2.2. Phân tích chương trình thí nghiệm thực hành ở trường THPT [1], [3]
2.2.1. Mục tiêu của thí nghiệm thực hành
a. Về kiến thức:
- Thông qua hoạt động thí nghiệm thực hành nhằm củng cố, khắc sâu một cách bản chất
hơn về một số kiến thức cơ bản đã học.
- Thông qua vận dụng sẽ ôn lại nhiều kiến thức có liên quan đến mỗi phương án thí nghiệm.
- Biết thêm kiến thức về thí nghiệm vất lý nói riêng và thí nghiệm khoa học nói chung như
sai số, cơ sở vật lí trong nguyên lí hoạt động của một số dụng cụ thí nghiệm, thao tác tư
duy hùng biện.
b. Về kĩ năng.
- Biết sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm để đo thời gian, lực, cường độ dòng điện, hiệu
điện thế
- Biết cách bố trí, lắp đặt, thao tác thu số liệu của các phép đo. Biết xử lý số liệu, tính sai
số, phân tích số liệu, làm báo cáo, viết kết quả hợp lý. Biết nhận xét khái quát hóa dự
đoán quy luật.
- Biết cách phân tích để hiểu nguyên lý cơ bản của một số thiết bị thí nghiệm thô sơ và hiệnđại.
- Bước đầu làm quen với các phương án thí nghiệm, cách phán đoán và lựa chọn phương án
tạo tiền đề để cho việc hình thành khả năng sáng tạo các phương án thí nghiệm khả thi.
c. Về tình cảm, thái độ, tác phong.
- Làm cho HS hiểu đúng đặc trưng của bộ môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Từ đó
yêu thích bộ môn hơn.
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thậm, tỉ mỉ, quen quan sát tôn trọng thực tế
khách quan, trung thực trong học tập.
- Tiếp tục quá trình hình thành và phát triển ý thức cộng đồng về hoạt động nhóm trong thí
nghiệm.
96 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học thí nghiệm thực hành Vật lý (ban khoa học tự nhiên) ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Phiếu học tập ở nhà với mục đích giúp HS ôn lại kiến thức cũ, tìm hiểu nội dung bài
mới. Ngoài ra còn có phiếu học tập ở nhà giúp HS tự nghiên cứu tìm phương án
- Phiếu học tập trên lớp được chia ra nhiều phiếu học tập nhỏ như phiếu học tập dùng để
thảo luận, phiếu học tập dùng để tìm tòi (tìm hiểu dụng cụ, nguyên tắc, cách sử dụng).
Phiếu học tập có thể thực hiện theo mẫu sau:
Phiếu học tập
Bài:..
Mã số HS.. nhómlớp.
*Câu hỏi gợi ý:
1/..
2/..
3/..
b. Tìm kiếm tài liệu
+ Sách giáo khoa là nguồn tài liệu cơ bản chức đựng những thông tin cần thiết cầm tham
khảo đầu tiên. Nhưng cách thức tìm hiểu như thế nào thì GV cần hướng dẫn cho HS nên đọc kỹ
phần nào, ở đâu, phần nào SGK chưa rõ cần tìm hiểu thêm. Ví dụ trong SGK phần mục đích ,cơ sở
lý thuyết cách tiến hành phương án viết rất rõ yêu cầu HS đọc kỹ phần này, cón các dụng cụ đo nên
đọc thêm ở phần phụ lục cuối SGK.
+ Internet là công cụ hỗ trợ học tập cho HS trong việc tìm kiếm thông tin, tham khảo các nội
dung có liên quan bổ sung vào bài học thêm phong phú, đa dạng. Để tránh việc HS tìm kiếm mất
thời gian, GV nên cung cấp cho HS những địa chỉ trang web có có nội dung liên quan đến thí
nghiệm thực hành hoặc hướng dẫn HS tự tìm kiếm.Ví dụ như trang w.w.w.stb.com.vn hay vào trang
goolge gõ “thí nghiệm thực hành vật lí”
Ngoài ra, HS có thể tìm kiếm từ các nguồn tư liệu khác, chẳng hạn như sách tham khảo hướng
dẫn thực hành thí nghiệm, sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ thí nghiệm, các đoạn phim mô tả thí
nghiệm thực hành
1.7. Kết luận chương 1
Như vậy trong chương này đã trình bày một cách khái quát về cơ sở lí luận của dạy học phát
huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và cơ sở lí luận của dạy học thí nghiệm thực hành vật
lí ở trường phổ thông. Ngoài ra, chương này đã trình bày thực trạng của việc dạy học thí nghiệm
thực hành ở trường phổ thông hiện nay cũng như những thiếu sót của lý thuyết dạy học thí nghiệm
thực hành vật lí. Trên cơ sở đó, người viết đã bổ sung, cụ thể hóa lý thuyết dạy học thí nghiệm thực
hành với mục đích phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Để vận dụng vào trong thực tiễn thành công cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của GV: lựa chọn nội
dung phù hợp, đề ra các biện pháp, các mức độ phù hợp cho từng bài, từng đối tượng HS, xây dựng
hệ thống câu hỏi định hướng vừa sức, vạch ra kế hoạch dạy học hợp lí, đảm bảo mọi HS hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,
SÁNG TẠO KHI DẠY MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÝ Ở TRƯỜNG
THPT – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
2.1.Cấu trúc chương trình dạy học thí nghiệm thực hành [2]
Số lượng các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình vật lý nâng cao được phân bố đều
cho từng khối. Mỗi khối 4 bài/năm (một học kì 2 bài), các bài thực hành thường nằm ở cuối
chương, đây là sự thay đổi so với chương trình SGK cũ. Ngoài ra, điều này cũng là một điều thuận
lợi cho HS khi làm thí nghiệm thực hành vì các em mới vừa học xong kiến thức đang còn nhớ và sẽ
được củng cố vững chắc hơn. Việc phân phối các bài thí nghiệm thực hành được tóm tắt bởi sơ đồ
sau:
Thí nghiệm
thực hành
KHỐI 10
Bài: Xác định gia tốc rơi tự do
Bài: Đo hệ số ma sát
Bài: Tổng hợp hai lực
Bài: Đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng
KHỐI 12
KHỐI 11
Bài: Đo suất điện động và điện trở trong của
nguồn điện.
Bài: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán
dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito
Bài: Xác định thành phần nằm ngang của từ
trường Trái đất.
Bài: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự
của thấu kính phân kì.
Bài: Xác định chu kì dao động của con lắc.đơn
hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường
Bài: Xác định tốc độ truyền âm
Bài: Đo bước sóng ánh sáng.
Bài: Khảo sát mạch điện xoay chiều R, L, C
nối tiếp
Hình 2.1: Sơ đồ phân phối các bài thí nghiệm thực hành ở THPT
2.2. Phân tích chương trình thí nghiệm thực hành ở trường THPT [1], [3]
2.2.1. Mục tiêu của thí nghiệm thực hành
a. Về kiến thức:
- Thông qua hoạt động thí nghiệm thực hành nhằm củng cố, khắc sâu một cách bản chất
hơn về một số kiến thức cơ bản đã học.
- Thông qua vận dụng sẽ ôn lại nhiều kiến thức có liên quan đến mỗi phương án thí nghiệm
.
- Biết thêm kiến thức về thí nghiệm vất lý nói riêng và thí nghiệm khoa học nói chung như
sai số, cơ sở vật lí trong nguyên lí hoạt động của một số dụng cụ thí nghiệm, thao tác tư
duy hùng biện.
b. Về kĩ năng.
- Biết sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm để đo thời gian, lực, cường độ dòng điện, hiệu
điện thế
- Biết cách bố trí, lắp đặt, thao tác thu số liệu của các phép đo. Biết xử lý số liệu, tính sai
số, phân tích số liệu, làm báo cáo, viết kết quả hợp lý. Biết nhận xét khái quát hóa dự
đoán quy luật.
- Biết cách phân tích để hiểu nguyên lý cơ bản của một số thiết bị thí nghiệm thô sơ và hiện
đại.
- Bước đầu làm quen với các phương án thí nghiệm, cách phán đoán và lựa chọn phương án
tạo tiền đề để cho việc hình thành khả năng sáng tạo các phương án thí nghiệm khả thi.
c. Về tình cảm, thái độ, tác phong.
- Làm cho HS hiểu đúng đặc trưng của bộ môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Từ đó
yêu thích bộ môn hơn.
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thậm, tỉ mỉ, quen quan sát tôn trọng thực tế
khách quan, trung thực trong học tập.
- Tiếp tục quá trình hình thành và phát triển ý thức cộng đồng về hoạt động nhóm trong thí
nghiệm.
2.2.2 Nội dung thí nghiệm thực hành.
Nội dung trình bày theo hướng mở, tạo điều kiện để GV và HS sáng tạo, đa dạng trong tổ chức
các hoạt động thí nghiệm. Ở mỗi chủ đề thí nghiệm đều nêu ra hai phương án để HS lựa chọn dưới
sự hướng dẫn của GV theo nguyên tắc “ Hiểu 2 – Làm 1”, trong đó một phương án dùng các thiết bị
của phòng thí nghiệm, phương án còn lại thì dùng các dụng cụ thô sơ dễ kiếm ở trường hoặc ở nhà.
Mục đích là kích thích tính tò mò, ham hiểu biết dẫn đến phát triển năng lực sáng tạo, tự làm thí
nghiệm và tự học ở nhà của HS.
Nội dung trình bày ngắn gọn mang tính chất gợi ý trên cơ sở kế thừa quá trình HS đã làm thí
nghiệm ở trung học cơ sở. Hình thức các bảng biểu, báo cáo kết quả không quy định chặt chẽ, mà có
thể tùy thuộc vào sự lựa chọn chủ đề, sự vận dụng sáng tạo, năng động các kỹ năng đã được hình
thành ở lớp dưới của HS và GV.
- Kênh hình được coi trọng, giảm kênh chữ, dùng nhiều hình ảnh chụp từ các dụng thí nghiệm thật
tế.
Có thêm phần phụ lục nhằm cung cấp các thông tin hỗ trợ cho việc thí nghiệm thực hành.
Phần này tách riêng, không đưa vào từng bài để không làm cho bài nặng nề và để nâng cao yêu cầu
HS phải suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm, nếu có vướng mắt mới tra cứu. Qua đó hình thành kĩ
năng tra cứu.
Cách chọn phương án thí nghiệm. GV cần hướng dẫn HS hiểu rõ cơ sở lý thuyết của cả hai
phương án, sau đó vận dụng 4 tiêu chí để lựa chọn một phương án rồi tổ chức cho HS thực hiện.
Các tiêu chí chỉ mang tính chất tham khảo, không coi đó là chuẩn mực cố định, bất biến cụ thể là:
a. Cở sở khoa học đúng.
- Cần xem xét phương án thí nghiệm có nằm trong mục tiêu khoa học cần giải quyết
không. Có phù hợp với cơ sở lý thuyết đã học không. Phải dự báo được độ chính xác
của phương án có phù hợp với yêu cầu của chương trình vật lý phổ thông hay không.
- Hướng dẫn HS phân tích cơ sở khoa học của phương án chính là giúp HS củng cố và
vận dụng nhiều kiến thức vật lý liên quan. Tuy theo đối tượng học sinh và tình huống
sư phạm cụ thể mà lựa chọn mức độ phân tích cho phù hợp.
b. Có tính khả thi.
Đây là điều thiết yếu nhất để lựa chọn. Phương án được lựa chọn phải có tính khả thi
cao để đa số HS làm được. Cần tránh trình trạng chỉ có thí nghiệm mô tả hoặc chỉ học
lý thuyết về thí nghiệm rồi không làm.
c. Sai số nhỏ.
Đây là một yêu cầu hơi khó vì “ Chưa làm thí biết sai số bao nhiêu? ”. tuy nhiên đây
cũng là một yêu cầu luôn đặt ra trong mọi tình huống khi ta xây dựng và lựa chọn
phương án. GV cần hướng dẫn HS cách tư duy phán đoán về diễn biến, phải về thao
tác, về dụng cụ và dự báo trên cơ sở lý thuyết về sai số.
d. Thao tác đơn giản.
Phương án sử dụng ít dụng cụ, bố trí lắp ráp đơn giản, ít yêu cầu các điều kiện ngoại
vi phức tạp, ít thao tác đo lường, quy trình ngắn. Đây cũng là yêu cầu khó xác định cụ
thể mà phải hướng dẫn phán đoán.
Khi vận dụng cả bốn tiêu chí trên thì không một phương án nào có đủ cả bốn ưu thế “ cơ sở
khoa học dúng hơn – tính khả thi cao hơn – sai số nhỏ hơn – thao tác đơn giản hơn”. Chính vì vậy,
khi lựa chọn nên coi trọng tính khả thi, tránh trình trạng phân tích xong rồi không thể thực hiện
được.
2.2.3. Tổ chức hoạt động trong các bài thực hành.
Về thiết kế tiết học, theo phân phối chương trình, mỗi bài được tiến hành trong hai tiết. Có thể
phân phối thời gian cho các hoạt động chính như sau:
- 10%: Ổn định lớp. Kiểm tra kiến thức cũ.
- 30%: Thảo luận về mục đích,cơ sở lý thuyết liên quan, lựa chọn phương án, chuẩn bị dụng
cụ, tổ chức nhóm.
- 50%: Làm thí nghiệm theo nhóm với phương án đã chọn, lấy số liệu, lập bảng, phán đoán
số liệu, phương án khác
- 10%: Hướng dẫn các em tìm ra nguyên nhân sai số, nhận xét buổi thực hành.
2.3. Tiến trình dạy học một số bài thí nghiệm thực hành vật lý ở trường THPT [1].[2], [3]
Với mục đích nghiên cứu hoạt động dạy học thí nghiệm thực hành vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong trường phổ thông nên việc thực hiện sẽ được tiến hành
cho cả ba khối. Nhưng do nội dung, chương trình học quá tải và theo sự thống nhất của các GV
trong tổ là chỉ thực hiện 1 bài/khối/hoc kỳ nên người thực hiện đề tài sẽ soạn thảo tiến trình dạy học
của các bài sau:
2.3.1. Tiến trình dạy học bài “ Xác định gia tốc rơi tự do” – Khối 10
I. Mục đích
+ Kiến thức:
- Thông qua xác định gia tốc rơi tự do bằng thực nghiệm giúp HS củng cố kiến thức chuyển
động rơi tự do.
- Biết được nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng
ngắt với cồng quang điện, bộ rung đếm thời gian.
+ Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian, cổng quang đện, bộ rung
- Rèn luyện các kỹ năng thực hành
- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm
+ Thái độ, tình cảm:
- Có tác phong làm việc khoa học, rèn luyện tính trung thực
- Có thái độ đúng đắn, tin vào khoa học
- Tạo hứng thú trong dạy học vật lý
Bên cạnh đó còn có các mục đích khác như:
+ Tích cực: HS có thể trình bày từng phương án thí nghiệm theo ngôn ngữ của mình, trao đổi,
tranh luận với nhau về các phương án thí nghiệm.
+ Chủ động: tự nghiên cứu tìm tòi, tìm kiếm tài liệu theo PHT, tự xử lí số liệu
+ Sáng tạo: nghĩ được phương án khác so với SGK dựa trên những dụng cụ đã có, trình bày
báo cáo theo cách khác.
II.Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
- Phương pháp hướng dẫn tìm tòi từng phần
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thuyết trình
III. Hình thức tổ chức
Ở phòng thí nghiệm môn lý. Mỗi lớp chia làm 12 nhóm chia làm 2 ca. Trong đó 6 nhóm ca 1,
6 nhóm còm lại ca 2
IV. Các hoạt động thực hiện
A.Hoạt động chuẩn bị ( thời gian: 1 tuần trước khi thực hành)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả
- Lên lịch thực hành cho mỗi lóp
- Thông báo cho HS về số nhóm
phải chia, cử nhóm trưởng và yêu
cầu lớp trưởng lập danh sách nộp
lại cho GV vào buổi sau
- Giao cho HS các PHT số 1 và 2 (
bên dưới) về nhà chuẩn bị. Trong
đó PHT số 1 mỗi HS đều làm nộp
lại vào đầu giờ thực hành còn PHT
số 2 làm theo nhóm dùng để nghiên
cứu bài thực hành.
- Tiến hành chia nhóm và cử
nhóm trưởng, lớp trưởng lập
danh sách các nhóm
- Mỗi cá nhân tự trả lời PHT số
1
- Các nhóm phân công tìm
kiếm tài liệu, nghiên cứu, thảo
luận trong nhóm để trả lời PHT
số 2.
- Lập được nhóm, nhóm
biết được thời gian thực
hành.
- Cá nhân và các nhóm
chuẩn bị tốt cho bài thực
hành theo hướng dẫn của
GV
Phiếu học tập số 1
(Dành cho cá nhân)
Họ tên HS: Lớp10A Nhóm
Bài: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
Trả lời các câu hỏi sau:
1/ Rơi tự do là gì?
2/Đặc điểm của rơi tự do ? (Phương, chiều)
3/ Rơi tự do thuộc loại chuyển động gì?
4/ Các công thức của rơi tự do ?
5/ Chứng minh trong chuyển động rơi tự do, hiệu những quãng đường đi trong khoảng thời gian
T bằng nhau liên tiếp là gT2?
Phiếu học tập số 2
(Dành cho nhóm)
Lớp: 10ANhóm
Bài: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
( Có thể trình bày bằng máy vi tính có hình minh họa)
1/Có những phương án nào đo gia tốc rơi tự do được nêu trong SGK?
2/ Mỗi phương án hãy trả lời các câu hỏi sau :
- Dựa trên cơ sở lý thuyết nào?
- Cần có những dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng các dụng cụ phức tạp( đồng
hồ đo thời gian hiện số, nam châm điện, cồng quang điện, bộ rung) ?
- Bố trí lắp đặt các dụng cụ đó như thế nào?
- Các bước tuần tự thực hiện phép đo gia tốc như thế nào?
3/ Tính sai số phép đo?
B. Hoạt động trên lớp;
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả
- Thu PHT số 1và phần chuẩn bị
PHT số 2
- Đếm có bao nhiêu HS chưa nộp,
chưa làm?
- Lấy một số bài, yêu cầu HS trả lời
lại các câu hỏi trong PHT để xem HS
có tự làm hay chép của nhau. -
Chỉnh sửa , nhận xét và đánh giá
mức độ thực hiện của HS
- Nhấn mạnh lại các kiến thức cần
nhớ phục vụ cho bài thực hành
- Nộp lại PHT số 1và sản
phẩm chuẩn bị theo PHT số 2
- Thực hiện trả lời lại trong
PHT mà GV yêu cầu
- Lắng nghe GV nhận xét
- Ghi nhớ
- Ôn lại, khắc sâu hơn các
kiến thức có liên quan.
- Kiểm tra việc chuẩn bị ờ
nhà của HS.
- Đánh giá HS có tích cực,
chủ động chuẩn bị bài hay
không?
Hoạt động 2: Xác định mục đích và phương án thí nghiệm ( 20 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “Mục đích của bài
thực hành hôm nay là gì?” và gọi bất
kì một HS trả lời
- Nêu câu hỏi 1 trong PHT số 2
- Yêu cầu một số nhóm trình bày
phần chuẩn bị theo câu hỏi 2 trong
PHT số 2. Các nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung
- Trả lời mục đích thí nghiệm
- HS trả lời
- Mỗi nhóm cử đại diện lên
trình bày một phương án theo
các mục đã chuẩn bị trong
- HS tự nêu được mục
đích thí nghiệm là: “Đo
gia tốc rợi tự do bằng thực
nghiệm”
- HS xác định được có 2
phương án thí nghiệm
được nêu trong SGK
+ Phương án 1:
- GV nhận xét chung và rút kết lại
PHT số 2
- Các nhóm còn lại lắng nghe,
cho ý kiến bổ sung.
* Cơ sở lý thuyết: dựa vào
kiến thức của câu 5 trong
PHT số 1
* Dụng cụ: bộ rung có T =
0,02s, quả nặng, băng
giấy, nguồn, thước
* Các bước thực hiện:
Cho vật rơi để bộ rung ghi
lại những chấm trên băng
giấy
đo các s1, s2,
suy ra g= 3 22 1
2 2
s ss s
T T
+ Phương án 2:
* Cơ sở lý thuyết:dựa vào
công thức s = 1/2gt2
* Dụng cụ: đồng hồ đo
thời gian hiện số, cổng
quang, nam châm điện,
vật nặng, băng thẳng đúng
có thước, công tắc
* Các bước thực hiện:
Đo s
Đo t ứng với s
Suy ra g =
2
2s
t
- Đánh giá các mặt; chú ý,
hăng hái, kết quả thực
hiện của các nhóm
Hoạt động 3: Tổ chức các nhóm tranh luận, so sánh các phương án (15 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “Trong 2 phương án,
phương án nào có :
+Cơ sở lý thuyết dễ hiểu ? +Dụng cụ
- Thảo luận nhóm theo câu
hỏi
- Các nhóm đưa ra ý kiến
- So sánh hai phương án
về các mặt:
+ Cơ sở lý thuyết
đơn giản hơn ?
+Thao tác để thực hiện ? Tính chính
xác cao hơn?”
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, tranh
luận
- Rút kết lại các ý kiến
tranh luận
- Lắng nghe GV kết luận
+ Dụng cụ thí nghiệm
+ Cách tiến hành
+ Kết quả thí nghiệm
- Đánh giá các mặt: tư
duy, hăng hái, hoạt động
nhóm của HS
Hoạt động 4: Tìm kiếm phương án thí nghiệm khác (15 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “ Em hãy
nêu một phương án đo
khác với SGK nhưng vẫn
sử dụng các dụng cụ trên
?”
- Cho HS nhận xét , sau
đó GV nhận xét lại xem
phương án có thực hiện
được hay không, có phức
tạp không
- Nếu HS chưa nghĩ ra thì
GV gợi ý :
+ Đo vận tốc tức thời của
vật khi qua cổng quang
điện, từ đó sử dụng công
thức v2
2-v1
2=2gs suy ra g
+ Cho vật rơi qua hai cổng
quang A, B cùng hoạt
động
- Rút lại các phương án
chấp nhận được
- Suy nghĩ theo cá nhân,
trình bày phương án lên
bảng cho các bạn và GV
xem
- HS khác chú ý theo dõi,
đưa ra ý kiến, tranh luận
- Tiếp tục suy nghĩ theo
gợi ý của GV
- Ghi nhận
- HS tự tìm hoặc GV gợi ý để HS tìm ra
phương án khác dựa vào các công thức
của rơi tự do và các dụng cụ đã biết.
Chẳng hạn:
h1= ½ gt1
2
h2= ½ gt2
2
t= t2 – t1=
2 12( )h h
g
2 2 1 2
2
2( 2 )h h h h
g
t
( trong đó t là thời gian vật rơi từ cồng
quang A đến cồng quang B nên ta phải
chọn chế độ mode AB còn nam chân
điện cấm ở chốt C sau đồng hồ)
- Đánh giá khả năng tư duy, sáng tạo của
h1
h2
cá nhân
Hoạt động 5: (ở phòng thí nghiệm) Tiến hành lắp ráp dụng cụ và đo lấy số liệu (25 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Giao dụng cụ cho mỗi nhóm
- Tổ chức HS lắp ráp dụng cụ của
phương án 1 theo cách 1.Lưu ý HS về
nguồn điện và cách làm giảm ma sát
- Kiểm tra việc lắp ráp của mỗi nhóm
- Tổ chức HS lắp ráp dụng cụ của
phương án 2 theo cách 2.Lưu ý HS về:
+ Cách cắm công tắc
+ Cách cắm cồng quang vào đồng hồ
+ Chỉnh chế độ mode AB và chế độ
hiện số.
+ Cách điều chỉnh vật ở vạch 0 của
thước
+ Cách điều chỉnh giá thẳng
- Kiểm tra lắp ráp của từng nhóm
- Phổ biến cách đo cho từng phương
án.Yêu cầu phương án 1 lặp lại 3 lần còn
phương án 2, ứng với mỗi quãng đường
đo thời gian lặp lại 3 lần.
- Quan sát các nhóm HS thực hiện các thao
tác, đánh giá, hỗ trợ khi cần thiết.
- Yêu cầu HS tính toán kết quả xem số
liệu.có chính xác không, phép đo nào dễ
tính hơn, sai số ít hơn. Kí xác nhận vào
số liệu đo mỗi nhóm.
- Cho HS có phương án khác tiến hành
đo lấy số liệu để kiểm tra, đối chiếu
- Các nhóm nhận dụng cụ,
tự phân trong nhóm ai làm
phương án nào
- Tiến hành lắp ráp
phương án 1 theo nhóm
rồi báo GV kiểm tra.
- Lắng nghe GV thực hiện
lắp ráp phương án 2 cho
một nhóm nào đó.
- Tiến hành lắp ráp
phương án 2 theo nhóm
rồi báo GV kiểm tra.
- Lắng nghe
- Thực hiện các thao tác
đo lấy số liệu.. Nếu có
thắc mắc trao đổi với bạn
hoặc hỏi GV
- Biết và tự lắp ráp các
dụng cụ đo cho từng
phương án
- Nắm cách đo của từng
phương án
- Rèn luyện kỹ năng đo và
lấy số liệu thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng tập
trung, chú ý của HS và
chủ động phân công công
việc, phối hợp thao tác
trong nhóm.
- Thực hiện tính toán thử
xem số liệu lấy có chính
xác không để kịp thời
điều chỉnh.
- HS có phương án khác
cùng với nhóm thực hiện
đo phương án khác để
kiểm tra.
Hoạt động 6:Tổng kết( 5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Yêu cầu HS thu dọn
dụng cụ để lại vị trí cũ
- Yêu cầu HS nêu cách
tính sai số( câu 3 trong
PHT số 2)
- Nhận xét các nhóm làm
tốt, chưa tốt
- Yêu cầu HS về trình bày
kết quả, tính sai số vào tờ
báo cáo không theo mẫu
trong SGK càng tốt. Nộp
lại vào buổi sau, đúng hạn
- Thu dọn dụng cụ
- Trả lời cách tính sai số
của đại lượng đo, có thắc
mắc thì trao đổi với GV.
- Lắng nghe GV nhận xét
- Ghi nhớ thời hạn nộp
báo cáo
- Biết được cách tính sai
số của đại lượng đo
- Đánh giá trước lớp: biểu
dương những nhóm, cá
nhân làm tốt, phê bình
những nhóm, cá nhân
chưa tốt.
2.3.2.Tiến trình dạy học bài “ Tổng hợp hai lực” – Khối 10
I. Mục đích
+ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức tổng hợp hai lực đồng quy, hai lực song song cùng chiều, các quy tắc
hợp lực
+ Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng lực kế
- Tiến hành thí nghiệm theo đúng các bước của thí nghiệm kiểm chứng
+ Thái độ, tình cảm:
- Tin tưởng vào lý thuyết
- Hứng thú trong học tập môn vật lý
Ngoài ra còn có các mục đích như:
+ Tích cực: xung phong, tham gia thao tác mẫu lắp ráp dụng cụ, trao đổi tranh luận với nhau
về mỗi phương án
+Chủ động: tự nghiên cứu, tìm hiểu, trả lời câu hỏi theo PHT, tự xử lí số liệu
+ Sáng tạo: trình bày báo cáo theo cách riêng của mình, suy nghĩ ra cách kiểm chứng hợp lực
hai lực song song ngược chiều dựa trên những dụng cụ đã có
II.Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thuyết trình
III. Hình thức tổ chức
Thực hiện ở phòng thí nghiệm lý, theo đon vị lớp, mỗi lớp chia làm 9 nhóm
IV.Các hoạt động thực hiện
A. Hoạt động chuẩn bị: ( thời gian: 1 tuần trước khi thục hành)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Thông báo cho HS về
thời gian thực hành
- Giao cho HS các PHT
số 1 và 2 ( bên dưới) về
nhà chuẩn bị. Trong đó
PHT số 1 mỗi HS đều làm
nộp lại vào đầu giờ thực
hành còn PHT số 2 làm
theo nhóm dùng để nghiên
cứu bài thực hành
- Ghi nhớ
- Mỗi cá nhân tự trả lời
PHT số 1
- Các nhóm phân công tìm
kiếm tài liệu, nghiên cứu,
thảo luận trong nhóm để
trả lời PHT số 2
- Lớp biết được thời gian
thực hành
- Cá nhân và các nhóm tự
chuẩn bị tốt bài thực hành
theo định hướng của GV.
Phiếu học tập số 1
( Dành cho cá nhân)
Họ tên:Lớp 10ANhóm..
Bài: TỔNG HỢP HAI LỰC
Trả lời các câu hỏi sau:
1/ Thế nào là tổng hợp 2 lực?
...
2/ Nêu quy tắc hợp lực hai lực đồng quy? Vẽ hình?
...
3/ Phát biểu quy tắc hợp lực 2 lực song song cùng chiều? Vẽ hình, Viết công thức?
...
4/ Phát biểu quy tắc hợp lực 2 lực song song ngược chiều? Vẽ hình, Viết công thức?
Phiếu học tập số 2
(Dành cho nhóm)
Lớp:10A.Nhóm:
Bài: TỔNG HỢP HAI LỰC
( Có thề trình bày trên máy tình kèm hình minh họa)
1/ SGK nêu mấy phương án kiểm chứng thí nghiệm tồng hợp 2 lực đồng quy và 2 lực song song
cùng chiều ?
2/ Hãy trình bày lại theo cách của em về cơ sở lý thuyết, dụng cụ, cách lắp ráp và cách đo kiểm
chứng của từng thí nghiệm ?
3/ Khi sử dụng lực kế, ta cần lưu ý điều gì ?
4/ Nêu cách tính sai số của từng thí nghiệm?
B. Hoạt động trên lớp;
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả
- Thu PHT số 1và phần
chuẩn bị PHT số 2
- Đếm có bao nhiêu HS
chưa nộp, chưa làm?
- Lấy một số bài, yêu cầu
HS trả lời lại các câu hỏi
trong PHT để xem HS có
tự làm hay chép của nhau.
- Chỉnh sửa , nhận xét và
đánh giá mức độ thực hiện
của HS
- Nhấn mạnh lại các kiến
thức cần nhớ phục vụ cho
bài thực hành
- Nộp lại PHT số 1và sản
phẩm chuẩn bị theo PHT
số 2
- Thực hiện trả lời lại
trong PHT mà GV yêu
cầu
- Lắng nghe GV nhận xét
- Ghi nhớ
- Ôn lại, khắc sâu hơn các
kiến thức có liên quan.
- Kiểm tra việc chuẩn bị ờ
nhà của HS.
- Đánh giá HS có tích cực,
chủ động chuẩn bị bài hay
không?
Hoạt động 2: Xác định mục đích và phương án thí nghiệm ( 20 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “Bài thực
hành hôm nay nhằm mục
đích gì?” và gọi một HS
bất kì trả lời
- Đặt câu hỏi 1 trong PHT
số 2
- Yêu cầu một số nhóm trả
lời câu hỏi 2 trong PHT số
2. Các nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung
- GV nhận xét chung và
rút kết lại
- Trả lời mục đích thí
nghiệm
- HS trả lời
- Mỗi nhóm cử đại diện
lên trình bày một thí
nghiệm kiểm chứng theo
các mục đã chuẩn bị trong
PHT số 2
- Các nhóm còn lại lắng
nghe, bổ sung
- HS tự nêu được mục
đích thí nghiệm là: “Kiểm
nghiệm lại quy tắc tổng
hợp hai lực đồng quy và
hai lực song song cùng
chiều”
- HS xác định được có 1
phương án kiểm chứng
đối với từng quy tắc được
nêu trong SGK
- Để HS trình bày từng
thí nghiệm kiểm chứng
theo cách của mình
- Đánh giá mức độ tích
cực của HS và kết quả
chuẩn bị theo nhóm.
Hoạt động 3: Tổ chức các nhóm tranh luận, phân tích thí nghiệm (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “ Hai thí
nghiệm kiểm chứng trên,
khi thực hiện cần lưu ý
những yếu tố nào để kết
quả chính xác?
- Yêu cầu các nhóm thảo
luận, tranh luận
- Yêu cầu nhóm trả lời câu
hỏi 3 trong PHT số 2
- Rút kết lại các ý kiến
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm đưa ra ý kiến
tranh luận, bổ sung
- Trả lời câu hỏi 3 trong
PHT số 2
- Lắng nghe GV kết luận
- HS tìm ra được các điều
cần lưu ý khi thực hiện
từng thí nghiệm:
+ Hợp lực phải làm vật (
điểm ) đến vị trí như khi
chịu tác dụng của 2 lực
+ Cách sử dụng lực kế:
giới hạn đo, chỉnh về số 0,
cách đọc giá trị
+ Chọn giá trị lực sao cho
đơn giản, dễ tính
- Đánh giá HS về các
mặt: tư duy, hăng hái,
hoạt động nhóm của HS
Hoạt động 4: Tìm kiếm phương án thí nghiệm khác (15 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt được
- Đặt câu hỏi: “ Ta có thể
thực hiện thí nghiệm kiểm
chứng quy tắc hợp lực hai
lực song song ngược
chiều từ những dụng cụ
trên được không? Làm
như thế nào?”
- Cho HS nhận xét ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_8175009640_5783_1872665.pdf