Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh
quan môi trường huyện Mộ Đức có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành kinh tế -
xã hội so với một số huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi [3].
- Lợi thế vị trí địa lý: Là huyện đồng bằng ven biển, có các tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua ( quốc lộ 1A, quốc lộ 24 từ Kon Tum đi Quảng Ngãi, ) cách
không xa thành phố Quảng Ngãi – Trung tâm kinh tế hành chính của cả tỉnh và khu
kinh tế Dung Quất trọng điểm phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Vì vậy thuận tiện trong giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài, có điều
kiện tiếp thu và ứng dụng các điều kiện khoa học kỹ thuật cũng như tận dụng được
các cơ hội đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội [26].
- Đặc điểm địa hình đa dạng có cả đồng bằng, đồi núi và ven biển xen kẽ;
điều kiện tự nhiên ( khí hậu, đất đai) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép một
nền sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đa dạng theo hướng thâm canh, sinh thái và
bền vững.
- Nguồn tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng là điều kiện của ngành đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các điểm thăm quan du lịch gắn liền giữa các di tích lịch sử văn hóa với
các thắng cảnh thiên nhiên. Đặc biệt, bãi tắm Minh Tân là địa điểm có khă năng
phát triển thành khu du lịch tắm biển
110 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dân số huyện Mộ Đức
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2010
Dân số trung bình 1000 Người 137,182 144,67 151,8
Mật độ dân số Người/Km2 641 676 710
Dân số đô thị 1000 Người 7,73 8,335 13,1
Tỉ lệ đô thị hóa % 5,6 5,7 8,4
Dân số nông thôn 1000 Người 129,452 136,33 142,0
Nhịp độ tăng trưởng : 2001-2005 : 1,07 và 2006 – 2010: 0,95
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức 2009, Nghị quyết số 122/2010/NQ
HDND, ngày 16/12/2010 của HDND huyện Mộ Đức.)
Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 710 người/ Km2
Lao động và việc làm: Huyện Mộ Đức có lực lượng lao động tương đối dồi
dào, đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại chổ của huyện, có khả năng cung ứng tốt khi
mở rộng quy mô phát triển của các ngành kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo. Đến
năm 2011 , nguồn lao động của huyện có 87 nghìn người bằng 58,2% dân số toàn
huyện, trong đó tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 77 nghìn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
người, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản là 79,2%, công nghiệp
xây dựng là 6,5%, và khu vực dịch vụ là 14,3%.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu hiện trạng lao động huyện Mộ Đức
Đơn vị tính 2006 2011
1. Nguồn lao động Nghìn người 75,738 87
2. Lao động làm việc trong nền kinh tế
quốc dân
Nghìn người 67,9 77
- Nông lâm thủy sản Nghìn người 57,0 61,0
- Công nghiệp – Xây dựng Nghìn người 4,3 5,0
- Dịch vụ Nghìn người 6,6 11,0
Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100
- Nông lâm thủy sản % 83,9 79,2
- Công nghiệp – xây dựng % 6,4 6,5
- Dịch vụ % 9,7 14,3
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức năm 2006, 2011)
2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ngãi về
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề
* Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trước năm 2000 làng nghề Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói
riêng ít được chú trọng gìn giữ và phát triển, nghề truyền thống dần bị mai một và
chuyển dần sang nghề mới [2].
Sau năm 2000, nghề và làng nghề đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ
đạo và đề ra những chính sách để khuyến khích phát triển nghề và làng nghề như:
Chủ trương:
- Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 của Ban chấp hành TW Đảng
khóa IX về đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Một
trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn do Đại hội IX đề ra là
“ Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ”.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành TW khóa X ban hành chủ trương về phát triển Tam nông “ nông nghiệp, nông
thôn, nông dân”.
Chính sách:
- Quyết định số 132/2000/QĐ – TTg ngày 24/11/2000 của Thủ Tướng chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với những
chính sách cụ thể về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầu tư, tín dụng, thuế,
lệ phí, khoa học công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, lao động và đào
tạo.
- Quyết định 132/2001/QĐ – TTg ngày 07/09/2001 của Thủ Tướng chính
phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn.
- Nghị định số 134/2004/NĐ – CP ngày 09/06/2004 của chính phủ về việc
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là
hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản
xuất, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản
xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, quản lý chất lượng sản
phẩm, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm
thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội
ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật.
- Quyết định 81/2005/QĐ – TTg ngày 18/04/2005 của Thủ Tướng chính phủ
về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
- Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn phát
triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương
mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
- Chỉ thị 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của Bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn để đẩy mạnh thực hiện qui hoạch ngành nghề nông thôn và phòng
chống ô nhiễm môi trường làng nghề.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
- Quyết định số 13/2009/QĐ – TTg ngày 21/01/2009 của Thủ Tướng chính
phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực
hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông
thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn
2009-2015.
- Nghị định số 56/2009/NĐ – CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Nghị định số 41/2010/NĐ – CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 61/2010/NĐ – CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
* Chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề
của tỉnh Quảng Ngãi
Đi cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các
ngành tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành:
- Quyết định 26/2003/QĐ – UBND ngày 21/02/2003 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc phê duyệt qui hoạch định hướng phát triển các cụm công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2010.
- Quyết định 94/2003/QĐ – UBND ngày 20/05/2003 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc ban hành qui định một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi ( ngoài các khu công nghiệp).
- Quyết định 106/2003/ QĐ – UBND ngày 27/06/2003 UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc phê duyệt dự án qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2003 – 2010.
- Chương trình hành động số 29 CTr/TU ngày 19/11/2008 của Tỉnh ủy
Quảng Ngãi việc thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
- Quyết định số 441/QĐ – UBND ngày 25/09/2009 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn [30].
2.1.3. Đánh giá chung những lợi thế và hạn chế trong điều kiện phát triển các
làng nghề truyền thống ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
* Thuận lợi
Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh
quan môi trường huyện Mộ Đức có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành kinh tế -
xã hội so với một số huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi [3].
- Lợi thế vị trí địa lý: Là huyện đồng bằng ven biển, có các tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua ( quốc lộ 1A, quốc lộ 24 từ Kon Tum đi Quảng Ngãi,) cách
không xa thành phố Quảng Ngãi – Trung tâm kinh tế hành chính của cả tỉnh và khu
kinh tế Dung Quất trọng điểm phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Vì vậy thuận tiện trong giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài, có điều
kiện tiếp thu và ứng dụng các điều kiện khoa học kỹ thuật cũng như tận dụng được
các cơ hội đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội [26].
- Đặc điểm địa hình đa dạng có cả đồng bằng, đồi núi và ven biển xen kẽ;
điều kiện tự nhiên ( khí hậu, đất đai) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép một
nền sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đa dạng theo hướng thâm canh, sinh thái và
bền vững.
- Nguồn tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng là điều kiện của ngành đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các điểm thăm quan du lịch gắn liền giữa các di tích lịch sử văn hóa với
các thắng cảnh thiên nhiên. Đặc biệt, bãi tắm Minh Tân là địa điểm có khă năng
phát triển thành khu du lịch tắm biển.
- Có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, có tinh thần
học hỏi, sáng tạo và ngày càng có trình độ cao hơn là những thuận lợi cho quá trình
phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn của huyện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển làng
nghề.
* Khó khăn hạn chế
- Mộ Đức là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trải qua những năm
tháng chiến tranh ác liệt, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, kể cả hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Là huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp.
Hiện nay đa số lao động của huyện nói chung và các làng nghề nói riêng chưa qua
đào tạo.
- Quy mô sản xuất vẫn manh mún, nhỏ lẻ, tập quán sản xuất theo hộ gia đình
vẫn được duy trì chiếm đa số.
- Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố, còn các cơ
sở dạy nghề của huyện có cơ sở rất nghèo nàn thiếu phương tiện thiết bị để người
học thực hành. Các chương trình dạy nghề chưa đổi mới kịp với đòi hỏi của xã hội,
chưa phù hợp với điều kiện phát triển ngành nghề, chưa gắn với sản xuất.
- Chủ trương, chính sách đưa ra nhiều nhưng vẫn chưa được thực thi một
cách hiệu quả.
Những khó khăn trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện nói chung và sự phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống nói
riêng. Vì vậy, Đảng bộ, các cấp chính quyền của huyện cần có những giải pháp cụ
thể để phát huy lợi thế và hạn chế những khó khăn nhằm thúc đẩy các ngành nghề,
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển [16].
2.2. Thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện Mộ Đức
tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Mộ Đức là một huyện có tiềm năng kinh tế, có ưu thế tự nhiên, là nơi
tập trung nhiều làng nghề truyền thống. Trong thời gian qua, các làng nghề truyền
thống đã đó sự phát triển đáng quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng sự phát
triển đó đã thực sự phát triển bền vững hay chưa? Điều đó được thể hiện qua nghiên
cứu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống.
2.2.1.1 Số lượng, cơ cấu làng nghề truyền thống
* Số lượng LNTT
Theo kết quả khảo sát tháng 06/2011, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
có 24 LNTT và trên 30 nghề mới hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực,
thì huyện Mộ Đức có 9 LNTT như: Chế biến nước mắm, sản xuất gạch ngói, đan
võng, trồng dâu nuôi tằm, đúc đồng, sản xuất bánh tráng, nấu mạch nha, nuôi tôm
trên cát, làm chổi. Ngoài ra ở huyện Mộ Đức còn phát triển các làng nghề mới như
làm nhang, cắt tách hạt đào, làm quạt [30].
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.4. Phân bổ làng nghề và LNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến tháng
6/2011
STT Huyện
Số
lượng
làng
nghề,
làng
nghề
truyền
thống
Mặt hàng
Chế biến, bảo
quản nông lâm
thủy sản
Hàng thủ công mỹ nghệ Cây
trồng,
kinh
doanh
sinh
vật
cảnh
Sản
xuất
vật
liệu
xây
dựng
Chế
biến
thủy
sản
Bún,
bánh
tráng,
muối
Mây
tre
đan
Thêu
ren,
dệt,
chiếu
cói
Rèn,
đúc
đồng
Chổi
đót Khác
1
Sơn
Tịnh 6 1 2 1 1 1
2
Tư
Nghĩa 3 1 1 1
3
Mộ
Đức 9 1 1 1 1 1 3 1
4
Đức
Phổ 2 1 1
5
Nghĩa
Hành 4 1 1 1 1
Tổng 24 3 6 3 2 2 3 1 3
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch và phát
triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn các huyện Đồng bằng và TP ở tỉnh Quảng
Ngãi)
* Cơ cấu LNTT
Cơ cấu LNTT phản ánh rõ nét tiềm năng lợi thế cũng như truyền thống sản
xuất của địa phương trên từng lĩnh vực. Theo số liệu điều tra tháng 6/2011, cơ cấu
LNTT của huyện Mộ Đức phân chia theo đơn vị hành chính như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Bảng 2.5. Cơ cấu làng nghề chia theo đơn vị hành chính hành chính huyện
Mộ Đức
STT Xã
Làng Nghề
Chế biến
lương
thực,
thực
phẩm
Chế
biến
nước
mắm
Đúc
đồng
Trồng
dâu
nuôi
tằm
Đan
võng
Sản
xuất
gạch
ngói
Làm
chổi
Nuôi
tôm
trên
cát
1 Đức Chánh 1
2 Đức Lợi 1
3 Đức Hiệp 1 1
4 Đức Nhuận 1
5 Đức Thạnh 2
6 Đức Phong 1
7 Đức Lân 1
(Nguồn:Phòng thống kê huyện Mộ Đức)
Số liệu trên cho thấy các LNTT ở huyện Mộ Đức hiện nay tập trung nhiều
vào lĩnh vực như công nghiệp, nông lâm, thủy hải sản, chế biến lương thực thực
phẩm. LNTT đã đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của
huyện. Sản phẩm của LNTT rất phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong tỉnh, một số tỉnh lân cận và có nhiều mặt hàng xuất khẩu [15].
2.2.1.2. Giá trị sản xuất của LNTT
Trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế
làng nghề trên địa bàn huyện Mộ Đức đã được khôi phục và phát triển. Tổng giá trị
sản xuất từ nghề chính tại các nghề thủ công truyền thống của huyện được thể hiện
trên bảng sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
54
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất các LNTT trên địa bàn huyện Mộ Đức
Đơn vị: tỷ đồng
STT Nghề 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1
Chế biến lương thực, thực
phẩm 2.5 3.2 4.5 7 10.5 12.5
2 Chế biến nước mắm 5 12 16 19 23 25
3 Đúc đồng 2.3 2.5 3.65 5.94 6.5 7
4 Trồng dâu nuôi tằm 2.8 3.82 4.05 6.67 7.9 7.5
5 Đan võng 3.3 5.8 7.4 9.7 12 24
6 Sản xuất gạch ngói 10.5 14 17 20.5 25 27
7 Làm chổi 3.5 4.5 6 7.5 10.5 12.5
8 Nuôi tôm trên cát 7.3 10.5 15.6 20 35.5 39
Tổng cộng 37.2 56.32 71.1 96.31 130.3 154.5
(Nguồn: phòng Kinh tế - kế hoạch huyện Mộ Đức)
Năm 2006 giá trị sản xuất các nghề truyền thống của huyện đạt 37,2 tỷ đồng.
Đến năm 2011 giá trị sản xuất của các nghề này đạt 154,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất
hàng năm tăng bình quân từ 25- 35%.
So sánh số liệu ở các nghề thủ công truyền thống của huyện Mộ Đức cho
thấy từ năm 2006 đến nay giá trị sản xuất từ nghề thủ công truyền thống trên địa
bàn huyện liên tục tăng, đã góp phần làm cho kinh tế của huyện tăng trưởng cao
trong những năm gần đây.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
0
20
40
60
80
100
120
140
160
2006 2007 2008 2009 2010 2011
37.2
56.32
71.1
96.31
130.3
Năm
Tỷ đồng 154.5
Biểu đồ 2.1. Tổng giá trị sản xuất của các nghề truyền thống huyện
Mộ Đức giai đoạn 2006-2011
(Nguồn: Phòng Kinh tế- Kế hoạch huyện Mộ Đức)
Trong 5 năm 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,8%
(chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra 7– 9%). Giá trị sản xuất ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng (theo giá cố định năm 1994) ước đạt
629,38 tỷ đồng tăng bình quân 27,9%/năm (chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần XX
đề ra 10-12%). Trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 21%. Giá trị sản
xuất ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp theo giá hiện hành đạt 803,6 tỷ đồng
trong đó giá trị tiểu thủ công nghiệp gần 200 tỷ đồng [20].
Quy mô, năng lực sản xuất thể hiện tổng hợp qua chỉ tiêu giá trị sản xuất. Giá
trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế phân theo ngành công nghiệp tăng lên
qua các năm 2006 là 357 tỷ đồng, năm 2007 là 401 tỷ đồng, năm 2008 là 506 tỷ
đồng và năm 2009 là 624 tỷ đồng, năm 2010 là 715 tỷ đồng, năm 2011 là 950 tỷ
đồng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
0
2
4
6
8
10
2006 2007 2008 2009 2010 2011
3.57 4.01
5.06
6.24
7.15
9.5Trăm tỷ
đồng
Năm
Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm 2006-2011
(Nguồn: Phòng Kinh tế- Kế hoạch huyện Mộ Đức)
2.2.1.3. Lao động trong các làng nghề
Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh., sử dụng hiệu quả và đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề mà bất cứ tổ chức
kinh tế nào cũng phải quan tâm. Đặc điểm cơ bản của làng nghề ở huyện Mộ Đức là
ruộng đất canh tác trên đầu người thấp (bình quân < 720m2/người), dân cư đông. Do
đó việc phát triển nghề để sử dụng hết lực lượng lao động là một trong những giải
pháp đảm bảo cuộc sống của nhiều người dân Mộ Đức [31].
Bảng 2.7. Lao động tham gia làm nghề ở các làng nghề huyện Mộ Đức
giai đoạn 2006 – 2011
Chỉ số 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 8772 9149 9643 10063 10475 11500
Lao động tại địa phương 7657 7836 8318 7543 7234 8530
Lao động từ nơi khác 1115 1313 1325 2520 3241 2970
Lao động thường xuyên 5514 5650 5780 6132 6534 7350
Lao động nông nhàn 3258 3499 3863 3931 3941 3150
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mộ Đức)
Đơn vị %
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động tham gia làm nghề tại các làng
nghề ngày càng tăng lên. Ngoài việc sử dụng lực lượng lao động tại địa phương
nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề phát triển còn thuê lao động dưới hình thức
thường xuyên nghề gạch ngói (Đức Nhuận), Đúc Đồng (Đức Hiệp), nuôi tôm (Đức
Phong) hoặc thuê lao động theo thời vụ như làm bánh tráng (Đức Thạnh), nước
mắm (Đức Lợi).
Trong những năm gần đây không những số lượng lao động làm nghề tăng lên
mà chất lượng lao động cũng có nhiều tiến bộ. Trong đó vai trò của các nghệ nhân
là hết sức qua trọng. Họ là những người có tay nghề cao, kinh nghiệm phong
phú tạo ra những sản phẩm có tính sáng tạo, độc đáo và họ cũng trở thành
những thầy dạy cho lực lượng lao động mới vào nghề. Trong đội ngũ những
người thợ có sự phân hoá đẳng cấp: thợ kỹ thuật, thợ giản đơn. Những người
thợ giỏi, có đầu óc tổ chức kinh doanh làm ăn phát đạt trở thành những chủ
giàu có, còn một bộ phận kém năng động, trình độ thấp có thể bị phá sản và
trở thành lao động làm thuê. Quá trình phân hoá này buộc người lao động phải
phấn đấu vươn lên không ngừng.
Cũng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường sự phân công lao động trong các
nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển. Bên cạnh những người trực tiếp
làm ra sản phẩm còn có những người chuyên lo nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản
phẩm. Sự phân công này biểu hiện rất rõ ở những nghề có trình độ phát triển như:
đúc đồng (Đức Hiệp), gạch ngói (Đức Nhuận), nuôi tôm trên cát (Đức Phong).
Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thay thế cho kỹ thuật thủ công
đòi hỏi người lao động phải nắm bắt được các kiến thức kỹ thuật mới để làm chủ
quá trình sản xuất. Tại huyện Mộ Đức việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã được tiến
hành ở nhiều làng nghề sản xuất như: Đúc đồng, sản xuất nước mắm, sản xuất gạch
ngói. Trình độ lao động của các ngành nghề này được nâng lên.
Như vậy, cơ chế thị trường đã làm cho người lao động không ngừng vươn
lên học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Tuy nhiên đến nay về cơ bản trình độ tay nghề
của người lao vẫn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo tại các làng nghề chiếm tỷ lệ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
80%. Số chủ hộ, chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 1,5 %.
Phương pháp truyền dạy nghề chủ yếu là kèm cặp theo kinh nghiệm, kiến thức ít
được đổi mới. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động thấp dẫn đến
sự tiếp thu kỹ thuật, đổi mới và sáng tạo còn hạn chế.
2.2.1.4. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp
hoạt động bình thường và phát triển sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị, máy móc, mua nguyên vật liệu Phục vụ sản
xuất ngày càng lớn hơn. Bởi vì cơ chế thị trường đòi hỏi muốn tồn tại và phát triển
được phải đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm. Mỗi nghề truyền thống của huyện Mộ Đức lại có đặc
điểm riêng về sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau
mà nhu cầu về vốn cũng khác nhau [19, 20].
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Bảng 2.8. Nguồn vốn sản xuất các nghề truyền thống huyện Mộ Đức
thời điểm 4/2011.
Đơn vị: triệu đồng.
STT Nghề
Tổng số
vốn
Nguồn vốn Loại vốn
Vốn tự
có Vốn vay
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
1 Chế biến nước mắm 17763 13670 4093 3500 14263
2 Sản xuất gạch ngói 36840 32340 4500 12500 24340
3 Đúc đồng 5470 3770 1700 3200 2270
4 Trồng dâu nuôi tằm 7656 5742 1914 2500 5156
5 Sản xuất bánh tráng 4245 2900 1345 1500 2745
6 Mạch nha 2565 1720 845 800 1765
7 Nuôi tôm trên cát 75540 55290 20250 15000 60540
8 Làm chổi 5500 4900 600 1500 4000
9 Đan võng 22579 1850 20729 5500 17079
Tổng vốn 178158 122182 55976 46000 132158
(Nguồn: Phòng KT- HT huyện Mộ Đức)
Nhu cầu về vốn cho phát triển các nghề truyền thống ở Mộ Đức là rất lớn
song vốn thực tế hiện nay không lớn lắm. Qua bảng số liệu trên cho thấy vốn đầu tư
cho tài sản cố định của các chủ kinh doanh trong các nghề truyền thống ở Mộ Đức
chỉ chiếm 25 % trong tổng số vốn, vốn lưu động chiếm gần 75 %. Điều này cho
thấy các làng nghề của huyện Mộ Đức vẫn chủ yếu sản xuất bằng công cụ thủ công
và có sự hỗ trợ của máy móc nhỏ cho từng công đoạn chứ chưa có nhiều dây
chuyền sản xuất hiện đại cần phải đầu tư nhiều vốn.
Tuy số vốn sử dụng hiện nay không lớn lắm, nhưng với điều kiện nông thôn,
đối với các làng nghề của huyện Mộ Đức, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn
gặp không ít khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua số liệu điều
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
tra cho thấy hộ sản xuất kinh doanh mới tự đảm bảo được từ 60 % - 90 % vốn cho
chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Số vốn thiếu còn lại chủ yếu phải vay từ họ
hàng, bạn bè, người thân. Những ngành nghề còn thiếu nhiều vốn là những ngành
đang phát triển, phải đầu tư nhiều vốn để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
như nghề sản xuất gạch ngói, chế biến nước mắm, nuôi tôm trên cát, đúc đồng. Còn
lại một số ngành sản xuất thủ công, hoạt động cầm chừng như mạch nha, trồng dâu
nuôi tằm thì số vốn đầu tư nhỏ do vậy nhu cầu về vốn vay không phải là vấn đề bức
xúc nhất hiện nay. Trong những năm gần đây ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã tích cực cho vay vốn tới tận hộ sản xuất. Tuy nhiên hàng năm vốn vay
từ ngân hàng chỉ chiếm từ 25 % đến 32 % vì thủ tục còn rườm rà, lãi suất cao. Vốn
vay ưu đãi từ các quỹ xoá đói giảm nghèo của Hội liên hiệp phụ nữ, quỹ xoá đói
giảm nghèo ít về số lượng và thời hạn cho vay ngắn. Do đó việc đầu tư cải tiến máy
móc, thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của các nghề truyền thống ở Mộ Đức còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.1.5. Về Nguyên liệu
Nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống ở huyện Mộ Đức, dù có qui mô
sản xuất của từng làng nghề khác nhau nhưng nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai
thác hoặc thu mua trong huyện, tỉnh [33].
Huyện Mộ Đức là một huyện sản xuất nông nghiệp, năng suất bình quân
hàng năm đạt khoảng 62 tạ/ha và hơn 3000 ha diện tích trồng hoa màuĐây là điều
kiện quan trọng cho việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các làng nghề làm mạch
nha đó là nếp và mộng lúa già, làng nghề làm bánh tráng- 100% chế bánh là bột
gạo.
Đối với một số làng nghề sản xuất với qui mô nhỏ thì nguồn nguyên liệu có
thể được tận dụng khai thác tại chỗ hoặc trong địa bàn tỉnh cũng đáp ứng nhu cầu
sản xuất. Ví dụ như làng nghề sản xuất gạch ngói tại xã Đức Nhuận, đất làm gạch
chủ yếu được mua tại địa phương. Hoặc làng nghề đúc đồng ở xã Đức Hiệp nguyên
liệu được mua trong tỉnh và ổn định.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Với LNTT sản xuất nước mắm ở xã Đức Lợi thì nguồn nguyên liệu khá ổn
định. Trong 4 thôn của xã Đức Lợi của huyện Mộ Đức, trừ 1 thôn chuyên sản xuất
nông nghiệp, còn 3 thôn chuyên về nghề đánh bắt hải sản với hơn 100 tàu thuyền có
công suất 2300CV, sản lượng khai thác hàng năm 1100- 1200 tấn. Nguồn lợi hải sản
phong phú này cộng với số lượng nắng trong năm thuộc loại cao nhất của cả nước
đã khiến cho vùng đất này trở thành nơi có truyền thống sản xuất nước mắm. 90%
sản phẩm nước mắm hiện nay tại xã Đức Lợi là nước mắm cá cơm, chỉ một số ít là
từ cá nục (10%). Các cơ sở đã hợp đồng mua cá thường xuyên từ các huyện trong
tỉnh Quảng Ngãi như Tịnh Kỳ - Sơn Tịnh cũng như các tỉnh lân cận như Bình Định,
Phan Rang- Phan Thiết. Vì vậy, đối với đa phần cơ sở, nguyên liệu chưa phải là vấn
đề đáng quan tâm.
Ngoài ra một số LNTT phải mua nguyên liệu ở tỉnh khác, nước khác như
nguyên liệu cho nghề đan võng ở xã Đức Chánh phải mua từ Thành phố Hồ Chí
Minh; nghề sản xuất chổi đót ở xã Đức Lân, nguyên liệu được mua từ nhiều tỉnh
trong cả nước và còn phải nhập từ Campuchia, Lào và Thái Lan mới đáp ứng nhu
cầu.
2.2.1.6. Kỹ thuật và công nghệ
Trong thời kỳ bao cấp, kỹ thuật sản xuất hầu hết là thủ công, ít được thay
đổi, năng suất thấp. Những năm gần đây dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và của cơ chế thị trường, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất đã tiến hành
đổi mới kỹ thuật sản xuất theo hướng kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ
hiện đại, mạnh nhất là ở các nghề phát triển. Nhiều nơi đã sử dụng điện, máy móc
cơ khí vào sản xuất. Chẳng hạn như nghề đúc đồng, sản xuất gạch ngói trước đây
mọi công đoạn đều do lao động thủ công đảm nhận (làm đất, đập, dập,) nay đã
được thay thế bằng máy móc thiết bị. Làng làm bánh tráng (Đức Thạnh) trước đây
tất cả mọi khâu sản xuất bún đều được thực hiện bằng lao động thủ công (xay gạo, ,
nhào bột), nay công đoạn xay bột, nhào bột được thực hiện bằng máy có động cơ
điện. Do vậy năng suất cao hơn rất nhiều.
ĐA
̣I
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_ben_vung_lang_nghe_truyen_thong_o_huyen_mo_duc_tinh_quang_ngai_6093_1912286.pdf