Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÝ THEO

ĐỊNH HƯỚNG “PHÁT HUY TÍCH CỰC, TỰLỰC CỦA

HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀVẬT LÝ TỰ

CHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM”

1.1. Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.5

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ởTHPT.7

1.3. Tính tích cực của học sinh.9

1.4. Tính tựlực .16

1.5. Chủ đềtựchọn.23

1.6. Dạy học thông qua hoạt động nhóm.27

1.7. Dạy học các chủ đềvật lý tựchọn thông qua hoạt động nhóm .45

1.8. Kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập.54

Chương 2 : SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀVẬT

LÝ TỰCHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM

2.1. Chủ đềnâng cao “Gương cầu” .58

2.1.1. Các kiến thức cơ.59

2.1.2. Mục tiêu. 60

2.1.3. Phương pháp.61

2.1.4. Hoạt động dạy và học .61

2.2. Chủ đề đáp ứng ”Kính thiên văn” .79

2.2.1. Các kiến thức cơbản .79

2.2.2. Mục tiêu.83

2.2.3. Phương pháp.84

2.2.4. Hoạt động dạy và học .84

2.3. Chủ đềcơbản “Hệquang học đồng trục”.99

2.3.1. Các kiến thức cơbản .99

2.3.2. Mục tiêu.100

2.3.3. Phương pháp.101

2.3.4. Hoạt động dạy và học .101

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯPHẠM

3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm.119

3.1.1. Mục đích .119

3.1.2. Nội dung .119

3.1.3. Đối tượng.119

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm.120

3.2. Kết quảthực nghiệm.123

3.2.1. Thực nghiệm tiến trình chủ đềnâng cao “Gương Cầu” .123

3.2.2. Thực nghiệm tiến trình chủ đề đáp ứng “Kính Thiên Văn” .125

3.2.3. Thực nghiệm tiến trình chủ đềcơbản “HệQuang Học Đồng Trục”.128

3.3. Kết luận quá trình thực nghiệm.130

KẾT LUẬN.132

TÀI LIỆU THAM KHẢO.134

PHỤLỤC

pdf153 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày dưới hình thức phấn bảng, hoặc powerpoint, hoặc giấy.. Tuy nhiên giáo viên phải yêu cầu mỗi học sinh phải thể hiện như thế nào để các thành viên khác trong lớp đều có thể theo dõi và phần nào nắm bắt được thông tin, kiến thức khi nghe học sinh đó trình bày. Bước 6: Nhóm hoàn thiện chủ đề của nhóm. Địa điểm: tự do. Thời gian: tự do. Ở giai đoạn này, các thành viên của nhóm phải có một buổi gặp mặt để hoàn thành chủ đề của mình. Phải có sự thảo luận những phần nào dư, phần nào thiếu, những câu hỏi nào chưa rõ, những thắc mắc nào cần đưa vào? Những phần mới cần thêm vào sau buổi thuyết trình trên lớp. Cử đại diện để trình bày kết quả của nhóm. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Đại diện trình bày có thể là một học sinh nào đó trong nhóm, hoặc từng nhóm. Nếu vấn đề trình bày khá dài thì ta có thể chia ra nhiều phần cho mỗi thành viên trong nhóm. Bước 7: Báo cáo hoàn thiện chủ đề. Địa điểm: tại lớp học. Thời gian: 30 phút cho mỗi nhóm. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả của nhóm mình. - Ở giai đoạn này, mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội thể hiện bản lĩnh của mình, thể hiện cái tôi của mình trước tập thể. Tuy nhiên không tránh được có những thành viên xem đây là lần đầu nói chuyện trước đám đông nên rụt rè và cần đến sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm. Để khắc phục tình trạng này, cả nhóm có thể đứng bên cạnh bạn cho bạn có sự tự tin cũng có thể nhắc khéo bạn. - Sau khi cá nhân trình bày phần việc mình, những học sinh khác trong nhóm, nhận xét, trao đổi, thảo luận nhằm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với nhóm khác thì cả nhóm rút ra kết quả chung, thảo luận đưa đến thống nhất chung. - Tất cả mọi học sinh trong lớp phải tích cực tham gia đóng góp vào mỗi chủ đề nhằm biết được nội dung phần kiến thức mà mỗi nhóm đã truyền đạt. - Thành viên của các nhóm khác lắng nghe và đưa ra những câu hỏi về nội dung đang được trình bày. - Nhóm đang được trình bày sẽ phải trả lời những thắc mắc đó. - Các nhóm trao đổi, thảo luận, nhận xét lẫn nhau. - Giáo viên cũng có thể là người nêu ra câu hỏi cho từng thành viên của nhóm nhằm đánh giá khả năng ứng biến của từng thành viên cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau trong một nhóm. - Khi bị chất vấn, học sinh có thể bối rối hoặc không thể có câu trả lời thoả mãn thì các thành viên trong nhóm có thể giúp bạn hoặc các bạn ở nhóm khác có thể đưa ra câu trả lời. Ở những câu hỏi khó, vẫn chưa có thông tin chính xác sau tất cả những nỗ lực của học sinh thì giáo viên sẽ là người sau cùng giải thích . - Giáo viên yêu cầu các nhóm khác đưa ra câu hỏi chất vấn, động viên học sinh trong nhóm khác phát biểu ý kiến hoặc chỉ định nếu cần thiết. - Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm, hoàn thiện nội dung kiến thức cần lĩnh hội, rút ra bài học kinh nghiệm. Bước 8: Đánh giá. - Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm. - Giáo viên có thể nhận xét về tinh thần, thái độ chuẩn bị của cả lớp và của số một cá nhân đặc biệt. - Giáo viên đánh giá, cho điểm. - Nhóm tự đánh giá. - Nhóm khác đánh giá. - Giáo viên tổng kết.. 1.8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.8.1. Một số vấn đề chung Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được thông tin cần thiết để đánh giá. Kiểm tra được xem là hình thức, phương tiện của đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để giúp chúng học tập ngày một tiến bộ hơn. Qui trình tổ chức kiểm tra đánh giá Xác định mục đích kiểm tra đánh giá: trình độ xuất phát, định hướng hoạt động dạy học, thành tích học tập của học sinh. Xác định nội dung cụ thể cần kiểm tra và đánh giá: + Kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức nào? Kỹ năng nào? + Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dạy học nào? + Các mục tiêu dạy học được cụ thể hóa thành những tiêu chí nào? Xác định biện pháp thu thập thông tin: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp vấn đáp. + Phương pháp trắc nghiệm khách quan. Xây dựng đề kiểm tra: + Xuất phát từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra. + Tiến hành kiểm tra. + Xem xét kết quả. + Kết luận đánh giá. + Công bố kết quả kiểm tra đánh giá,nhận xét. 1.8.2. Đổi mới mục tiêu dạy học Do sự thay đổi của mục tiêu dạy học nên dẫn đến phải đổi mới mục tiêu đánh giá như sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá sự áp dụng giao tiếp cơ bản và những kỹ năng vật lý vào những tình huống tương tự mà học sinh sẽ gặp trong cuộc đời. - Mục tiêu 2: Đánh giá sự áp dụng những nguyên lý, khái niệm về vật lý để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. - Mục tiêu 3: Đánh giá sự thể hiện được năng lực bản thân của học sinh. - Mục tiêu 4: Đánh giá sự thể hiện tinh thần trách nhiệm. - Mục tiêu 5: Đánh giá khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề. - Mục tiêu 6: Đánh giá khả năng biết kết hợp kiến thức các môn học. 1.8.3. Đổi mới hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra đa dạng hơn rất nhiều, ngoài những bài kiểm tra miệng, 15’, 1 tiết , giữa kỳ và cuối kỳ thì nhằm giúp việc học bớt căng thẳng cũng như nặng nề về áp lực thì ta có một số hình thức kiểm tra mới như: cho trình bày kết quả nhiệm vụ học tập, cho học sinh thảo luận và giáo viên quan sát đánh giá, kiểm tra trắc nghiệm, khảo sát dưới hình thức bày câu hỏi điều tra..., hơn thế nữa, không đơn thuần là giáo viên kiểm tra học sinh và có thể là học sinh kiểm tra học sinh, một nhóm học sinh theo dõi và nhận xét, kiểm tra một thành viên trong nhóm thậm chí là học sinh sự tự kiểm tra, nhận xét về bản thân của học sinh đó. (Thể hiện dưới hình thức tự báo cáo những phần việc mình đã làm và nhận xét). 1.8.4. Một số hình thức đánh giá hiệu quả việc dạy học thông qua hoạt động nhóm Giáo viên đánh giá học sinh + Quan sát học sinh. + Cho học sinh thực hiện các hoạt động trình bày vấn đề bằng nhiều cách khác nhau như nói, ghi bảng, vẽ hình, diễn giải các ý chính trong bài, tóm tắt ý chính, trọng tâm của bài học, của kiến thức đó. + Đặt câu hỏi, vấn đề cho học sinh thảo luận. Lưu ý là nếu giáo viên chỉ cho học sinh trả lời câu hỏi thì chưa chứng minh được học sinh đã hiểu hay chưa mà việc trả lời phải được thể hiện qua các hoạt động cụ thể. Học sinh đánh giá lẫn nhau Các thành viên trong một nhóm đánh giá hoạt động, ý kiến của nhau và các nhóm đánh giá lẫn nhau. Nhiệm vụ của giáo viên là tạo điều kiện và hướng dẫn các học sinh đánh giá lẫn nhau. Cụ thể là giáo viên cần nêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt cho bài thảo luận, nếu mỗi thành viên trong các nhóm hoặc mỗi nhóm đạt được tiêu chuẩn đã nêu thì bản thân học sinh đó và cả nhóm được điểm tốt. Ví dụ: Khi nhóm thuyết trình một vấn đề, giáo viên có thể cho các nhóm khác đánh giá bài thuyết trình theo bảng 1.5. Bảng 1.5. Bảng đánh giá bài thuyết trình của nhóm Tiêu chuẩn Nhận xét Điểm Nội dung thông tin. (40 điểm) Trình bày hấp dẫn, ngắn gọn, súc tích, dễ theo dõi. (20 điểm) Lôi kéo sự tham gia của người nghe trong quá trình thuyết trình. (20 điểm) Kích thích sự tò mò của người nghe. (20 điểm) Tổng điểm. Học sinh tự đánh giá Tự đánh giá bản thân là một hoạt động khá quan trọng. Khả năng tự đánh giá, giám sát bản thân thể hiện không chỉ năng lực tư duy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc của chính mình. Hoạt động tự đánh giá thể hiện hiện ở hai cấp độ: học sinh tự đánh giá học sinh và nhóm tự đánh giá nhóm. Bảng 1.6 là 1 mẫu phiếu tự đánh giá của nhóm. Bảng 1.6. Bảng tự đánh giá của nhóm Nhiệm vụ của nhóm là gì? Nhóm đã làm tốt điều gì? Nếu được làm lại, nhóm sẽ làm gì? Nhóm gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện công việc. Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá lại công việc của bản thân, của nhóm. Từ đó, nhóm sẽ rút kinh nghiệm cũng như bày tỏ những khó khăn của nhóm. * Như vậy, phối hợp sự đánh giá trên sẽ cho giáo viên một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của học sinh từ đó có những đánh giá xác đáng. Cần lưu ý là, không phải tất cả những hoạt động đánh giá trên đều được qui thành điểm, nhiều khi chỉ nhằm vào mục đích giúp các em nhận thức rõ công việc của mình, ưu điểm, nhược điểm của bản thân, của nhóm để khắc phục. Đó là mục đích giáo dục cao nhất mà hoạt động đánh giá cần đạt được. Chương 2 SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ VẬT LÝ TỰ CHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM 2.1. Chủ đề nâng cao “Gương cầu” Ở chương trình vật lý lớp 11, HS được học về thấu kính trong giờ học chính thức, theo sự phân phối chương trình của bộ giáo dục. Thấu kính là một dụng cụ quang học. Qua bài học đó HS sẽ biết khi muốn tìm hiểu về một dụng cụ quang học thì ta cần quang tâm đến những vấn đề nào? Những khía cạch nào? Với sự hiểu biết đó HS sẽ bắt đầu quan tâm đến những dụng cụ quang học khác. HS sẽ có thắc mắc liệu đường đi của các tia sáng qua các dụng cụ quang học khác nhau sẽ giống hay khác nhau? Ảnh tạo bởi các dụng cụ quang học khác nhau sẽ khác nhau như thế nào? Từ sự bắt đầu đó, ta có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý như sau: GV: Các em hãy nêu một số dụng cụ quang học mà các em đã biết. HS: Gương phẳng, lăng kính, thấu kính, gương cầu…. GV: Các em đã được tìm hiểu về cả mặt định tính và định lượng của những dụng cụ quang học nào ? HS: Gương phẳng, thấu kính, lăng kính. GV: Các em đã biết gì về gương cầu? HS: Cấu tạo, ứng dụng của gương cầu và ảnh tạo bởi gương cầu. GV: Đúng vậy, ở lớp 7 các em đã tìm hiểu về gương cầu nhưng chỉ về mặt định tính. Nay ta hãy tìm hiểu rõ hơn về gương cầu trên cả hai phương diện định tính và định lượng. Vậy để chọn một chủ đề tự chọn ta sẽ tìm hiểu về cái gì? HS: Chủ đề vật lý tự chọn là “Gương cầu” Chủ Đề Vật Lý Tự Chọn - Chủ Đề Nâng Cao GƯƠNG CẦU 2.1.1. Các Kiến Thức Cơ Bản Định Nghĩa Về Gương Cầu Gương cầu lõm là một phần của mặt cầu, thường có dạng là một chõm cầu, phản xạ được ánh sáng mà mặt phản xạ quay về phía tâm của mặt cầu. Gương cầu lồi là một phần của mặt cầu, thường có dạng là một chõm cầu, phản xạ được ánh sáng mà tâm của mặt cầu nằm phía sau gương. Đường đi của tia sáng đến gương cầu - Tia sáng đi tới gương cầu sẽ phản xạ tuân theo định luật phản xạ: + Tia phản xạ nằm trong một mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i). Ở đây, pháp tu yến là bán kính của mặt cầu, đường thẳng nối điểm giao nhau của tia tới với gương cầu và tâm gương. - Đường đi của một sáng đặc biệt: + Tia tới đi đến tâm gương cầu, thì tia sáng sẽ bị phản xạ ngược trở lại theo phương cũ. + Nếu tia tới đi đến đỉnh gương cầu thì sẽ cho tia phản xạ nằm đối xứng với tia tới qua trục chính. + Nếu tia tới song song trục chính của gương thì khi gặp gương, tia phản xạ sẽ đi qua tiêu điểm chính của gương. + Nếu tia tới qua tiêu điểm chính của gương thì khi gặp gương, tia phản xạ song song với trục chính. Vẽ ảnh của một vật qua gương Ảnh của vật qua gương là giao của hai tia phản xạ do hai tia tới đặc biệt tạo thành. Công thức của gương cầu d: khoảng cách từ vật đến gương. d > 0: vật thật. d < 0: vật ảo. d’: khoảng cách từ ảnh đến gương. d’ > 0: ảnh thật. d’ < 0: ảnh ảo. f: tiêu cự của gương. f > 0: gương cầu lõm. f < 0: gương cầu lồi. Ta có công thức tính độ phóng đại của ảnh tạo bởi gương cầu: d dk '  Ta có công thức xác định vị trí của ảnh: ' 111 ddf  2.1.2. Mục tiêu Mục tiêu thao tác ( kỹ năng) - Mục tiêu nắm vững hành vi: sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, khai thác mạng internet về các nội dung: + Cấu tạo của gương cầu. + Đường đi của tia sáng đến gương cầu. + Ảnh của một vật qua gương cầu. + Ứng dụng của gương cầu. - Mục tiêu chuyển tải hành vi: Bằng phương pháp suy luận tương tự, khái quát hoá, học sinh rút ra những thông tin khoa học, chính xác và từ đó đưa ra một cách trình bày những vấn đề liên quan đến gương cầu. - Mục tiêu biểu lộ hành vi: + Trình bày về chủ đề gương cầu bằng giấy hoặc powerpoint. + Thảo luận về các ứng dụng của gương cầu. + Thuyết trình trước lớp. Mục tiêu kiến thức(kết quả) - Mức độ nhận biết: + Mô tả được cấu tạo của gương cầu. + Kể ra đường đi của một số tia sáng đặc biệt đến gương cầu. + Thuật lại những ứng dụng của gương cầu. - Mức độ hiểu: Phân biệt được sự khác nhau của gương cầu lõm và gương cầu lồi khi cho chùm tia sáng song song đến gương cầu, từ đó giải thích sự ứng dụng của gương cầu. - Mức độ tổng hợp: Soạn thảo một bài thuyết trình về chủ đề gương cầu dưới hình thức giấy, bảng hoặc powerpoint. Mục tiêu tình cảm thái độ Học sinh phát huy tính tích cực trong học tập qua việc học sinh sốt sắng tham gia vào việc thu nhập thông tin. Kích thích sự trao đổi, thảo luận khi làm việc theo nhóm. Tạo điều cho HS khẳng định mình đồng thời có cơ hội học hỏi ở bạn bè. Tăng tính tự trọng và tình bạn. 2.1.3. Phương pháp Học tập thông qua hoạt động nhóm. 2.1.4. Hoạt động dạy và học Bước 1: Thời gian: 45phút Địa điểm: lớp Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu cơ bản khi tìm hiểu về chủ đề gương cầu là: - Cấu tạo của gương cầu. - Đường đi của tia sáng đến gương cầu. - Ảnh của một vật qua gương cầu. - Ứng dụng của gương cầu. Phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm. Vạch ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã giao. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Kết quả * Ngồi theo nhóm đã được chia, chuẩn bị giấy, bút và chọn ra người ghi chép cho nhóm. * Cùng nhau tìm hiểu về chủ đề gương cầu. +Cần tìm hiểu những khía cạnh nào của gương cầu? * Tương tự như khi tìm hiểu về thấu kính, mỗi thành viên trong nhóm có thể đề ra hai hoặc ba vấn đề cần tìm hiểu về gương cầu. * Thảo luận và đưa ra những ý sau: - Cấu tạo của gương cầu. - Các khái niệm của gương cầu. - Đường đi của các tia * Xem học sinh đã ngồi đúng chỗ chưa? Điều chỉnh khi có sự thay đổi. * Giao chủ đề cho nhóm: Hãy tìm hiểu về dụng cụ quang học gương cầu. GV gợi ý: nhóm hãy xác định cụ thể những vấn đề cần tìm hiểu về gương cầu. * Quan sát và ghi chép những học sinh đã đưa ra suy nghĩ của mình. Học sinh tự suy nghĩ, nhớ lại hay xem sách vật lý 11… * Hướng học sinh vào những vấn đề trọng tâm nhằm thoả mãn mục tiêu đã đặt ra. * Gv gợi ý một số nguồn thông tin: * Xác định tên chủ đề: GƯƠNG CẦU * Các yêu cầu cơ bản khi tìm hiểu về chủ đề gương cầu là: - Cấu tạo của gương cầu. - Đường đi của tia sáng đến gương cầu. - Ảnh của một vật qua gương cầu. - Ứng dụng của gương cầu. * Chủ đề được chia làm bốn mảng nhỏ, mỗi học sinh có thể đảm nhận một hoặc hai mảng trên để thu nhập tài liệu. sáng qua gương cầu. - Ảnh tạo bởi gương cầu. - Ứng dụng của gương cầu. * Xác định một số nguồn có thể thu thập thông tin: sách giáo khoa vật lý lớp 7, 11, 12 và khai thác internet. * Phân chia nhiệm vụ về nhà. * Trao đổi hình thức liên lạc: điện thoại lúc nào? gởi email lúc nào? * Báo cáo sự phân chia nhiệm vụ ( giấy) cho giáo viên. Các em đã từng học về gương cầu chưa? Ở lớp mấy? Ở lớp 12, các anh chị cũng vừa học xong về gương cầu nên các em có tìm được một số tài liệu ở sách 12. * Lưu ý: Nhắc nhở các em khi phân chia nhiệm vụ cần quan tâm đến nguyện vọng, khả năng, sở thích, sở trường của mỗi thành viên trong nhóm. * Báo cáo rõ phần việc của mỗi thành viên trong nhóm. Giáo viên và mỗi thành viên của nhóm hoàn thành bảng đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm. (Phụ lục) Bước 2 Thời gian: 1 tuần. Địa điểm: tự do. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Kết qủa *Mỗi thành viên trong nhóm thu thập dữ liệu về mảng kiến thức mà mình đảm nhận từ nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, sách bài tập, internet… * Trưởng nhóm báo cáo tình hình thực hiện của mỗi thành viên trong nhóm. * Quan sát đánh giá khả năng tự tìm tòi kiến thức của mỗi thành viên trong nhóm. * Gợi ý nguồn kiến thức: - sách giáo khoa 7, 11 mới, 12 cũ. - google -thuvienvatly.com -bachkim.com.vn Tài liệu có liên quan đến chủ đề. Học sinh tự báo cáo tình hình thực hiện của chính mình. ( Phụ lục) Bước 3 Thời gian: 1ngày. Địa điểm: tự do. Cả nhóm tập trung tại một nơi nào đó. Tập hợp tất cả các tư liệu về chủ đề mà nhóm đã tìm được. Nhóm thảo luận xem xét từng tư liệu, rút ra nội dung cần thiết cho chủ đề. Tranh luận về các vấn đề sau: + Tâm gương là điểm nào? + Đỉnh gương là điểm nào? + Gương cầu có trục chính, trục phụ, tiêu điểm như thấu kính không? + Làm thế nào vẽ ảnh của một vật qua gương cầu ? + Liệu công thức : ' 111 ddf  có đúng đối với gương cầu? + Dấu của từng đại lượng có gì khác không? Trưởng nhóm báo cáo tình hình thực hiện của nhóm và nêu những thắc mắc chưa được giải đáp.(Phụ lục) Bước 4 Thời gian: 1 ngày. Địa điểm: tự do. Mỗi học sinh hoàn thành mảng kiến thức mà mình được giao, báo cáo bằng giấy những nét cơ bản đồng thời nêu những thắc mắc mà mình chưa giải đáp. Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh để đánh giá sự tích cực và tự lực của học sinh thông qua việc học sinh đó có tranh luận, hỏi các học sinh khác nhóm, hỏi giáo viên….Mỗi thành viên tự lực tìm hiểu. Học sinh tự báo cáo tình hình thực hiện của chính mình. (Phụ lục) Bước 5 Thời gian: 45 phút Địa điểm: phòng bộ môn Mục tiêu: Bằng phương pháp suy luận tương tự, khái quát hoá, học sinh rút ra những thông tin khoa học, chính xác từ những tài liệu đã thu thập và từ đó đưa ra một cách trình bày những vấn đề liên quan đến gương cầu. - Cấu tạo của gương cầu. - Đường đi của tia sáng đến gương cầu. - Ảnh của một vật qua gương cầu. - Ứng dụng của gương cầu. Kích thích sự trao đổi, thảo luận khi làm việc theo nhóm. Tạo điều cho HS khẳng định mình đồng thời có cơ hội học hỏi ở bạn bè. Phân chia công việc cho mỗi thành viên trong nhóm. Vạch ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã giao. Dự kiến các hoạt động và kết quả. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Kết quả * Ngồi theo nhóm đã được chia, chuẩn bị giấy, bút và chọn ra người ghi chép cho nhóm. * Mỗi thành viên trong nhóm mang phần tài liệu mà mình tìm được cho cả nhóm cùng xem. * Xem HS đã ngồi đúng chỗ chưa? Điều chỉnh khi có sự thay đổi. * Xem và ghi nhận sự hoàn thành nhiệm vụ ở nhà của mỗi thành viên trong nhóm và của nhóm. * Ghi nhận những HS nào hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc tìm được những tư liệu khác hay hơn. 1. CẤU TẠO CỦA GƯƠNG CẦU * Từ nguồn tư liệu đã có, chọn ra những thông tin liên quan đến cấu tạo của gương cầu. * Theo sự gợi ý của giáo viên, học sinh thảo luận và cả nhóm đưa ra những * Với nguồn tư liệu khá phong phú mà các em đã tìm được, các em hãy bắt đầu với việc tìm hiểu cấu tạo của gương cầu. * Hướng dẫn học sinh chọn lọc thông tin chính xác. Nhằm giúp học sinh hiểu * Có hai loại gương cầu : gương cầu lõm và gương cầu lồi. + Gương cầu lõm là một phần của mặt cầu, thường có dạng là một chõm cầu, phản xạ được ánh sáng mà mặt phản xạ quay về phía tâm của mặt thông tin chính xác về cấu tạo của gương cầu và phân biệt được sự khác nhau giữa gương cầu lõm và gương cầu lồi. + Hai loại. +Tâm của gương cầu lõm nằm trước gương. +Tâm của gương cầu lồi nằm sau gương. hơn về cấu tạo của gương cầu, giáo viên có một số câu hỏi gợi sau: +Gương cầu được phân làm mấy loại? +Tâm của gương cầu lõm nằm ở vị trí nào ? +Tâm của gương cầu lồi nằm ở vị trí nào ? cầu. + Gương cầu lồi là gương cầu có tâm nằm sau gương. 2. ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG ĐẾN GƯƠNG CẦU: * Từ nguồn tư liệu đã có, chọn ra những thông tin liên quan đến các tia sáng đi đến gương cầu. + C là tâm gương, tia tới đi đến tâm gương cầu, thì tia sáng sẽ bị phản xạ ngược trở lại theo phương cũ. + O là đỉnh gương, nếu tia tới đi đến đỉnh gương cầu thì sẽ cho tia phản xạ nằm đối xứng với tia tới qua trục chính. * Từ tài liệu đã có, các em hãy nêu một số đường đi của tia sáng khi đến gương cầu. + C là gì của gương cầu? Tia tới đi qua C thì tia phản xạ như thế nào ? + O là gì của gương cầu? tia tới đi qua O thì tia phản xạ như thế nào? * Đường đi của một số tia sáng đặc biệt: Hình 1. Đường đi của tia sáng qua quang tâm của gương cầu lõm. +F là tiêu điểm chính của gương, nếu tia tới qua F thì sẽ cho tia phản xạ song song với trục chính. + Trục chính là đường nối đỉnh và tâm gương. Nếu tia tới song song trục chính của gương thì tia phản xạ sẽ đi qua tiêu điểm chính của gương. * Học sinh có thể liệt kê một số đường đi của tia sáng đặt biệt khi đến gương cầu mà không nhận thấy qui luật chung của những tia sáng đó. Do đó sẽ có thắc mắc liệu có thể vẽ đường đi của một tia sáng bất kỳ đến gương cầu không? - Theo gợi ý của giáo viên, cả nhóm thảo luận và nhận xét đặc trưng của tia sáng khi đến gương cầu +Vậy đường đi của tia sáng đến gương cầu tuân theo định luật ánh sáng phản xạ ánh sáng. + F là gì của gương cầu? tia tới đi qua F thì tia phản xạ như thế nào? + Trục chính là đường nào? Nếu tia tới song song trục chính của gương thì tia phản xạ sẽ đi như thế nào? * Nhằm giúp học sinh rút ra kết luận chung về đường đi của tia sáng đến gương cầu, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi sau: + Hãy vẽ bán kính của mặt cầu bằng cách nối điểm gặp nhau của tia tới và gương cầu với tâm gương. + So sánh góc tạo bởi bán kính đó và tia tới với góc tạo bởi bán kính và tia phản xạ. +Vậy đường đi của tia sáng đến gương cầu tuân theo định luật ánh sáng nào? Hình 2. Đường đi của tia sáng qua quang tâm của gương cầu lồi. Hình 3. Đường đi của tia sáng qua đỉnh của gương cầu lõm. Hình 4. Đường đi của tia sáng qua đỉnh của gương cầu lồi. +Tia phản xạ nằm trong một mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. +Góc phản xạ bằng góc tới: (i’ = i). +Pháp tuyến là bán kính của mặt cầu, đường thẳng nối điểm giao nhau của tia tới với gương cầu và tâm gương. * Tìm hiểu thêm các khái niệm: trục phụ, tiêu điểm phụ. Hình 8. Trục phụ, tiêu điểm phụ của gương cầu lõm. +Định luật ánh sáng phản xạ ánh sáng được phất biểu như thế nào? +Pháp tuyến là đường nào? * Gợi ý: + Muốn xác định tiêu điểm chính của gương cầu ta làm như thế nào? + Tia sáng đi qua điểm nào của gương cầu thì cho tia phản xạ trùng với nó? + Ta có tiêu điểm chính vậy có không tiêu điểm phụ? + Hãy vẽ trục phụ của gương cầu. Hình 5. Đường đi của tia sáng qua song song với trục chính của gương cầu lõm. Hình 6. Đường đi của tia sáng qua song song với trục chính của gương cầu lồi. Hình 7. Đường đi của tia sáng qua tiêu điểm chính của gương cầu lõm. Hình 10. Trục phụ, tiêu điểm phụ của gương cầu lõm. Hình 9. Đường đi của tia sáng qua tiêu điểm chính của gương cầu lồi. 3. ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA GƯƠNG CẦU * Chúng ta đã biết đường đi của tia sáng khi đến gương cầu. Vậy ảnh tạo bởi vật qua gương cầu sẽ như thế nào? * Cả nhóm xem tài liệu và thảo luận xem ảnh của vật qua gương cầu sẽ như thế nào. Thảo luận và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. * Từ vật, ta vẽ hai tia tới đặc biệt đến gương cầu. Ảnh sẽ là điểm giao nhau của hai tia phản xạ cho bởi hai tia tới trên. * Học sinh có thể liệt kê tính chất của ảnh qua gương cầu nhưng chưa chính thức vẽ ảnh trong từng trường hợp cụ thể cũng nhưng không đưa ra một dạng tổng quát. Vì vậy giáo viên sẽ đặt một số câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu hơn và thực hiện các thao tác vẽ ảnh. * Muốn vẽ ảnh của một vật qua một dụng cụ quang học ta cần phải làm gì ? * Tính chất ảnh của vật qua gương cầu: - Gương cầu lõm: + Vật thật ở ngoài tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều vật. Hình 11. Ảnh của vật nằm ngoài tiêu cự qua gương cầu lõm. + Ảnh thật. (nằm trước gương) + Ảnh ảo. (nằm sau gương) * Mỗi thành viên trong nhóm vẽ một trường hợp sau đó cả nhóm tập hợp và đưa ra bảng thống kê tính chất của ảnh tạo bởi vật ở những vị trí khác nhau so với gương cầu. * Các thành viên giúp đỡ nhau để mỗi thành viên đều có thể vẽ xong phần việc của mình. * Nhóm sau khi thống kê các trường hợp sẽ xuất hiện một số thắc mắc sau: + Trường hợp vật thật ở ngoài tiêu cự của gương cầu lõm ta có thể kết luận gì về độ lớn của vật ? Có thể chia ra 2 trường hợp khoảng cách giữa vật và gương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH036.pdf
Tài liệu liên quan