Chúng ta sống trong một nền công nghiệp hiện đại, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì cần phải tạo cho mình một lực lượng lao động mạnh về số
lượng, và có chất lượng. Đây là nhân tố quyết định sự sống còn của bản thân doanh
nghiệp. Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nhanh nhạy
nắm bắt nhu cầu của thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Thể hiện bằng sự
năng động sang tạo của chính con người, là sự tập trung trí tuệ của cả tập thể người
lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù, ngày nay nền khoa học công nghệ phát triển,
đã có nhiều thành tựu đóng góp cho xã hội, tuy nhiên máy móc thiết bị có tối tân
đến đâu cũng không thể làm thay con người, khoa học kỹ thuật chỉ là tiền đề cho sự
phát triển xã hội, còn con người là nhân tố quyết định.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao
động của BIDV Quảng Trị cũng đã có nhiều thay đổi. Từ số liệu ở bảng 2.1 cho
thấy, tổng số lao động của Chi nhánh trong 3 năm liên tục tăng, cụ thể là từ 89 lao
động năm 2010 đã tang lên 100 lao động năm 2011. Năm 2012 Chi nhánh tuyển
thêm 17 người nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu mở rộng mạng lưới
các điểm giao dịch của Chi nhánh
115 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ
đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách
hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
d. Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các
giao dịch với khách hàng (mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo
yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển
tiền trong nước và quốc tế trong hạn mức được giao, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ, đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay...)
và các dịch vụ khác.
- Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân
được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục,
xử lý tác nghiệp; thực hiện các báo cáo theo quy định.
- Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (không có tài khoản ở Ngân
hàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng chuyển
tiền quốc tế (đi) từ khách hàng hoặc từ các phòng có liên quan tại Chi nhánh để
chuyển về Trụ sở chính (đối với các Chi nhánh không được giao hạn mức chuyển tiền
quốc tế).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
41
- Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ
tục, phong cách giao dịch... để phản ảnh với lãnh đạo. Tiếp thu, cải tiến phong cách
phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh
theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các
giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
e. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ:
- Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các
biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch
vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm
hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản
của Chi nhánh và của khách hàng.
f. Phòng Tài chính - Kế toán:
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi
nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm):
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính:
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản
lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong
công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao
dịch/Quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của
số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước
và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của Ngân hàng và khách hàng
thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính
của các đơn vị trong Chi nhánh.
- Quản lý thông tin và lập báo cáo
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm soát thông tin khách hàng do
bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được quyền
chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy
định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt chữ ký
mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống.
g. Tổ Điện toán:
- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công
nghệ thông tin tại Chi nhánh:
- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi
nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp
hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ
các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao.
- Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phòng Công nghệ thông tin
khu vực chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành
liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của Chi
nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông
tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống.
2.1.2.3. Đánh giá về Nguồn lực
*. Tình hình lao động
Chúng ta sống trong một nền công nghiệp hiện đại, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì cần phải tạo cho mình một lực lượng lao động mạnh về số
lượng, và có chất lượng. Đây là nhân tố quyết định sự sống còn của bản thân doanh
nghiệp. Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nhanh nhạy
nắm bắt nhu cầu của thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Thể hiện bằng sự
năng động sang tạo của chính con người, là sự tập trung trí tuệ của cả tập thể người
lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù, ngày nay nền khoa học công nghệ phát triển,
đã có nhiều thành tựu đóng góp cho xã hội, tuy nhiên máy móc thiết bị có tối tân
đến đâu cũng không thể làm thay con người, khoa học kỹ thuật chỉ là tiền đề cho sự
phát triển xã hội, còn con người là nhân tố quyết định.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao
động của BIDV Quảng Trị cũng đã có nhiều thay đổi. Từ số liệu ở bảng 2.1 cho
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
thấy, tổng số lao động của Chi nhánh trong 3 năm liên tục tăng, cụ thể là từ 89 lao
động năm 2010 đã tang lên 100 lao động năm 2011. Năm 2012 Chi nhánh tuyển
thêm 17 người nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu mở rộng mạng lưới
các điểm giao dịch của Chi nhánh.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Quảng Trị qua 3 năm( 2010- 2012)
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh(%)
Số
lượng
(%)
Số
lượng
(%)
Số
lượng
(%)
2011/
2010
2012/
2011
Tổng số lao động 89 100,0 100 100,0 106 100,0 12,4 6,0
Theo giới tính
Nam 41 46,1 47 47,0 52 49,1 14,6 10,6
Nữ 48 53,9 53 53,0 54 50,9 10,4 1,9
Theo trình độ
Trên Đại học 2 2,2 2 2,0 3 2,8 0,0 50
Đại học 76 85,4 87 87,0 92 86,8 14,5 5,7
Trung cấp, cao đẳng 5 5,6 5 5,0 5 4,7 0,0 0,0
Chưa qua đào tạo 6 6,8 6 6,0 6 5,7 0,0 0,0
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính BIDV Quảng Trị
+ Nếu phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, ta thấy lao động nữ luôn
chiếm tỷ trọng cao từ 53,9% đến 50,9% trong khi đó lao động nam chiếm tỷ trọng
dao động trong khoảng từ 46,1% đến 49,1%; cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn
phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của nghành Ngân hàng.
+ Nếu phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động: Lao động có trình độ
đại học chiếm tỷ trọng cao nhất từ 85,4% năm 2010 đến 86,8% năm 2012; lao động
có trình độ trên đại học có biến động nhưng không nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối
thấp; lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và lao động phổ thông trong thời gian
3 năm từ 2010 đến 2012 không có sự biến động nào. Qua phân tích cho thấy trong 3
năm qua Chi nhánh đã có chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng.
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
44
Tuy nhiên, Chi nhánh chưa thực sự mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao
động có trình độ chuyên môn cao như cán bộ cán bộ có trình độ trên đại học, các
chuyên gia hàng đầu nghành Tài chính – Ngân hàng, các chuyên gia hoạch định chiến
lược và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên
môn cao. Đây chính là một khó khăn, thách thức lớn đối với Chi nhánh để phát triển
dịch vụ Ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Với các tác động hội nhập, nguồn nhân lực của Chi nhánh sẽ có nhiều biến
động theo hướng bất lợi cho Chi nhánh: sẽ có sự dịch chuyển nguồn nhân lực có chất
lượng cao sang các TCTD có chế độ tiền lương ưu đãi, điều kiện làm việc tốt, công
nghệ hiện đại, trình độ quản trị, điều hành tiên tiến, có cơ hội, học tập, phát triển.
*. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn.
Vốn được xem là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là
nguồn vốn huy động. Vì vậy, việc sử dụng vốn linh hoạt, hợp lý là rất quan trọng để
bù đắp chi phí hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất huy động và
lãi suất cho vay.
Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn:
- Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 188.696 triệu đồng tức
tăng 15,54% trong đó:
+ Nguồn vốn huy động tăng 137.479 triệu đồng tức tăng 14,64%, đây là
nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (96,35%). Trong nguồn vốn
huy động, nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu là tiền gửi của Tổ chức kinh tế và cá
nhân, tiền gửi tiết kiệm. Các nguồn này tăng đều qua các năm là do Chi nhánh đã
tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các hình thức như huy động tiết
kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
+ Nguồn vốn vay thuê mua tài chính tăng đến 32.124 triệu đồng tăng
129,66% là do trong năm 2011 Chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ
Ngân hàng, lắp đặt và đưa vào hoạt động thêm một số máy ATM nên đã tăng chi
phí thuê mua tài chính. Nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng 2315 triệu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
đồng tương ứng với 4.32% điều này chứng tỏ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn so với các
năm trước đây.
- Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 127.800 triệu đồng tức tăng 9,11% trong đó:
+ Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng đến 95,73% tăng 113.643 triệu đồng
tức tăng 8.41% so với năm 2011. Trong đó tiền gửi của Tổ chức kinh tế và cá nhân,
tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh là do Chi nhánh triển khai đa dạng các hình thức huy
động, thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng. Nguồn vay thuê mua tài chính
giảm 14.028 triệu đồng tức giảm 24,65% so với năm 2011. Nguồn huy động từ phát
hành giấy tờ có giá co xu hướng tiếp tục tăng, tăng 2104 triệu đồng tương ứng với
3,76% so với năm 2011. Nguyên nhân là do hình thức huy động phát hành giấy tờ
có giá của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hấp dẫn hơn, thu hút
được các đối tượng khách hàng so với các hình thức khác.
Về chỉ tiêu sử dụng vốn:
- Năm 2011 sử dụng vốn tăng 188.696 triệu đồng tức tăng 15,54% so với
năm 2010 trong đó:
+ Vốn bảo đảm khả năng thanh toán tăng 18.617 triệu đồng, tức tăng
37,03% so với năm 2010 do cuối năm nguồn thanh toán ngân sách chuyển về cho
các doanh nghiệp nhiều, Chi nhánh không kịp điều chuyển vốn về Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Tổng dư nợ cho vay năm 2011 tăng 150.512 triệu đồng tức tăng 16,48% so
với năm 2010 trong đó cho vay trung dài hạn tăng mạnh nhất (tăng 70. 521 triệu
đồng tương ứng 18,75%). Tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng sử dụng vốn năm 2010
là 75,20% đến năm 2011 tăng lên 75,81%.
+ Tài sản cố định năm 2011 tăng 4.077 triệu đồng tức tăng 74,60% so với năm
2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Chi nhánh triển khai chương trình hiện
đại hoá Ngân hàng, mua sắm mới và đưa vào hoạt động một loạt máy vi tính mới,
máy chủ, và triển khai lắp đặt thêm một số máy ATM, máy quẹt thẻ (POS) nên đã
nâng trị giá tài sản cố định lên rất nhiều.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Bảng 2.2. Tình hình nguôn vốn và sử dụng vốn của BIDV Quảng Trị
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
A Nguồn vốn 1.214.504 100,00 1.403.200 100,00 1.53.1000 100,00 15,54 9,11
1 Vốn huy động 1.179.324 97,10 1.351.983 96,35 1.465.626 95,73 14,64 8,41
Tiền gửi TCKT và cá nhân 504.604 41,55 606.884 43,25 670.884 43,82 20,27 10,55
Tiền gửi tiết kiệm 596.342 49,10 632.282 45,06 693.849 45,32 6,03 9,74
Vay thuê mua tài chính 24.776 2,04 56.900 4,06 42.872 2,80 129,66 -24,65
Phát hành giấy tờ có giá 53.602 4,41 55.917 3,98 58.021 3,79 4,32 3,76
2 Vốn và các quỹ 3.166 0,26 7.589 0,54 8.452 0,55 139,70 11,37
3 Nguồn vốn khác 8.767 0,72 12.080 0,86 13.248 0,87 37,79 9,67
4 Thu nhập – chi phí 23.247 1,91 31.548 2,25 43.674 2,85 35,71 38,44
B Sử dụng vốn 1.214.504 100,00 1.403.200 100,00 1.531.000 100,00 15,54 9,11
1 Đảm bảo khả năng thanh toán 50.280 4,14 68.897 4,91 78.540 5,13 37,03 14,00
2 Cho vay 913.307 75,20 1.063.819 75,81 1.252.646 81,82 16,48 17,75
A Cho vay ngắn hạn 537.102 44,22 617.093 43,98 764.114 49,91 14,89 23,82
B Cho vay trung dài hạn 376.205 30,98 446.726 31,84 488.532 31,91 18,75 9,36
3 Dự phòng phải thu, DPRR(*) -27.869 -0,83 -32.591 -2,32 -37.469 -2,45 16,94 14,97
4 Tài sản cố định 5.465 0,45 9.542 0,68 8.420 0,55 74,60 -11,76
5 Sử dụng vốn khác 273.321 21,04 293.533 20.92 228.863 14,95 7,39 -22,03
Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011, 2012 của BIDV Quảng TrịTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
+ Dự phòng phải thu khó đòi tăng 16,94% do từ năm 2005 thực hiện trích lập
dự phòng theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước. [20]
+ Sử dụng vốn khác, đây chủ yếu là khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2011 tăng 20.212 triệu đồng, tức tăng 7,39% so
với năm 2010.
- Năm 2012 sử dụng vốn tăng 127.800 triệu đồng tức tăng 9,11% so với năm
2011 trong đó:
+ Vốn đảm bảo khả năng thanh toán tăng 9.643 triệu đồng tức tăng 14,00%
so với năm 2011.+ Tổng dư nợ cho vay năm 2012 tiếp tục tăng mạnh so với năm
2011, tăng 188.827 triệu đồng tương ứng với 17,75%, trong đó tăng mạnh nhất là
dư nợ cho vay ngắn hạn (tăng 147.021 triệu đồng tương ứng 23,82%). Điều này dẫn
đến tỷ trọng tổng dư nợ cho vay trong tổng sử dụng vốn năm 2012 tăng lên 81,82%.
+ Tài sản cố định năm 2012 giảm 1.122 triệu đồng tức giảm 11,76% so với
năm 2011 không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng sử dụng vốn.
+ Dự phòng phải thu khó đòi năm 2012 tăng 14,97% so với năm 2011, Chi
nhánh thực hiện trích lập dự phòng theo quy định tại Quyết định 493. [20]
+ Sử dụng vốn khác năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, giảm 64.670
triệu đồng tương ứng với 22,03%.
Qua phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho thấy quá trình sử dụng vốn tại Chi
nhánh khá hiệu quả, vì dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sử dụng vốn,
đây là dịch vụ chủ yếu của các NH trong điều kiện hiện nay, đem lại nguồn thu lớn
cho Ngân hàng.Tuy nhiên, có thể nhận thấy vốn sử dụng cho đầu tư đổi mới công
nghệ chiếm tỷ lệ khá thấp điều này về lâu dài sẽ có tác dụng xấu làm cho sức cạnh
tranh ngày càng giảm sút và không đủ điều kiện về công nghệ để triển khai các
nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, nhất là trong điều kiện hội nhập nếu không chú trọng
đầu tư đúng mức sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến họat động kinh doanh trong tương lai.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Trị đã từng bước tăng trưởng ổn
định, vững chắc, và dần dần khẳng định được vị thế vững vàng trên địa bàn.
Trư
ờng
Đạ
học
Kin
h tế
Hu
ế
48
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
A Tổng thu 188.584 100,0 234.753 100,00 298.820 100,00 24,48 27,29
1 Thu lãi cho vay 169.819 90,05 203.953 86,88 219.752 73,54 20,10 7,75
2 Thu lãi tiền gởi NHTW 6.355 3,37 9.037 3,85 40.597 13,59 42,20 349,23
3 Thu dịch vụ, KDNN 8.165 4,33 11.808 5,03 15.568 5,21 44,62 31,84
4 Thu khác 4.245 2,25 9.955 4,24 22.903 7,.66 134,51 130,07
B Tổng chi 165.337 100,00 203.205 100,00 255.146 100,00 22,90 25,56
1 Chi phí huy động vốn 1.26.350 76,42 144.946 71,33 171.024 67,03 14,72 17,99
2 Chi trả lãi vay 3.091 1,87 1.767 0,87 4.658 1,83 -42,83 163,61
3 Chi dịch vụ, KDNT 3.505 2,12 2.519 1,24 3.572 1,40 -28,13 41,80
4 Chi quản lý 9.969 6,03 10.810 5,32 11.277 4,42 8,44 4,32
5 Trích DPRR 20.038 12,12 39.706 19,54 59.806 23,44 98,15 50,62
6 Chi khác 2.384 1,44 3.457 1,70 4.809 1,88 45,01 39,11
C Lợi nhuận trước thuế 23.247 31.548 43.674 35,71 38,44
D Thuế lợi tức 5.812 7.887 10.918
E Lợi nhuận sau thuế 17.435 23.661 32.756 35,71 38,44
Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011, 2012 của BIDV Quảng Trị
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Năm 2010, lợi nhuận Chi nhánh thu được sau khi trừ thuế là 17.435 triệu
đồng. Thu từ lãi cho vay 169.819 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
(90.05%), thu dịch vụ, KDNN là 8.165 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,33%. Chi phí để
trả lãi cho nguồn vốn mà Chi nhánh huy động là 126.350 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
76,42% trong tổng chi phí.
Năm 2011, thu lãi cho vay 203.935 triệu đồng chiếm 86,88% so với tổng thu,
giảm 20,10 % so với năm 2010, trong khi thu dịch vụ, KDNN là 11.808 triệu đồng
chiếm 5,03% so với tổng thu. So với năm 2010, thu dịch vụ, KDNN đã tăng lên
44,62%. Sở dĩ năm 2011, thu lãi cho vay giảm là do Chi nhánh huy động vẫn tốt
nhưng gặp nhiều trở ngại trong việc tìm đầu ra cho đồng vốn, chỉ chấp nhận cho vay
đối với các các dự án được đánh giá là tốt dẫn đến các khách hàng của Chi nhánh
dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, năm 2011 nguồn thu khác tăng lên đáng kể chiếm tỷ
trọng 4,24% trong tổng thu nhập, tăng 134,51% so với 2010. Nguyên nhân Chi
nhánh đã tích cự thu hồi nợ xấu đang hạch toán ngoài bảng, nguồn thu này được
hạch toán vào khoản thu nhập bất thường. Tổng chi phí hoạt động năm 2011 tăng
22,9% so với năm 2010. Trong đó, chi phí huy động vốn chiếm 144.946 triệu đồng
ứng với 71,33 % tăng so với 2010 là 14,72%. Trong năm 2011, Chi trả lãi vay giảm
42,83%, chi dịch vụ, KDNT giảm 28,13% so với 2010. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh tăng lên đáng kể, cụ thể
năm 2011 lợi nhuận sau thuế đạt 23.661 triệu đồng, tăng 35,71% so với 2010.
Năm 2012, mặc dù chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng cao, đạt mức
255.146 triệu đồng, tương ứng tăng 25,56% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận sau
thuế lại có xu hướng tăng, từ 23.661 triệu đồng lên 32.756 triệu đồng. Thu lãi cho
vay tăng lên đáng kể, đạt 219.752 triệu đồng, tăng 7,75% so với 2011. Thu từ dịch
vụ và kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất thấp, bình quân 5,21% tổng thu nhập điều
này cho thấy mảng kinh doanh dịch vụ phi tín dụng chưa được chú trọng phát triển
đúng mức.
Trong điều kiện hội nhập khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chênh
lệch thu chi có xu hướng ngày càng thu hẹp, các dịch vụ phi tín dụng ngày càng
phát triển, trong khi họat động của Chi nhánh chỉ xoay quanh dịch vụ tín dụng, chưa
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
chú trọng đúng mức đến phát triển dịch vụ phi tín dụng điều này ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả họat động trong tương lai. Mặt khác, hoạt động của Chi nhánh chứa
đựng nhiều rủi ro do tỷ lệ dịch vụ tín dụng chiếm phần lớn, dịch vụ phi tín dụng là
dịch vụ an toàn hơn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập đây sẽ là yếu tố dễ bị
tổn thương khi các cam kết hội nhập được thực hiện hoàn toàn.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ
2.2.1. Đánh giá tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng
2.2.1.1. Dịch vụ huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng
Trị là hoạt động mà trong đó Ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ
thể khác nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo
đúng các quy định pháp luật. Có thể nói, hoạt động huy động vốn là một trong
những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các Ngân
hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Trị nói riêng
trong giai đoạn hiện nay.
Trong nhiều năm liền, hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Quảng Trị luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Nguồn vốn huy động
tăng ổn định và được thể hiện bảng 2.4:
+ Nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 1.351.983 triệu đồng, tăng trưởng
14,64% so với năm 2010; trong đó, nguồn vay thuê mua tài chính tăng 129,66 %.
Trong năm 2011, tiền gửi TCKT và cá nhân đạt 606.884 triệu đồng tăng 20,27% so
với năm 2010; nguyên nhân là do BIDV Quảng Trị đã tạo mối quan hệ hợp tác với
một số doanh nghiệp quốc doanh có nguồn tiền gửi nhàn rỗi lớn.
+ Năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 1.465.626 triệu đồng, tăng trưởng
8,41% so với năm 2011. Nguồn tiền gửi TCKT và cá nhân tăng 10,55% ; so với
năm 2011 nguồn vay thuê mua tài chính giảm 24,65%. Nguyên nhân, trong năm
2012, nền kinh tế thị trường gặp khó khăn nên Chi nhánh có chủ trương cắt giảm
các khoản đầu tư thuê mua tài chính, tập trung nguồn lực phát triển các hoạt động
dịch vụ có lợi thế hơn
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của BIDV Quảng Trị (2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
A Tổng nguồn vốn huy động 1.179.324 100,00 1.351.983 100,00 1.465.626 100,00 172.659 14,64 113.643 8,41
1 Tiền gửi TCKT và cá nhân 504.604 42,79 606.884 44,89 670.884 45,77 102.280 20,27 64.000 10,55
2 Tiền gửi tiết kiệm 596.342 50,57 632.282 46,77 693.849 47,34 35.940 6,03 61.567 9,74
3 Vay thuê mua tài chính 24.776 2,10 56.900 4,21 42.872 2,93 32.124 129,66 -14.028 -24,65
4 Phát hành giấy tờ có giá 53.602 4,55 55.917 4,14 58.021 3,96 2.315 4,32 2.104 3,76
Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011, 2012 của BIDV Quảng Trị
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ở Chi nhánh Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Trị tăng đều qua các năm, do Chi nhánh tích cực
triển khai các chương trình huy động mới do BIDV chỉ đạo. Ngân hàng không những
ổn định nguồn vốn huy động trên nền khách hàng cũ, mà còn thu hút được nhiều
khách hàng mới tham gia hưởng ứng giúp cho quy mô nguồn vốn huy động của
BIDV ngày càng lớn mạnh, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, ngoài BIDV trên đại bàn còn có sự xuất hiện của các hệ thống
Ngân hàng khác như Sacombank, Vietcombank, Viettinbank, Agribank, VPbank, đã
góp phần làm cho thị trường huy động vốn trở nên sôi động, mức độ cạnh tranh
giữa các Ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn.
2.2.1.2. Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng là dịch vụ được cấp bằng tiền nhằm hình thành, bổ sung vốn
lưu động thiếu hụt nhằm đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế của khách hàng.
Dịch vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, mang lại
thu nhập song rủi ro của nó cũng rất lớn
* . Quy mô hoạt động tín dụng
Quy mô hoạt động tín dụng của một Ngân hàng được phản ánh qua chỉ tiêu dư
nợ tín dụng và được thể hiện rõ ở bảng 2.5. Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng là
913.307 triệu đồng; năm 2011 tổng dư nợ tăng lên 1.063.819 triệu đồng, tức tăng
16,48% so với năm 2010; năm 2012 tổng dư nợ tín dụng 1.252.646 triệu đồng, so
với năm 2011, năm 2012 tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên 17,75%.
Nhìn một cách tổng quát, hoạt động dịch vụ tín dụng của Chi nhánh phát
triển tốt. Tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn năm 2010 là 77,44%; năm 2011 đạt 78,68%
và 85,46% vào năm 2012. Dư nợ tăng nghĩa là Chi nhánh đã có các giải pháp cho
đầu ra, dư nợ cho vay tăng, hiệu quả sử dụng vốn cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh
ngày càng tăng lên đáng kể.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh ta sử dụng tỷ lệ dư nợ/vốn huy
động. Giá trị này càng tiến gần 1 càng tốt, vì nó cho thấy vốn huy động được sử
dụng vào việc cho vay càng nhiều càng có hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động tại
Chi nhánh năm 2010 là 75,19%; năm 2011 là 75,81% và năm 2012 là 81,81%.
Trong thời gian tới, để hoạt động tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn, Chi
nhánh cần phải đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tín dụng đến mọi đối tượng khách
hàng ở mọi thành phần kinh tế, để mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động tín dụng,
tăng trưởng dư nợ hơn nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng
cao hơn trong thời gian tiếp theo.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
53
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Trị năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng dư nợ 913.307 100,00 1.063.819 100,00 1.252.646 100,00 150.512 16,48 188.827 17,75
1 Cho vay TCKT, cá nhân 649.726 71,14 82.5736 77,62 1.016.396 81,14 176.010 27,09 190.660 23,09
2 Chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá 21.371 2,34 20.638 1,94 127.76 1,02 -733 -3,43 -7.862 -38,09
3 Cho vay uỷ thác đầu tư 185.583 20,32 196.487 18,47 193.283 15,43 10.904 5,88 -3.204 -1,63
4 Cho vay khác 56.627 6,20 20.958 1,97 30.191 2,41 -35.669 -62,99 9.233 44,05
Tỷ lệ dư nợ/Tổng nguồn vốn 75.19 75.81 81.81
Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động 77.44 78.68 85.46
Nguồn: Báo cáo quyết toán 2010, 2011, 2012 của BIDV Quảng TrịTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
54
Bảng 2.6: Bảng dư nợ tín dụng xét theo thời hạn cho vay và loạitiền tệ trong 3 năm (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_dich_vu_ngan_hang_tai_chi_nhanh_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_dau_tu_va_phat_trien_quang_t.pdf