MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các từ viết tắt.iv
Danh mục biểu đồ .v
Danh mục các bảng biểu .vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .5
5. Phương pháp nghiên cứu .5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.6
7. Kết cấu của đề tài.7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN .8
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công
nghiệp nông thôn .8
1.1.1 Khái niệm công nghiệp nông thôn.8
1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp nông thôn .13
1.1.3 Vai trò của việc phát triển CNNT.14
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNNT.19
1.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp nông thôn.25
1.2.1 Nội dung phát triển CNNT .25
1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp nông thôn .30
1.3 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số địa phương
trong nước .30
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương .30
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên .32
1.3.3 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc .35
1.3.4 Kinh nghiệm của các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh .35
1.3.5 Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy.37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆP NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.40
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Hương Thủy .40
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.40
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của thị xã Hương Thủy trong quá trình
phát triển công nghiệp nông thôn .56
2.2 Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn tại thị xã Hương Thủy giai đoạn
2009 - 2011 .58
2.2.1 Tình hình chung về phát triển CNNT tại thị xã Hương Thủy giai đoạn
2009 - 2011.58
2.2.2 Thực trạng các cơ sở công nghiệp nông thôn thị xã Hương Thủy .64
2.2.3 Tình hình doanh thu và thu nhập của các cơ sở CNNT thị xã Hương Thủy .73
2.2.4 Khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với các cơ sở CNNT thị xã Hương Thủy.76
2.2.5 Đánh giá chung về phát về phát triển CNNT tại thị xã Hương Thủy .82
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.88
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐẾN NĂM 2015 88
3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển CNNT thị xã Hương Thuỷ đến
năm 2015.88
3.1.1 Quan điểm phát triển CNNT .88
3.1.2 Định hướng phát triển CNNT.90
3.1.3 Mục tiêu phát triển.93
3.2 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn tại thị xã
Hương Thủy trong thời gian tới.94
3.3.1 Giải pháp khoa học công nghệ .94
3.3.2 Giải pháp về thị trường.95
3.3.3 Giải pháp về vốn.96
3.3.4 Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .101
3.3.5 Giải pháp về đất đai, cơ sở hạ tầng.102
3.3.6 Giải pháp về cơ chế chính sách .102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .103
1. Kết luận.103
2. Kiến nghị.104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .106
PHỤ LỤC.109
127 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp nông thôn tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lại giá trị cao.
Với hệ thống đồi núi, mặt nước chưa sử dụng và nhiều cảnh quan tự nhiên
khác có không khí trong lành như: khu vực đồi Thiên An, hồ Thuỷ Tiên, suối nước
nóng Thanh Hoằng (Dương Hoà) Hương Thủy có rất nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển dịch vụ du lịch.
2.1.1.3 Thực trạng về môi trường
Môi trường trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, công tác xử
lý rác thải sinh hoạt từng bước được quan tâm, nhất là ở các chợ và các khu dân cư,
toàn thị xã đã có 5 phường thực hiện phương án thu gom rác thải. Trên địa bàn thị
xã có bãi chôn lấp và xử lý rác thải cho thành phố Huế, thị xã Hương Thủy; đồng
thời, UBND tỉnh đã quy hoạch xây dựng thêm khu vực chôn lấp và xử lý các chất
thải công nghiệp, y tế và rác thải với quy mô diện tích 40 ha, nhà máy xử lý nước
thải của Khu công nghiệp Phú Bài khá hiện đại. Việc chỉ đạo, tuyên truyền và tổ
chức thực hiện bảo vệ môi trường được chú trọng, nhất là về thu gom và xử lý rác
thải ở các phường, xã dọc Quốc lộ 1A và các điểm du lịch trên địa bàn.
Trên địa bàn thị xã có nghĩa trang nhân dân thành phố Huế xây dựng với
diện tích 46,6 ha, phục vụ tốt cho nhu cầu chôn cất mai táng ở thành phố Huế và
trong thị xã. Đã quy hoạch và đang xây dựng mới 2 nghĩa trang với diện tích mỗi
nghĩa trang hơn 40 ha ở phía Tây và phía Nam trung tâm thị xã.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số, lao động
Theo Niên giám thống kê của thị xã Hương Thủy, tổng dân số toàn thị xã năm
2011 là 98.929 người (trong đó: Nam: 49.973; Nữ: 48.956). Dân số phân bố khá đồng
đều ở cả khu vực thành thị và nông thôn (ở thành thị là 57.020 người, nông thôn là
41.909 người). Dân số ở lĩnh vực nông nghiệp là 30.512 người và phi nông nghiệp là
68.417 người. Mật độ dân số trung bình của thị xã là: 217 người/km2, tuy nhiên có sự
chênh lệch khá lớn giữa các phường trung tâm và các xã lân cận, vùng sâu, vùng xa
(phường Thủy Vân 1.314 người/km2, phường Thủy Thanh 984 người/km2, xã Phú Sơn
46 người/km2, xã Dương Hòa 7 người/km2).
Nguồn lao động của thị xã gồm 61.584 người, chiếm hơn 62% dân số toàn
thị xã, trong đó, người có khả năng lao động là 55.834 người. Có 50.370 lao động
đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Phần lớn lực lượng lao động hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (có 21.708 lao động hơn 43% tổng lao
động) và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (có 16.741 lao động chiếm hơn 33% trong
tổng lao động toàn thị xã).
Bảng 2.3 Dân số, lao động thị xã Hương Thủy giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh(%)
Số
lượng
(Người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(Người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(Ngườ)
Tỷ
trọng
(%) 2011/2009
A. Dân số 97.014 100,0 98.172 100,0 98.929 100,0 1,97
1. Phân theo giới tính
- Nam 48.311 49,80 49.260 50,18 49.973 50,51 3,44
- Nữ 48.703 50,20 48.912 49,82 48.956 49,49 0,52
2. Phân theo khu vực
- Thành thị 13.778 14,20 56.574 57,63 57.020 57,64 313,85
- Nông thôn 83.236 85,80 41.598 42,37 41.909 42,36 -49,65
B. Lao động 46.154 100 47.804 100 50.370 100 9,13
- Nông-Lâm-Ngư 17.487 37,89 17.825 37,29 16.741 33,24 -4,27
- CN – XD 18.442 39,96 19.423 40,63 21.708 43,10 17,71
- TM – DV 6.258 13,56 6.681 13,98 7.364 14,62 17,67
- Khác 3.967 8,60 3.875 8,11 4.554 9,04 14,80
(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2011)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Nhìn chung, thị xã có nguồn lao động khá dồi dào, phần lớn lực lượng lao động
có trình độ văn hóa khá cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng được cải thiện nhờ có
sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của địa phương nhằm phát
triển các cơ sở đào tạo như: Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị Hà Nội - Bộ
Xây dựng, Trường Trung cấp nghề Thừa Thiên Huế... phần nào cải thiện chất lượng
lao động, cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay tại địa phương. Bên cạnh đó, trong
những năm qua nhờ có sự đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là mở rộng Khu công
nghiệp Phú Bài, Cụm công nghiệp - TTCN và làng nghề Thuỷ Phương nên đã giải
quyết được việc làm cho lượng lớn lao động đang thất nghiệp.
2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trên cơ sở những lợi thế hiện có, trong quá trình phát triển kinh tế thị xã luôn
coi trọng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp, TTCN, cùng với phát triển dịch vụ
được xác định là những ngành kinh tế chủ lực, có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế của thị xã. Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH, hướng đến sự phát triển bền vững; huy động các nguồn vốn đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại các Khu công nghiệp Phú Bài,
các cụm công nghiệp TTCN và làng nghề của thị xã. Bên cạnh đó, ngành nông
nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng còn đóng vai trò quan trọng,
nhất là ở các vùng nông thôn nên đã được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế.
18%
9%
73%
Công nghiệp-XD
Dịch vụ
Nông-lâm-ngư nghiệp
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Hương Thủy lần thứ XIV
nhiệm kỳ 2010 - 2015)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế ở thị xã Hương Thủy năm 2011
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất CN - TTCN trên địa bàn được duy trì và có những mặt phát triển
khá cả trong và ngoài khu công nghiệp của tỉnh, cụm CN - TTCN và làng nghề của
thị xã Một số sản phẩm tăng trưởng khá như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sơn
các loại, sản phẩm từ plastic, sơ chế da và giày da, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc
mỹ nghệ
Bên cạnh phát triển công nghiệp, TTCN thì xây dựng cũng được quan tâm,
ngoài việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, thị xã đã tạo điều
kiện thuận lợi, nhất là về thủ tục, mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình do
các sở, ban, ngành, các đơn vị làm chủ đầu tư phục vụ cho sản xuất và dân sinh như:
mở rộng khu công nghiệp, công trình hồ chứa nước Tả Trạch, các khu đô thị mới
Giá trị tổng sản phẩm CN, TTCN - XD thực hiện là 1.049 tỷ đồng (trong đó
phần thị xã quản lý 182 tỷ đồng).
* Dịch vụ
Mạng lưới dịch vụ phát triển khá nhanh, ngày càng đa dạng và phong phú,
đặc biệt là dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, viễn thông, vận tải đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị tổng sản phẩm dịch vụ thực hiện là
240 tỷ đồng.
* Nông - lâm - ngư nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 6.563,4 ha, trong đó: tổng diện tích lúa
6,468 ha, năng suất bình quân là 61 tạ/ha/vụ, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt
trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là là 39.459 tấn, trong đó: sản lượng
lúa đạt 39.364 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên do ảnh hưởng
của đợt rét nên từ đầu năm, diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp và người chăn
nuôi đại gia súc có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác nên đã làm cho tổng
đàn gia súc có giảm so với năm trước. Đến nay, toàn thị xã có tổng đoàn trâu là
2.049 con, đàn lợn là 32.375 con, đàn gia cầm341.000 con; sản lượng thịt hơi
khoảng 5.090 tấn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Diện tích nuôi cá đạt 551 ha; sản lượng cá thu hoạch được 1.758 tấn, đạt
87,9% KH năm.
Lâm nghiệp: Kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao
đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi, diện tích rừng trồng đã khai
thác là 500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Đồng thời, đã trồng được 450 ha rừng
tập trung và 140 nghìn cây phân tán. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy
rừng được chú trọng.
Giá trị tổng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp là 104 tỷ đồng (trong đó phần
thị xã quản lý hơn 100 tỷ đồng).
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 6.563,4 ha, trong đó: tổng diện tích lúa
6,468 ha, năng suất bình quân là 61 tạ/ha/vụ, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt
trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 39.459 tấn, trong đó: sản lượng lúa
đạt 39.364 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên do ảnh hưởng
của đợt rét nên từ đầu năm, diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp và người chăn
nuôi đại gia súc có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác nên đã làm cho tổng
đàn gia súc có giảm so với năm trước. Đến nay, toàn thị xã có tổng đoàn trâu là
2.049 con, đàn lợn là 32.375 con, đàn gia cầm 341.000 con; sản lượng thịt hơi
khoảng 5.090 tấn.
Diện tích nuôi cá đạt 551 ha; sản lượng cá thu hoạch được 1.758 tấn, đạt
87,9% kế hoạch năm.
Lâm nghiệp: Kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao
đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi, diện tích rừng trồng đã khai
thác là 500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Đồng thời, đã trồng được 450 ha rừng
tập trung và 140 nghìn cây phân tán. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy
rừng được chú trọng.
Giá trị tổng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp là 104 tỷ đồng (trong đó phần
thị xã quản lý hơn 100 tỷ đồng).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
* Tài nguyên - môi trường
Công tác quản lý tài nguyên môi trường được chú trọng, từng bước đi vào nề
nếp, trong năm đã cấp được 215 giấy CNQSD đất ở ổn định, lũy kế đến nay cấp
được 18.494 giấy/19.202 đối tượng đủ điều kiện cấp giấy (đạt 96,3%) trong đó: đất
ở nông thôn: 7.838 giấy/8.243 đối tượng (đạt 95,1%), đất ở đô thị: 10.656
giấy/10.959 đối tượng (đạt 97,2%).
Đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của thị xã và các xã, phường. Đến nay, có
5 phường đã lập xong đề cương và đang trình sở TN&MT thẩm định; thị xã đang
thẩm định để cương quy hoạch đối với các xã: Thủy Tân, Thủy Phù và Thủy Bằng,
đồng thời đang đôn đốc đơn vị tư vấn hoàn thành đề cương quy hoạch sử dụng đất
đối với các xã Dương Hòa, Phú Sơn.
Về môi trường, đã tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và các văn
bản hướng dẫn đến các khu dân cư. Bước đầu thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Từng bước chấn chỉnh việc khai thác, đã
phối hợp với ngành chức năng cấp tỉnh thường xuyên kiểm tra và xử lý việc khai
thác, lập các bãi tập kết cát sạn trên sông Hương đoạn qua xã Thủy Bằng. Kiểm tra,
xử lý 23 trường hợp vi phạm vận chuyển trái phép đất san lấp, cát, 05 trường hợp vi
phạm tàn trữ cát không có nguồn gốc hợp pháp, 01 trường hợp vi phạm khai thác
cát, sạn sỏi trái phép; 07 trường hợp khai thác đất san lấp trái phép.
* Xây dựng kết cấu hạ tầng
Được tập trung đầu tư và chỉ đạo thực hiện, nhất là các công trình chuyển
tiếp và công trình trọng điểm xây dựng mới, công trình phục vụ cho giáo dục, y tế
và phát triển đô thị, như: đường Thanh Lam, đường Thanh Thủy Chánh - Vân Thê,
đường Cầu Hồng Thủy - Đông Nam Thủy An, hạ tầng khu dân cư Lương Mỹ, Trụ
sở Thị ủy, các công trình kiên cố hóa trường học..; đôn đốc tiến độ thi công các
công trình triển khai từ đầu năm 2011 như: Mương thoát nước khu 6 phường Phú
Bài, đường Trằm Họ phường Thủy Lương, đường bê tông Buồng Tằm, thôn Hạ xã
Dương Hòa, đường thôn 3 xã Phú Sơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Tổng số vốn đầu tư XDCB đạt 402 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước
152 tỷ đồng, nhân dân và các doanh nghiệp địa phương là 250 tỷ. Do ảnh hưởng của
lạm phát và lãi suất tăng cao nên hoạt động đầu tư của khối doanh nghiệp có chiều
hướng giảm, nhiều dự án của các doanh nghiệp dự kiến triển khai trong năm 2011
đến nay vẫn chưa thực hiện được.
* Về quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị
Đã từng bước thực hiện tốt quản lý đô thị theo đúng quy hoạch. Đẩy mạnh
xây dựng hạ tầng đô thị, nhất là chỉnh trang các tuyến đường nội thị. Đã bước đầu tổ
chức tốt việc thu gom rác thải ở khu vực nội thị và các xã.
Công tác lập quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo tăng cường, đã tiến
hành lập, phê duyệt quy hoạch Khu 7C phường Phú Bài, quy hoạch khu Trung tâm
hành chính thị xã Thủy Bằng, quy hoạch điều chỉnh cục bộ hạ tầng khu dân cư
phường Thủy Lương, quy hoạch phân lô xen cư phường Thủy Dương và Thủy
PhùThực hiện quy hoạch hạ tầng khu dân cư Thủy Lương. Tiến hành khảo sát,
lập quy hoạch phân khu khu trung tâm hành chính thị xã, lập quy hoạch khu nghĩa
trang phía Nam tại xã Thủy Phù. Thực hiện phê quyệt nhiệm vụ quy hoạch nông
thôn mới cho các xã trên địa bàn.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra hệ thống đèn điện chiếu sáng công cộng,
hệ thống cây xanh thuộc Quốc lộ 1A và các tuyến đường nội thị. Triển khai sửa
chữa các tuyến đường thị lộ năm 2011 như: xây dựng gồ giảm tốc, vạch cưỡng bức
tại các tuyến đường ngang giao cắt với Quốc lộ 1A, đường Thanh - Vân, đường
Lương - Tân - Phù
* Công tác giải phóng mặt bằng
Nhìn chung, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quan tâm chỉ
đạo và thực hiện khá tích cực, nhờ đó nhiều công trình, dự án được triển khai trên
địa bàn có bản đảm bảo tiến độ. Tổng số dự án GPMB đã và đang triển khai thực
hiện 40 dự án, trong đó: dự án do các ban ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư là 09 dự
án, dự án do thị xã làm chủ đầu tư là 12 dự án, 04 dự án do các xã, phường làm chủ
đầu tư và 15 dự án do các nhà đầu tư đến đầu tư tại địa phương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Đã tập trung giải quyết dứt điểm một số tồn tại của các công trình trước như:
đường Thủy Dương - Thuận An, đường đi lăng Khải Định, sân Golf, KCN Phú Bài
giai đoạn 4.
* Về tài chính - ngân sách
Tổng thu ngân sách (phần giao thị xã, xã thu) là 115,990 tỷ đồng, đạt 100,7%
dự toán. Trong đó: thu ngoài quốc doanh là 19,8 tỷ đồng, bằng 116% so với dự toán
tỉnh giao, tăng so với cùng kỳ năm trước là 14,8 tỷ đồng.
Về thu cấp quyền sử dụng đất: UBND thị xã đã tiến hành lập, triển khai kế
hoạch thu từ cấp quyền sử dụng đất tại các khu quy hoạch và xen cư tại các xã,
phường. Mặc dù tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, song nhờ sự
chỉ đạo thực hiện tích cực của các cấp, các ngành nên đến nay thu từ cấp quyền sử
dụng đất đạt 55 tỷ đồng, bằng 100% dự toán.
Tổng chi ngân sách trên địa bàn là 227,365 tỷ đồng, đạt 144,32% dự toán.
Trong đó: Chi ngân sách thị xã 182,375 tỷ đồng, đạt 124,43% dự toán; chi ngân
sách phường, xã 44,9 tỷ đồng, đạt 124,82% dự toán.
* Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 của
Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02/03/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế về triển khai những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản
xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình. Thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm 10% chi
thường xuyên của 9 tháng còn lại của năm 2011 với tổng ngân sách 1.485 triệu
đồng, tiến hành cắt giảm 4 công trình chưa thật sự cần thiết để tập trung nguồn lực
cho các dự án trọng điểm với tổng nguồn vốn 8.800 triệu đồng, trong đó đình hoãn
2 dự án với tổng số vốn là 3.600 triệu đồng và giãn tiến độ 2 dự án với tổng số vốn
5.200 triệu đồng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
* Về xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2011, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác khảo
sát, đánh giá để thực hiện việc xây dựng đề án, lập quy hoạch nông thôn mới gắn
với xây dựng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị (lồng ghép đối
với 3 xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Phù) đối với 6 xã theo đúng sự chỉ đạo của
UBND tỉnh. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành các công việc nêu trên với chất lượng
nội dung phù hợp với tình hình thực tế của mỗi xã, đặc biệt là xã điểm Thủy Thanh.
Đã phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác
tuyên truyền, nhờ vậy công tác triển khai xây dựng đề án và quy hoạch nông thôn
mới và quy hoạch sử dụng đất đã có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo kế hoạch
đề ra. Các địa phương, các ngành, các cấp đã thấy rõ tầm quan trọng của xây dựng
nông thôn mới.
2.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Hương Thủy là 45.602,07 ha, trong đó
diện tích đất NN là lớn nhất, chiếm 78,44% tổng diện tích tự nhiên; tiếp đó là đất
phi NN chiếm 20,40%, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 1,16% .
78.44%
20.40%
1.16%
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
SDĐ năm 2011 của thị xã Hương Thủy)
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2011 tại thị xã Hương Thủy
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất NN của thị xã Hương Thủy năm 2011
STT Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp 35.771,47 100
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.063,05 14,15
1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.715,34 13,18
1.2 Đất trồng cây lâu năm 347,71 0,97
2 Đất lâm nghiệp 30.353,61 84,85
2.1 Đất rừng sản xuất 18.933,5 52,93
2.2 Đất rừng phòng hộ 10.434,51 29,17
2.3 Đất rừng đặc dụng 985,6 2,76
3 Đất nuôi trồng thủy sản (nước ngọt) 354,81 0,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm
2011 của thị xã Hương Thủy)
Đất NN tại Hương Thủy chiếm 78,44% diện tích tự nhiên của thị xã, trong
đó đất lâm nghiệp chiếm tới 84,85% diện tích đất NN, tập trung nhiều nhất ở các xã
Phú Sơn, Dương Hòa và Thủy Bằng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
lâm nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân ở các xã miền núi trong những năm
gần đây. Đất sản xuất NN có tỷ trọng khá khiêm tốn, chỉ chiếm 14,15% diện tích
đất NN, tuy nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực
tại Hương Thủy và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.
- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất phi NN của thị xã Hương Thủy chỉ chiếm 20,4% diện tích tự nhiên.
Trong đó đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất là 6.032,9 ha, chiếm 64,84% trong
cơ cấu diện tích đất phi NN, chủ yếu tập trung nhiều ở phường Phú Bài, Thủy
Phương. Đất ở cũng chiếm tỷ lệ khá lớn là 17,57% diện tích đất phi NN, chủ yếu
tập trung ở các xã, phường vùng đồng bằng có mật độ dân cư lớn như Thủy
Phương, Thủy Phù, Thủy Dương, Phú Bài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.5 Hiện trạng sử dụng đất phi NN của thị xã Hương Thủy năm 2011
STT Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 9.304,04 100
1 Đất ở 1.635,34 17,58
1.1 Đất ở tại nông thôn 746,89 8,03
1.2 Đất ở tại đô thị 888,45 9,55
2 Đất chuyên dung 6.032,9 64,84
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 304,34 3,27
2.2 Đất quốc phòng 1.001,89 10,77
2.3 Đất an ninh 2,4 0,03
2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 426,02 4,58
2.5 Đất có mục đích công cộng 4.298,25 46,20
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 71,8 0,77
3.1 Đất tôn giáo 26,34 0,28
3.2 Đất tín ngưỡng 45,46 0,49
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 547,99 5,89
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.016,01 10,92
5.1 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 900,74 9,68
5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng 115,27 1,24
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm
2011 của thị xã Hương Thủy)
- Hiện trạng đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng chỉ có 526,56 ha, chiếm 1,16% diện tích tự nhiên, đất chưa
sử dụng tại địa bàn Hương Thủy chỉ có 2 loại là đất bằng chưa sử dụng và đất đồi
núi chưa sử dụng, tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi như Dương Hòa, Phú Sơn,
Thủy Bằng, chủ yếu diện tích này nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình không thuận
lợi nên người dân khó tiếp cận để sản xuất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.6 Hiện trạng đất chưa sử dụng của thị xã Hương Thủy năm 2011
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất chưa sử dụng 526,56 100
1 Đất bằng chưa sử dụng 127,92 24,29
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 398,64 75,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm
2011 của thị xã Hương Thủy)
Như vậy, hiện trạng cơ cấu SDĐ tại Hương Thủy có sự chệnh lệch lớn giữa
các loại đất, đất NN chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng diện tích tự nhiên, trong đó
chiếm đa phần là đất lâm nghiệp tập trung ở 3 xã vùng núi là Dương Hòa, Phú Sơn
và Thủy Bằng; đất phi NN chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn chỉ 20,4%, chủ yếu tập trung
ở các xã, phường vùng đồng bằng có các khu, cụm CN-TTCN như Phú Bài, Thủy
Phương hoặc có mật độ dân cư đông, phân bổ nhiều công trình hạ tầng, các trục
đường giao thông lớn. Đất chưa sử dụng còn lại là không đáng kể và tập trung ở các
xã miền núi, địa hình không thuận lợi nên để khai thác diện tích này là rất khó khăn.
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của thị xã Hương Thủy trong quá trình
phát triển công nghiệp nông thôn
Qua trình bày đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội có thể rút ra một số thuận
lợi và khó khăn trong việc phát triển CNNT của thị xã Hương Thủy như sau:
2.1.3.1 Thuận lợi
Một là, Hương Thủy là thị xã có khá nhiều tiềm năng cho việc phát triển
CNNT. Với nguồn nguyên liệu thủy, hải sản hết sức dồi dào tạo điều kiện cho việc
chế biến các mặt hàng đông lạnh, hàng khô, nước mắm. Diện tích trồng các loại cây
lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả khá lớn, nếu quy hoạch phát triển nhiều
vùng cây chuyên canh thì đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp
chế biến hàng nông sản. Với diện tích lớn rừng và đồi núi, là nơi đáp ứng nguồn
nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản cũng như phát
triển hàng thủ công mỹ nghệ.
Hai là, Thị xã Hương Thủy có vị trí địa lý - kinh tế khá thuận lợi cho phát
triển kinh tế và đẩy mạnh giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế như: nằm liền kề
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
thành phố Huế - trung tâm tỉnh lỵ, một đô thị phát triển của miền Trung; có trục
Quốc lộ 1A, đường phía Tây Huế và đường sắt và Bắc Nam chạy qua; có Sân bay
Quốc tế Phú Bài.
Ba là, có quỹ đất khá rộng lớn nằm phía Tây Nam của thị xã, thuận lợi cho
xây dựng và phát triển mở rộng không gian đô thị. Có điều kiện địa hình, cảnh quan
đa dạng và phong phú có thể tạo dựng các khu chức năng đô thị với diện mạo kiến
trúc đô thị đẹp, mang nét đặc trưng riêng cho đô thị Hương Thủy.
Bốn là, người lao động khu vực nông thôn thị xã Hương Thủy có truyền
thống cần cù, hiếu học và khéo tay, đó là những thế mạnh khi mà các cơ sở công
nghiệp nông thôn rất coi trọng. Ngoài ra trong sản xuất người lao động nơi đây
được đánh giá là có ý thức tự chủ cao và có ý chí vượt khó để vươn lên.
Năm là, tình hình chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn ổn định
và được giữ vững.
2.1.3.2 Khó khăn
Một là, điều kiện tự nhiên cũng có những tác động tiêu cực nhất định cho
việc phát triển CNNT. Mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường bị bão, lũ
lụt tàn phá nhiều nhà cửa, gây tắc nghẽn giao thông trong nhiều ngày liền. Mùa khô
(từ tháng 4 đến tháng 8) nắng hạn kéo dài, nhiều vùng thiếu nước gây ảnh hưởng
xấu cho sản xuất và đời sống. Chính những điều đó có thể làm gián đoạn sản xuất
và làm tăng chi phí cho các cơ sở sản xuất CNNT.
Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội cũng còn những mặt chưa thuận lợi cho việc
phát triển CNNT, như đời sống của người dân tuy đã được cải thiện nhưng nhìn
chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sức
mua của người dân còn thấp, thị trường nhỏ bé, sản xuất hàng hóa chậm phát triển,
chưa tạo được vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa lớn do đó chưa tạo thuận
lợi cho việc đầu tư những cơ sở chế biến hiện đại.
Ba là, công nghiệp phát triển nhanh nhưng chủ yếu mới tập trung thu hút vào
Khu công nghiệp Phú Bài. Công nghiệp địa phương phát triển chưa mạnh, quy mô
nhỏ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ còn mang tính tự phát, hiệu quả chưa cao; chưa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Nông nghiệp chủ
yếu độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; chưa có
nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thâm canh, sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả kinh
tế cao, dịch vụ nông nghiệp chưa đa dạng.
Bốn là, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mặc dù phát triển
tương đối khá nhưng thiếu đồng bộ, hạn chế về chất lượng, nhất là khu vực nông
thôn, vùng gò đồi, chưa thực sự tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Ứng dụng khoa học
- kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong các ngành sản xuất và đời sống chưa cao.
Năm là, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế. Số lao động đã
qua đào tạo còn rất ít, nhiều lao động mặc dù đã qua đào tạo nhưng do thiếu kỹ
năng cần thiết buộc nhà đầu tư phải tổ chức đào tạo lại. Nguồn nhân lực chất lượng
cao (số kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, sử dụng tốt ngoại ngữ, có kinh nghiệm
thực tiễn) lại rất hiếm. Một số sinh viên giỏi thường đến các thành phố lớn như Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao và có nhiều cơ
hội thăng tiến hơn. Chính những điều này đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng người lao động và cán bộ
quản lý có năng lực, có trình đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_cong_nghiep_nong_thon_tai_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_6718_1912295.pdf