Luận văn Phát triển bền vững kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Lời Cam Đoan . i

Lời Cảm Ơn . ii

Tóm Lược Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Kinh Tế . iii

Danh Mục Các Chữ Viết Tắt . iv

Danh Mục Các Bảng .v

Mục Lục . vii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3

5. Phương pháp nghiên cứu. 4

6. Kết cấu đề tài. 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG KINH TẾ TRANG TRẠI .6

1.1. Lý luận chung về phát triển kinh tế trang trại. 6

1.1.1. Quan niệm trang trại và kinh tế trang trại . 6

1.1.3. Đặc trưng, xu hướng phát triển kinh tế trang trại . 17

1.2. Phát triển bền vững kinh tế trang trại. 22

1.2.1. Quan niệm về phát triển bền vững. 22

1.2.2. Tính cấp thiết phát triển bền vững kinh tế trang trại. 25

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững kinh tế trang trại . 30

1.3.1. Nhóm các nhân tố vi mô . 30

1.3.2. Nhóm các nhân tố vĩ mô . 31

1.4. Một số kinh nghiệm phát triển bền vững kinh tế trang trại . 36

1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới . 36

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững kinh tế trang trại của một số địa

phương trong nước. 38

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở

HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN .43

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 43

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 43

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn . 48

2.2. Khảo sát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An . 52

2.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn.. 52

2.2.2. Đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở phát triển bềnvững. 54

2.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường. 67

2.3. Đánh giá chung . 69

2.3.1. Những kết quả đạt được. 69

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân phát triển kinh tế trang trại thiếu bềnvững. 72

Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN.76

3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển bền vững kinh tế

trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 76

3.1.1. Quan điểm phát triển bền vững kinh tế trang trại . 76

3.1.2. Phương hướng phát triển bền vững kinh tế trang trại ở huyện Nam

Đàn, tỉnh Nghệ An . 77

3.1.3. Mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trang trại của huyện Nam

Đàn, tỉnh Nghệ An . 79

3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế trang trại ở

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 80

3.2.1. Tiếp tục điều chỉnh và sử dụng quỹ đất có hiệu quả. 80

3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn. 83

3.2.4. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. 84

3.2.5. Đào tạo kỹ năng kinh doanh cho chủ trang trại . 86

3.2.6. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cho trang

trại. 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .90

1. Kết luận . 90

2. Kiến nghị. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .95

PHỤ LỤC.97

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bền vững kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào tạo kỹ năng cho chủ trang trại: Chủ trang trại là người lãnh đạo, đứng đầu trang trại nên phải hiểu thế nào là kinh doanh; sản xuất kinh doanh; quản trị kinh doanh; kế toán; kiểm toán; thông tin thị trườngtừ đó chủ trang trại mới đề ra cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện vốn, đất đai, tình hình sản xuất của trang trại mình. Mặt khác, chủ trang trại phải là người có ý thức bảo vệ môi trường, để cho trang trại phát triển ngày càng bền vững hơn - Tăng cường liên kết kinh tế trong phát triển KTTT: + Liên kết chủ trang trại với chủ doanh nghiệp chế biến + Liên kết chủ trang trại với nhà nước + Liên kết giữa các chủ trang trại trong vùng + Liên kết chủ trang trại với các nhà khoa học - Để KTTT PTBV cần tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng công tác xóa đói, giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 42 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN NAM ĐÀN ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Nam Đàn là huyện nằm cạnh kề thành phố Vinh, có tổng diện tích đất tự nhiên là 29399,38 ha. Và nằm trong tọa độ từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến 105031’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương. - Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Tây giáp huyện Thanh Chương. - Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên. Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua (QL 46, QL 15A, TL 539, TL 540), là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, văn hóa để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. 2.1.1.2. Địa hình Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Địa hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi. - Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Địa hình đồi núi: + Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung bình khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. + Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc >250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng. 2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Nam Đàn có 13 loại đất được chia thành 5 nhóm như sau: + Nhóm cát thô ven sông: có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố rãi rác ở các xã ven sông Lam. + Nhóm đất phù sa : Nhóm đất phù sa phân bố ở các xã phía Nam của huyện và được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông Lam, có phản ứng trung tính đến ít chua, thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng Ngô. Nhóm đất phù sa có diện tích 10.282 ha chiếm 34,84% diện tích toàn huyện. + Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 2.485ha, chiếm 8,41% diện tích toàn huyện. Nhóm đất này do bị rửa trôi nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 29418 100 A Đất nông nghiệp 13186 44,82 B Đất lâm nghiệp 7222 24,55 C Đất chuyên dùng 3336 11,34 D Đất ở 797 2,71 E Đất chưa sử dụng 2549 8,66 ( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn 2010 ) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 + Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích toàn huyện. Phù hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ. + Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112ha, chủ yếu sử dụng cấy 1 vụ lúa. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 29418 ha được phân bổ không đều trong 24 xã và thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là Khánh Sơn 3117 ha và nhỏ nhất là Thị Trấn 197 ha. Toàn huyện có 13186 ha diện tích đất nông nghiệp chiếm 44,82% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất Lâm nghiệp của huyện là 7222 ha, chiếm 24,55% đất tự nhiên. Năm 2010 huyện đã trồng thêm được 230 ha rừng tập trung và rừng bổ sung chủ yếu là thông và bạch đàn. * Tài nguyên Nước + Nước mặt Nguồn nước mặt chủ yếu gồm hệ thống sông ngòi và hồ đập. Sông Lam chảy qua địa phận Nam Đàn với chiều dài 16km, diện tích lưu vực là 23.000km2, nguồn nước dồi dào và chất lượng tốt, được dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Lưu lượng dòng chảy bình quân trong năm là 21,9 l/s.km2, phân bố không đều. Tháng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 9, thường gấp 5 - 6 lần lưu lượng trung bình trong năm. Vào mùa kiệt, mực nước tại cống Ba ra Nam Đàn là + 1,05m. Ngoài ra trong huyện còn có 2 con kênh lớn là kênh thấp (sông Đào) và kênh Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm. Trên địa bàn huyện Nam Đàn có trên 40 hồ đập lớn, nhỏ với trữ lượng hơn 19 triệu m3, trong đó có những hồ có trữ lượng khá lớn như: Tràng Đen, Thủng Pheo (Nam Hưng); Cửa Ông (Nam Nghĩa); Đá Hàn, Rào Băng, Hủng Cốc (Nam Thanh); Thanh Thủy (Vân Diên); Ba Khe (Nam Lộc); Hao Hao, Vực Mấu (Khánh Sơn); Hồ Thành (Nam Kim). Các hồ, đập này ngoài giá trị cao về mặt kinh tế (nuôi trồng thủy sản, cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu) còn có vai trò cực kì quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng các khu nghỉ mát và điều dưỡng (một hướng phát triển kinh tế trọng điểm của huyện cho đến năm 2020). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 + Nước ngầm: Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất 4 (năm 1995), Nam Đàn nằm trong phức hệ chứa nước vỉa, lổ hổng, vỉa khe núi các trầm tích lục nguyên xen phun trào Trias, trữ lượng nước ngầm ở vào mức trung bình. Độ sâu bình quân 8- 12m, vùng đồi núi có nơi đến hơn 20m. Theo “báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An năm 2007”, huyện Nam Đàn thuộc khu vực thuần nông, việc cấp nước sinh hoạt được lấy chủ yếu từ sông Lam và giếng đào nên trữ lượng nước ngầm còn rất dồi dào, hầu như chưa bị khai thác. Do hệ thống nước mặt cũng chưa bị ô nhiễm đáng kể nên chất lượng nước ngầm của Nam Đàn tốt. * Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009, Nam Đàn hiện có 7.816,83 ha đất Lâm nghiệp, chiếm 26,58% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: đất rừng sản xuất là 3.621,41ha; rừng phòng hộ là 3.663,32 ha; rừng đặc dụng là 532,10 ha, gồm 2 khu: khu lăng mộ thân mẫu Chủ Tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi Chung được nhà nước đầu tư, tôn tạo và bảo vệ với chủng loại cây rừng phong phú. Rừng Nam Đàn chủ yếu là thông nhựa, tập trung chính ở chân núi Đại Huệ và dãy núi Thiên Nhẫn. Rừng Nam Đàn cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng hộ môi trường và tạo cảnh quan cho các di tích lịch sử văn hóa. Cùng với các hồ đập dọc các chân núi, rừng đã tạo nên nhiều ảnh quan đẹp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. * Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nam Đàn không nhiều kể cả về chủng loại và trữ lượng. Gồm các loại khoáng sản sau: - Đất sét làm vật liệu xây dựng: Có hầu hết ở các xã, tuy nhiên tập trung nhiều ở Nam Thái, Nam Kim, Nam Giang, Nam Lĩnh, Khánh Sơn. - Cát vàng: Tập trung chủ yếu dọc sông Lam. - Đá xây dựng: có trữ lượng khá lớn, tập trung chủ yếu ở dãy núi Đại Huệ. Tuy nhiên do môi trường sinh thái nên việc khai thác hạn chế, chỉ cho phép khai thác tại một số điểm của Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Hưng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 - Quặng sắt, mangan: Nam Đàn còn có các mỏ sắt, mangan ở dãy núi Thiên Nhẫn (Nam Tân, Nam Lộc, Khánh Sơn, Nam Kim) tuy nhiên trữ lượng ít, hàm lượng thấp. * Tài nguyên sinh vật Nam Đàn có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú, ngoài các loại cây trồng truyền thống, như: Lúa, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, các loại cây ăn quả: Hồng, chanh, nhãn, vải, xoài, chuối, cam, quýt... Đặc biệt ở huyện Nam Đàn có diện tích đất lâm nghiệp 7.816,83 ha với nhiều cây rừng có nguồn gen quý, như: Thông, trám, keo,... * Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường Nam Đàn có cảnh quan môi trường rất đẹp, nên thơ. Đặc biệt trên địa bàn huyện có khu du di tích Kim Liên thuộc xã Kim Liên, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lịch sử được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đó là: Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, Mộ Lê Hồng Sơn và Đền Tán Sơn xã Xuân Hòa, Mộ và Đền thờ Mai Hắc Đế ở thị trấn và xã Vân Diên, Đền thờ Nhạn Pháp ở xã Hồng Long, Đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn, Đình Trung Cần, Mộ Tống Tất Thắng ở xã Nam Trung, Mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở Nam Kim, Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn, tạo nên một quần thể du lịch rất có giá trị. Do vậy Nam Đàn được coi là trọng điểm du lịch của tỉnh Nghệ An. Từ những đặc điểm tự nhiên của huyện Nam Đàn có thể thấy, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình kinh tế trang trại: - Nam Đàn là huyện năm cạnh kề trung tâm thành phố nên thuận lợi trong việc trao đổi, giao lưu hàng hóa, tiếp cận các ứng dụng khoa học kỹ thuật dễ dàng - Do địa hình Nam Đàn chủ yếu là đồng bằng và đồi núi, nên thích hợp hình thành nhiều loại hình trang trại như: Trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, mô hình nông lâm kết hợp hay VACR - Tài nguyên của huyện cũng tạo điều kiện cho KTTT phát triển ngày càng bền vững hơn, với hệ thống sông, suối, hồ, đập nhiều đã tạo điều kiện cho trang trại lấy nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất Bên cạnh những thuận lợi đó, điều kiện tự nhiên của huyện ảnh hưởng đến phát triển KTTT như: Do điều kiện tự nhiên của huyện phân bố không đều nên quy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 mô TT của huyện nhỏ từ 2 – 5 ha; từ đó cũng khó khăn cho việc ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất; làm cho hiệu quả sản xuất không cao. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn 2.1.2.1. Dân số Theo số liệu thống kê đến ngày 31-12-2010, thì dân số Nam Đàn là 150736 người, với 39319 hộ, quy mô hộ là 3,8 người/hộ. Trong đó nam giới chiếm 49,44 %, nữ giới chiếm 50.56 %, người dân Nam Đàn thuần nhất đó là dân tộc Kinh. Dân số thành thị là 6542 người, chiếm 4,34%, dân số nông thôn là 144194 người, chiếm 95,66 %. Hiện nay toàn huyện có 3859 hộ tham gia hoạt động tư thương và dịch vụ tư nhân với tổng số lao động là 4632 lao động [19]. Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện năm 2010 là 6 %, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên. Nếu so sánh từ năm 2005 đến năm 2010, tỷ lệ tăng dân số mỗi năm giảm 0,44%. Theo đánh giá của Ủy ban dân số tỉnh Nghệ An, thì Nam Đàn là một trong những huyện làm tốt nhất công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trong tỉnh. 2.1.2.2. Lao động và việc làm Theo số liệu thống kê đến ngày 01/07/2010 của phòng Thống kê thì toàn huyện Nam Đàn có 109434 lao động (chiếm 72,6 % dân số).Trong đó: - Số lao động hoạt động kinh tế là 86765 người (lao động có việc làm là 85779 người, chiếm 98,86%; lao động không có việc làm 986 người chiếm 1,14 %). - Lao động không hoạt động kinh tế là 22669 người, chiếm 20,71 % tổng lao động (chủ yếu là nội trợ, đi học, không có khả năng lao động, không có nhu cầu làm việc). Với 85779 lao động có việc làm hoạt động kinh tế được phân theo các ngành như sau: có 59402 lao động làm trong ngành nông - lâm - thủy sản, chiếm 69,25 %; ngành công nghiệp 3481 người, chiếm 4,05%; ngành dịch vụ thương mại có 4526 người, chiếm 5,28 %; xây dựng vận tải có 3321 lao động, chiếm 3,87 %; lĩnh vực khác (y tế, giáo dục, ) có 15049 lao động, chiếm 17,55%. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn là 79,03% [19]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2.1.2.3. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của một địa phương là điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của sản xuất vì thế mà không những được sự quan tâm của nhà nước và của tỉnh. Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển. - Thủy lợi: Trong nông nghiệp gắn liền với tưới, tiêu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất phát triển ổn định. Hệ thống thủy lợi ở Nam Đàn được đầu tư khá lớn và góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích canh tác và phòng chống lũ lụt. Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 85 trạm bơm truyền và hơn 400 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích tưới theo thiết kế trên 9643 ha, bảo đảm tưới chủ động cho 71% diện tích cây hàng năm, tiêu chủ động 69% diện tích cây hàng năm - Giao thông nông thôn: Được phân bố rải đều trên khắp lãnh thổ huyện gồm có đường bộ và đường thủy. Tổng chiều dài các tuyến đường ô tô trên địa bàn huyện là 433km đường cứng trong đó có 133,5km đường nhựa, hiện nay, đang dần bê tông hóa tất cả các tuyến đường trong nông thôn. Hệ thống đường giao thông phân bố đều đến các xã trong huyện, thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài huyện. Các tuyến đường trong huyện được xây dựng khang trang và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, vận chuyển vật tư, cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Hệ thống điện: Nam Đàn có mạng lưới điện đến tất cả các xã, với 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong huyện dòng điện đã đến tận 23 xã và 1 thị trấn với 32500 hộ dùng điện. Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ sinh hoạt, cần xây dựng mới và cải tạo một số đường dây 35 KV và xây dựng thêm một số trạm biến áp. Hơn nữa để công tác quản lý điện có hiệu quả, đảm bảo lưới điện sau khi đầu tư được sử dụng đúng với mục đích cần phải có sự chỉ đạo và nâng cao trình độ quản lý điện ngay tại địa phương. 2.1.2.4. Giáo dục – Đào tạo Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên ngành giáo dục huyện đã thu được nhiều kết quả khá: 100% các xã có Hội khuyến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 học, thành lập được 23 Trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ là 37,7%, số cháu vào mẫu giáo là 86%, số cháu 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99%, học sinh tiểu học 99%, học sinh trung học cơ sở 98%, 24/24 xã có trường mầm non và tiểu học, 21/24 xã có trường trung học cơ sở và toàn huyện có 5 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm GDTX. Năm 2009, đã xây dựng trường THCS năng khiếu Đặng Chính Kỷ tách khỏi trường THCS Vân Diên. Nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào công tác giảng dạy, tổ chức bồi dưỡng chính trị hè, tập huấn chương trình giảng dạy bằng giáo án điện tử cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học nên chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học 99,9%; trung học cơ sở 99,4%; trung học phổ thông 98,6%. Có 25 trường đạt chuẩn quốc gia. Với bề dày của huyện về truyền thống GD – ĐT, tạo điều kiện cho huyện trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố khách quan tác động, cản trở trong lĩnh vực này. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 2.1.2.5. Y tế Trong những năm qua công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện đã đạt đựơc những kết quả quan trọng. Hệ thống khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Quỹ đất dành cho ngành y tế của huyện Nam Đàn năm 2010 là 12,5 ha, gồm: 1 bệnh viện huyện với 120 giường bệnh, 1 phòng khám khu vực với 20 giường bệnh, 24 trạm y tế xã với 120 giường bệnh. Bệnh viện huyện có 44 bác sỹ, trong đó có 12 bác sỹ chuyện khoa; có 64 y sỹ, 106 y tá nữ hộ sinh, 1 dược sỹ chuyện khoa cấp 1-2, 7 dược sỹ trung học, 3 dược tá [19]. Dịch vụ y tế được mở rộng và phát triển đa dạng, có chất lượng, tỷ lệ người dân được chăm sóc y tế ngày càng tăng, bệnh viện huyện bước đầu đã phát huy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong chuẩn đoán, điều trị bệnh. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tích cực và chủ động, nên nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.1.2.6. Văn hóa, thông tin, thể thao Các hoạt động văn hoá của huyện phát triển mạnh mẽ, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần bài trừ tệ nạn xã hội. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử, lễ hội được duy trì, chấp hành đúng chế độ quy định. Các loại hình nghệ thuật truyền thống đã và đang được khôi phục phát triển. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích danh thắng được xếp hạng quốc gia như: Khu di tích Kim Liên quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mộ cụ Hoàng Thị Loan thân mẫu Bác Hồ, mộ và đền thờ vua Mai Hắc Đế, đình Hoành Sơn. Cùng với những di tích đó là các lễ hội được tổ chức hàng năm. Đáng chú ý nhất là lễ hội làng Sen vào dịp 19/05 kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đó là liên hoan tiếng hát làng Sen. Những hoạt động này diễn ra hàng năm và thu hút được đông đảo sự quan tâm chú ý của nhân dân trên địa bàn huyện, cũng như của cả nước. Bên cạnh đó thì lễ hội vua Mai Hắc Đế được tổ chức vào 14/1 (âm lịch) dịp tết cũng tạo được sự quan tâm của nhân dân. Đài phát thanh, truyền hình được nâng cấp, tăng kênh phát và diện phủ sóng có nhiều chương trình thiết thực phụ vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện, 24 xã đã xây dựng được đài truyền thanh cơ sở. Về thể dục, thể thao huyện đã trích quỹ đất dành cho lĩnh vực thể dục thể thao của huyện là 89,24 ha, các xã đều có đất dành cho thể dục thể thao, các sân vận động và sân bóng chuyền. Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều phong trào thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, kêu gọi được sự tham gia nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn huyện. Vào dịp tết đó là lễ hội vật vua Mai Hắc Đế, lễ hội đua thuyền trên sông Lam. Trong năm huyện cũng tổ chức các phong trào thể thao như giải bóng đá thanh niên và học sinh huyện, phong trào hội khỏe phù đổng hàng năm cũng được tổ chức. Bên cạnh đó tại các xã hàng năm cũng tổ chức các phong trào thể thao như đá bóng thiếu niên - nhi đồng. 2.1.2.7. Sự phát triển của hệ thống thị trường Cùng với sự phát triển của hệ thống thị trường, huyện Nam Đàn là địa bàn có dân số đông, với quy mô 23 xã và 1 thị trấn nên nhu cầu tiêu dùng của người dân rất lớn. Do vậy, hiện nay trên địa bàn Nam Đàn đã xây dựng được hệ thống chợ ở hầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 hết các xã, và 1 chợ lớn của huyện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Mặt khác, Nam Đàn là một huyện giáp với trung tâm thành phố Vinh, nên điều kiện đi lại, trao đổi hàng hóa rất thuận tiện, do đó thu hút được rất nhiều nhà đầu tư vào đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật. Từ đó mà hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển nhanh, trên địa bàn huyện có 3 ngân hàng: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, ngân hàng công thương, ngân hàng chính sách và 6 tổ chức tín dụng của các xã Xuân Hòa, Vân Diên, Nam Trung, Nam Cát, Nam Anh, Nam Thanh; giúp cho nhân dân trong huyện dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người dân. Qua khảo sát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn, có thể thấy nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bền vững KTTT của huyện: - Nam Đàn là huyện có mật độ dân số đông, tỷ lệ lao động làm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp lớn; giáo dục, y tế được huyện quan tâm và đầu tư. Đây là điều kiện cần để KTTT PTBV; vì tạo ra nguồn lao động có trình độ cao, sức khỏe của lao động được chăm sóc đảm bảo đủ sức khỏe để sản xuất. - Cơ sở hạ tầng của Nam Đàn được đầu tư đầu đủ, với hệ thống thủy lợi kiên cố, giao thông nông thôn được xây dựng khang trang thuận lợi cho hoạt động sản xuất, vận chuyển vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho trang trại. Hệ thống điện được phân bố đều khắp các xã, tạo thuận lợi để trang trại sử dụng tưới tiêu và sưởi ấm vật nuôi. - Với hệ thống ngân hàng và tín dụng rộng khắp, tạo điều kiện cho chủ trang trại huy động vốn để phát triển sản xuất KTTT. 2.2. Khảo sát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn. Huyện Nam Đàn chia thành 23 xã và 1 thị trấn. KTTT được hình thành ở hầu hết các xã, chỉ trừ Thị trấn Nam Đàn. Mô hình KTTT ở huyện còn nhỏ lẻ và manh mún, hoạt động sản xuất chủ yếu thiên về tự phát chưa có kế hoạch cụ thể, sản xuất chưa gắn với thị trường. Nên các mô hình KTTT tại huyện Nam Đàn chưa đem lại lợi ích rõ rệt về mặt kinh tế cũng như xã hội. Nhìn nhận được vấn đề cấp thiết đó, tổ chức lãnh đạo địa phương đã có sự tổ chức hoạt động sản xuất trong nông nghiệp có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 tổ chức và được ủng hộ như: vay vốn, kỹ thuậtnên trong những năm gần đây hoạt động sản xuất từ các trang trại trong nông nghiệp đã có bước phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng.. Hiện nay, toàn huyện có 801 TT, số TT đạt chuẩn 478 TT, chiếm 59,7%. Trong đó số TT đạt chuẩn cả hai tiêu chí là 107 TT, chiếm 13%, chỉ đạt tiêu chí về doanh thu 337 TT, chiếm 42%, đạt tiêu chí về diện tích 34 trang trại, chiếm 4%. Số TT có diện tích dưới 2500 m2 là 101 TT, chiếm 12,6%. Bao gồm các loại hình chủ yếu. - Trang trại Lợn – cá – gia cầm: 142 trang trại, chiếm 17,7% - Trang trại Lúa – cá – gia cầm: 140 trang trại, chiếm 17,5% - Trang trại Lợn – cá: 107 trang trại, chiếm 13,4 % - Trang trại Lợn – cá – baba: 14 trang trại, chiếm 1,7 % - Trang trại Lợn – cá – cây ăn quả: 40 trang trại, chiếm 4,99 % - Trang trại chuyên nuôi trâu bò: 41 trang trại, chiếm 5,1 % - Trang trại cây lâm nghiệp: 54 trang trại, chiếm 6,9 % - Trang trại chuyên nuôi trồng thủy sản: 126 trang trại, chiếm 15,7% - Các loại hình khác: 71 trang trại, chiếm 8,86 % Như vậy, trên địa bàn huyện có 303 trang trại chăn nuôi tổng hợp mà lợn là vật nuôi chủ lực, chiếm 37,8%. Đây cũng là loại hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả kinh tế cao và ổn định [21]. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích giao đất, giao rừng để lập TT nhưng số lượng TT Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn đó là do chính sách cho công nhân bảo vệ và khoanh nuôi vùng còn nhiều bất cập, như chi phí bảo vệ chưa thỏa đáng và việc cấp giấy quyền sử dụng đất còn chậm, làm cho chủ TT chưa yên tâm. Mặt khác, do KTTT được phát triển từ kinh tế hộ nông dân nên nhiều gia đình quản lý sản xuất trên diện tích lớn không hiệu quả. Nhiều chủ TT trình độ năng lực quản lý còn thấp, sản xuất kém hiệu quả cũng làm cho sự hình thành TT Lâm nghiệp còn chậm. Mô hình kinh doanh tổng hợp là mô hình trang trại sản xuất theo hướng chăn nuôi kết hợp với trồng trọt nên khá phù hợp với điều kiện kinh tế hộ tiến lên KTTT, nhất là ở vùng bán sơn địa như huyện Nam Đàn. Trong những năm qua, KTTT trên địa bàn huyện phát triển nhất vẫn là mô hình trang trại Chăn nuôi , chủ yếu là chăn nuôi bò thịt, bò laisin, lợn, dê, cá, và cả ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 trang trại chăn nuôi gia cầm như gà siêu đẻ, vịt. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến các trang trại chăn nuôi như dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở bòđe dọa đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện. 2.2.2. Đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở phát triển bền vững 2.2.2.1. Đặc điểm của chủ trang trại Qua điều tra thực tế ở 40 trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn cho thấy. Thành phần xã hội của chủ TT khá đa dạng nhưng phần đông là nông dân (25 người chiếm 62,5 %) tiếp đến là cán bộ hưu trí (7 người chiếm 17,5%), cán bộ cấp xã, thôn (5 người chiếm 12,5%), còn lại là thành phần khác (3 người chiếm 7,5%). Trong số 40 trang trại điều tra có 2 người là nữ chiếm 5%, còn lại là nam giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chủ TT trực tiếp điều hành sản xuất và xử lý các vấn đề liên quan đến đầu vào, đầu ra của các quá trình sản xuất, chủ TT là người có sức khỏe, có kinh nghiệm, có khả năng thích nghi tốt, có như vậy mới xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất của TT. Độ tuổi của các chủ trang trại từ 30 – 60 tuổi, trong đó từ 30 – 50 là 27 người chiếm 67,5%, từ 50 – 60 là 13 người chiếm 32,5%. Bảng 2.2: Trình độ và độ tuổi của các chủ trang trại ĐVT: Người Loại hình TT SốTT Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Độ tuổi Cấp I Cấp II Cấp III Sơ cấp Trung cấp CĐ- ĐH 30- 50 50- 60 1. cây lâu năm 5 - 3 2 1 - - 3 2 2. Lâm Nghiệp 2 1 - 1 1 - - 1 1 3. Chăn nuôi 23 5 7 11 8 3 2 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_ben_vung_kinh_te_trang_trai_o_huyen_nam_dan_tinh_nghe_an_5778_1912285.pdf
Tài liệu liên quan