Luật và quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong cơ cấu tổ
chức hoạt động của mình được phân định theo chiều dọc và chiều ngang. Xét
về mặt pháp lý, Ủy ban Thương mại lành mạnh được phân chia thành 03 cơ
quan với chức năng rất rõ ràng: Lập pháp (Vụ Pháp chế), hành pháp và tư
pháp gồm cơ quan điều tra (Vụ 1, 2, 3) và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
gồm 09 thành viên theo nhiệm kỳ và hoạt động theo chế độ tập thể. Xét về
mặt kinh tế, Ủy ban Thương mại lành mạnh đã có sự phân chia tạo nên tính
chuyên nghiệp và chuyên sâu đối với từng điều tra viên với từng hành vi trong
từng lĩnh vực kinh tế nhất định, các Vụ được giao nhiệm vụ điều tra các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trong từng lĩnh vực kinh tế nhất định.
Mô hình Cơ quan thực thi Luật cạnh tranh của Hàn Quốc, Ủy ban
Thương mại lành mạnh (KFTC) - Cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.
KFTC với các chức năng:
Thúc đẩy cạnh tranh;
Nâng cao quyền của người tiêu dùng;
Xây dựng môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Hạn chế tập trung quyền lợi kinh tế.
Không chỉ giữ vai trò thực thi Luật Cạnh tranh, Ủy ban Thương mại
lành mạnh mang chức năng, nhiệm vụ hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp
luật cạnh tranh. Để đảm nhận và thực hiện vai trò này một cách khoa học và
hiệu quả, Ủy ban cạnh tranh lành mạnh được phân chia thành hai bộ phận rõ
55
rệt, Ban Thư ký nghiên cứu, điều tra và soạn thảo, thực thi Quyết định và Ủy
ban có thẩm quyền quyết định. Ủy ban được phân chia thành các Cục và Vụ
theo các lĩnh vực kinh tế: Vụ kế hoạch và quản trị, Cục chống độc quyền, Cục
Bảo vệ người tiêu dùng, Luật sư trưởng, Cục cạnh tranh, Cục Hợp đồng thầu
phụ, Cục chính sách cạnh tranh và Cục điều tra, nhằm tạo tính chuyên sâu
đảm bảo sự chính xác trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật cạnh
tranh; quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh cụ thể.
Ban Thư ký đứng đầu là Tổng thư ký, gồm các Cục và các Phòng khu
vực phân theo địa giới hành chính (Busan, Gwangju, Daejeon, Daegu). Ban
Thư ký trực tiếp soạn thảo và xây dựng các chính sách cạnh tranh, điều tra các
vấn đề về chống độc quyền trình lên Ủy ban, đồng thời thực thi các vấn đề
này theo Quyết định của Ủy ban.
Ủy ban có thẩm quyền quyết định của KFTC gồm 09 thành viên: Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, 03 Ủy viên thường trực và 04 Ủy viên không thường trực
(gồm các Luật gia và nhà kinh tế) do Tổng thống bổ nhiệm có nhiệm kỳ 03
năm. KFTC chịu trách nhiệm nghiên cứu, quyết định các về vấn đề cạnh tranh
và bảo vệ người tiêu dùng.
2.1.4. Vấn đề tranh tụng
Đặc thù của tố tụng là những người tham gia tố tụng, những người
tiến hành tố tụng cùng nhau lập lại bức tranh toàn cảnh về vụ việc một cách
trung thực, khách quan, toàn diện. Vì vậy, việc xác định sự thật khách quan
của vụ việc về bản chất là một quá trình nhận thức và tư duy của các chủ thể
tham gia vào quá trình tố tụng thông qua việc xem xét, đánh giá khách quan,
toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ việc
căn cứ các quy định của pháp luật tố tụng. Để có thể tìm ra chân lý, xác định
sự thật khách quan của vụ việc thì các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng
phải được phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập,
56
nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách
chính xác, khách quan, đầy đủ; đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau,
viện dẫn các quy định pháp lý để giải quyết vụ việc. Tất cả các hành vi như
cung cấp chứng cứ, đưa ra các yêu cầu và đối chất giữa các bên trong quá
trình tố tụng đều có thể hiểu là quá trình tranh tụng.
Tố tụng tranh tụng được áp dụng tại Hy Lạp cổ đại, sau đó được đưa
vào La Mã với tên gọi Thủ tục hỏi đáp liên tục. Cùng với lịch sử pháp lý, tố
tụng tranh tụng liên tục được kế thừa, phát triển, từng bước được khẳng định
và đến nay được áp dụng ở hầu hết các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng
như hệ thống luật án lệ. Pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay chưa có
khái niệm rõ ràng về tranh tụng, về lý luận còn nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, tranh tụng là vấn đề luôn được hướng đến.
Nghị quyết số 08/NQ/TƯ ngày 02/01/2005 của Bộ Chính trị về những
nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh định
hướng trong hoạt động của cơ quan tư pháp:
Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả
tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các
chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, nguyên đơn, bị đơn và những
người có quyền, lợi ích hợp pháp đề ra những bản án, quyết định
đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn pháp luật quy
định [6].
Tranh tụng trong tố tụng thể hiện tính dân chủ, nhân đạo, bảo vệ các
quyền cơ bản của con người. Thông qua quá trình tranh tụng, cơ quan tài phán
hiểu rõ yêu cầu của đương sự, có được các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để
xác định chân lý khách quan của sự việc. Trên cơ sở tranh tụng, các đương sự
được bình đẳng thực hiện đầy đủ các quyền trong tố tụng, bảo vệ quyền và lợi
57
ích hợp pháp của mình. Theo đó, tranh tụng trong tố tụng là một trong những
bảo đảm để đảm bảo một nền công lý trong sạch, trung thực và công bằng.
Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh tranh năm
2004 không đề cập đến vấn đề tranh tụng trực tiếp qua phiên điều trần như đối
với hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, quyền
tranh tụng của các bên được thể hiện một cách khá rõ nét. Bên bị điều tra
không mang đúng nghĩa như trong luật hình sự, trong biên bản điều tra tại
phần điều tra chính thức, nội dung khiếu nại, yêu cầu của bên bị điều tra được
coi như một nội dung bắt buộc. Điều đó xuất phát từ bản chất pháp luật tố
tụng cạnh tranh là sự kết hợp giữa tố tụng dân sự và tố tụng hành chính; quan
hệ trong vụ việc cạnh tranh là quan hệ dân sự nhưng được điều chỉnh bởi một
thiết chế hành chính. Thông qua việc lắng nghe ý kiến của bên bị điều tra,
điều tra viên sẽ có thêm thông tin về vụ việc, đôi khi là thông tin phản biện lại
các thông tin mà bên khiếu nại đã cung cấp, nhằm hoàn thiện cách đánh giá
đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Vụ việc được xem xét một cách
toàn diện, không chỉ xoay quanh tư duy của điều tra viên mà bằng những
chứng cứ. Cũng qua đó, điều tra viên nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh
vực mà mình tham gia.
2.1.5. Chứng cứ
Chứng cứ là yếu tố cần, cốt yếu và căn cứ để giải quyết và xử lý vụ
việc cạnh tranh. Chứng cứ có thể được thu thập từ nhiều nguồn: Do các bên
cung cấp; do điều tra viên thu thập trong quá trình điều tra vụ việc,... Chứng
cứ có hai đặc tính: Có thật và là căn cứ để xác định có hay không hành vi vi
phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Chứng cứ có thể là: Vật chứng, lời khai,
tài liệu, kết luận giám định, tồn tại dưới dạng vật chất.
58
Khái niệm chứng cứ là khái niệm được đề cập đến trong hai Bộ luật tố
tụng lớn: Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Tố tụng dân sự; là khái niệm
luôn được quan tâm và đến thời điểm này còn nhiều tranh luận.
Theo dòng lịch sử, khái niệm chứng cứ được đề cập đến cùng với tố
tụng mang những sắc thái khác nhau. Trong thời kỳ lịch sử cổ đại (phản ánh
đậm nét ở Luật tố tụng La Mã) - thời kỳ của tố tụng buộc tội, khái niệm
chứng cứ không được ghi nhận trong luật mà chỉ tồn tại trong niềm tin vào
thần linh và quan điểm tôn giáo, chứng cứ là niềm tin của quan tòa vào tính
đúng đắn hoặc hợp lý của một người nào đó tham gia cuộc tranh luận. Thế kỷ
thứ XIII đến thế kỷ thứ XVI, dưới ảnh hưởng của Tòa án Thiên chúa giáo, tố
tụng thẩm vấn được hình thành và phát triển, chứng cứ được hiểu là phương
tiện để chứng minh cho sự tố cáo nhằm duy trì sự tố cáo do cơ quan tố cáo đệ
trình. XEU hiện đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại sau đó du nhập vào La Mã, tố tụng
tranh tụng với tên gọi thủ tục hỏi đáp liên tục coi trọng tranh luận bằng lời nói
công khai, trực tiếp tại tòa, theo đó, chứng cứ được hiểu là phương thức một
bên chứng minh trước tòa là mình đúng, sức mạnh của chứng cứ trong trường
hợp này phụ thuộc chủ yếu vào tính thuyết phục của lời nói trước tòa và đôi
khi không hẳn phụ thuộc vào sự thật tồn tại.
Ngày nay, trong hệ thống luật Anh - Mỹ, nơi tố tụng tranh tụng là hình
thức tố tụng xét xử đặc thù, chứng cứ được hiểu là tất cả những gì được sử
dụng trong việc chứng minh sự thật hoặc bác bỏ một vấn đề. Chứng cứ miệng
được coi trọng hơn chứng cứ viết và được kiểm chứng qua kiểm tra, đối chất.
Theo Luật Chứng cứ của Úc, chứng cứ được hiểu là những gì được dùng để
chứng minh sự tồn tại của một tình tiết thực tế nào đó trong các vụ án; các sự
kiện, tài liệu được sử dụng làm chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh
giá theo trình tự, thủ tục và những nguyên tắc nhất định theo quy định của
Luật Chứng cứ. Luật Chứng cứ Liên bang Mỹ đề cập đến khái niệm chứng cứ
liên quan: "Chứng cứ liên quan là chứng cứ hàm chứa trong nó sự tồn tại của
59
bất cứ một sự kiện nào là nguyên nhân nhân quả dẫn đến việc xác định rõ hơn
hoặc ít rõ hơn một hành động đã xảy ra so với trường hợp không có chứng cứ".
Luật Tố tụng Pháp, nơi tố tụng xét hỏi là hình thức tố tụng đặc thù, khái niệm
chứng cứ không được quy định thành một điều luật cụ thể mà căn cứ vào mỗi
giai đoạn tố tụng, chứng cứ được quy định gồm 05 loại: Sự thừa nhận; việc
làm chứng (được thu thập bởi cuộc điều tra hoặc lấy lời khai); chứng cứ viết
(các tài liệu giấy tờ tạo nên một cấu thành tội phạm cụ thể, các biên bản do
cảnh sát thiết lập thông qua giai đoạn điều tra ban đầu, các thư từ cá nhân,
chứng cứ về hợp đồng); kết luận giám định (việc sử dụng các kiến thức kỹ
thuật của chuyên gia để kết luận một vấn đề trong quá trình chứng minh); suy
đoán và các dấu vết. Bộ luật Tố tụng Liên bang Nga, chứng cứ là lời khai, vật
chứng, biên bản các hoạt động điều tra và xét xử, những tài liệu khác mà Tòa
án, kiểm sát viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu căn cứ vào đó
theo thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga quy định để xác
định có hay không có những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng
đối với vụ án, cũng như các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Như vậy,
dù thể hiện dưới hình thức nào, xây dựng một đạo luật riêng về chứng cứ
(Mỹ, Úc); hoặc đưa khái niệm chứng cứ vào Bộ luật Hình sự (Nga, Trung
Quốc); hay chỉ quy định những quy phạm xác minh chứng cứ, chứng cứ được
xác định là mọi sự thật chứng minh tính chân lý của vụ án, vụ việc.
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm chứng cứ được trình bày dưới
dạng thức khái niệm và nguồn của chứng cứ. Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều
48 quy định:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do
Bộ Luật hình sự quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác
cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [24].
60
Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 81 quy định:
Chứng cứ tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_to_tung_canh_tranh_doi_voi_cac_hanh_vi.pdf