MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.i
Lời cam đoan . ii
Lời cảm ơn. iii
Mục lục .iv
Danh mục bảng biểu . vii
Danh mục biểu đồ . viii
Danh mục các từ viết tắt .ix
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Đóng góp của đề tài.4
6. Kết cấu đề tài.4
NỘI DUNG.5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN .5
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN.5
1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến nông, lâm sản .5
1.1.2. Nội dung, đặc điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản .7
1.1.3. Vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm sản. .11
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến nông,lâm sản.15
1.1.5. Tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. .21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG,LÂM SẢN.22
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở một số nước
trong khu vực .22
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản ở một số
địa phương trong nước.26
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho
thị xã Quảng Trị .29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG,
LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ.32
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ,
TỈNH QUẢNG TRỊ .32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.33
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu .39
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM
SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ. .40
2.2.1. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị.40
2.2.2. Đánh giá công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị xã Quảng Trị, tỉnh
Quảng Trị qua phiếu điều tra .46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ .61
2.3.1. Thành tựu .61
2.3.2. Hạn chế .62
2.3.3. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết .65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH
QUẢNG TRỊ .69
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ .69
3.1.1. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị .69
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG,
LÂM SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ. .71
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn. .71
3.2.2. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn .72
3.2.3. Đổi mới các chính sách tài chính, tín dụng nhằm hỗ trợ và tăng cường cho
các cơ sở sản xuất - kinh doanh chế biến nông, lâm sản trên địa bàn .73
3.2.4. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất - kinh doanh chế biến nông, lâm
sản đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất .75
3.2.5. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh
chế biến nông, lâm sản.75
3.2.6. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .77
3.2.7. Phát triển đa dạng loại hình sản xuất - kinh doanh.78
3.2.8. Tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước, bổ sung và hoàn thiện các chinh
sách về hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh chế biến nông, lâm sản
trên địa bàn.80
3.2.9. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với việc bảo vệ môi trường.81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .86
93 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thị xã Quảng Trị có một vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị,
quân sự, văn hoá, xã hội.
Địa hình, đất đai
Địa hình thị xã Quảng Trị chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía nam là vùng đồi núi
với những thảm rừng có hệ sinh thái phong phú. Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm. Hai con sông
Thạch Hãn và Vĩnh Định thành con đường thủy nối liền thị xã Quảng Trị với Cửa
Việt, Đông Hà.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
Diện tích tự nhiên 7.291,60 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.753,74 ha, đất phi
nông nghiệp 1.403,91 ha, đất chưa sử dụng 133,95 ha [2,86]. Đất đai của thị xã Quảng
Trị chủ yếu là đất nông nghiệp nên tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm sản khá lớn
Điều kiện khí hậu
Thị xã Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng
ven biển, có hai mùa mưa, năng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng
năm sau, lượng mưa hằng năm khá lớn, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 và
12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây -
Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất từ tháng
2 đến tháng 4(lúc nước thủy triều thấp). Nhiệt độ không khí trung bình dao động từ
25,3oC đến 27,8oC.
Khoáng sản
Thị xã Quảng Trị là vùng không có nhiều tài nguyên khoáng sản, một số loại
điển hình như cát, sạn ở sông Thạch Hãn, có chất lượng tốt đang được khai thác song
quy mô không được lớn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2014, tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị vẫn tạo
được nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các
khía cạnh sau:
Tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn 2011 - 2014 nền kinh tế của thị xã Quảng Trị phát triển theo
chiều hướng tích cực, luôn duy trì với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong những
năm qua. Trong năm 2014 dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế thị xã Quảng Trị
vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá cao; cụ thể như sau:
- Cơ cấu kinh tế năm 2014(GDP):
+ Thương mại - Dịch vụ: 51,8%, Công nghiệp – xây dựng: 37,9%, Nông - Lâm
- Thủy sản: 10,3%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
- Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành chủ yếu:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, du lịch (Giá HH) tăng:
19,8%/năm.
+ Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp (Giá so sánh 2010) thời kỳ 2011-2015
tăng 11%/năm.
+ Giá trị sản xuất Nông - lâm - thủy sản (Giá so sánh 2010) thời kỳ 2011-2015
tăng: 5,9%/năm.
+ Sản lượng lương thực có hạt năm 2014:3.084 tấn, năm 2015 ước đạt 3.285 tấn
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 28 triệu đồng
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2015 ước đạt 26,9 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân giai đoạn 2011- 2015 tăng 9,7%/năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011 – 2015 khoảng là 828 tỷ đồng Kết
quả thực hiện trên các nghành, lĩnh vực:
Về lĩnh vực Kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng.
Thương mại - dịch vụ - du lịch:
Tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ du lịch từ 465,5 tỷ đồng năm
2010 thì đến năm 2014: 975 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 1.150 tỷ đồng. Nhịp độ tăng
bình quân giai đoạn 2011-2015 lă 19,8%/năm (Kế hoạch đề ra tăng từ 17-19%/năm).
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất CN-TTCN (giá so sánh 2010) từ 207,3 tỷ đồng năm 2010, năm
2014: 321,6 tỷ đồng, ước đạt 350 tỷ đồng văo năm 2015, bình quân giai đoạn 2011-
2015 tăng 11%/năm (Kế hoạch tăng từ 18-20%). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có
bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chiếm gần 88%
trong cơ cấu nội bộ ngành CN – TTCN.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra,
nhưng sản xuất nông nghiệp phât triển ổn định, giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản
tăng đều qua các năm. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản (giá so
sánh 2010) đạt 66,6 tỷ đồng. Đến năm 2014 đạt 84,7 tỷ đồng, năm 2015, ước đạt 88 tỷ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
đồng, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 5,9%/năm.
Duy trì ổn định diện tích trồng cây hăng năm từ 940-960 ha, trong đó: diện tích
trồng lúa từ 550-560 ha, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm trên 80% diện tích. Để hình
thành được một số mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao
Cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua, cơ chế kinh tế thị xã Quảng Trị chuyển dịch theo hướng
tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư
nghiệp và thủy sản.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế của thị xã Quảng Trị
giai đoạn 2011 - 2014
Đơn vị: %
Năm Tổng số
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Thương mại và
Dịch vụ
CN và xây
dựng
2011 100 24,4 41,3 34,3
2012 100 21,2 42,6 36,2
2013 100 17,7 45,7 36,6
2014 100 13,4 49,1 37,5
Nguồn: [2,86]
Sơ đồ1: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế của thị xã Quảng Trị
giai đoạn 2011 - 2014
0
10
20
30
40
50
2011 2012 2013 2014
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
Thương mại và dịch vụ
Công nghiệp và xây dựng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
Từ bảng 2.1, ta có thể thấy trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 có những
chuyển biến khá rõ rệt. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 34,3% năm
2011 lên 37,9% năm 2015, tăng 3,6%, trong khi đó thương mại và dịch vụ tăng từ
41,3% năm 2011 lên 51,8% năm 2015, tăng 10,3%. Chiều hướng tích cực thể hiện là tỷ
trọng của ngành nông, lâm, ngư ngày càng có xu hướng giảm dần, giảm từ 24,4% năm
2011 xuống còn 10,3% năm 2014, giảm 14,1%. Như vậy ta thấy phát triển ngành công
nghiệp chế biến nông thủy sản đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch tỷ trọng của nganh
công nghiệp - xây dựng, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thị xã
Quảng Trị theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng một cách hợp lý.
Thu - chi ngân sách và tài chính - tín dụng.
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng hàng năm, từ 72,1 tỷ đồng năm 2010, đạt
131,1 tỷ đồng năm 2011, đến năm 2014 đạt 173,7 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 130,7 tỷ
đồng, trong đó: Thu ngân sách năm nhà nước trên địa bàn năm 2010 là: 16,9 tỷ đồng,
2011: 21,5 tỷ đồng, năm 2014: 30,5 tỷ đồng, năm 2015: ước thực hiện 26,9 tỷ. Bình
quân giai đoạn 2011-2015, tổng thu ngân sách tăng 12,6%/năm, trong đó: thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn tăng 9,7%/năm, thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên tăng
17,1%/năm.
Tổng chi ngân sách năm 2010: 57,1 tỷ đồng, năm 2011 là 125,1 tỷ đồng, đến
năm 2014: 166,8 tỷ đồng, năm 2015: ước đạt 131 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2011-
2015 tăng 18,1%/năm. Trong đó: chi đầu tư phát triển tăng 21,3%/năm, chi thường
xuyên tăng 16%/năm. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ 19,4% trong tổng chi
ngân sách.
Chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ưu tiên cho các công trình hạ
tầng kỹ thuật, văn hoá, giáo dục. Đã thực hiện tốt Luật Ngân sách. Công tác quản lý
ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí dần dần đi vào nền nếp, đảm bảo đúng
quy định của pháp luật. Đã bố trí hợp lý các khoản chi, cơ cấu chi cơ bản đáp ứng các
nhu cầu chi thường xuyên và góp phần tích cực cho đầu tư phát triển, xoá đói giảm
nghèo, thực hiện các chương trình, dự án của thị xã.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
Dịch vụ tài chính, tín dụng ngày càng được nâng cao, hình thức cho vay phong
phú. Đến nay, trên địa bàn thị xã có 5 chi nhánh ngân hàng thương mại, tăng 3 chi
nhánh so với đầu nhiệm kỳ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu vay vốn của
nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đầu tư xã hội.
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 ước đạt 828 tỷ đồng, trong
đó: Vốn ngân sách (Bao gồm cả vốn ODA) gần 400 tỷ đồng, trong đó: nguồn xã hội hóa do
các tỉnh thành, tập đoàn hỗ trợ hơn 130 tỷ đồng. Riêng trong năm 2012, nhân dịp kỷ niệm
65 năm ngày TBLS, 40 năm giải phóng Quảng Trị và 40 năm sự kiện 81 ngày đêm
chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, các tỉnh thành, các doanh nghiệp đã hỗ trợ gần
60 tỷ đồng để đầu tư, cải tạo các công trình: văn hóa, giáo dục, tưởng niệm, tri ân trên
địa bàn.
Trong giai đoạn 2011-2015 đã có một số công trình được đầu tư đưa vào sử dụng
như: Công trình do tỉnh quyết định đầu tư: Đường Hải Lệ (39 tỷ), Đập Đùng (11 tỷ
đồng), Trung tâm bồi dưỡng chính trị (6,6 tỷ), Trụ sở UBMT thị xã (5 tỷ),... ; Từ
nguồn ngân sách sách TW, tỉnh hỗ trợ và thị xã: Cụm trường phường An Đôn (14 tỷ
đồng), Trường THCS phường 2 (7,5 tỷ đồng), Đường Nguyễn Trường Tộ (7 tỷ đồng),
Hệ thống điện chiếu sáng – Thảm nhựa đường Quang Trung (5 tỷ đồng); Từ nguồn xã
hội hóa: Nhà khách tình nghĩa Thành Cổ (Do công ty TNHH Hòa Bình tài trợ), Đài
tưởng niệm các AHLS bờ Bắc sông Thạch Hãn (55 tỷ), Đài chiến thắng Sư đoàn 325
(25 tỷ), Nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ thị xã (25 tỷ),
Dự án: Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sử dụng
nguồn ODA của Chính phủ Na Uy với giá trị phê duyệt hơn 180 tỷ đồng. Công trình
đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Dân số.
Năm 2014 dân số trung bình toàn thị xã có 23.285 người, trong đó dân số đô thị
chiếm 82,81%. Thành phần dân số, nam chiếm 48,58%, nữ chiếm 51,42%. Tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên là 9,7%. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các Phường
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
ven trung tâm thị xã và trục đường giao thông chính như Quốc Lộ 1A. Mật độ dân số
trung bình là 319 người/Km2[15,87].
Nguồn lao động.
Hiện nay, số người trong độ tuổi có khả năng lao động toàn thị xã năm 2014 có
12620 người, chiếm 54,1% dân số trung bình. Lực lượng lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ
chiếm khoảng 1,1%. Nguồn lực lao động của thị xã Quảng Trị phần lớn là lao động
phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp.
Giáo dục- Đào tạo:
Chất lượng dạy và học đạt được kết quả khá toàn diện. Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện lồng ghép với các cuộc vận
động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”
đã đạt được kết quả khá toàn diện. Số lượng học sinh giỏi và học sinh đạt giải trong
các kỳ thi học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Tỷ lệ học sinh đến trường ở các ngành học, cấp học hàng năm đều tăng. Công tác phổ cập
giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ
sở được giữ vững. Đến năm 2015, tỷ lệ cháu huy động vào nhà trẻ đạt 26%, mẫu giáo:
76,7%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Đã hoàn thành phổ cập bậc Trung học.
Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được chú trọng đầu tư. Phần lớn trường học
được kiên cố hoá, cao tầng hoá, tỷ lệ phòng học các cấp được kiên cố hóa là 95,2%.
Công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập phát triển cả chiều rộng và
chiều sâu. Đến nay, toàn thị xã có 5/5 phường xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo
dục Mầm non 5 tuổi, giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; có 10/19 trường học đạt chuẩn
quốc gia. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Thị xã phát triển mạnh, vững chắc, một số
mặt đi trước so với mặt bằng chung của Tỉnh.[14,87]
Đặc điểm văn hóa - xã hôi.
Thị xã Quảng Trị là trung tâm phía nam của tỉnh Quảng Trị, dân cư sinh sống
lâu đời, ổn định và tổ chức, quản lý xã hội có nề nếp. Nhân dân có tinh thàn cần cù,
ẠI
HO
̣C K
INH
TÊ
́ HU
Ế
39
chịu khó, sáng tạo trong lao động; đoàn kết xây dựng phát triển quê hương; có truyền
thống đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh bảo vệ quê hương Đất nước. Đặc biệt sức
mạnh đoàn kết cộng đồng đã thể hiện rất rõ khi quê hương, đất nước, đất nước gặp
thiên tai, thảm họa. Tuy nhiên trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều giữa các
vùng, nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ được đào tạo nghề còn thấp, đời sống một
bộ phận dân cư còn khó khăn.
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu
2.1.3.1. Thuận lợi
- Với vị trí địa lý và địa hình bằng phẳng qua hệ thống giao thông thủy, bộ hợp
lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất cũng như việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ của các cơ sở chế biến nông,
thủy sản.
- Thông qua đặc điểm dân số trên cho thấy thị xã Quảng Trị có lực lượng lao
động dồi dào, mật độ dân số đông, ổn định về mặt chính trị xã hội, người dân ở đây có
tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động nhờ đó mà có thể bổ sung cho nguồn lao
động còn thiếu trong ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản.
- Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao và ổn định là 1,72% đã
góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương là cơ sở để thực hiện các mục tiêu
thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển. Bên cạnh đó góp phần
giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất
lẫn tinh thần.
- Thị xã Quảng Trị là nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
công nghệ chế biến nông, lâm sản như: Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu vận
chuyển hàng hóa, và đi lại; kết hợp với Huyện Triệu Phong và Hải Lăng có vùng đồng
bằng rộng lớn với đất đai phì nhiêu tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, tạo ra
một vùng nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến ở thị xã Quảng Trị. Với
những điều kiện như vậy đã tạo nhiều điều kiện phát triển cho các cơ sở chế biến nông,
lâm sản ở thị xã Quảng Trị phát triển.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
- Cùng với tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã như hiện nay. Thông
qua ngân sách đầu tư xã hội cho cơ sở vật chất - hạ tầng cho thấy những triển vọng lớn
trong thúc đẩy kinh tế thị xã Quảng Trị phát triển nhanh nói chung, và phát triển ngành
công nghiệp chế biến, nông lâm sản trên địa bàn nói riêng.
2.1.3.2. Khó khăn
- Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khắc nghiệt vào mùa nắng và mùa mưa
kéo dài với lưu lượng lớn, cùng với sự biến đổi khí hậu thất thường như hiện nay phần
nào đã tạo ra tính thời vụ lớn trong hoạt động của ngành phần nào ảnh hưởng đến phát
triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn.
- Với lực lượng lao động có trình độ còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông và
số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm phần ít nên việc đáp ứng nhu cầu
nhân lực chất lượng cao cho phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thị
xã là rất hạn chế.
- Mặt dù đầu tư cơ sở hạ tầng rất tích cực và đang được hoàn thiện nhưng trên
địa bàn thị xã hệ thống giao thông vẫn không đáp ứng yêu cầu sản xuất và đi lại của
các cơ sở, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
- Bên cạnh tiềm năng lớn về phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm
sản đó thì việc khai thác tiềm năng này vẫn chưa đúng với tiềm năng vốn có của nó
ảnh hưởng đến tiền trình phát triển ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM
SẢN Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ.
2.2.1. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị
2.2.1.1. Về số lượng, sự phân bố
Tình hình chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thị xã chủ yếu là sơ chế và gia
công, số cơ sở chế biến chuyên sâu chưa nhiều. Các cơ sở chế biến hoạt động với quy
mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở. Công nghiệp chế biến nông,
lâm sản chưa phát triển bền vững, chưa có sự quy hoạch. Theo hướng đó, nhiều cơ sở
chế biến đã đầu tư tự phát, chưa tìm hiểu thị trường tiêu thụ đầu ra dẫn đến sản phẩm
làm ra còn bị động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Có thể nói rằng, thị xã Quảng Trị đang trong giai đoạn phát triển, tỉ lệ dân số
làm nghề nông chiếm phần đông. Vì vậy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông,
lâm sản là một bước đi cần được quan tâm khuyến khích phát triển nhằm đóng góp cho
sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hầu hết các cơ sở chế biến nông lâm sản ở thị xã Quảng Trị được bố trí không
đồng đều. Nguyên nhân các nghề chế biến nông, lâm sản phân bố như trên, do nằm
gần vùng nguyên liệu, tạo thuận lợi cho việc khai thác và chế biến.
Bảng 2.2: Số lượng, cơ sở chế biến nông, lâm sản ở một số Phường, xã của Thị xã
Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị năm 2014
ĐVT: cơ sở
Các xã, phường
Tổng
số cơ
sở
Xay
xát
gạo
Làm
than từ
võ trấu
Nấu
rượu
Làm
bún
Chế
biến
tinh bột
nghệ
Chế
biến gỗ
rừng
trồng
Nghề
Mộc
dân
dụng
Phường 1 44 14 11 5 4 2 3 5
Phường 2 62 7 7 15 23 5 2 3
Phường 3 42 10 6 9 2 0 6 9
P. An Đôn 81 35 18 7 0 10 5 6
Xã Hải Lệ 164 39 28 35 12 22 13 15
Tổng số 393 105 70 71 41 39 29 38
Nguồn: [10,86]
Qua bảng 2.2 ta thấy hầu hết các cơ sở chế biến nông, lâm sản ở thị xã phân bố
không đồng đều và phân bố chủ yếu ở xã Hải Lệ, Phường An Đôn và Phường 3.
Nguyên nhân các cơ sở chế biến nông, lâm sản phân bố như trên là do nằm gần vùng
nguyên liệu và là nơi có các nghề truyền thống...
Trong các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thì nghề xay xát gạo có số
lượng cơ sở nhiều nhất gồm 105 cơ sở tập trung chủ yếu ở Xã Hải Lệ và Phường An
Đôn còn lại rải rác đều ở các Phường . Các cơ sở xay xát gạo chủ yếu hoạt động theo
mùa vụ, theo thị trường nông sản trên địa bàn; mỗi ngày 01 cơ sở bình quân xay xát
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
gạo khoảng 200 – 500 kg. Hiện nay đa số các cơ sở này đã thay thế động cơ máy nổ
bằng mô tơ điện nên hạ thấp được giá thành.
Nghề làm than từ võ trấu do lấy nguyên liệu từ các cơ sở xay xát nên phân bổ
và tập trung chủ yếu cũng ở xã Hải Lệ và Phường An Đôn, nghề này đang trong quá
trình thử nghiệm nên hiện nay chủ yếu chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng từ trước và đang
trong quá trình hoàn thiện quy trình sản xuất, phát triển nghề làm than từ võ trấu nhằm
tận dụng phế phẩm của xay xát gạo và nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường.
Nghề nấu rượu gồm 71 cơ sở tập trung chủ yếu xã Hải Lệ và Phường An Đôn,
đa số các cơ sở nấu rượu gạo bằng phương pháp thủ công, theo đơn đặt hàng từ trước.
Nghề bún gồm 41 hộ, tập trung chủ yếu ở Phường 2 và xã Hải Lệ, hàng ngày
các cơ sở sản xuất khoảng 10 tấn bún tươi, các năm gần đây do áp dụng sản xuất bún
bằng máy móc tiên tiến nên bún làm ra đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo
công ăn việc làm cho 210 lao động chế biến nghề làm bún cung cấp chủ yếu cho địa
phương và các vùng lân cận như Hải Lăng, Triệu Phong. Thu nhập bình quân 01 lao
động hàng tháng khoảng 3,5 – 4 triệu đồng. Sản phẩm được thị trường chấp nhận,
cung cấp một số lượng bún tươi tương đối lớn trên địa bàn, giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu
lao động, ngành nghề cho địa phương.
Nghề chế biến tinh bột nghệ hiện nay phát triển mạnh ở Xã Hải Lệ, nghề này
mới phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây, nghề phát triển do hiện nay nhu cầu về
bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp từ các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang
ngày càng được ưa chuộng. Sản lượng hàng hóa làm ra không đủ nhu cầu tiêu thụ,
nguyên liệu phải nhập từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh vào. Do sản phẩm chủ yếu làm
bằng thủ công nên năng suất chưa cao, tuy nhiên sự phát triển của nghề chế biến tinh
bột nghệ đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ,
góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, ngành nghề tại địa phương.
Nghề chế biến gỗ rừng trồng có tổng số 29 cơ sở trên địa bàn, nghề này chủ yếu
là gia công sản phẩm cho các công ty chuyên về sản xuất nội thất, do số lượng vốn đầu
tư lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu của đối tác, nên tuy rất có tiềm năng phát triển
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
do ở gần vùng nguyên liệu dồi dào nhưng chưa phát triển được như ý muốn..
Nghề mộc dân dụng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trên địa bàn
thị xã, nguồn nguyên liệu dồi dào do có một lượng lớn gỗ nhập từ nước Lào, tuy nhiên
do trình độ tay nghề chưa cao, nguồn vốn đầu tư còn yếu và thị trường tiêu thụ còn bị
động nên nghề mộc dân dụng đang phát triển cầm chừng.
2.2.1.2. Sự phát triển về quy mô.
Trước đây, ở thị xã Quảng Trị các cơ sở chế biến nông, lâm sản hoạt động với
quy mô nhỏ và lẻ, tuy nhiên, những năm gần đây các chủ cơ sở nhận thức được tầm
quan trọng của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và quá trình cạnh tranh gay
gắt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các cơ sở phải mở rộng quy mô, đầu tư máy
móc hiện đại giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện những cơ sở có sự phát triển về
quy mô của thị xã trong thời gian gần đây.
Bảng 2.3: Số lượng cơ sở mở rộng quy mô sản xuất chế biến nông, lâm sản trên
địa bàn thị xã Quảng Trị
Đơn vị: cơ sở
Nghề 2005 - 2010 2011 - 2014 Tỷ lệ%
Xay xát gạo 54 95 90,5
Làm than từ võ trấu 10 41 58,6
Nấu rượu 17 35 49,3
Làm bún 9 17 41,2
Chế biến nghệ 1 39 100
Chế biến gỗ rừng trồng 12 16 55,1
Mộc dân dụng 14 18 47,3
Nguồn: [10,86]
Từ các số liệu trong bảng 2.3 ta thấy, các cơ sở chế biến nông, lâm sản đang ngày
càng mở rộng quy mô sản xuất. Hai nghề có quy mô phát triển nhanh là xay xát gạo
với tỷ lệ phát triển 90,5%, nghề chế biến tinh bột nghệ phát triển 100% trong giai đoạn
2011-2014. Nghề xay xát gạo đã tiến hành đưa máy móc vào quá trình sản xuất và thị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra phát triển cộng với nguyên liệu đầu vào ổn định, cụ
thể cụ thể từ năm 2005 – 2010 có 54 cơ sở mở rộng quy mô nhưng từ 2010 – 2014 thì
có đến 95 cơ sở mở rộng quy mô sản xuất. Nghề làm than từ võ trấu cũng có số cơ sở
mở rộng quy mô tăng nhanh, từ năm 2005 – 2010 có 10 cơ sở mở rộng quy mô thì từ
2010 – 2014 có 41 cơ sở mở rộng cơ sở sản xuất của mình do đầu ra đang phát triển.
Đặc biệt nghề chế biến tinh bột nghệ đang phát triển mạnh mẽ từ 1 hộ mở rộng quy mô
đến nay đã có 39 hộ mở rộng quy mô chế biến do nhu cầu thị trường đang phát triển và
tăng nhanh trong những năm gần đây, số lượng sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng, do vậy các các hộ sản xuất liên tục mở rộng quy mô.
Ngoài ra để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của
thị trường các cơ sở chế biến nông, lâm sản ở thị xã Quảng Trị tiến hành mở rộng mặt
bằng nhà xưởng mở rộng kho bãi, đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Hai
nghề có quy mô phát triển nhanh là nghề xay xát gạo Và nghề chế biến gỗ rừng trồng
với diện tích mặt bằng nhà xưởng trên 50m2 lần lượt tăng trong giai đoạn 2010-2014
Bảng 2.4: Diện tích mặt bằng, nhà xưởng trên 50m2 của các nghề chế biến
nông, lâm sản trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2014.
Đơn vị: Cơ sở
Cơ sở Năm 2010 Năm 2014
Xay xát gạo 50 98
Làm than từ võ trấu 25 45
Nấu rượu 3 12
Làm bún 5 15
Chế biến nghệ 1 3
Chế biến gỗ rừng trồng 12 28
Mộc dân dụng 15 27
Nguồn: [10,86].
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
2.2.1.3. Sự phát triển về sản lượng
Những năm qua sản lượng của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thị
xã Quảng Trị liên tục tăng, diện tích lúa năm 2014 là 554,3 ha, năng suất bình quân đạt
51,5 tạ/ha tăng 4,2 tạ/ha so với năm 2013, sản lượng 2,810 tấn. Về lâm nghiệp tổng
diện tích đất có rừng là 4.409.8 ha trong đó diện tích rừng sản xuất là 2.763,1 ha.
Bảng 2.5: Sản lượng của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn
thị xã Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2014.
Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014
Xay xát gạo Tấn 2832 2942 2927 2735 2801
Chế biến gỗ m3 2099 3724 6650 6732 7121
Than từ võ trấu Tấn 3 5 8,2 12 17
Nấu rượu Lít 1103 1523 1802 1724 2021
Làm bún Tấn 4 6,6 7,4 8,7 9,8
Chế biến nghệ Kg 32 54 41 64 75
Mộc dân dụng m3 13 78 179 192 354
Nguồn: [2,86]
Qua bảng 2.4 ta thấy sản lượng xay xát gạo tăng trong giai đoạn từ 2010 đến
2011 và giảm dần từ 2011 đến 2014, năm 2010 là 2832 tấn năm 2014 là 2801 tấn.
Ngành chế biến gỗ tăng đều mạnh trong các năm từ 2099m3 năm 2010 đến 7121 m3
năm 2014 tăng hơn gấp 3,3 lần. Chế biến than từ võ trấu do phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu là xay xát gạo nên tốc độ phát triển cũng như ngành xay xát gạo. Nghề nấu
rượu phát triển đều trong các năm từ 2011 đến 2014, Nghề chế biến tinh bột nghệ phát
triển nhanh nhất năm 2010 chỉ 13 kg tinh bột nghệ nhưng năm 2014 đã lên đến 75 kg.
2.2.1.4. Loại hình tổ chức sản xuất
Loại hình tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản chủ
yếu là hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, phần lớn các doanh nghiệp tự tìm nguồn
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành
công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị xã Quảng Trị chủ yếu mang tính tự phát việc
liên kết giữa các cơ sở với nhau, giữa các doanh nghiệp và nông dân, giữa sản xuất và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
tiêu thụ còn nhiều hạn chế và bị động điều đó làm cho việc phát triển ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_cong_nghiep_che_bien_nong_lam_san_tren_dia_ban_thi_xa_quang_tri_tinh_quang_tri_18_1912294.pdf