Luận văn Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất ứng dụng công nghệ chuỗi khối

LỜI CẢM ƠN .i

LỜI CAM ĐOAN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ .vi

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI - BLOCKCHAIN .4

1.1. Công nghệ chuỗi khối.4

1.1.1. Giới thiệu .4

1.1.2. Kiến trúc Blockchain.4

1.1.3. Thuật toán đồng thuận.6

1.2. Lý thuyết nền tảng .8

1.2.1. Hàm băm .8

1.2.1.2. Tính chất của hàm băm.8

1.2.1.3. Một số ứng dụng của hàm băm .8

1.2.1.4. Các loại hàm băm .9

1.2.2. Chữ ký số.9

1.2.2.1. Giới thiệu.9

1.2.2.2. Ưu điểm của chữ ký số.10

1.2.2.3. Ứng dụng của chữ ký số.11

1.3. Đặc điểm của Blockchain.11

1.4. Phân loại hệ thống Blockchain .12

1.5. Một số ứng dụng của Blockchain.14

1.5.1. Hợp đồng thông minh.15

1.5.2. Đối với sản xuất:.15

1.5.3. Đối với thực phẩm: .16

1.5.4. Bỏ phiếu điện tử .17

1.5.5. Đối với lĩnh vực y tế:.17

1.5.6. Đối với ngành tài chính – ngân hàng.17

1.5.7. Đối với quản lý đất đai: .18

1.5.8. Giáo dục.20

1.6. Một số nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến trên thế giới hiện nay .21

pdf63 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất ứng dụng công nghệ chuỗi khối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiệu quả Thấp Cao Cao Tập trung Không Một phần Có Quá trình đồng thuận Chấp nhận Không chấp nhận Không chấp nhận 1 Zibin Zheng, Shaoan Xie, Hongning Dai, Xiangping Chen, and Huaimin Wang, 2017, “An Overview of Blockchain Technology: Architecture, Consensus, and Future Trends”, IEEE 6th International Congress on Big Data. 14 - Xác định đồng thuận. Trong blockchain công khai, tất cả các nút đều có thể tham gia vào quá trình đồng thuận. Còn blockchain tập đoàn thì chỉ có một tập hợp các nút được chọn có trách nhiệm xác thực khối. Đối với blockchain riêng tư, nó được kiểm soát hoàn toàn bởi một tổ chức và tổ chức có thể xác định sự đồng thuận cuối cùng. - Cho phép đọc. Các giao dịch trong một blockchain công khai được hiển thị cho tất cả mọi người. Trong khi một blockchain riêng hoặc một blockchain tập đoàn lại hạn chế hơn. - Bất biến. Vì các hồ sơ được lưu trữ trên một số lượng lớn người tham gia, gần như không thể giả mạo các giao dịch trong một blockchain công khai. Nhưng các giao dịch trong một blockchain riêng hoặc một blockchain tập đoàn lại có thể bị giả mạo dễ dàng vì số lượng người tham gia mạng hạn chế. - Hiệu quả. Blockchain công khai phải mất nhiều thời gian để thực hiện giao dịch vì số lượng các nút trong mạng rất lớn. Do đó, số lượng giao dịch được thông qua bị hạn chế và độ trễ cao. Với các nút ít hơn, blockchain tập đoàn và blockchain riêng có thể hiệu quả hơn. - Tập trung. Sự khác biệt chính giữa ba loại blockchain là blockchain công cộng được phân cấp, blockchain tập đoàn được tập trung một phần và blockchain riêng tư được tập trung hoàn toàn vì nó được kiểm soát bởi một nhóm duy nhất. - Quá trình đồng thuận: với Blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, tham gia vào quá trình xác minh khối để tạo sự đồng thuận. Một ví dụ điển hình về blockchain không được phép là Bitcoin và Ethereum, nơi bất kỳ người dùng nào cũng có thể tham gia mạng để khai thác. Một blockchain riêng tư và tập đoàn được phép hạn chế các tác nhân có thể đóng góp vào sự đồng thuận của hệ thống. Trong hệ thống blockchain này, chỉ một nhóm người dùng mới có quyền xác thực các giao dịch khối. 1.5. Một số ứng dụng của Blockchain Vì những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain như chi phí thấp, bảo mật thông tin, thời gian nhanh chóng, dễ quản lý, hỗ trợ xác nhận các thoả thuận trong hợp đồng và giao dịch mà không tiết lộ thông tin giữa các bên, khôngcần thông qua bên 15 thứ 3 xác minh nhưng vẫn đảm bảo sự minh bạch và chắc chắn. Bởi vậy, nó được đánh giá là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Công nghệ blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: hợp đồng thông minh, y tế, tài chính ngân hàng, giáo dục, quản lý đất đai, sản xuất, 1.5.1. Hợp đồng thông minh Smart Contract [7](Hợp đồng thông minh) là một thuật ngữ mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Toàn bộ quá trình hoạt động của Smart Contract là hoàn toàn tự động và không cần có bên thứ ba chứng thực và sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài. Hợp đồng thông minh lần đầu tiên được đề xuất bởi Nick Szabo trong đầu những năm 1990. Ông giải thích rằng một hợp đồng thông minh được kích hoạt máy tính để thực hiện các điều khoản giao dịch. Như blockchain có trở nên phổ biến, hợp đồng thông minh đã nhận được sự chú ý. Một hợp đồng thông minh là một hợp đồng kỹ thuật số được viết bằng mã nguồn và được thực hiện bởi máy tính, tích hợp cơ chế chống giả mạo của blockchain Ngoài ra, hợp đồng thông minh được triển khai trong blockchains được sao chép vào mỗi nút để ngăn chặn hợp đồng giả mạo, lỗi của con người có thể được giảm bớt để tránh tranh chấp liên quan đến các hợp đồng đó. Đối với hợp đồng truyền thống phải soạn thảo văn bản in ra, gặp mặt nhau ký kết và có sự chứng thực của bên thứ ba. Còn Smart contract cho phép các bên tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng mà không cần gặp trực tiếp, không cần phải biết nhau trước đó và không cần bên trung gian thứ 3 đứng ra chứng thực. Smart contract vẫn thực hiện các điều khoản một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm và đảm bảo an toàn. 1.5.2. Đối với sản xuất: Hiện nay thị trường hàng hóa, các sản phẩm bày bán rất sôi động với nhiều mẫu mã, nhãn hàng và sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc kiểm soát nguồn gốc hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, công nghệ làm giả bao bì, sản phẩm ngày càng tinh vi, người tiêu dùng nhiều khi không thể phân biệt được hàng thật với hàng 16 giả, hàng nhái kém chất lượng. Ảnh hưởng tới uy tín của các nhãn hàng, nhiều khi là ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế và khách du lịch. Với đặc điểm không thể làm giả, khó thay đổi dữ liệu, áp dụng công nghệ Blockchain vào ngành công nghiệp sản xuất từ khâu sản xuất, vận chuyển, cung ứng sẽ giúp cho người tiêu dùng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, yên tâm khi sử dụng vì họ hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm mình mua từ khi khâu sản xuất tới khâu bày bán. Việc áp dụng công nghệ Blockchain còn giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hoàng hóa trên thị trường. Thu hồi hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với nhà sản xuất, họ cũng có thể quản lý, thống kê được các mặt hàng của mình xem được bày bán ở đâu, thời hạn sử dụng của từng lô hàng,... Tập đoàn Walmart2 (một tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay tại Mỹ) là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng công nghệ Blockchain. Hiện tại, Walmart còn tìm cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. 1.5.3. Đối với thực phẩm: An toàn thực phẩm đang là vấn đề gây nhiều bức xúc cho xã hội. Hàng hóa không có nguồn rõ ràng gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới tài chính, sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong lĩnh vực thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của con người. Nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc có chứa phooc – môn, hàn the, chất tẩy, pin, dẫn tới ngộ độc, thậm chí tử vong. Với quy trình kiểm soát nguồn gốc hàng hóa bằng công nghệ Blockchain, người tiêu truy xuất được nguồn gốc, quy trình sản xuất, đóng gói, góp phần tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Nước ta đã ứng dụng thành công công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc: xoài Cát Chu, thanh long, 2 https://www.hyperledger.org/resources/publications/walmart-case-study 17 1.5.4. Bỏ phiếu điện tử Một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ Blockchain trong bầu cử. Thông tin của những người thâm gia bầu cử được bảo mật. Điều mà khi bỏ phiếu bằng giấy và bút khó có thể đạt được. Bầu cử ngày nay cũng chưa minh bạch đối với người tham gia cuộc bầu cử. Khi một cá nhân đặt lá phiếu của mình vào hộp phiếu, không có gì đảm bảo rằng phiếu bầu đã được tính và đếm chính xác. Blockchain cũng giúp cho việc bầu cử gần như tuyệt đối minh bạch và công bằng. Bởi lá phiếu đã bầu và nộp thì danh tính được dấu kín, ai cũng như nhau và không thể thay đổi được. Estonia là quốc gia đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain vào Bỏ phiếu bầu cử. Một số quốc gia khác cũng đang từng bước ứng dụng công nghệ Blockchain vào bầu cử, biểu quyết, như: Brazil, Mỹ, Nga, Thụy sĩ,[6] 1.5.5. Đối với lĩnh vực y tế: Ngày nay, hồ sơ y tế điện tử được lưu giữ trong các trung tâm dữ liệu. Hơn nữa, việc truy cập vào các hồ sơ này được giới hạn trong bệnh viện và người chăm sóc.Vì thông tin này được tập trung, do đó nó khá tốn kém và dễ bị tấn công bảo mật. Hơn nữa, khi bệnh nhân tới điều trị tại một bệnh viện mới, các bác sĩ, y tá và chuyên gia y tế bị hạn chế về mức độ chăm sóc. Bởi vì không thể xem hồ sơ sức khỏe đầy đủ, chính xác của bệnh nhân đó. Với các ứng dụng blockchain trong chăm sóc sức khỏe, giờ đây bệnh nhân có thể truy xuất hồ sơ y tế của mình một cách an toàn trên blockchain. Bởi trong mạng blockchain, lịch sử y tế của từng bệnh nhân được chia sẻ giữa các bác sĩ, bệnh viện. Bệnh viện mới có thể xác định tiền sử bệnh tật, phác đồ điều trị hay thành phần thuốc có thể bị dị ứng trước đây. Việc này, giúp người bệnh được chăm sóc theo quá trình, không bị gián đoạn mặc dù người bệnh ở bất kì nơi đâu trên thế giới. Hơn nữa, giúp giảm thiểu chi phí và mệt mỏi khi khám bệnh hay xét nghiệm lại. Do đó, giúp các bác sĩ phác đồ điều hiệu quả nhất. 1.5.6. Đối với ngành tài chính – ngân hàng Hiện nay, hệ thống ngân hàng truyền thống có thể mất hàng giờ để xác nhận các giao dịch cơ bản như gửi tiền hoặc chuyển tiền. Khi nền kinh tế phát triển liên 18 tục, sự gia tăng tốc độ của các dịch vụ ngân hàng sẽ sớm dẫn đến hệ thống cũ quá tải. Các ngân hàng lớn từ khắp nơi trên thế giới đã tìm thấy một giải pháp trong với công nghệ Blockchain giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch, cũng như tạo ra một môi trường giao dịch an toàn hơn. Các ứng dụng của công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới cũng rất đa dạng và phong phú như: chuyển tiền quốc tế, chống rửa tiền, bảo mật thông tin khách hàng và tài sản,. Ba ngân hàng lớn của Nhật Bản là Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Bank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, đã tuyên bố áp dụng công nghệ Blockchain trong dự án chuyển tiền ngang hàng. Điều này đã cho thấy những nỗ lực cung cấp dịch vụ tài chính chi phí thấp và bảo mật cao. Chi phí cao từ lâu đã là bất lợi của các ngân hàng lớn và áp dụng Blockchain có thể là chìa khóa để thay đổi tình hình. OCBC Bank ở châu Á là ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã sử dụng công nghệ blockchain để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch, bảo mật, giảm chi phí trong các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế. 1.5.7. Đối với quản lý đất đai: Hiện nay, một số nước và tổ chức trên thế giới đã bước đầu áp dụng công nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực quản lý đất đai. Nổi trội nhất là giải pháp của đội phát triển Propy. Propy hướng tới giải quyết vấn đề giao dịch bất động sản quốc tế bằng cách tạo ra một ứng dụng online và nền tảng giao dịch tài sản cho ngành bất động sản toàn cầu. Nền tảng Propy sẽ tăng cường bảo mât cho các giao dịch, đồng thời giảm sự phức tạp trong quá trình mua bán, chuyển nhượng đất đai bằng cách sử dụng công nghệ nền tảng chính là chuỗi khối đi kèm với các công nghệ di động, lưu trữ đám mây để liên kết các người mua, bán, đầu tư trên toàn thế giới.3 Theo cách truyền thống, các tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập thông qua các công ước, luật pháp và các quy định được ban hành bởi các chính phủ các nước. Do thiếu các tiêu chuẩn phạm vi quốc tế, các giải pháp đăng ký quyền sử dụng đất điện tử hiện tại sẽ gặp khó khăn khi triển khai trên phạm vi quốc tế vì gặp phải vấn đề về các 3 Property store with decentralized title registry, white paper, 7-2017 19 bộ dữ liệu không tương thích phải phân tích thủ công và chuẩn hóa trước khi sử dụng chung với các hệ thống bên ngoài. Propy có thể giải quyết vấn đề này, bằng việc sử dụng một sổ cái ánh xạ toàn bộ các giao dịch chính thức được lưu trên chuỗi khối. H nh 1.6: Giải pháp quản lý giao dịch mua bán đất đai lưu trữ trên chuỗi khối của công ty Propy 4 Một số nước trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu và áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Vương Quốc Anh, Thụy Điển, Ấn Độ, Nga, Brazil... Đặc biệt là Thụy Điển, một đất nước có mô hình quản lý đất đai khá tương đồng với Việt Nam cũng đã bước đầu áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực quản lý đất đai của mình. [12] Lantmateriet là một trong những cơ quan công quyền lâu đời nhất của Thụy Điển. Ban đầu, việc đăng ký đất đai được thể hiện trên giấy, đây là một cách để đảm 4 Property store with decentralized title registry, white paper, 7-2017, tr. 15 20 bảo hồ sơ quyền sở hữu của một cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, đến năm 1970, Lantmateriet là một trong số những cơ quan đầu tiên trên thế giới số hóa sổ đăng ký đất đai. Không phải tất cả quá trình đều được số hóa, nhưng Lantmateriet đã cho thấy sự kỳ vọng, thay đổi khi tân dụng lợi thế của các công nghệ mới. Tiếp đến, 2016, một dự án mới bắt đầu khi Lantmateriet kết hợp với ChromaWay quyết định đầu tư nghiên cứu làm thế nào để áp dụng công nghệ chuỗi khối và hợp đồng thông minh vào các giao dịch bất động sản. Quá trình mua bán đất được triển khai một cách nhanh chóng so với cách truyền thống. Vào tháng 6 năm 2016, phiên bản thử nghiệm đã cho thấy giải pháp này là khả thi khi sử dụng các tiềm năng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực đất đai. Dự án này đã nhận được sự quan tâm lớn của quốc tế vào tháng 8 năm 2016 khi giai đoạn hai của dự án được bắt đầu. Cùng với sự hợp tác của SBAB và ngân hàng Landshypotek, các thành viên trong dự án đã đặt ra mục tiêu xây dựng một thí điểm để sử dụng công nghệ từ khía cạnh kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật.[12] H nh 1.7: Mô hình quản lý đất đai sử dụng công nghệ chuỗi khối ở Thụy Điển của ChromaWay [12] 1.5.8. Giáo dục Tìm kiếm trên google, ta dễ dàng thấy việc mua bán chứng chỉ giả được quảng cáo công khai trên nhiều website lớn. Việc thẩm định bằng cấp, chứng chỉ là một vấn đề phức tạp và tốn không ít chi phí. Blockchain là nơi lưu trữ an toàn, minh bạch và 21 chuẩn xác, rất phù hợp cho việc giải quyết các vấn đề trong quản lý chứng chỉ. Bởi vậy mà nó tháo gỡ được những khó khăn, bất cập và những gian lận trong giáo dục. Ứng dụng Blockchain sẽ mã hóa toàn bộ văn bằng, chứng chỉ vào các khối và liên kết chúng với nhau. Không một cá nhân hay tổ chức nào có thể thay đổi thông tin hay làm giả được những văn bằng, chứng chỉ này. Từ đó, giúp ngăn chặn gian lận và chứng chỉ giả. Hơn nữa, việc truy xuất trong trường hợp cần xác minh cũng đơn giản, chuẩn xác. Hiện nay, một số trường trên thế giới đã ứng dụng Blockchain trong giáo dục để quản lý chứng chỉ, bằng cấp cho sinh viên cũng như quản lý quá trình học tập của sinh viên: - Đại học Nicosia sử dụng Blockchain để quản lý chứng chỉ của sinh viên - đây được coi ngôi trường đầu tiên sử ứng công nghệ Blockchain trong giáo dục.[5] - Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (dự án được phát triển bởi Máy học và sáng kiến học tập của Media Lab - và Đại học Mở Vương quốc Anh ( Những dự án này là nguồn mở và có thể được điều chỉnh bởi các trường đại học và cơ sở đào tạo quan tâm .[5] Công nghệ Blockchain vẫn chưa được ứng dụng với quy mô lớn. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Blockchain sẽ được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề hạn chế, bất cập trong giáo dục. 1.6. Một số nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến trên thế giới hiện nay 1.6.1. Bitcoin Bitcoin được coi là “ứng dụng sát thủ” của Blockchain. Vào năm 2008, một cá nhân hoặc nhóm viết dưới tên Satoshi Nakamoto đã xuất bản một tài liệu có tên là Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng. Bài viết này mô tả một phiên bản ngang hàng của tiền điện tử cho phép thanh toán trực tuyến được gửi trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không thông qua một tổ chức tài chính. Bitcoin là lần đầu tiên hiện thực hóa khái niệm này.[8] Satoshi đăng ký tên miền bitcoin.org đăng ký vào tháng 8 năm 2008. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, giao dịch Bitcoin đầu tiên được thực hiện khi Satoshi Nakamoto gửi 10 bitcoin cho nhà mật mã học Hal Finney.87] Không giống như tiền truyền thống, Bitcoin (BTC) không thể in, mọi giá trị, giao dịch đều thể hiện bởi các con số trên hệ thống máy tính. Hệ thống giao dịch 22 Bitcoin là mạng lưới mạng ngang hàng, mỗi người sử dụng là một nút (node) trên mạng lưới đó (là các thiết bị máy tính có kết nối mạng Internet). Điểm đặc biệt là không có tổ chức, cá nhân nào quản lý hệ thống Bitcoin. Đây chính là tính phi tập trung (decentralized). Sổ cái blockchain để lưu trữ tất cả các khối giao dịch (block). Khi phát sinh giao dịch, các nút bắt đầu thực hiện xử lý, tìm ra block thỏa mãn điều kiện của blockchain. Cụ thể là tìm ra hàm băm thỏa mãn điều kiện của blockchain. Lúc này, công việc của các nút trong mạng là giải bài toán PoW (mục 1.1.3) để tìm ra khối. Nút nào tìm ra khối mới đầu tiên sẽ thông báo cho toàn mạng. Các nút trong hệ thống kiểm tra tính đúng đắn và xác nhận hợp lệ, thì khối mới sẽ được thêm vào sổ cái của các nút trên toàn hệ thống. Vậy, Bitcoin được sinh ra như thế nào? Khi tìm ra được một khối mới, nút đó sẽ nhận được một phần thưởng là một lương Bitcoin nhất định. Trong thời gian 4 năm người trong mạng biết đầu tiên, mỗi một khối mới được thưởng 50 BTC. Bốn năm tiếp theo lượng thưởng giảm đi một nửa: 25 BTC, và tới thời điểm 09/2017 là 12.5 BTC. Hình 1.8: Thông tin một Block trong mạng Bitcoin5 5 https://www.blockchain.com/btc/block 23 Trong mô hình tiền số Bitcoin, dữ liệu được lưu trong các giao dịch là các đầu vào (Input) và đầu ra (Output), được liên kết với nhau như hình . Mỗi đầu vào của một giao dịch cần được tham chiếu bởi một đầu ra của một giao dịch trước đó như Hình 1.9: Hình 1.9: Mô hình giao dịch của Bitcoin6 Mỗi Input gồm các thông tin: - Previous tx: giá trị băm của giao dịch có chứa Output tham chiếu tới Input này - Index: chỉ số của Output ở giao dịch trước đó - ScriptSig: gồm hai thành phần, chữ ký của người thực hiện giao dịch và khóa công khai của người đó. Hình 1.10: Giao dịch Bitcoin có 1 đầu vào và 1 đầu ra7 Output gồm các thông tin: - Value: Giá trị Satoshi gửi cho người nhận (1 BTC = 100.000.000 Satoshi) 6 https://bitcoin.org 7 https://en.bitcoin.it/wiki/Transaction UTXO 24 - ScriptPubKey: Chứa thông tin về hàm băm địa chỉ ví của người nhận Đầu ra được chia thành hai loại, đã được tiêu và chưa được tiêu UTXO (Unspent Transaction Output). Mỗi người dùng bitcoin cần tạo một ví bitcoin để lưu trữ khóa bí mật để truy cập vào địa chỉ bitcoin để có thể thực hiện các giao dịch. Ví dụ, Trong ví của A có 5 BTC được gửi từ người C. A muốn chuyển 4 BTC cho người B. Trước tiên A phải chứng rằng mình chính là người được nhận 5 BTC. Để làm được điều này, A phải chứng mình được rằng mình có khóa bí mật trùng với người mà C gửi. Khi được quyền tiêu 5 BTC, A không thể phá 5 BTC thành 4 BTC và 1 BTC.. Mà A sẽ gửi cả 5 BTC cho 2 đầu ra (output): 4 BTC cho người B (spent) và 1 BTC dưới dạng tiền thừa (UTXO). Cuối cùng, giống như mọi giao dịch tài chính, phải có một kiểu nhận dạng. Trong trường hợp bitcoin, nó có dạng ID giao dịch. Sau khi giao dịch đã được tạo, nó sẽ được chuyển tiếp tới các nút khác trên mạng lưới để thực hiện quy trình xác minh. Đến lượt mình, các nút trong mạng lưới Bitcoin sẽ kiểm tra thông tin của giao dịch được đề xuất để xác minh. Có mọi thông tin có ở đó không? Số lượng bitcoin chưa được sử dụng có thực sự sẵn có và chưa được sử dụng không? Có vấn đề về chi tiêu gấp đôi không? Chữ ký giao dịch có hợp lệ không? Nếu được xác minh, thì giao dịch sẽ được thông qua để xác nhận và thêm vào khối giao dịch cho bước tiếp theo. 1.6.2. Ethereum Ethereum được tạo ra vào năm 2014 bởi Vitalik Buterin. Ethereum là một nền tảng mở, hoạt động như một nền tảng chuỗi khối để chạy các ứng dụng phi tập trung [6]. Giống như Bitcoin, Ethereum được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối và do đó, nó mang lại sự minh bạch và tin cậy. Giống như ứng dụng tiền nhiệm của nó, mạng Ethereum là một mạng công cộng, ai cũng có thể truy cập. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có thể tải xuống hoặc viết mã nguồn để kết nối với mạng này. 25 Nhưng Ethereum khác với Bitcoin một số điểm như sau. Đầu tiên, khoảng thời gian sinh khối của Ethereum ít hơn đáng kể so với Bitcoin. Với Bitcoin, thời gian dự kiến là khoảng 10 phút, trong khi ở Ethereum, nó chỉ từ từ 10 đến 20 giây. Điểm thứ hai về kích thước khối cũng khác nhau. Đối với Bitcoin, kích thước khối tối đa là 1 MB, trong khi kích thước khối Ethereum có thể phụ thuộc vào các hợp đồng thông minh đang được chạy. Điều khiến cho Ethereum trở nên khác biệt là đây là nền tảng đầu tiên hỗ trợ các hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là hợp đồng dựa trên chuỗi khối được thực thi khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vì không tập trung, các hợp đồng này có thể chạy mà không bị can thiệp. Nền tảng Ethereum cho phép các hợp đồng này được phát triển và chạy, và trong khi các hợp đồng thông minh có thể được mã hóa trên bất kỳ chuỗi hóa nào, Ethereum hiện nay được sử dụng phổ biến nhất, vì nó cung cấp khả năng xử lý không giới hạn. Hiện nay, hàng ngàn nhà phát triển trên toàn thế giới đang xây dựng các ứng dụng trên Ethereum và phát minh ra các loại ứng dụng mới8: - Ví tiền điện tử: cho phép người dùng thực hiện thanh toán giá rẻ, tức thì bằng ETH hoặc các tài sản khác. - Các ứng dụng tài chính: cho phép người dùng vay, cho vay hoặc đầu tư tài sản kỹ thuật số. - Các thị trường phi tập trung: cho phép người dùng giao dịch các tài sản kỹ thuật số 1.6.3. Hyperledger Dự án Hyperledger bắt đầu triển khai vào năm 2015 khi có nhiều công ty quan tâm đến công nghệ chuỗi khối nhận ra họ có thể đạt được nhiều kết quả hơn bằng cách làm việc cùng nhau hơn là làm việc riêng [15]. Các công ty này quyết định tập hợp tài nguyên của họ và tạo ra công nghệ chuỗi khối mã nguồn mở mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Những công ty có tầm nhìn xa này đang giúp công nghệ chuỗi khối trở nên phổ biến hơn và hướng tới một nền tảng phố biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 8 https://www.ethereum.org 26 Hyperledger được đặt dưới quyền giám hộ của tổ chức Linux và đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Tính đến hiện nay, Hyperledger có hơn 230 tổ chức với tư cách là thành viên từ Airbus cho đến Vmware, cũng như 10 dự án với 3,6 triệu dòng lệnh, 10 nhóm hoạt động tích cực với gần 28.000 người tham gia cùng với hơn 110 buổi hội nghị, trao đổi trên khắp thế giới [16]. H nh 1.11: Nền tảng Hyperledger [16] Cùng với sự phát triển của công nghệ chuỗi khối, hiện tại Hyperledger được chọn làm nền tảng cho rất nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, dịch vụ tài chính, y tế sức khỏe, quản lý tài nguyên, quản lý định danh, quản lý chuỗi cung ứng. Kết luận chƣơng Chương 1 đi tìm hiểu tổng quan về công nghệ Blockchain, các lý thuyết nền tảng là hàm băm và chữ ký số để đảm bảo tính bảo mật. Đồng thời đi tìm hiểu các khái niệm then chốt của chuỗi khối như: Proof-of-work, Smart contact, Chương này cũng tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng công nghệ chuỗi khối tiêu biểu hiện nay: Tiền số, Thực phẩm, đất đai, giáo dục,. Và các nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay. 27 Chƣơng 2: VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ ĐỊNH GIÁ ĐẤT 2.1. Vấn đề quản lý chứng chỉ 2.1.1. Bài toán đặt ra Ngày nay, nhu cầu nâng cao kiến thức của con người được tăng lên đáng kể cùng với sự phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chứng chỉ nói chung và chứng chỉ định giá đất nói riêng đang dần mất đi giá trị của chúng vì sự thiếu tin tưởng từ cộng đồng. Lý do chính là những chứng chỉ này dễ bị làm giả. Chi phí làm chứng chỉ giả lại rẻ và nhanh hơn rất nhiều so với việc học thật để cấp chứng chỉ thật. Vấn nạn làm bằng giả càng ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Hiện tại đây là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả ở nhiều trang web, cơ sở trên thế giới. Chỉ cần 1 Click chuột là chúng ta sẽ thấy hàng triệu kết quả trả về về việc mua chứng chỉ. Vì vậy, điều cần thiết là phải ngăn chặn vấn đề này để tránh tác động tiêu cực đến xã hội. Nhưng rất khó để phân biệt chứng chỉ thật và giả. Bởi việc làm chứng chỉ giả ngày càng tinh vi và thông thường phải nhờ tới cơ quan, tổ chức phát hành chứng chỉ mới kiểm tra được. Tuy nhiên, việc kiểm tra đó thường mất thời gian cũng như chi phí. Do đó, nếu những người sử dụng chứng chỉ giả khi không đủ điều kiện kỹ năng, trình độ được chứng nhận, các cơ quan này có thể đổ lỗi cho chất lượng của các tổ chức giáo dục và đào tạo, nơi cấp chứng chỉ. Như vậy, giấy chứng nhận giả ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan, tổ chức phát hành. Về cơ bản, vấn đề sao chép, bắt chước xuất phát từ các biểu mẫu vật lý của các chứng chỉ. Mặc dù phôi chứng chỉ được quản lý rất chặt chẽ. Tuy nhiên, các cơ sở làm chứng chỉ với công nghệ in ấn hiện đại có thể sao chép dễ dàng các phôi chứng chỉ và tạo ra các chứng chỉ giả. Chứng chỉ giả hiện nay sao chép từ phôi chứng chỉ thật nên chẳng thể phát hiện ra nếu không thực sự có chuyên môn. Một vấn đề nữa là mặc dù chủ sở hữu chứng chỉ có toàn quyền kiểm soát các chứng chỉ của mình nhưng khi cần nộp các chứng chỉ này vào cơ quan, tổ chức nào đó lại cần được công chứng thông qua xác minh của bên thứ ba (ví dụ: công chứng tại UBND phường, dịch vụ công chứng,). 28 Bên cạnh đó, quy trình xác minh hiện tại và các quy định để xác minh chứng chỉ được cấp cũng có những vấn đề gây lãng phí nguồn nhân lực, thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_dich_vu_ho_tro_quan_ly_chung_chi_dinh_gi.pdf
Tài liệu liên quan