Tóm tắt Luận văn Thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên)

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT

GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM . 8

1.1. Khái niệm về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam . 8

1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn. 14

1.3. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ

tục rút gọn . 16

1.3.1. Quy định về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ

tục rút gọn . 16

1.3.2. Quy định về thời hạn và thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ

thẩm theo thủ tục rút gọn . 31

1.3.3. Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn. 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 44

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRÊN

ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP

DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VIỆT NAM . 45

2.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 45

2.2. Nguyên nhân . 56

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng

thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam . 62

KẾT LUẬN . 89

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắc trong việc áp dụng thủ tục rút gọn cần được giải quyết. - Luận văn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận; danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định. 6 Dưới góc độ là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn có những đặc điểm sau: + Rút ngắn về thời gian tố tụng: Một đặc điểm đặc trưng của thủ tục rút gọn là thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá ba mươi ngày, theo đó thời hạn điều tra là mười hai ngày, thời hạn truy tố là bốn ngày và thời hạn xét xử là mười bốn ngày. Trong khi thủ tục tố tụng thông thường thì thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng là không quá hai tháng (sáu mươi ngày) kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra và có thể gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng (sáu mươi ngày). Như vậy thời hạn điều tra một vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng theo thủ tục tố tụng thông thường tối đa không quá 120 (một trăm hai mươi) ngày. Như vậy, ở giai đoạn điều tra, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 108 (một trăm linh tám) ngày. Ở giai đoạn truy tố thì thời hạn quyết định truy tố là không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án và kết luận Điều tra. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn nhưng không qua mười ngày. Như vậy, thời hạn truy tố một vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày nhưng với thủ tục rút gọn thời hạn truy tố tối đa là 04 (bốn) ngày. Như vậy, ở giai đoạn truy tố, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 26 (hai mươi sáu) ngày. Ở giai đoạn xét xử thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng 7 không quá mười lăm ngày. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày nhưng với thủ tục rút gọn thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 14 (mười bốn) ngày. Như vậy, ở giai đoạn xét xử, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 31 (ba mươi mốt) ngày. Do đó, với thủ tục tố tụng thông thường thì thời hạn điều tra, truy tố và xét xử đối với tội ít nghiêm trọng là 195 ngày còn thủ tục rút gọn chỉ có 30 ngày, rút ngắn được 165 ngày (05 tháng 15 ngày), là một thời gian đáng kể. + Giản lược về thủ tục tố tụng: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng với một số vụ án nhất định, được thể hiện: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát mà không phải làm bản kết luận điều tra. Việc truy tố bị can trước Toà án cũng chỉ bằng quyết định truy tố thay cho Bản cáo trạng + Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự quy định tại chương II Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật; Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia; Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án 8 + Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. + Mục đích của thủ tục rút gọn: Trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn được áp dụng nhằm giải quyết một số loại vụ án hình sự nhất định nhanh chóng, kịp thời để giảm bớt gánh nặng về số lượng án cần giải quyết quá lớn cho cơ quan tiến hành tố tụng, hạn chế tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật định; giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Từ những dấu hiệu của thủ tục rút gọn đã phân tích trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về thủ tục rút gọn như sau: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một thủ tục tố tụng đặc biệt có sự rút ngắn về thời gian, giản lược về thủ tục, áp dụng đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, có tính chất ít nghiêm trọng nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn Ý nghĩa về chính trị: Việc áp dụng thủ tục rút gọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án hình sự nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời cũng góp phần hoàn thành một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự mà Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn 9 thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49– NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra là: Tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm các quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Ý nghĩa về mặt pháp lý: Chế định thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có sự tiếp thu có chọn lọc các quy định tiến bộ của pháp luật nước ngoài và phù hợp với nền lập pháp nước ta về thủ tục này, đáp ứng yêu cầu xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đất nước hiện nay. Ý nghĩa về mặt xã hội: Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết một số vụ án nhất định một cách nhanh chóng, sớm đưa tội phạm ra xử lý trước pháp luật, góp phần giải quyết kịp thời tất cả các vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý, giảm lượng án tồn đọng, quá hạn ở các cơ quan này, đồng thời góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian xử lý các vụ án khác phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn cho việc giải quyết. Ngoài ra, nó còn góp phần nhanh chóng khôi phục quan hệ xã hội bị xâm phạm, tội phạm sớm được xét xử, người bị hại sớm được khôi phục quyền lợi, người phạm tội sớm phải chịu hình phạt nên cũng sớm trở về hoà nhập cuộc sống, từ đó góp phần nhanh chóng ổn định trật tự xã hội. Thủ tục rút gọn còn là biện pháp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho việc điều tra, truy tố, xét xử một số tội phạm nhất định; giảm tải gánh nặng công việc cho các cơ quan tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân, đáp ứng mong mỏi của nhân dân về việc trừng trị tội phạm; đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho những người tham gia tố tụng vì thời gian giải quyết vụ án ngắn nên người tham gia tố tụng không phải mất nhiều thời gian cho vụ án. 10 Thủ tục rút gọn còn góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật, hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. 1.3. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn 1.3.1. Quy định về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì thủ tục rút gọn không áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà chỉ được áp dụng trong ba giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án sau khi có quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát, quyết định này được ban hành sau khi khởi tố vụ án, tức là trong giai đoạn điều tra vụ án. Mặt khác, nếu sau khi xét xử sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì vẫn phải áp dụng theo thủ tục chung mà theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng Hình sự về thời hạn xét xử phúc thẩm thì “ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày”. Như vậy, tổng số thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 30 ngày trong khi thời hạn xét xử phúc thẩm là 60 ngày, đây là điều không hợp lý làm mất đi ý nghĩa của thủ tục rút gọn. Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: 11 Điều kiện thứ nhất là người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang: Điều kiện thứ hai là sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: Điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” mang tính định tính. - Sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định.. - Sự việc phạm tội có chứng cứ rõ ràng: Chứng cứ rõ ràng có thể được hiểu là những chứng cứ phản ánh đầy đủ, chính xác và toàn diện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án. Điều kiện thứ ba là tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng. “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù” (Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2009). Điều kiện thứ tư là người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng: Lý lịch của bị can, bị cáo liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, liên quan đến việc quyết định hình phạt (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo) Về thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như sau: 1. Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại điều 319 của Bộ luật này, Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. 1.3.2. Quy định về thời hạn và thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn Về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn + Thời hạn điều tra: Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là mười 12 hai ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Thời hạn điều tra được tính dựa theo quy định chung tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là “kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra”. + Thời hạn truy tố: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì sau khi nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án và trong thời hạn không quá bốn ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau: truy tố bị can trước Toà án bằng quyết định truy tố, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án. + Thời hạn xét xử sơ thẩm là mười bốn ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng; tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. “Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án. Việc quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm rút ngắn rất nhiều so với thủ tục thông thường như hiện nay là quá ngắn, tạo ra áp lực lớn về thời hạn tố tụng đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên trong khi đó thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố thì giản lược rất ít. Tuy nhiên, với thời hạn nêu trên, việc giao hồ sơ vụ án và quyết định truy tố lại có những vướng mắc: pháp luật không có quy định rõ khi nào thì Viện kiểm sát phải giao hồ sơ vụ án cho Tòa án, khi nào thì phải giao quyết định truy tố cho bị can, nếu áp dùng thời hạn giao hồ sơ vụ án cho Tòa án, giao quyết định truy tố cho bị can theo quy định chung thì lại không hợp lý. 13 Về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn Vụ án áp dụng thủ tục rút gọn là vụ án ít nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nên pháp luật cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng không phải thực hiện một số thủ tục tố tụng không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án. + Thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra: Theo Điều 321 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì: Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là mười hai ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. + Thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố: Trong thời hạn bốn ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: * Quyết định truy tố bị can ra trước Toà án: * Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: * Quyết định tạm đình chỉ vụ án: * Quyết định đình chỉ vụ án: Tóm lại, các căn cứ để Viện kiểm sát ra một trong những quyết định trên vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự, thủ tục ra các quyết định này chỉ khác thủ tục chung ở quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, còn hình thức của các quyết định khác không thay đổi, và khi ra các quyết định không phải là quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, Viện kiểm sát còn phải ra quyết định huỷ bỏ áp dụng thủ tục rút gọn. 14 + Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây: - Đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung - Tạm đình chỉ vụ án - Đình chỉ vụ án. Như vậy các thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản giống như thủ tục tố tụng chung. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, một vướng mắc được thực tiễn nêu ra là Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử lúc nào? Điều 324 Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo trước khi mở phiên tòa bao lâu mà chỉ yêu cầu phải mở phiên tòa trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, có thể hiểu: Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử bất cứ lúc nào, thậm chí chỉ một ngày trước phiên xét xử mà vẫn không bị xem là vi phạm. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bị cáo không có thời gian nhờ luật sư, sắp xếp công việc để ra Tòa (nếu bị cáo tại ngoại), không kịp xin thay đổi người tiến hành tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ. Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải tuân thủ mọi quy định chung như đối với các vụ án khác: xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, thành phần Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, sự có mặt của bị cáo, Kiểm sát viên, người bào chữa (nếu có), người làm chứng, và một số vấn đề khác và vẫn phải 15 tiến hành theo trình tự: thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại toà, nghị án và tuyên án. Việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung. Nếu như ở giai đoạn điều tra và truy tố theo thủ tục rút gọn, thủ tục tố tụng có sự giản lược, thì ở giai đoạn xét xử sơ thẩm pháp luật chỉ quy định rút ngắn về thời hạn tố tụng mà không có sự giản lược về thủ tục tố tụng. Quy định của pháp luật tố tụng hiện hành là không hợp lý 1.3.3. Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, đó là những biện như: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Trong thủ tục rút gọn, các biện pháp này đều có thể được áp dụng (trừ bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì vụ án theo thủ tục rút gọn chỉ là bắt người phạm tội quả tang). Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các vụ án phạm tội quả tang nên trong thực tế tạm giữ là biện pháp được áp dụng phổ biến đối với các vụ án. Thời hạn tạm giữ tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày Cơ quan Điều tra nhận người bị bắt, không được gia hạn tạm giữ. Về nguyên tắc thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời hạn 16 tiến hành tố tụng theo thủ tục rút gọn là 30 ngày, trong đó điều tra là 12 ngày, truy tố là 4 ngày, xét xử 14 ngày. Do đó thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định của pháp luật trước đây, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã xây dựng thủ tục rút gọn thành một chế định riêng, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án nhất định để những cơ quan này có điều kiện giải quyết các vụ án khác phức tạp hơn. Quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về cơ bản tương đối toàn diện nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Các quy định về thủ tục này còn mang tính hình thức chưa có sự đồng bộ giữa thủ tục rút gọn và các thủ tục tố tụng có liên quan, thực tiễn áp dụng bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Cùng với việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn, việc nghiên cứu thực tiễn, đưa ra những đánh giá nhận xét, tìm ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp liên quan khắc phục những nguyên nhân đó nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng thủ tục này trong thực tiễn là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. 17 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên * Thủ tục rút gọn đã được áp dụng để giải quyết một số vụ án đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và đã đạt được những kết quả nhất định Căn cứ vào số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 có thể thấy: Thủ tục rút gọn đã được áp dụng trong thực tiễn, mặc dù tỷ lệ áp dụng không nhiều. * Số vụ án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án được xét xử Nghiên cứu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân các tỉnh Tây Nguyên từ ngày 01/10/2008 đến 30/9/2012, cho thấy: tổng số vụ án hình sự mà ngành Toà án nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đã thụ lý là 27.493 vụ, xét xử 25.714 vụ, trong đó xét xử theo thủ tục rút gọn là 87 vụ (chiếm tỷ lệ chung là 0,33%). Hàng năm xu hướng áp dụng thủ tục rút gọn có xu hướng tăng lên nhưng vẫn không cao so với số lượng các vụ án được đưa ra xét xử. Ở các địa phương có áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết những vụ án hình sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, việc áp dụng này cũng rất ít, có thể thấy thực trạng này như sau: Tại Tòa án nhân dân Tỉnh Đăk Lăk (đơn vị có số lượng án hình sự 18 thụ lý, giải quyết hàng năm lớn nhất khu vực Tây Nguyên) trong các năm từ năm 2008 đến 2012, thụ lý tổng cộng 8.940 vụ, giải quyết 8.520 vụ, xét xử 8.331 vụ. Trong đó xét xử thủ tục rút gọn là 27 vụ (chiếm tỷ lệ 0,32 %). Tỉnh Kon Tum là tỉnh có số lượng án giải quyết hàng năm thấp nhất trong khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết án hàng năm tuy vậy cũng rất thấp so với các tỉnh trong khu vực và cũng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án đã xét xử. Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 30/9/2012, Tỉnh Kon Tum thụ lý tổng cộng 1.881 vụ, giải quyết 1.843 vụ, xét xử 1.789 vụ, trong đó xét xử theo thủ tục rút gọn là 09 vụ (chiếm tỷ lệ 0,50 %). * Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết các loại vụ án hình sự tại các tỉnh Tây Nguyên thường chỉ tập trung ở một số loại tội nhất định như: trộm cắp tài sản; đánh bạc; cố ý gây thương tích; tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma tuý, * Thủ tục rút gọn chủ yếu được áp dụng ở những địa phương có lượng án hình sự phải giải quyết hàng năm lớn như Đăk Lăk, Đăk Nông, đặc biệt là những địa phương có lượng án trộm cắp tài sản; cố ý gây thương tích; đánh bạc nhiều; còn tại nhiều tỉnh thủ tục này có năm hầu như không được áp dụng. Thực tế, nghiên cứu biểu mẫu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết sơ thẩm các vụ án hình sự của toà án các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 đến hết quý 3 năm 2012 (hết năm thi đua), không có mục thống kê số liệu án xét xử theo thủ tục rút gọn. Như vậy, từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực đến tháng 9/2012, án xử theo thủ tục rút gọn chưa được thống kê nắm tình hình, việc giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn chưa được sự quan tâm của các cơ quan tiến hành tố tụng và lượng án giải 19 quyết theo thủ tục rút gọn hàng năm của các địa phương này vẫn chưa vượt quá 1% tổng số án hình sự đã xét xử sơ thẩm. Ở các địa phương mà lượng án thụ lý giải quyết hàng năm ít thì việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết những vụ án đủ điều kiện nêu trên lại càng không được quan tâm dẫn đến một thực trạng là ngành toà án nhân dân nhiều tỉnh có năm không hề xử một vụ nào theo thủ tục này, vài tỉnh thì xử một hai vụ cho có để báo cáo, có xử thì cũng không thống kê để nắm tình hình”. Thực tế này được chứng minh ở một vài địa phương sau: Tại tỉnh Đăk Lăk, năm 2012, thụ lý 2.572 vụ, xét xử 2.240 vụ. Tại tỉnh Đăk Nông, năm 2008, thụ lý 739 vụ, xét xử 715 vụ. Tại tỉnh Gia Lai, năm 2009, thụ lý 832 vụ, xét xử 797 vụ. Tại tỉnh Kon Tum, năm 2008, thụ lý 384 vụ, xét xử 365 vụ. Tuy nhiên theo số liệu thống kê thì những năm này, các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum không có vụ án nào áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết. 2.2. Nguyên nhân Một là: Quy định về thủ tục rút gọn của Bộ luật tố tụng hình sự chưa phù hợp với thực tiễn nên còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng, như: - Quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, có chỗ còn bất hợp lý nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều những văn bản hướng dẫn áp dụng. - Quy định về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ án có đủ điều kiện còn mang tính tuỳ nghi, chưa mang tính bắt buộc. - Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn quá hẹp nên nhiều vụ án xảy ra trên thực tế có thể áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết nhưng luật không cho phép nên v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflhs_truong_thi_hue_thu_tuc_rut_gon_trong_luat_to_tung_hinh_su_viet_nam_2039_1946771.pdf
Tài liệu liên quan