Luận văn Phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. ix

DANH MỤC CÁC HÌNH.x

MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN .5

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ.6

PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN .6

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển cao su tiểu điền .6

1.1.1 Cao su tiểu điền.6

1.1.1.1 Khái niệm .6

1.1.1.2 Đặc điểm .6

1.1.1.3 Vai trò.7

1.1.2 Nội dung phát triển cao su tiểu điền .8

1.1.2.1 Mở rộng quy mô cao su tiểu điền: .8

1.1.2.2 Nâng cao chất lượng cao su tiểu điền .11

1.1.3 Đặc điểm sinh học và đặc điểm kinh tế của cây cao su .12

1.1.3.1 Đặc điểm sinh học.12

1.1.3.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su.13

1.1.3.2 Đặc điểm kinh tế .16

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cao su tiểu điền: .17

1.1.4.1 Các nhân tố tự nhiên .17

1.1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.20

1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .22

1.1.5.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ

trồng cao su tiểu điền .22

1.1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư của các hộ .23

1.1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ .23

1.1.5.4 Các chỉ tiêu chi phí.24

1.1.5.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế .24

1.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển cao su tiểu điền .26

1.2.1 Mô hình trồng cao su tiểu điền ở Tây Nguyên.26

1.2.2 Mô hình làm giàu từ trồng cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt TrungQuảng Bình .27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN GIO LINH.29

2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.29

2.1.1.1. Vị trí địa lý .29

2.1.1.2 Địa hình.31

2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu.31

2.1.1.4 Thổ nhưỡng .32

2.1.1.5 Tài nguyên rừng .32

2.1.1.6 Thủy văn.32

2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên.33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.33

2.1.2.1 Tình hình đất đai .33

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động .35

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng.37

2.2. Tình hình sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh .39

2.2.1 Tình hình sản xuất cao su ở tỉnh Quảng Trị.39

2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Trị.40

2.2.3 Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh .41

2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra.42

2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.42

2.3.2 Kết quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2014.45

2.3.2.1 Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra năm 2014.45

2.3.2.2 Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn kiến thiết cơ bản.46

2.3.3 Hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2014.47

2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền bằng phương pháp tính NPV.49

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các

hộ điều tra.52

2.5.1 Ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới hiệu quả và kết quả sản xuất của các

hộ điều tra.52

2.5.2 Phân tích các mức độ đánh giá của người dân về các dịch vụ.53

2.5.3 Một số khó khăn chính của các hộ cần được giúp đỡ. .55

2.5.3.1 Vốn đầu tư.56

2.5.3.2 Sâu bệnh .56

2.5.3.3 Kỹ thuật chăm sóc, khai thác và cung cấp vật tư.56

2.5.3.4 Thiếu công cụ sản xuất.57

2.6 Phân tích chuỗi cung mủ cao su tại địa phương.57

2.6.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su .57

2.6.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm.59

2.7 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn

huyện Gio Linh. .60

2.7.1 Thuận lợi .60

2.7.2 Khó khăn .61

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở HUYỆN GIO LINH,

TỈNH QUẢNG TRỊ .63

3.1. Định hướng phát triển sản xuất cao su ở huyện Gio Linh .63

3.2. Một số giải pháp phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh.63

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai.64

3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng .66

3.2.3 Giải pháp về lao động .67

3.2.4 Giải pháp về khuyến nông.67

3.2.5 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng .69

3.2.6 Giải pháp về giống .70

3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật.70

3.2.8 Giải pháp về thông tin .71

3.2.9 Giải pháp về tiêu thụ .72

PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .73

I. KẾT LUẬN.73

II. KIẾN NGHỊ.74

TÀI LIỆU THAM KHÁO.76

PHỤ LỤC.78

pdf97 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty quốc doanh và nhiều doanh nghiệp tư nhân thu mua mủ cao su cũng như cung cấp các dịch vụ đầu vào cần thiết khác như dao cạo, bát đựng mủ, máng, thùng, giống, nên toàn bộ số lượng mủ CSTĐ khai thác đều được các công ty tiêu thụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc mua các yếu tố đầu vào, tạo tâm lý ổn định cho bà con mở rộng đầu tư sản xuất. Ngoài ra, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 28 các hộ nông dân còn được các cán bộ kỹ thuật của Phòng nông Nghiệp huyện, thành phố, tỉnh cũng như các công ty quốc doanh mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su, qua đó giúp cho người dân có được kiến thức vững vàng, cũng như trình độ, kinh nghiệm để chăm sóc và khai thác tốt vườn cây của chính họ. Chính điều này đã tạo tâm lý ổn định cho các hộ gia đình trồng cao su trong quá trình sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ về kỹ thuật, thì các hộ CSTĐ còn được hỗ trợ về mặt tài chính theo các chương trình như dự án 327 CT, dự án đa dạng hóa nông thôn, từ ngân sách tỉnh về tiền mua gống, tiền khai hoang; không những thế ở Quảng Bình có nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp đầy đủ các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh hại đảm bảo đúng chất lượng nhằm giúp cho bà con kịp thời phòng trừ khi có sâu bệnh xuất hiện và có nhiều cán bộ chuyên môn của thị trấn được cử đi học các lớp tập huấn về biện pháp phòng trừ dịch bệnh đã phổ biến cho bà con nông dân, hướng dẫn giúp bà con biết cách phát hiện bệnh sớm khi có dịch bệnh xảy ra và xử lý kịp thời. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170 vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’ độ kinh Đông, được giới hạn bỡi ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giap huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa. Diện tích đất tự nhiên: 47.289,56ha. Dân số 84.539 người (số liệu thống kê năm 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 30 Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 19 xã: Thị trấn: Gio Linh, Cửa Việt. Các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thải, Gio An, Gio Bình, Gio Châu, Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Phong, Gio Quang, Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt. Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đia lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 31 2.1.1.2 Địa hình Là một huyện có địa hình bán sơn địa nghiêng từ Tây sang Đông, phía tây là đồi núi có diện tích 31.773,75 ha (67,18%), ở giữa là đồng bằng có diện tích 12.631,01 ha(26,7%) và phía Đông là bãi cát và cồn cát ven biển với diện tích 2.893,8ha (6,12%). 2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu Khí hậu: Gio linh nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa Đong gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 – 25,50C. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 – 2.700 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9-11 chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 85-90%. + Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 2 năm sau tập trung 80-90% lượng mưa cả năm, hướng gió chính là hướng Tây Nam, tốc độ 4-5m/s + Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9. Vào mùa khô có ít mưa, hướng gió chính là Đông Bắc, tốc độ gió 2,5-3,5m/s Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng Yếu tố khí hậu ĐVT Tháng thấp nhất Tháng cao nhất BQ trong nămNhiệt độ °c 12 41 28 Lượng mưa Mm 1600 2200 1900 Độ ẩm % 60 93 71 Tốc độ gió m/s 2,5 5 3,8 (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Tỉnh Quảng Trị) Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở huyện chỉ tương đối phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê, tiêu, chè...Tuy nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung 80% - 90% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 2.1.1.4 Thổ nhưỡng Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đất bazan, kết họp vói sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi, nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng ở Huyện Gio Linh rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tích khá lớn chiếm 72,78%, tầng lóp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thuộc tính lý hóa như sau: + Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 - 56%. Kết cấu viên, độ tơi xốp khá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt. + Hóa tính: + pH : 4,3 - 5,2 + Mùn : 2,6 - 4,4% 2.1.1.5 Tài nguyên rừng Năm 2014, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 22.838,33 ha chiếm 48,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó : Rừng sản xuất: có diện tích là 8.665,52 chiếm 37,94% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện. Rừng phòng hộ có diện tích 14.172,81 ha, chiếm 62,06 % diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện. Gio Linh là huyện miền núi tuy nhiên tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của huyện, độ che phủ rừng chỉ đạt khoảng 33,7%. Phần lớn là rừng phục hồi và rừng nghèo, không có rừng giàu nên trữ lượng gỗ, tre, nứa của huyện thấp hơn nhiều so với nhiều huyện khác trong địa bàn tỉnh. 2.1.1.6 Thủy văn Gio Linh nằm trong lưu vực sông Hiếu và sông Hiền Lương, là 02 nhánh sông lớn của tỉnh Quảng Trị, bắt nguồn từ biên giới Việt – Lào và kết thúc tại 02 cửa sông là Cửa Việt và Cửa Tùng. Với chiều dài bờ biển kéo dài hơn 30km, Gio Linh có thế mạnh rất lơn để phát triển nghành đánh bắt cá xa bờ, nuôi tròng thủy sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên khoáng sản của địa bàn có các loại như sau: Đá mồ côi ( làm nguyên vật liệu để xây dựng nhà cửa phân bố chủ yếu ở các xã Gio An, Gio Bình, Gio Hòa, Gio Sơn, Hải Thái, Linh Hải và một số xã ở miền tây Gio Linh với trữ lượng ít Mỏ đất đen và than bùn làm nguyên liệu sản xuất phân bón ở Gio Quang và Gio Mai với trữ lượng khoảng 30 – 50 nghìn tấn Trữ lượng Titan nằm rải rác ở các xã miền đông giáp biển của huyện như Gio Mai, Gio Việt, Gio Mỹ, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải.. Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Bến Hải Các loại khoáng sản trên đều chưa được khảo sát chất lượng, trữ lượng cụ thể và thực tế khai thác chưa đáng kể. Nhìn chung, tiềm năng khoáng sản ở Gio Linh tuy không nhiều như một số huyện khác nhưng nếu được khai thác hợp lý sẽ có tác động nhất định tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Loại đất và độ phì nhiêu của đất quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng. Đây là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gio Linh là 47.381,85 ha, với diện tích đất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Đất nông nghiệp là 38.207,38 ha chiếm 80,64% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 7.468,25 ha chiếm 15,76% đất toàn huyện, đất trồng cây lâu năm là 7.398,19 ha chỉ chiếm 15,61% diện tích đất toàn huyện. Đất lâm nghiệp là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất trong tổng diện tích toàn huyện : 22.838,33 ha chiếm 48,2% tổng diện tích toàn huyện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2014 TT Chỉ tiêu Diện tích(ha) Tỷ lệ % Tổng số 47.381,85 100 Đất nông nghiệp 38.207,38 80,64 1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 31,38 2 Đất trồng cây hàng năm 7.468,25 15,76 3 Đất trồng lúa 4.810,05 10,15 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 5 Đất trồng cây hàng năm khác 2.658,20 5,61 6 Đất trồng cây lâu năm 7.398,19 15,61 7 Đất lâm nghiệp có rừng 22.838,33 48,2 8 Rừng sản xuất 8.665,52 18,29 9 Rừng phòng hộ 14.172,81 29,91 10 Rừng đặc dụng 0 11 Đất nuôi trồng thuỷ sản 497,58 1,05 12 Đất làm muối 0 13 Đất nông nghiệp khác 5,03 0,01 Đất phi nông nghiệp 5.476,89 11,56 2 Đất ở 404,22 0,85 3 Đất ở đô thị 67,55 0,14 4 Đất ở nông thôn 336,67 0,71 5 Đất chuyên dùng 2.698,31 5,69 6 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18,27 0,04 7 Đất quốc phòng, an ninh 54,12 0,11 8 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 358,27 0,76 9 Đất có mục đích công cộng 2.267,65 4,79 10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 30,02 0,06 11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 582,95 1,23 12 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.761,37 3,72 13 Đất phi nông nghiệp khác 0,02 0 Đất chưa sử dụng 3.697,58 7,8 1 Đất bằng chưa sử dụng 3.411,55 7,2 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 286,03 0,6 3 Núi đá không có rừng cây 0 ( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2014) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Đất phi nông nghiệp chiếm 8.351,89 ha tương đương với 13,52% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó đất ở là 835,12 ha chiếm 1.35% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 3.661,48 ha chiếm 5,93%; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 3486,76 ha chiếm 5,64% diện tích đất toàn huyện. Trên địa bàn huyện Gio Linh có 3.609,64 ha đất chưa sử dụng chiếm 5,84% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó diện tích núi đá không có rừng cây là 876,39 ha chiếm 1,42% là loại đất không thể cải tạo được. Các cấp chính quyền cần chú ý và có phương án tận dụng được quỹ đất đang bỏ trống này vào sản xuất cao su tiểu điền. 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động Dân số trung bình của huyện Gio Linh năm 2014 là 73.765 người; Trong đó nam 35.608 người chiếm 48,27%, nữ 38.157 người chiếm 51,73% nhân khẩu của toàn huyện. Bảng 2.3 Tình hình dân số của huyện Gio Linh qua các năm Chỉ tiêu ĐVT năm 2012 năm 2013 năm 2014 1. Số hộ hộ 2. Số người người 73.168 73.363 73.765 - Nam người 35.868 35.599 35.608 - Nữ người 37.300 37.764 38.157 Dân tộc thiểu số người 13.890 14.002 14.310 3. Dân số trong tuổi lao động người 41.321 41.631 43.395 4. Tổng số lao động lao động 32.857 33.242 33.216 5. Bình quân khẩu/hộ khẩu/hộ 3,85 3,8 4,63 6. Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,59 2,62 2,66 ( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2014) Trên địa bàn huyện Gio Linh có 3 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô dân số tính bình quân là 215 người/km2; trong đó dân tộc kinh chiếm 80,6%, 2 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 dân tộc Vân Kiều, Pa Cô chiếm với 19,4% tổng số nhân khẩu của toàn huyện. Tuy số lượng người dân tộc không lớn nhưng trình độ văn hóa thấp, tập quán du canh du cư cộng thêm vào đó là sự phân biệt giữa người kinh và người dân tộc sẽ gây khó khăn lớn cho công tác khuyến nông của huyện trong việc triển khai phát triển cao su tiểu điền đến với đồng bào dân tộc. Tổng dân số trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi là 43.395 người chiếm 59% tổng dân số, hứa hẹn một nguồn lao động dồi dào trong phát triển nông nghiệp toàn huyện. Trong đó số lao động đang có việc làm trên địa bàn huyện là 33.216 lao động chiếm 45% dân số toàn huyện. Huyện Gio Linh có số nhân khẩu bình quân trên 1 hộ là 4,63 người, số lao động bình quân trên hộ là 2,66. Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương phải có chính sách tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động địa phương để làm giàu trên chính quê hương. Bảng 2.4 Cơ cấu lao động trong các khu vực tại huyện Gio Linh TT Lĩnh vực Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 I Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản 22.719 22.724 22.815 22.721 1 Nông nghiệp 7.312 17.318 17.308 17.245 2 Lâm nghiệp 62 62 62 61 3 Thuỷ sản 5.345 5.344 5.445 5.415 II Công nghiệp và Xây dựng 3.341 3.380 3.380 3.680 1 Công nghiệp 2.161 2.198 2.491 2.530 2 Xây dựng 1.180 1.182 1.180 1.150 III Dịch vụ 6.652 6.753 6.756 6.815 Cộng 32.712 32.857 32.951 33.216 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh) Gio Linh là một huyện nông nghiệp nên số lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản là 22.721 chiếm 68,40% tổng lao động. Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trộng không lớn, 6.815 lao động chiếm 20,25%. Lao động trong lĩnh vực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 công nghiệp – xây dựng chỉ có 3.680 lao động tương ứng với 11,08%;. Từ sơ đồ trên ta thấy rõ tỷ trọng lao động trong nông – lâm – thủy sản chiếm phần lớn. Như vậy, để Gio Linh phát triển kinh tế xã hội cần đẩy mạnh tỷ trọng trong 2 lĩnh vực còn lại là lao động trong công nghiệp-xây dựng và lao động trong khu vực dịch vụ. Nếu phát triển nhiều hơn lực lượng lao động đã qua đào tạo này sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện Gio Linh. 2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng a, Giao thông Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170 vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’ độ kinh Đông, được giới hạn bỡi ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giap huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa. Diện tích đất tự nhiên: 47.381,85 ha. Dân số 73.465 người (số liệu thống kê năm 2014) Huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 19 xã: Thị trấn: Gio Linh, Cửa Việt. Các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thải, Gio An, Gio Bình, Gio Châu, Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Phong, Gio Quang, Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đia lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường vào thị trấn huyện. b, Thủy lợi, nước sinh hoạt Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện, gồm: 30 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máy bơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4 km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%. Nhìn chung do phần lớn công trình thủy lợi trong huyện là công trình nhỏ, đã xuống cấp, hệ thống kênh mương mới được xây dựng kiên cố khoảng 167 km (chiếm 37,9%). Tổng diện tích tưới thực tế khoảng 2.249 ha, mới đạt khoảng 37,3% diện tích so với thiết kế (riêng các công trình hồ chứa hiệu suất tưới chỉ đạt 34,2% so với thiết kế). Diện tích tưới chủ yếu là lúa, các cây trồng khác có diện tích được tưới không đáng kể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Nước sinh hoạt nông thôn: Nguồn sinh hoạt chính của huyện được khai thác từ nguồn nước mặt từ các hồ chứa và nước ngầm. Nhìn chung các nguồn nước phục vụ sinh hoạt hầu hết chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn nước sạch theo tiêu chí của ngành Y tế, phù hợp vệ sinh. 2.2. Tình hình sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh 2.2.1 Tình hình sản xuất cao su ở tỉnh Quảng Trị Từ những năm 60 của thế kỷ trước, cây cao su đã được trồng tại Nông trường cao su Quyết Thắng, Bến Hải thuộc đặc khu Vĩnh Linh với quy mô và diện tích nhỏ lẻ, phân tán, thường xuyên bị bom đạn Mỹ tàn phá nên năng suất thấp, tỉ lệ cây chết cao. Đến những năm 1984-1985 sau khi có chương trình di dân làm kinh tế mới ở các vùng tây Gio Linh, Nhà nước có chủ trương thành lập 04 nông trường cao su Cồn Tiên, Bảy Tư, Trường Sơn, Dốc Miếu trực thuộc công ty cao su Quảng Trị để phát triển trồng cây cao su. Khi đó cây cao su chính thức có mặt tại Quảng Trị. Trong một thời gian dài 1984-1999 cây cao su chỉ tồn tại ở các nông trường cao su quốc doanh ( đại điền), người không mặn mà với việc trồng cao su tiểu điền vì lý do giá bán mủ thấp, thời gian chăm sóc kéo dài. Đến những năm 2003-2004 khi giá mủ cao su tăng đột biến, người dân mới nhận ra lợi nhuận của cây cao su mang lại và bắt đầu ồ ạt trồng cao su Bảng 2.5 Diện tích trồng cao su tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2014 Năm Tổng diện tích ( ha) Cao su quốc doanh ( ha) Cao su tiểu điền ( ha) 2011 13.714 4.100 9.614 2012 14.559 4.100 10.459 2013 16.289 4.100 12.189 2014 18.092 4.100 13.992 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị) Những năm sau nhận thức của người dân về giá trị cây cao su nên ngày càng được chú trọng hơn. Chính vì vậy mà diện tích cây cao su trong những năm qua tăng rất nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2011 diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh là 13.714 ha thì đến năm 2014 là 18.092 ha, trong đó diện tích cao su quốc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 doanh là 4.100 ha (diện tích kinh doanh 4.100ha), cao su tiểu điền là 13.992 ha (diện tích kinh doanh 9.696 ha). Tốc độ phát triển bình quân diện tích cao su trên địa bàn qua 4 năm từ 2011- 2014 khoảng 32%, tăng 4.378 ha, tập trung ở các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ Diện tích cao su của các nông trường quốc doanh không tăng trong thời gian qua và chiếm chiếm tỷ lệ không lớn, chiếm 23% diện tích cao su toàn tỉnh. Diện tích cây cao su tiểu điền chiếm 77%, một số huyện có diện tích cao su tiểu điền lớn như: Gio Linh 3.165 ha, Vĩnh Linh 5.861 ha, Cam Lộ 3.365ha. Trong giai đoạn 2007-2013 một số hộ trở nên giàu có nhờ cao su. Chính vì vậy diện tích cao su tiểu điền trong giai đoạn này tăng lên đáng kể với 9.614 ha năm 2011 tăng lên 13.992 ha vào năm 2014. 2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Trị Bảng 2.6 Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ĐVT: ha Loại cây 2011 2012 2013 2014 Cao su tiểu điền -Rubber 9.614 10.459 12.189 13.992 Cà phê - coffee 4.335 4.549 4.659 4.800 Tiêu - Pepper 2.189 2.220 1.981 1.995 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị) Diện tích một số loại cây công nghiệp dài ngày của tỉnh tăng liên tục qua các năm. Trong cơ cấu cây công nghiệp, chiếm tỷ trong cao nhất là cây cao su, vói xu thế này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng diện tích cây cao su nhanh hơn mức chung. Điều này cho thấy vị trí của cây cao su ngày càng tăng trong nền kinh tế ở đây. Bảng 2.7 Sản lượng mủ cao su tiểu điền tỉnh Quảng Trị Năm 2011 2012 2013 2014 Sản lượng ( tấn) 6.830 7.550 8.715 8.934 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị) Sản lượng cao su liên tục tăng lên qua các năm, với tổng giá trị sản lượng đạt trên 1.230 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Điều đó, cho thấy vị trí của cây cao su trên địa bàn tỉnh là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương trong thời gian qua. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 2.2.3 Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh Cao su đã xuất hiện tại huyện Gio Linh từ những năm 1984-1985 khi có chính sách kinh tế mới của nhà nước thời bây giờ. Nhưng chủ yếu là phát triển cao su quốc doanh bằng cách lập các nông trường cao su tại miền tây huyện Gio Linh. Nhưng do không có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền cũng như người dân tại địa phương nên hơn 10 năm sau, cao su tiểu điền Gio Linh vẫn không phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, cao su bắt đầu được quan tâm đúng mức do chính quyền và người dân bắt đầu nhận ra khả năng mang lại lợi nhuận cao của nó và thực sự quan tâm đến việc phát triển mạnh cao su nhất là cao su tiểu điền. Bảng 2.8: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh trong giai đoạn 2011-2014 Chỉ tiêu năm 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích (ha) 2.283 2.548 3.165 3.517 3.571 Tăng so với năm trước 265 617 352 54 Tốc độ tăng hàng năm 11,61 24,22 11,12 1,535 Diện tích kinh doanh 545 600 842 1.143 1.160 Tăng so với năm trước 55 242 301 17 Tốc độ tăng hàng năm 10,09 40,33 35,75 1,49 Năng suất (tấn/ha) 1,05 1,27 1,33 1,36 1,39 Tăng so với năm trước 0,22 0,06 0,03 0,03 Sản lượng (tấn mủ quy khô) 574 762 1.117 1.555 1.618 Tăng so với năm trước 188 355 438 63 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh) Diện tích cao su tiểu điền tăng liên tục trong 05 năm qua, trong đó tăng mạnh giai đoạn 2009 - 2012, đây là thời điểm giá mủ cao su và nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó nhận thức của người dân về giá trị cây cao su ngày càng được chú trọng hơn, chính vì vậy mà diện tích cây cao su tăng nhanh. Theo số liệu thống kê diện tích cao su trên địa bàn huyện năm 2009 là 2.283 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 ha thì đến năm 2014 là 3.571 ha. Trong đó diện tích cao su đã đưa vào khai thác mủ là 1.160 ha. Sản lượng mủ cao su ( quy khô) cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, năm 2009 sản lượng là 574 tấn thì đến năm 2014 là 1.618 tấn. Tốc độ phát triển bình quân diện tích cao su trên địa bàn trong 5 năm qua là khoảng 12% tăng khoảng 1.288 ha tập trung ở các xã Hải Thái, Linh Hải, Gio An, Vĩnh Trường, Linh Thượng... Tuy mới hình thành và phát triển từ giữa những năm 1999-2000 nhưng cao su tiểu điền đã khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn huyện Gio Linh trong những năm gần đây. Cùng với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án từ phía chính phủ, tỉnh, huyện như 327, 135, đa dạng hóa nông nghiệp; Công ty TNHH cao su Quảng Trị thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã sản xuất kinh doanh có hiệu quả không những về kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt xã hội và an ninh vùng sâu, vùng cao, dân tộc ít người. Có ý nghĩa tích cực trong công tác thu hút lao động, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ ở khu vực nông thôn vì trước đây họ tham gia sản xuất nông nghiệp và đi rừng kiếm sống qua ngày. Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng, đã đẩy mạnh chuyển dịch từng bước sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpha_t_trie_n_cao_su_tie_u_die_n_o_huye_n_gio_linh_ti_nh_qua_ng_tri_5323_1912289.pdf
Tài liệu liên quan