MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài .6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .6
3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu.7
4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài .7
5. Hệ thống quan điểm và các phương pháp nghiên cứu.10
6. Những đóng góp chính của luận văn.12
7. Cấu trúc luận văn .12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
TRỒNG CÂY ĂN QUẢ . 14
1.1. Cơ sở lí luận.14
1.1.1. Các khái niệm chung.14
1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả.19
1.1.3. Phân loại và đặc trưng cây ăn quả .23
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trồng cây ăn quả .25
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành trồng cây ăn quả theo hướng bền vững28
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây ăn quả .29
1.2.1. Vài nét về tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam.29
1.2.2. Vài nét về tình hình phát triển cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TỈNH VĨNH
LONG . 48
2.1. Khái quát về Vĩnh Long .48
2.2. Vai trò của cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long.49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long.52
2.3.1. Các nhân tố tự nhiên .52
2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .55
2.3.3. Đánh giá về tiềm năng phát triển cây ăn quả của tỉnh Vĩnh Long.63
2.4. Hiện trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long .67
2.4.1. Tình hình phát triển cây ăn quả của tỉnh.67
154 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh long theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất nhất là lĩnh vực
trồng CAQ. Nhiều nhà vườn đã tiếp thu nhanh và ứng dụng sáng tạo những tiến bộ của khoa
học kĩ thuật vào sản xuất trồng trọt, đã tạo ra các giống cây trồng đặc sản truyền thống nổi
tiếng: bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường, xoài cát, măng cụt, bòn bon,... Đây được xem
là tài sản quí giá trong nhân giống cũng như tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng
cao, đủ khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Được sự quan tâm của Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông
nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện,...) được đầu tư khá tốt, đã và đang phát huy tác dụng góp
phần nâng cao hiệu quả trong việc tăng năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí sản
xuất, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững.
64
Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã cố gắng đưa nhiều ứng dụng khoa
học và công nghệ mới vào thực tế sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương
mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm,... đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh CAQ
(cam, bưởi, nhãn, xoài,... ) có qui mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng cao.
Đây là tiền đề quan trọng góp phần thực hiện thành công các mục tiêu xã hội: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,... đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững.
2.3.3.2. Những khó khăn
Vĩnh Long có dân cư nông thôn cao (84,6%), hiện tại bình quân đất nông nghiệp
1.400m2/ nhân khẩu nông thôn (bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ có 6.570 m2); dân số đông
và tiếp tục gia tăng, khả năng thiếu việc làm trong nông nghiệp là rất lớn, bình quân thu
nhập tăng chậm, nguy cơ tụt hậu về đời sống của một bộ phận dân cư ở nông thôn là đáng lo
ngại.
Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao và kinh tế thuần
nông còn khá phổ biến. Đây cũng là trở ngại lớn để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp - nông thôn.
Nhiều năm qua, tuy sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Long có phát triển nhưng thiếu
tính bền vững: năng suất và sản lượng của nhiều loại CAQ đạt ở mức cao nhưng tình
trạng“được mùa rớt giá” thường xuyên xảy ra, nhiều sản phẩm CAQ phải chịu sự cạnh
tranh quyết liệt hơn bởi những sản phẩm cùng loại đến từ trong và ngoài nước. Tương lai,
nếu nông nghiệp Vĩnh Long không nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sẽ khó cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Công nghiệp và dịch vụ có phát triển nhưng qui mô còn nhỏ và yếu thế cạnh tranh
trên thị trường. Chính vì vậy, sự tác động hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển trong mối quan
hệ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ còn nhiều hạn chế, đây là một khó khăn lớn cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đô thị hóa của tỉnh Vĩnh
Long.
Ngoài ra, ảnh hưởng của lũ lụt thường niên cũng là một khó khăn không nhỏ: lũ lớn
ở ĐBSCL có tần suất cao hơn, lũ đến sớm, mức nước lũ lên nhanh, rút muộn, thời gian lũ
kéo dài ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Mặt khác, diễn biến
phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cũng đang là mối quan tâm hàng
65
đầu cho ngành nông nghiệp Vĩnh Long trong việc nghiên cứu và đề ra kế hoạch ứng phó
một cách chủ động và có hiệu quả trong thời gian tới.
66
67
2.4. Hiện trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long
2.4.1. Tình hình phát triển cây ăn quả của tỉnh
2.4.1.1. Diện tích
Từ đầu thập niên 1990 đến cuối thế kỷ XX, thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để gia tăng hiệu quả kinh tế của nhà nước, đã có nhiều
hộ nông dân tích cực tham gia và nhanh chóng phát triển kinh tế vườn mang lại nhiều hiệu
quả thiết thực cho nông hộ.
Đến thế kỷ XXI, kinh tế vườn của Vĩnh Long phát triển khá mạnh và đã hình thành
các vùng chuyên canh, tập trung đầu tư phát triển những cây đặc sản, sử dụng các giống
CAQ có khả năng cạnh tranh lâu dài với các nước trong khu vực như: sầu riêng (Ri 6, Chín
Hóa), bưởi (Năm Roi, da xanh), cam sành, quýt đường, xoài ( xoài cát Hòa Lộc, xoài cát
Chu), nhãn xuồng cơm vàng ở các xã cù lao, tạo nên những vùng nguyên liệu quan trọng
của tỉnh để tổ chức thu mua, chế biến xuất khẩu. Hiện nay, diện tích lập vườn trồng mới
CAQ vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng.
Diện tích CAQ: trong toàn tỉnh hiện nay đã đạt qui mô 39.159ha cho thấy sau sản
xuất lúa, CAQ là cây quan trọng thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, xếp vào hàng
thứ hai về sản xuất CAQ trong khu vực ĐBSCL (sau Tiền Giang).
Bảng 2.2. Cơ cấu và diện tích CAQ toàn tỉnh giai đoạn 2001 - 2011
TT
Chủng loại
Năm 2001 Năm 2006 Năm 2011
Diện tích
(ha)
TL
(%)
Diện tích
(ha)
TL(%) Diện tích
(ha)
TL
(%)
1 Nhãn 9.429 40,1 10.279 27,0 9.870 25,2
2 Cam 4.682 19,9 7.146 18,8 7.255 18,5
3 Quýt 1.558 6,6 451 1,2 337 0,9
4 Chôm chôm 900 3,8 1.080 2,8 1.249 3,2
5 Xoài 2.603 11,1 4.401 11,6 4.761 12,2
6 Sầu riêng 574 2,4 1.720 4,5 2.360 6,0
7 Bưởi 1.349 5,7 7.510 19,8 7.907 20.2
8 CAQ khác 2.418 10,4 5.432 14,3 5.420 13,8
Toàn tỉnh 23.513 100 38.019 100 39.159 100
(Nguồn NGTK, Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm 2006, 2006, 2012
Về Phân bố diện tích CAQ
Phân bố diện tích CAQ theo huyện, thị
Bảng 2.3. Phân bố diện tích CAQ theo huyện, thị - Năm 2011
68
STT Địa phương Diện tích (ha) Tỉ lệ (% )
1 TP. Vĩnh Long 1.535 3,9
2 Long Hồ 6.179 15,8
3 Mang Thít 4.675 11,9
4 Bình Minh 2.968 7,6
5 Bình Tân 2.761 7,1
6 Tam Bình 6.343 16,2
7 Trà Ôn 8.140 20,8
8 Vũng Liêm 6.558 16,7
Tổng số 39.159 100
( Nguồn NGTK, Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm 2012)
Phân bố diện tích theo vùng trồng
+ Vùng trồng tập trung cam sành: Diện tích toàn tỉnh đạt qui mô 7.255ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Trà Ôn: 3.166ha phân bố tập trung ở các xã Trà Côn, Tân Mỹ, Hựu Thành,
Nhơn Bình, Thới Hòa.
- Huyện Tam Bình: 2.146ha, phân bố tập trung ở các xã: Tường Lộc, Mỹ Thạnh, Hòa
Lộc, Bình Ninh, Loan Mỹ, Hòa Thạnh và Mỹ Lộc.
+ Vùng trồng tập trung quýt: Diện tích toàn tỉnh đạt qui mô 337ha
Huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung nhiều nhất là Vũng Liêm: 140ha, phân
bố tập trung ở các xã: Tân An Luông, Quới An, Trung Hiệp, Trung Thành Đông, Trung
Thành Tây.
+ Vùng trồng tập trung bưởi Năm Roi: Diện tích toàn tỉnh 7.907ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Bình Minh: 1.976ha tập trung nhiều ở các xã Mỹ Hòa, Đông Thành, Thuận
An và Đông Bình.
- Huyện Tam Bình: 1.675ha tập trung ở các xã Ngãi Tứ và Bình Ninh.
+ Vùng trồng tập trung nhãn: Diện tích toàn tỉnh 9.870ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Long Hồ: 3.496ha tập trung ở các xã cù lao: An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú
và Bình Hòa Phước.
69
- Huyện Mang Thít: 1.772ha tập trung ở các xã ven sông Tiền như An Phước, Chánh
An.
- Huyện Vũng Liêm : 1.542ha tập trung ở các xã cù lao như Quới Thiện, Thanh Bình.
+ Vùng trồng tập trung chôm chôm: Diện tích toàn tỉnh 1.249ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Trà Ôn: 651ha tập trung nhiều ở các xã Tích Thiện, Phú Thành và Lục Sĩ
Thành.
- Huyện Long Hồ: 323ha tập trung ở các xã xã cù lao: An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú
và Bình Hòa Phước.
+ Vùng trồng tập trung Sầu riêng: Diện tích toàn tỉnh 2.360ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Vũng Liêm: 799ha ha tập trung nhiều ở các xã cù lao như Quới Thiện,
Thanh Bình.
- Huyện Trà Ôn: 468ha tập trung nhiều ở các xã Phú Thành và Lục Sĩ Thành.
- Huyện Mang Thít: diện tích 346ha tập trung ở các xã ven sông Tiền như An Phước,
Chánh An.
+ Vùng trồng tập trung Xoài: Diện tích toàn tỉnh 4.761ha
Các huyện có diện tích trồng nhiều và tập trung bao gồm:
- Huyện Vũng Liêm: 1.323ha tập trung nhiều ở các xã Quới An, Trung Thành Đông,
Trung Thành Tây, Trung Chánh.
- Huyện Mang Thít: 961ha tập trung nhiều ở các xã ven sông Tiền như An Phước,
Chánh An.
- Huyện Tam Bình: 673ha tập trung nhiều ở các xã Tường Lộc, Hòa Lộc và Loan
Mỹ.
2.4.1.2. Năng suất cây ăn quả
Theo kết quả điều tra năng suất trên các vùng trồng CAQ của các huyện thị trong
tỉnh, cho thấy năng suất trung bình của các loại CAQ như sau:
Bảng 2.4. Năng suất các loại CAQ phổ biến tại Vĩnh Long
Loại cây
Năng suất thực tế (tấn/ha) So sánh năng suất
trung bình (tấn/ha)
Năm 2001 Năm 2006 Năm 2011 Tiền
Giang
Đồng
Nai
Cả
nước
70
Nhãn 9,76 10,55 9,24 12 -13 7 - 9 8 -10
Bưởi 8,73 13,56 13,46 - 11-14 8 -10
Cam 12,68 9,83 11,95 8 -10 - -
Quýt 16,61 9,75 10,79 6 - 8 - -
Xoài 7,33 14,40 13,20 15 - 20 9 - 12 7 - 8
Sầu riêng 4,53 11,83 11,01 10 - 15 12 -15 10
Chôm chôm 12,74 15,90 17,05 18 - 20 12 -15 10
(Trích báo cáo tóm tắt: Đánh giá thực trạng và phân vùng thích nghi CAQ tỉnh
Vĩnh Long, giai đoạn 2003 - 2011)
Như vậy:
- Năng suất trung bình của các cây như bưởi, cam, chôm chôm ở Vĩnh Long đều cao
hơn năng suất trung bình ở Tiền Giang, Đồng Nai và cả nước. Đặc biệt là năng suất trung
bình của bưởi (chủ yếu là bưởi Năm Roi) và cam sành điều tra ở các huyện đều cao và vượt
trội so với cả nước.
- Năng suất trung bình của các CAQ còn lại như: xoài, sầu riêng, chôm chôm,
quýt, tuy cao hơn năng suất trung bình của cả nước nhưng vẫn thấp hơn năng suất trung
bình của Tiền Giang. Điều này cho thấy sự đầu tư và trình độ thâm canh cho các cây này
chưa ở mức cao nên khó tạo được sự cạnh tranh trên thị trường.
2.4.1.3. Sản lượng CAQ và mùa thu hoạch
Vĩnh Long hiện nhiều chủng loại CAQ được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, hàng
năm cung cấp cho thị trường một sản lượng khá lớn để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong
số 7 cây trồng chính, có 2 cây đặc sản truyền thống nổi tiếng đó là bưởi và cam sành. Năm
2011, sản lượng quả toàn tỉnh đạt 396.630tấn/năm (chiếm khoảng 13% sản lượng CAQ toàn
vùng ĐBSCL) chủ yếu là nhãn, bưởi Năm Roi và cam sành. Chiếm sản lượng lớn nhất hiện
nay là nhãn 88.862 tấn (chiếm 22,4% sản lượng CAQ toàn tỉnh), kế đến là bưởi 87.436 tấn
(chiếm 22% sản lượng CAQ toàn tỉnh ) và cam sành 70.310 tấn (chiếm 17,7% sản lượng
CAQ toàn tỉnh ). Cây xoài, chôm chôm, sầu riêng cũng có sản lượng khá cao và thấp nhất là
cây quýt với sản lượng 3.393 tấn (chỉ chiếm 0,9% sản lượng CAQ toàn tỉnh) do gần đây tình
hình sâu bệnh làm cho diện tích và sản lượng giảm nhanh, đang từng bước được khôi phục.
Sản lượng CAQ toàn tỉnh năm 2011 được ghi nhận ở bảng sau:
Bảng 2.5. Sản lượng CAQ toàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2011
Năm 2001 Năm 2006 Năm 2011
71
T
T
Chủng loại DT cho SP
(ha)
SL
(tấn)
DT cho SP
(ha)
SL
(tấn)
DTcho SP
(ha)
SL
(tấn)
1 Nhãn 7.834 76.489 9.858 104.029 9.591 88.865
2 Cam 2.610 33.082 5.445 53.512 5.879 70.310
3 Quýt 2.610 9.401 411 4.001 305 3.393
4 Chôm chôm 859 10.942 1.045 16.618 1.116 19.034
5 Xoài 1.631 11.956 3.137 45.156 3.975 52.498
6 Sầu riêng 503 2.280 795 9.403 1.627 17.925
7 Bưởi 1.322 11.632 4.745 64.329 6.495 87.436
8 CAQ khác 1.529 10.942 2.173 17.335 4.573 57.509
Tổng số 18.896 166.462 27.609 314.403 33.561 396.630
(Nguồn NGTK, Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long năm 2001, 2006, 2012)
Mùa vụ thu hoạch trái cây của tỉnh tập trung chủ yếu vào cuối mùa khô và đầu mùa
mưa gồm các loại quả như: cam sành, bưởi Năm Roi, xoài, chôm chôm, sầu riêng. Đây là
thời vụ thu hoạch sớm hơn so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và lệch vụ so với các tỉnh
phía Bắc. Đây là ưu thế sản xuất CAQ của tỉnh Vĩnh Long một phần là nhờ vào điều kiện
thiên nhiên ưu đãi và kĩ thuật xử lí ra hoa trái vụ đã được các nhà vườn ở Vĩnh Long áp
dụng thành công trên nhiều loại cây đặc sản như bưởi, cam, sầu riêng, nhãn, chôm chôm,
xoài - là một lợi thế hết sức đặc biệt của tỉnh về sản xuất CAQ tạo thế cạnh tranh cao trên thị
trường.
Bảng2.6. Mùa vụ thu hoạch trái cây Vĩnh Long
CAQ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bưởi Vĩnh Long
Phía Bắc
Cam Vĩnh Long
Phía Bắc
Nhãn Vĩnh Long
Phía Bắc
Xoài Vĩnh Long
Đông Nam Bộ
Chôm Vĩnh Long
72
chôm Đông Nam Bộ
Sầu riêng Vĩnh Long
Đông Nam Bộ
(Nguồn:Theo báo cáo Điều chỉnh qui hoạch nông nghiệp - nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tháng
2 năm 2002)
2.4.2. Cơ cấu, qui mô, vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp
Vĩnh Long là 1 trong những tỉnh có nhiều thế mạnh trồng CAQ ở ĐBSCL. Chính vì
lẽ đó, việc khai thác hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm duy trì và nâng cao vị thế của CAQ
trong nền kinh tế nông nghiệp luôn là vấn đề được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm.
Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011
Cây lương thực 55,0 53,2 47,1
Rau đậu 5,0 7,3 13,7
Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm) 9,7 5,7 17,7
Cây ăn quả 30,3 33,8 21,5
(Trích: Báo cáo tổng hợp Qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011
- 2020, Nguồn Sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long)
Chính vì lẽ đó, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long - Nhiệm kỳ 2005 - 2010, Vĩnh Long đã điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất và kế hoạch
sử dụng đất 2006 - 2010 (được Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 32/2006/NQ - CP
ngày 17/11/2006) cụ thể là: đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó cây hàng năm
là 51.722ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (CAQ, cây công nghiệp và cây lâu năm
khác). Tăng diện tích đất trồng CAQ, giảm diện tích chuyên canh lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ
diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu. Thực tế này đã dẫn đến xu
hướng thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt một cách đáng kể: giai đoạn
2000 - 2005, mặc dù có sự chuyển dịch đáng kể giữa các loại cây trồng nhưng CAQ vẫn giữ
vị trí thứ 2 (sau cây lương thực) trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt với tỉ lệ là
30,3% và 33,8%.
Với chủ trương khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung với
nhiều sản phẩm chủ lực, chất lượng tốt và có thương hiệu. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng đã xác định: khai thác có hiệu quả mọi
tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp: tăng diện tích rau màu trên
73
đất lúa; nâng cao chất lượng các vườn CAQ. Với chủ trương này, tỉnh đã tăng cường đầu tư
xây dựng các dự án cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, nâng cao tỉ trọng diện tích và
sản lượng CAQ đặc sản: cam, bưởi, chôm chôm, áp dụng các biện pháp thâm canh tiên
tiến, để trái cây đạt năng suất và chất lượng cao. Bên cạnh hình thành các vườn cây chuyên
canh, phát triển các mô hình du lịch vườn sinh thái tập trung ở các xã cù lao và ven sông,
đã dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu và vị trí CAQ trong ngành trồng trọt vĩnh Long một cách
đáng kể. Năm 2011, với 39.159ha CAQ có cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt là
21,5% (vẫn xếp thứ 2 sau cây lương thực). Hiện nay, Vĩnh Long có nhiều loại CAQ mang
lại hiệu quả đáng kể: giá trị sản lượng nhãn, chôm chôm đạt từ 60 - 64 triệu đồng/ha/năm,
CAQ hỗn hợp mức trung bình 48 triệu đồng/ha/năm, còn xoài, sầu riêng, bưởi Năm Roi đạt
từ 76 - 93 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có bưởi da xanh, cam sành, măng cụt đạt giá trị rất
cao: 96 - 112 triệu đồng/ha/năm.
Với vị trí như vậy, có thể khẳng định rằng: CAQ của Vĩnh Long có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
2.4.3. Tình hình ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ
2.4.3.1. Về giống cây ăn quả
- Đã tiến hành điều tra, sưu tập, bình tuyển và chọn lọc trên 40 loại giống CAQ quí
hiếm, trong đó có nhiều giống tốt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công
nhận: Bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, quýt Tiều, sầu riêng cơm vàng hạt lép và nhãn
xuồng cơm vàng.
- Kết hợp với Viện Nghiên cứu CAQ Miền Nam tiến hành khảo nghiệm một số
giống CAQ nhập nội có triển vọng thích nghi với điều kiện Vĩnh Long như: xoài
Khieusavoi, xoài Palan, xoài Namdoọcmai, chôm chôm Rongrieng, sầu riêng
Moongthoong, Đầu thế kỷ XXI tiếp tục các giống CAQ nhập nội có chất luợng cao ngày
càng được nhà vườn tuyển chọn trồng và thay thế dần các giống CAQ địa phương mang lại
giá trị kinh tế cao: mận An Phước, mận xanh đường, xoài xanh Đài Loan, chôm chôm
Thái,
- Thực nghiệm chương trình khảo nghiệm giống cam sành sạch bệnh trên gốc
ghép Volkamer nhằm khắc phục bệnh vàng lá trên cây có múi.
- Đã đầu tư nâng cấp trại giống trung tâm qui mô 3,73ha (xã Tân Hội, TP.Vĩnh
Long) và 47 cơ sở sản xuất giống CAQ, qui mô sản xuất 1.520.000 cây/năm, vượt nhu cầu
74
từ 10 - 15%. Riêng trại giống tỉnh cung ứng 250.000 cây/năm chủ yếu là cây có múi sạch
bệnh và xoài, sầu riêng, măng cụt chất lượng ngày càng tăng.
- Đã đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho 3 loại trái cây đặc sản là bưởi Năm Roi Bình
Minh, cam sành Tam Bình và chôm chôm Tân Khánh - Tích Thiện,
Trà Ôn.
- Qua các hội thi bình tuyển giống được tổ chức hàng năm, đã chọn lọc được nhiều
giống CAQ tốt được nhân rộng và phổ biến là: Bưởi Năm Roi, cam sành, xoài cát Hòa Lộc,
xoài siêu núm, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng Ri 6, sầu riêng Chín
Hóa, xoài Khieusavoi, xoài Palan, xoài Namdoọcmai, chôm chôm Rongrieng, cam sành
sạch bệnh trên gốc ghép Volkamer.
- Tuy nhiên, chưa quản lí hoàn toàn tình trạng sản xuất giống CAQ kém chất
lượng và giống trôi nổi trên thị trường.
2.4.3.2. Về kĩ thuật trồng
Về mật độ, khoảng cách trồng: Có sự khác biệt giữa nhóm cây có múi với các loại
cây khác:
- Nhóm cây có múi được trồng với khoảng cách và mật độ phổ biến như sau: Cam
sành thường có khoảng cách trồng trung bình là 1 - 2 mét/cây, mật độ 2.500 - 3.000 cây/ha.;
Bưởi có khoảng cách trồng trung bình là 2,5 - 3 mét/cây, mật độ 600 - 800cây/ha.
- Các CAQ khác được trồng với mật độ tương đối hợp lí như: xoài:100 - 160 cây/ha,
nhãn: 440 - 460 cây/ha, chôm chôm: 200 - 300 cây/ha, sầu riêng: 150 - 200 cây/ha.
Kỹ thuật canh tác: Trong quá trình canh tác, nhà vườn đã đúc kết kinh nghiệm trong
sản xuất kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đã nâng cao trình độ sản xuất, đổi
mới kĩ thuật canh tác, thể hiện:
- Đã có qui trình canh tác cải tiến như: sử dụng giống tốt, trồng xen hoa màu (lấy
ngắn nuôi dài), tạo tán, tỉa cành, tưới tiêu, thụ phấn bổ sung, nhằm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Mô hình trồng xen các loại CAQ để tận dụng các tầng sinh thái khác nhau mang lại
giá trị kinh tế cao, bổ sung cho mô hình trồng chuyên canh CAQ được áp dụng từ năm 1995
đến nay nhằm tận dụng diện tích, kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi phát triển mô hình
tổng hợp VAC, VACR,... nhằm tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao mức thu nhập cho nhà
vườn.
75
- Các biện pháp cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được thay cho những biện
pháp thủ công để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất như máy bơm nước tưới -
tiêu, bình xịt, máy phun thuốc, xáng múc.
- Trong kiến thiết cơ bản, những vườn mới lập đã chú ý nâng cao mặt líp và gom
mô, xây dựng hệ thống tưới tiêu chủ động, nhất là có bờ bao ngăn lũ.
- Một số vùng cù lao, nhà vườn đã đẩy mạnh khai thác tiềm năng vườn CAQ bằng
biện pháp kết hợp du lịch sinh thái theo Chương trình du lịch xanh do Công ty du lịch tổ
chức. Hiện nay, tỉnh đã có các khu du lịch sinh thái tiêu biểu như: Khu du lịch trang trại
Vinh Sang, khu du lịch Mekong - Đồng Phú, khu du lịch sinh thái An Bình, khu du lịch sinh
thái Mai Vàng Cửu Long, và các cụm du lịch sinh thái: Vàm lịch - cù lao dài (Vũng
Liêm), cụm du lịch Bình Minh, cụm du lịch cù lao Mây (Trà Ôn), với các loại hình tham
quan di tích lịch sử - văn hóa, tham quan chợ nổi, tham quan vườn CAQ, tìm hiểu làng nghề
truyền thống,
2.4.3.3. Về bón phân
Nhìn chung, việc bón phân và sử dụng phân bón tại các nhà vườn trong tỉnh hiện nay
rất đa dạng và phong phú. Phần lớn nhà vườn bón các loại phân: phân vô cơ, phân bón lá và
phân hữu cơ; việc bón phân cho vườn CAQ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và tập quán,
chưa được hướng dẫn bón theo qui trình nên thường dư đạm và không đúng theo liều lượng.
Tuy nhiên, việc ý thức của nhà vườn bón thêm nhiều loại phân hữu cơ để bảo vệ vườn cây
là một tập quán tốt cần được nhân rộng và phát huy.
2.4.3.4. Về bảo vệ thực vật
Bệnh hại quan trọng cần quan tâm là bệnh nứt vỏ xì mủ (do Phytothoras) trên cây sầu
riêng, cam, bưởi, măng cụt, dâu; bệnh khán thư (Colletotrichugloeosporioides) trên xoài;
bệnh vàng lá gân xanh trên cam, bưởi, sự phá hoại của dịch bệnh, điển hình là bệnh chổi
rồng trên cây nhãn,... Các loại sâu hại nguy hiểm gồm ruồi đục quả (Fruit fly), sâu vẽ bùa,
rệp sáp.
Phần lớn các vườn CAQ đều có sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại.
Tuy nhiên, việc xác định các đối tượng gây hại trên cây trồng của các nhà vườn thường bị
nhầm lẫn, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa sâu và bệnh hại,... đã dẫn đến việc sử dụng thuốc
không đúng đối tượng gây hại, nên hiệu quả phòng trị bệnh cho cây trồng còn kém.
Hạn chế lớn nhất trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật để phòng trừ sâu bệnh tại các
vườn CAQ trong tỉnh hiện nay là: tập quán trồng dày nên khó chăm sóc, nông dân thiếu
76
thông tin và mô hình hướng dẫn về bảo vệ thực vật, đã dẫn đến việc áp dụng các biện pháp
phòng trị kém hiệu quả. Vì vậy, cần sớm có các điểm trình diễn cũng như mô hình điểm về
bảo vệ thực vật để khuyến cáo kĩ thuật và hướng dẫn nông dân thực hiện.
2.4.3.5. Xử lý ra hoa mùa nghịch và rãi vụ
Cuối thế kỷ XX, một số nhà vườn trong tỉnh đã có áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về:
phân bón, điều tiết nước, hoá chất,... để điều khiển cây ra hoa trái vụ nghịch, sớm hoặc
muộn hơn mùa vụ chính để bán được giá. Một số kĩ thuật được áp dụng trên một số chủng
loại CAQ như:
- Trên cây cam sành và bưởi: phổ biến nhất là áp dụng kĩ thuật siết nước, bón phân và
phun thuốc kích thích để tạo vụ nghịch và rãi vụ quanh năm (cam) hoặc tập trung vào các
tháng cận tết và đầu mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 8 dương
lịch - dl).
- Trên cây chôm chôm: phổ biến là biện pháp siết nước và đẩy màng phủ nilon trên
mặt líp vào tháng 8 - 9 dl, để cho cây cho trái và thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 1 - 2 dl,
sớm hơn mùa chính từ 2 - 6 tháng.
- Trên cây sầu riêng: tạo vụ nghịch trên cây sầu riêng cũng bằng biện pháp siết nước
và, che phủ gốc kết hợp bón phân và phun xịt các loại thuốc kích thích ra hoa cũng cho kết
quả thu hoạch trái vào các tháng 1 - 2 dl, sớm hơn vụ chính từ 2 - 3 tháng (tháng 4 - dl).
- Trên cây nhãn: dùng kĩ thuật khoanh vỏ, siết nước cùng với phun hoá chất để kích
thích ra hoa tạo vụ nghịch, điều khiển cây ra hoa vụ nghịch theo ý muốn.
2.4.3.6. Công nghệ sau thu hoạch
Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển vườn CAQ ở nhiều tỉnh khác
nhau trong cả nước, thị trường tiêu thụ trái cây trong và ngoài nước đã được mở rộng. Việc
nghiên cứu, áp dụng công nghệ sau thu hoạch và chuỗi cung ứng trái cây đã được nhà vườn
và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, mức độ áp dụng còn hạn chế và
nhìn chung hiệu quả vẫn không cao, chất lượng trái cây sau thu hoạch bị giảm nhanh, tuổi
thọ ngắn và tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch hiện còn rất cao.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sau thu hoạch trên CAQ là hoạt động
đã được người dân thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, đa phần được làm theo lối truyền thống,
thiếu sự ứng dụng khoa học và đầu tư công nghệ, do vậy thất thoát sau thu hoạch trên CAQ
rất cao.
Ở tỉnh Vĩnh Long, sử dụng kĩ thuật bao trái trước thu hoạch là biện pháp phổ biến và
hữu hiệu nhất, nhằm ngăn ngừa sâu bệnh hại tấn công quả trên cây giúp nâng cao chất lượng
77
và giảm tổn thất sau thu hoạch. Kĩ thuật này có ý nghĩa lớn đến chất lượng và mức độ an
toàn của quả ở giai đoạn sau thu hoạch. Trên khía cạnh này, hoạt động nghiên cứu áp dụng
xử lí sau thu hoạch trên CAQ trong vùng luôn được gắn liền với các hoạt động bao trái
trước thu hoạch. Trong phạm vi này, các khảo sát tìm ra vật liệu bao trái thích hợp, cách xử
lí trước bao trái và thời điểm bao trái thích hợp nhất cho một số loại giống cây trồng tiêu
biểu đã được các cơ quan nghiên cứu trong vùng phát triển. Hiện nay ở Vĩnh Long, ứng
dụng bao trái trước thu hoạch trên mận An Phước, vú sữa, ổi không hạt, đang được phát
huy mạnh mẽ. Như vậy, áp dụng khoa học và công nghệ sau thu hoạch trên CAQ đã đem lại
cho các nhà vườn lợi ích rất thiết thực về hiệu quả kinh tế. Một mặt, sản phẩm sau thu hoạch
đạt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn nông sản vì không phải sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật. Mặt khác, sản phẩm sẽ dễ dàng được tiêu thụ thông qua thương lái, kí kết hợp
đồng cung ứng sản phẩm theo đặt hàng, nhất là các siêu thị, đối tác xuất khẩu. Hơn nữa, đây
cũng là biện pháp để nâng cao giá trị sản phẩm trái cây để đem lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_28_5103425654_1409_1871469.pdf